2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - THỨ BA CN7TN-C

  •  
    Chi Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Điều kiện làm người lớn nhất.

    26/02 – Thứ Ba tuần 7 thường niên.

    "Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết".

     

    Lời Chúa: Mc. 9, 29-36

    Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ từ trên núi xuống, rồi đi ngang qua xứ Galilêa và Người không muốn cho ai biết. Vì Người dạy dỗ và bảo các ông rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại". Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người.

    Các ngài tới Capharnaum. Khi đã vào nhà, Người hỏi các ông: "Dọc đàng các con tranh luận gì thế?" Các ông làm thinh, vì dọc đàng các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất.

    Bấy giờ Người ngồi xuống, gọi mười hai ông lại và bảo các ông rằng: "Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người". Và Người đem một em bé lại đặt giữa các ông, rồi ôm nó mà nói với các ông rằng: "Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy".

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ : CẦN Làm tôi tớ mọi người

    Ở cuối văn kiện Tòa Thánh, các Ðức Giáo Hoàng thường ghi dòng chữ này cùng với chữ ký của mình: "Tôi tớ của các tôi tớ". Ðây là tinh thần mà Chúa Giêsu muốn tất cả các vị lãnh đạo trong Giáo Hội phải có, như được đề cập đến trong bài Tin Mừng hôm nay: "Ai muốn làm đầu thì phải làm người rốt hết, và làm tôi tớ mọi người".

    Cám dỗ về quyền hành và cám dỗ lạm quyền là sự kiện thường xuyên và mãnh liệt đối với con người mọi thời. Chính những cám dỗ ấy cũng đã xảy ra cho Nhóm Mười Hai Tông đồ. Thật vậy, vào chính lúc Thầy của các ông loan báo về cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, thay vì dừng lại và chia sẻ với Thầy, hoặc nếu chưa hiểu thì trao đổi với Thầy để am tường hơn, các ông đã có thái độ ích kỷ, vụ lợi; các ông tưởng thời lập quốc của Ðấng Mêsia và ngày vinh quang của các ông đã tới, thế là các ông bắt đầu tranh cãi về địa vị với nhau. Chính các ông cũng cảm thấy sự tranh cãi như thế là đáng trách, bởi vì khi được Chúa Giêsu hỏi, các ông đã làm thinh.

    Và rồi sự việc đã diễn biến không như các ông tưởng nghĩ, bởi vì đối với Chúa Giêsu, trong Nước Trời tồn tại ở trần gian này, cho dù vẫn có tôn ti trật tự, nhưng đó là một trật tự lạ lùng: Người làm lớn sẽ là người hầu hạ kẻ khác, người nhỏ nhất phải là đối tượng để được hầu hạ. Rốt cuộc, chúng ta có thể hầu hạ ai chính là vì chúng ta muốn hầu hạ Chúa Giêsu trong họ, và chúng ta có được hầu hạ ai, thì cũng chỉ vì họ đang hầu hạ Chúa Giêsu nơi chúng ta. Như vậy, điều quan trọng không phải là làm lớn hay làm nhỏ trong Nước Trời, chỉ có Thiên Chúa là nhân vật quan trọng trong Nước Trời, và làm lớn hay làm nhỏ, tất cả đều phục vụ Thiên Chúa mà thôi.

    Bài Tin Mừng hôm nay vẫn thường được dùng làm kim chỉ nam cho việc thi hành quyền bính trong Giáo Hội. Nếu mọi người, kẻ cầm quyền cũng như người dưới quyền đều hiểu và thực thi giáo huấn này, chắc chắn Giáo Hội sẽ trở nên thu hút hơn đối với nhân loại, nhất là đối với con người hôm nay đã quá mệt mỏi với những hình thức mị dân, lạm quyền, dua nịnh của giới lãnh đạo; người ta sẽ nhận ra nơi đó khuôn mặt của Chúa Kitô một cách rõ ràng hơn, một Chúa Kitô lãnh đạo bằng cách bị nộp, bị giết chết vì người khác.

    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Bao lâu xã hội loài người còn, thì bấy lâu bài học Chúa dạy hôm nay vẫn còn giá trị, bởi vì cám dỗ về quyền lực và lạm quyền đã ăn sâu trong mỗi người và trong mọi cơ chế xã hội. Nhưng để bài học ấy tác động mạnh mẽ và hữu hiệu, chúng ta cần nghĩ tới hình ảnh của Chúa, Ðấng lãnh đạo dân Chúa, nhưng đã trở thành tôi tớ cho mọi người.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    gplongxuyen
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - CN7TN-C

Nhân từ như Cha là Ðấng nhân từ.

