Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu
     
     
    Chờ Ðợi Với Sự Kiên Nhẫn
     
    Chúng ta chờ đợi Chúa thế nào? Chúng ta chờ đợi với sự kiên nhẫn.
    Chờ
    đợi cách kiên nhẫn không như chờ đợi chuyến xe đến, cơn mưa tạnh, hay
    mặt trời lên. Nó là sự chờ đợi tích cực mà trong khi chờ đợi chúng ta
    sống từng giây phút hiện tại một cách trọn vẹn, để tìm thấy dấu vết của
    Ðấng mà chúng ta đang đợi.
     
    Chữ kiên nhẫn có gốc ở tiếng La tinh patior, có nghĩa “đau khổ.” Chờ đợi
    cách kiên nhẫn là đau khổ qua những giây phút hiện tại, nếm đau khổ tới
    mức, và để những hạt giống được vùi trong mảnh đất ngay dưới chân chúng
    ta sẽ vươn lên thành những cây to lớn.
     
    Chờ đợi cách kiên nhẫn luôn luôn
    có nghĩa chú ý đến những gì xảy ra trước mắt và coi đó như những tia
    sáng đầu tiên của vinh quang Thiên Chúa đang đến.
     
    Henry Nouwen
     
    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu
     
    Sat, Nov 19 at 6:16 AM
     
     
    Tích Cực Chờ Ðợi
     
    Sự chờ đợi là nền tảng của đời sống tâm linh.
    Nhưng sự chờ đợi của người
    môn đệ Ðức Giêsu không phải là sự chờ đợi vô nghĩa. Ðó là sự chờ đợi với
    quyết tâm thể hiện những gì mà chúng ta đang trông chờ. Trong Mùa Vọng
    chúng ta chờ đợi Chúa Kitô giáng trần. Sau Phục Sinh chúng ta trông Chúa
    Thánh Thần đến, và sau khi Chúa Kitô về trời chúng ta lại trông đợi
    Người tái giáng lâm.
    Chúng ta luôn luôn trông chờ, nhưng đó là sự chờ
    đợi với niềm tin tưởng là chúng ta đã biết con đường của Thiên Chúa.
     
    Chờ đợi Thiên Chúa là một sự chờ đợi tích cực, tỉnh thức, và vui sướng.
    Khi chờ đợi chúng ta phải nhớ đến Người là đấng mà chúng ta trông chờ.
     
    Và khi cùng nhớ đến Người chúng ta sẽ tạo thành một cộng đồng để sẵn
    sàng chào đón khi Người đến.
     
    Henry Nouwen
     
    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu.
    Thu, Nov 17 at 6:47 AM
     
     
    Sứ Vụ và Ðời Sống Tâm Linh
     
    Mọi lời nói và hành động của Chúa Kitô đều phát xuất từ sự liên hệ mật
    thiết với Chúa Cha. Chúa Kitô nói,
    “Sao anh em không tin Thầy ở trong
    Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy?
    Những gì Thầy nói cho anh em biết
    không phải tự ý Thầy; chính Chúa Cha sống trong Thầy, Ðấng đang làm mọi
    việc.
    Anh em phải tin Thầy khi Thầy nói Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa
    Cha ở trong Thầy; hay tối thiểu hãy tin vì bằng chứng của các công việc
    ấy” (Gioan 14:10-11).
     
    Cũng như tất cả các lời nói và hành động của Chúa Kitô phát xuất từ sự
    hiệp nhất với Chúa Cha, tất cả những hành động và lời nói của chúng ta
    cũng phát xuất từ sự hiệp nhất với Chúa Giêsu. Chúa phán,
    “Thầy bảo thật
    anh em, bất cứ ai tin Thầy sẽ làm được những công việc như chính Thầy
    làm, và còn làm được nhiều công việc vĩ đại hơn nữa... Bất cứ điều gì
    anh em nhân danh Thầy mà xin, Thầy sẽ làm cho anh em” (Gioan 14:12-13).
     
    Chính chân lý sâu xa này đã cho thấy sự tương giao giữa đời sống tâm
    linh và đời sống sứ vụ.
     
    Henry Nouwen
     
    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu
    Fri, Nov 18 at 5:29 AM
     
     
    Hành Ðộng Nhân Danh Chúa Giêsu
     
    Sứ vụ là hành động nhân Danh Chúa Giêsu. Khi mọi hành động của chúng ta
    ở trong Danh Thánh, hành động ấy sẽ sinh kết quả cho sự sống đời đời.
     
    Tuy nhiên, hành động nhân Danh Chúa Kitô không có nghĩa hành động như
    một người đại diện Chúa Kitô hay như một phát ngôn viên của Người. Nó có
    nghĩa hành động trong sự hiệp thông với Người. Danh Thánh Chúa như một
    căn nhà, một cái lều, một nơi ngự trị.
    Bởi thế, hành động nhân Danh Chúa
    có nghĩa: hành động từ một nơi chốn mà ở đó, qua tình yêu chúng ta kết
    hợp với Chúa Giêsu. Khi được hỏi, “Bạn đang ở đâu?” chúng ta phải có thể
    trả lời, “Tôi đang ở trong Danh Thánh.” Như thế, bất cứ gì chúng ta làm
    đều là sứ vụ, vì chính Chúa Kitô sẽ luôn luôn hành động trong và qua
    chúng ta.
     
    Sau hết, mọi thừa tác viên phải tự hỏi mình, “Tôi có ở trong
    Danh Thánh Chúa Kitô không?” Nếu chúng ta trả lời có, thì toàn thể cuộc
    đời chúng ta sẽ là sứ vụ
     
    Henry Nouwen
     
    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu
     
    Wed, Nov 16 at 6:05 AM
     
    Hợp Nhất Trong Tâm Hồn Thiên Chúa
     
    Tình yêu kết hợp tất cả, dù là tạo vật hay tự hữu. Tâm hồn Thiên Chúa,
    tâm hồn của mọi tạo vật, và chính tâm hồn chúng ta trở nên một trong
    tình yêu.
    Ðó là điều mà các bậc thần nghiệm muốn nói với chúng ta qua
    các thế hệ. Các vị Benedict, Phanxicô, Hildegard Bingen, Hadewijch
    Brabant, Meister Eckhart, Teresa Avila, Gioan Thánh Giá, Dag
    Hammarskjold, Thomas Merton và nhiều vị khác, tất cả với ngôn ngữ và
    kiểu cách của họ đã làm chứng cho sức mạnh kết hợp của tình yêu Thiên
    Chúa.
    Tuy nhiên, kiến thức giúp các vị ấy nói lên điều đó không do bởi
    lý luận của trí óc nhưng bởi sự cầu nguyện chiêm niệm. Thần Khí Chúa
    Kitô đã cho phép các đấng nhìn thấy tâm hồn Thiên Chúa, tâm hồn của vũ
    trụ, và tâm hồn các đấng là một.
    Chính trong tâm hồn Thiên Chúa mà chúng
    ta mới có thể nhận biết cách trọn vẹn sự kết hợp của tất cả, dù là tạo
    vật hay tự hữu.
     
    Henry Nouwen
     
    --