24/02 – Chúa Nhật 7 Thường Niên năm C.

"Các con hãy tỏ lòng thương xót như Cha các con hay thương xót".

 

Lời Chúa: Lc 6, 27-38

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho và ai lấy gì của con, thì đừng đòi lại.

Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy.

Nếu các con yêu những kẻ yêu các con, thì còn ân nghĩa gì nữa? Vì cả những người tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ.

Và nếu các con làm ơn cho những kẻ làm ơn cho các con, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng làm như vậy. Và nếu các con cho ai vay mượn mà trông người ta trả lại, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng cho những kẻ tội lỗi vay mượn để rồi được trả lại sòng phẳng.

Vậy các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn, và cho vay mượn mà không trông báo đền.

Phần thưởng của các con bấy giờ sẽ lớn lao, và các con sẽ là con cái Ðấng Tối Cao, vì Người nhân hậu với những kẻ bội bạc và những kẻ gian ác.

Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con.

Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy".

 

CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN C

Lời Chúa: 1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38

 

*CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ: Yêu thương

Huyền thoại Hy lạp kể lại rằng:

Narcisse là một vị thần rất đẹp trai, khiến cho nàng tiên Echo đem lòng yêu thương say đắm. Thế nhưng, Narcisse không những đã cự tuyệt mối tình say đắm ấy, mà còn biến nàng thành tượng đá.

Ngày kia, Narcisse đi lang thang, tình cờ chàng đến bên một giòng suối. Chàng nhìn ngắm bóng hình mình in trên mặt nước và cảm thấy ngất ngây vui sướng. Chàng cố sức nắm bắt bóng hình ấy, nhưng không tài nào nắm bắt được. Chính vì thế, chàng sinh ra buồn sầu, ủ rũ và qua đời. Sau khi chết, chàng hóa nên cây thủy tiên, mọc bên giòng suối.

Bởi đó trong tiếng Pháp, danh từ “narcisse” có nghĩa là kẻ hợm hĩnh về sắc đẹp của mình, còn danh từ “narcissisme” có nghĩa là lòng tự kiêu quá đáng.

Mỗi người chúng ta, không ít thì nhiều, cũng giống như chàng Narcisse đáng buồn ấy, bởi vì ai cũng yêu mình thái quá, ai cũng thích khoe rằng mình tài, mình giỏi, mình đẹp, mình hay… Ai cũng muốn mình là nhân vật số một, mình là “number one”, mình là trung tâm của thế gian, mình là cái rốn của vũ trụ. Ai cũng thường nghĩ rằng kẻ khác sinh ra là để phục vụ cho mình và rồi cuối cùng mình sống trong cô độc và chết trong quạnh hưu, còn bản thân cũng chẳng hóa kiếp thành cánh hoa thủy tiên mọc bên giòng suối hư vô.

Thế nhưng, Chúa Giêsu đã đến để giải thoát con người khỏi tình cảnh đáng thương ấy. Ngài chỉ cho chúng ta phương thức khai thông những bế tắc, bằng cách tận diệt cái tôi ích kỷ và kiêu căng để đến với tha nhân và yêu thương anh em đồng loại.

Cụ Phan bội Châu đã viết trong “Lưu cầu huyết lệ thư” như sau:

- Con chim sắp chết hót tiếng hót bi thương, con người sắp chết nói lời tâm huyết.

Lời tâm huyết của Chúa Giêsu trối lại cho các môn đệ trong phòng tiệc ly, trước khi Ngài ra đi chịu chết, đó là:

- Thày truyền cho các con một điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau.

Bản tính của Chúa chính là Tinh yêu và cốt lõi của đạo Chúa cũng chính là Tình yêu. Sở dĩ đạo Chúa được gọi là đạo Công giáo vì đã dạy một điều phổ quát, chung cho mọi người, đó là hãy yêu thương nhau.

Tất cả những ai yêu thương anh em, đều là người có đạo, đều là Kitô hữu, đều là môn đệ của Chúa. Thực vậy, Ngài đã truyền day:

- Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thày, là các con hãy yêu thương nhau.

Trong ngày sau hết, chúng ta sẽ bị tra vấn về những hành động bác ái, và công hay tội của chúng ta được ấn định dựa trên một tiêu chuẩn duy nhất đó là tình yêu, như chúng ta đã thấy trong hoạt cảnh của ngày phán xét:

Ai cho người đói được ăn, người khát được uống, người trần trụi được mặc, ai thăm viếng người đau yếu, người bị giam cầm, ai nhường cơm sẻ áo va tiếp đón khách lạ… thì sẽ được ân thưởng hạnh phúc thiên đàng.

Vậy chúng ta phải yêu thương anh em như thế nào?

Chính Chúa đã dạy:

- Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con.

Đây là một tiêu chuẩn, một đòi hỏi rất cao, cũng cao như tiêu chuẩn và đòi hỏi:

- Các con hãy nên trọn lành như Cha các con ở trên trời là Đấng trọn lành.

Yêu thương anh em như Chúa đã yêu thương chúng ta. Về số lượng, Chúa đã yêu thương hết mọi người, kể cả những kẻ thù địch, bằng chứng là trên thập giá, Ngài đã cầu nguyện cho những kẻ làm khốn mình:

- Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng lầm chẳng biết việc chúng làm.

Về phẩm chất, Chúa đã yêu thương chúng ta tới mức đã đổ hết máu mình ra để tầy xóa tội lỗi chúng ta như lời Ngài đá phán:

- Không ai yêu hơn người hiến mạng sống mình vì bạn hữu.

Trong cuộc sống, có những vị thánh, nhờ ơn Chúa, đã thực hiện được một ty cao cả như thế, chẳng hạn các thánh Tử đạo Việt Nam đã đổ máu đào để làm chứng cho Chúa, thánh Maximilianô Kolbê đã tình nguyện chết thay cho một bạn tù, Cha Đamiêng đã tình nguyện sống giữa những người phong cùi ở hải đảo Molokai để giúp đỡ họ, Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã tận tình chăm sóc những người bất hạnh và nghèo khổ.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã thực thi giới luật yêu thương Chúa truyền dạy hay chưa? Nếu có, thì tình thương của chúng ta đã vượt khỏi những người thân quen, để tìm đến với những kẻ bất hạnh và khổ đau, nhất là đến với kẻ kẻ thù oán, ghét bỏ chúng ta hay chưa?

Chúng ta có giám hy sinh thời giờ, tiền bạc và công sức để giúp đỡ những kẻ chẳng may gặp phải tai ương hoạn nan, như người Samaria nhân từ đã làm cho kẻ gị cướp đánh dọc đường hay không?

Chúng ta có nhớ rằng số phận đời đời của chúng ta lệ thuộc vào những hành động bác ái yêu thương chúng ta đã làm hay đã không làm để giúp đỡ nhung người chung quanh hay không?

Dĩ nhiên, không phải mọi Kitô hữu đều có lòng bác ái yêu thương, nhưng chắc chắn rằng những người có lòng bác ái yêu thương đều là môn đệ của Chúa và như vậy họ đều là Kitô hữu, như lời Ngài đã xác quyết:

- Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thày, là các con yêu thương nhau.

Nếu bây giờ tạm gác bỏ những việc bên ngoài như xưng tội rước lễ, tới nhà thờ đọc kinh cầu nguyện…để chỉ căn cứ vào những việc bác ái yêu thương, thì liệu người khác có còn nhận ra chúng ta là Kitô hữu, là môn đệ của Đức Kitô nữa hay không?

Cầu nguyện

Lạy Chúa, trong cuộc sống có lẽ chúng con đã nghe và đã nói quá nhiều về tình yêu, nhưng còn việc làm thì lại chẳng được bao nhiêu. Chúng con chỉ mới yêu bằng tai, thương bằng miệng, chứ chưa thực sự yêu thương bằng việc làm, bằng hành động. Xin Chúa giúp chúng con biết giúp đỡ những người chung quanh, nhất là những kẻ nghèo túng và khổ đau, để nhờ đó chúng ta trở nên người môn đệ đích thực của Chúa.

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - THỨ SÁU CN6TN-C

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - THỨ SÀU CN6TN-C PDF Print E-mail edit

Tảng đá Phêrô.

22/02 – Thứ Sáu tuần 6 thường niên – LẬP TÔNG TOÀ THÁNH PHÊRÔ. Lễ kính.
"Con là Ðá, Cha sẽ trao cho con chìa khoá nước trời".

* Được đặt trong nhà thờ chính toà của giáo phận, toà của một vị giám mục là dấu chỉ quyền dạy dỗ, quyền hiến tế và quyền lãnh đạo của giám mục.

Lễ kính Tông toà thánh Phêrô nhắc chúng ta nhớ lại sứ mạng Chúa Kitô đã trao phó cho vị thủ lãnh các Tông Đồ. Nhờ đặc ân không sai lầm, thánh Phêrô là người bảo đảm đức tin của các anh em trong Tông Đồ đoàn. Lòng tin của thánh Phêrô là đá tảng, trên đó Chúa đã xây Hội Thánh của Người

CẢM NGHIỆM SỐNG Lời Chúa: Mt 16, 13-19

Khi ấy, Chúa Giêsu đến miền Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?"

Các ông thưa: "Kẻ thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một trong các tiên tri!"

Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?"

Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".

Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được".

CẢM NGHIỆM SỐNG: Phêrô, con người trong sáng

Người ta nhớ rằng trong Tin Mừng người được nghe thấy luôn luôn chính là Phêrô. Ngài còn để lại hai bức thư, rất ngắn, trong công vụ tông đồ 14 chương đầu nói về Phêrô. Sau công đồng Giê-ru-sa-lem, Luca không nói về Phêrô nữa, phần còn lại dành cho Phaolô.

Biết Đức Giê-su...

Phaolô là nhà luân lý như trong thư Ngài viết, vì Ngài là biệt phái trung thành. Còn Phêrô trong các bài diễn văn như Luca kể lại, Ngài chỉ nói về Đức Giê-su và về Đức Giê-su Phục Sinh.

Phaolô trong những thư Ngài viết, dù bị chi phối về những bài giảng mà Ngài nghe, Ngài vẫn có những trực giác do ân sủng Ngài lãnh nhận.

Nhưng Phêrô còn những hung hăng, mãnh liệt lại bước nhịp nhàng theo chân Đức Ki-tô, Phêrô một con người trong sáng về đức tin. Bài diễn văn của Ngài đầy vẻ an bình. Theo gương Thầy chí thánh, Ngài không pha loãng chân lý bằng những lời nồng nhiệt bốc khói. Nhưng cũng như Thầy, trái tim Ngài cởi mở đón tiếp tất cả. Đức Giê-su rao giảng Chúa Cha cho người Do Thái. Phêrô cũng rao giảng cho người Do Thái về Đức Giê-su Đấng thiên sai cứu thế, Đấng tế lễ và ngôn sứ, Đấng con Thiên Chúa. Và sứ điệp Ngài cũng nói cho chư dân đã được Ngài gặp gỡ và làm cho trở lại đạo trước Phaolô.

Ngài là lời, là mục tử, là đá góc tường, là vị kế nghiệp của Đức Ki-tô .

Tất cả vì Đức Ki-tô...

Đó là sức mạnh con người tự nhiên ! Ngài đã theo Đức Ki-tô trong cuộc đời công khai với tất cả bản năng tự nhiên, còn do dự về Đức Ki-tô và về chính mình, thường hay đòi hỏi cho mình làm xúc phạm đến một người cùng làng quê với mình !

Sau lễ hiện xuống thì thật trong sáng, thật vững chắc, Phêrô đã có đức tin sao ? chẳng nhưng tin mà còn biết bằng tai nghe, mắt thấy, tay sờ, và lòng mến được những hương vị ngạt ngào êm dịu trước sự hiện diện của Đức Ki-tô cháy đến từng thớ thịt toàn thân.

Ngài có thể nói với chúng ta như Đức Ki-tô nói: “hãy tin tôi đi, tôi đã thấy, đã nghe Người”. Với thánh Phêrô, chúng ta có thể thêm: “Tôi đã chối Chúa, nhưng Người vẫn yêu tôi”.

J.M

-------------------------------------

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - THƯ BẢY CN6TN-C

Chúa biến hình trên núi cao.

23/02 – Thứ Bảy tuần 6 thường niên – Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ.

* Thánh Pôlicáp là môn đệ của thánh Gioan và là chứng nhân cuối cùng của thời các Tông Đồ.Người đã chết trên giàn hoả thiêu, giữa hí trường Miếcna, trước mặt dân chúng. Đang lúc đó, người dâng lời tạ ơn Chúa “vì mình đã được xét là xứng đáng được kể vào số các chứng nhân (tử đạo) và được chia sẻ chén đắng của Chúa Kitô”.

Hôm đó là ngày 23 tháng 02 năm 155, thánh nhân được tám mươi sáu tuổi.

 

Lời Chúa: Mc 9, 2-12: CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia cùng Môsê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu.

Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoảng sợ. Lúc đó một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Ðây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Bỗng nhìn chung quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giêsu với các ông.

Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: "Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?" Và các ông hỏi Người: "Tại sao các biệt phái và luật sĩ lại nói Êlia phải đến trước đã?" Người đáp: "Êlia phải đến trước để sửa lại mọi sự, và như có lời chép về Con Người rằng 'Người phải chịu nhiều đau khổ và khinh bỉ'. Vậy Thầy bảo cho các con hay: Êlia đã đến rồi và chúng xử với người mặc ý chúng, như đã chép về người".

 

 

CẢM NGHIỆM SỐNG: Biến hình với Chúa

Lịch sử cứu độ được dệt bằng những cuộc ra đi. Dường như Thiên Chúa không muốn cho người dậm chân tại chỗ: Ngài kêu gọi Abraham từ bỏ quê hương xứ sở để đi đến một nơi mà ông không biết; Ngài thúc đẩy Môsê rời bỏ cung điện nguy nga để tìm đến nơi hoang vắng, Ngài ra lệnh cho ông phải đưa dân Israel ra khỏi Ai Cập; Ngài kêu gọi Êlia hãy lên ngọn núi cao để nhận ra sứ điệp của Ngài. Chính Chúa Giêsu cũng đã làm một cuộc ra đi: Ngài rời bỏ ngôi nhà của Cha để đến cư ngụ giữa loài người.

Tin Mừng hôm nay hé mở cho chúng ta thấy vinh quang mà Con Thiên Chúa đã có trước khi đến trần gian. Vinh quang mà Chúa Giêsu hé mở cho các Tông đồ thân tín được thể hiện sáu ngày sau khi Ngài loan báo về cuộc khổ nạn và cái chết mà Ngài sắp trải qua. Qua cuộc biến hình này, Ngài muốn củng cố niềm tin của các Tông đồ vào sứ mệnh của Ngài: Ngài phải chịu chết rồi mới sống lại vinh hiển, Ngài phải trẩy đi từ sự sống qua sự chết và đạt tới sự Phục sinh vinh hiển. Và đó cũng là con đường tất yếu của những ai muốn đi theo Ngài; con đường Chúa Giêsu sẽ đi qua cũng sẽ là con đường mà các môn đệ Ngài phải đi qua.

Cuộc biến hình nào cũng là một cuộc trẩy đi, một cuộc đổi đời. Cuộc sống của người Kitô hữu là một chuỗi những ra đi, những cái chết từng giây từng phút. Ðó là điều Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta: "Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sai, thì không xứng đáng là môn đệ Ta".

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nghiêm chỉnh tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi có thực sự muốn được biến hình không? Tôi có thực sự muốn sống sự sống thần linh của Chúa không? Tôi có thực sự muốn làm môn đệ của Chúa không? Ðức tin của tôi có đủ mạnh để biến đổi cuộc sống của tôi không? Mỗi quyết định của tôi trong cuộc sống có là một bước tiến để đưa tôi đến gần cuộc sống vĩnh cửu không?

Ước gì Lời Chúa hôm nay soi sáng cuộc sống hiện tại của TÔI. Những vất vả khổ đau mà chúng ta đang trải qua trong cuộc sống này phải được sống và được nhìn với niềm hy vọng vào cuộc biến hình vinh hiển đang chờ đón MỌI NGƯỜI. Từng bước một, xin Chúa Kitô Phục Sinh thêm sức để CÁC TÍN HỮU vững tin tiến tới.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

----------------------------------

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA -THỨ TƯ CN6TN-C

Người mù Bếtsaiđa.

20/02 – Thứ Tư tuần 6 thường niên.

"Người mù khỏi hẳn và thấy được mọi vật rõ ràng".

Lời Chúa: Mc 8, 22-26

Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ đến Bếtsaiđa, người ta dẫn tới Chúa một người mù và xin Chúa đặt tay trên người ấy. Chúa cầm tay người mù, dắt ra khỏi làng, Chúa phun nước miếng vào mắt anh và đặt tay trên anh mà hỏi: "Ngươi có thấy gì không?" Anh nhìn lên và trả lời: "Tôi thấy người ta như những cây cối đang đi".

Chúa lại đặt tay trên mắt người mù, anh liền thấy rõ và khỏi hẳn, thấy được mọi vật rõ ràng. Chúa Giêsu cho người ấy về nhà và căn dặn: "Ngươi hãy về nhà, và nếu có vào làng thì đừng nói với ai".

Suy Niệm/CẢM NGHIỆM SỐNG: Ðôi mắt đức tin

Có một người đàn bà đạo đức nọ suốt đời chỉ có một khát vọng, đó là được thấy dung nhan Chúa trước khi chết. Một đêm kia, trong giấc mơ, Thiên Chúa cho biết Ngài sẽ đến thăm bà nội đêm mai. Thế là ngày hôm sau, người đàn bà dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa tiệc thịnh soạn để đón vị khách quý. Thế nhưng suốt buổi tối người đàn bà chờ đợi vẫn không thấy Chúa đến, bà thiếp ngủ đi trong chán nản. Bỗng có tiếng nói với bà rằng:

- Tại sao Ta đến mà con không đón tiếp Ta"

Người đàn bà giải thích cho Chúa là bà đã chờ Ngài ở trước cổng nhà. Người đàn bà ngạc nhiên khi Chúa nói là Ngài đã đến ở cửa sau.

Thế là cả ngày hôm sau, người đàn bà lại chuẩn bị với hy vọng sẽ gặp được Chúa. Ðêm đến, bà hết chạy ra cửa trước lại vào cửa sau, nhưng tuyệt nhiên vẫn không thấy Chúa. Lần này trong giấc mơ, Chúa lại hiện đến và trách người đàn bà. Ngài cho biết là Ngài đã đến qua cửa sổ. Ngài giải thích cho bà hiểu như sau:

- Nếu con chỉ muốn thấy Ta ở một nơi nào đó mà thôi, con sẽ không bao giờ có thể thấy Ta ở mọi nơi. Ta muốn cho con thấy Ta, nhưng không phải một lần trước khi con chết, mà là mỗi giây phút cuộc đời con. Và điều kiện để được thấy Ta là con hãy từ bỏ khát vọng được thấy Ta bằng con mắt xác thịt, vì con mắt ấy qua yếu ớt để có thể nhìn thấy sự vô biên của Ta. Con chỉ có thể xem thấy Ta bằng đôi mắt của quả tim mà thôi.

Con người chỉ có thể thấy Chúa bằng đôi mắt của quả tim, và đôi mắt này chính là đôi mắt đức tin mà chỉ Thiên Chúa mới có thể ban cho con người.

Tin Mừng theo thánh Marcô mà chúng ta lắng nghe hôm nay, thuật lại việc Chúa Giêsu cho một người mù được thấy. Ðặt câu truyện này vào bối cảnh cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với nhóm Biệt phái cũng như với các môn đệ, thánh Marcô muốn cho chúng ta thấy rằng đức tin tức ơn sáng mắt là một ơn nhưng không của Thiên Chúa. Những người Biệt phái đã tự giam hãm trong sự mù quáng tức trong ánh sáng riêng của họ để khước từ Chúa, đồng thời chối bỏ chính ánh sáng của Thiên Chúa; trong khi đó, các môn đệ lại lơ đễnh đến độ không thể thấy được ý nghĩa các phép lạ của Chúa Giêsu. Chữa lành cho người mù, Chúa Giêsu vừa tỏ quyền năng của Ngài, vừa cho thấy chỉ mình Ngài mới có thể ban cho con người ánh sáng mới, nhờ đó con người có thể thấy được Thiên Chúa.

*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Qua phép Rửa, TÔI nhận được ánh sáng của Thiên Chúa, Ngài ban cho BẠN chính đôi mắt của quả tim để có thể nhìn thấy Ngài trong mọi sự và trong từng phút giây cuộc sống. Ước gì chúng ta luôn nhận ra sự hiện diện của Chúa, để có thể vượt thắng mọi gian nan thử thách trong cuộc sống và luôn tin vững nơi tình yêu của Chúa.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

-------------------------------------