2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - DỤ NGÔN TÁ ĐIỀN VƯỜN NHO

 

  •  
     
     
    Ảnh cùng dòng
     
    Dụ Ngôn Tá Điền Vườn Nho.
    22/03 – Thứ sáu tuần 2 Mùa Chay.
    "Ðứa con thừa tự kia rồi, nào anh em, chúng ta hãy giết nó".
     
    Lời Chúa: Mt 21, 33-43. 45-46
    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông hãy nghe dụ ngôn này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh; đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa.
    Ðến mùa nho, ông sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi. Nhưng những người làm vườn nho bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác. Chủ lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử với chúng như vậy. Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: "Ðứa con thừa tự kia rồi: Nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó". Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào?
    Các ông trả lời: "Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi". Chúa Giêsu phán: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh sao:
    "Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc; đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta?" Bởi vậy, Ta bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái".
    Các Thượng tế và biệt phái nghe dụ ngôn đó, thì hiểu Người ám chỉ về mình. Họ liền tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì thiên hạ đều tôn Người là Tiên tri.
     
    SUY NIỆM : Dụ Ngôn Tá Điền Vườn Nho
    Qua dụ ngôn người làm vườn nho sát nhân, không những Chúa Giêsu ám chỉ đến cái chết dã man mà các Thượng tế và Biệt phái sẽ gây ra cho Ngài, nhưng Ngài còn loan báo về sự phục sinh mà Thiên Chúa quyền năng sẽ thực hiện cho Ngài.
     
    Với sự phục sinh âý, Thiên Chúa như tuyên bố rằng tình yêu mạnh hơn sự chết, yếu đuối đã trở thành sức mạnh, thất bại biến thành khơi nguồn của ân ban. Chúa Giêsu đã gói ghém tất cả các mạc khải ấy trong câu trích từ Tv 118: “Chính viên đá thợ xây loại bỏ, đã trở nên viên đá góc tường”. Cái bị loại bỏ đã trở thành chuẩn mực, cái yếu đuối đã trở thành sức mạnh, cái điên dại đã trở thành lẽ khôn ngoan, cái chết đã trở thành cửa ngõ và khởi đầu nguồn sống mới.
     
    Lời Chúa hôm nay mời gọi TÔI tin tưởng phó thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Màu tím của Mùa Chay có lẽ không nên phủ lên khuôn mặt chúng ta lớp khăn tang của buồn sầu, thiểu não; trái lại, việc suy niệm cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu, việc chay tịnh trong thể xác và tâm hồn phải hướng chúng ta đến sự phục sinh của Chúa Kitô. Cuộc Tử nạn của Ngài không phải là con đường hầm không có lối thoát, nhưng ở cuối con đường ấy là nguồn sáng chan hoà của phục sinh. Đó cũng phải là ánh sáng chiếu dọi vào những suy niệm của BẠN VÀ TÔI.
     
    Cũng như thánh Phaolô, chúng ta cũng có thể góp phần bổ túc những gì còn thiếu trong cuộc Tử nạn của Chúa Kitô. Những mất mát, thua thiệt, những thất bại khổ đau trong cuộc sống đều là những đóng góp của MỌI TÍN HỮUvới tinh thần phó thác của Chúa Giêsu, biết nhìn vào đó như những viên đá để Thiên Chúa biến thành viên đá góc xây dựng Giáo hội Chúa Kitô.
    *Suy tôn Thánh giá Chúa Kitô trong Mùa Chay: NHỜ ƠN CHÚA, TÔI QUYẾT TÂM nhìn lên ánh sáng Phục sinh, để từ đó nhận ra được ý nghĩa và giá trị của đau khổ trong cuộc sống chúng ta.
    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
     
    --------------------------------
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA/REFLECTIONS/ - CN2MC-C

  •  
    Mo Nguyen
    Mar 17 at 7:04 PM
     
    Faith.jpg

     

                        Give us the strength

                        Oh! Lord

    A REFLECTION

    STRENGTHENING OUR FAITH (Luke 9:28-36). In today’s Gospel Jesus takes three of his disciples aside and reveals himself to them in his glory as the Son of God. His aim is to strengthen their faith in him as they make the difficult journey to Calvary. Jesus does something similar for us in the Sunday Eucharist. He invites us to step aside from our daily chores to pray, to listen to his word and be nourished by him. Strengthened, we go out from Mass ready to take up our journey along the way of the cross.

    Strengthen My faith (Christian Song) Original Composition:

    https://www.youtube.com/watch?v=-QAaYzL_lFs

     

                                Set me on fire

                           FOR YOU

     

    fire.jpg

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - CN 2MC-C

  •  
    Mo Nguyen

     

    Lent II (March 17, 2019).jpg

     

                                  LENT II (March 17, 2019)

     

           BEING TRANSFIGURED AND TRANSFORMED: 2nd SUNDAY LENT C

                                                         (Luke 9: 28-36)

     

    St Augustine is one of the most famous saints of the Church. Early in his life he felt drawn to the person of Jesus Christ and to the Christian way of life. But for a long time both lust and pride got in the way of him taking the plunge and getting baptised. Eventually, however, both he and his fifteen year old son, born out of marriage but named ‘Adeodatus’, meaning ‘Gift of God’, were baptised together in the Church of Milan. This took place on April 25th in the year 387.

     

    Augustine has recorded in his memoirs called the 'Confessions' two religious experiences which transformed his attitudes, person, and whole way of life. One has to do with a text from the bible, the other with music.

     

    In the first incident, Augustine has thrown himself under a fig tree. He is depressed to the point of tears at the remembrance of his sins. He asks God how much longer can God put up with him. Then suddenly from a house near by, he hears the voice of a child calling out over and over again, 'Tolle, lege! Take it, read it! Take it, read it!' Immediately Augustine stops crying, his whole face lights up, and he goes to the bible to take and read the first words he finds there. When he opens the book his eyes fall on these words of St Paul to the Romans: 'Let us conduct ourselves properly, as people who live in the light of day - no orgies or drunkenness, no immorality or indecency, no fighting or jealousy. But take up the weapons of the Lord Jesus Christ, and stop paying attention to your sinful nature and satisfying its desires' (Rom 13:13). The message is overpowering. He can resist the Lord no longer.

     

    A little while later, his determination to live as a Christian is reinforced by a second experience. This time it’s the singing of the Christians in the church at Milan. He recalls the deep impression the singing made on him, and says to God in his memoirs: 'I wept at the beauty of your hymns and canticles, and was powerfully moved at the sweet sound of your people singing. The sounds flowed into my ears and truth streamed into my heart.' Through the grace of God coming to Augustine in those two experiences he was changed, transformed - transfigured as a new person.

     

    It’s obvious from the gospels that people around Jesus expected him to change all kinds of situations. So they brought him their sick, their crippled, their mentally disturbed, their children, and many other concerns and worries. He healed some. He comforted and supported others. But as a general rule Jesus did not usher in an age of instant, total, and permanent change of situations. The grass did not grow any greener. The trees did not  bigger produce bitter fruits. The wheat in the fields did not yield bigger crops. The rain did not fall more abundantly. The sun did not shine any brighter. And not every sick person who came to him went home feeling better.

     

    But some changes did occur with Jesus. There were changes in people themselves, including the changes that came over Jesus himself. There on the mountain he began to shine like the sun with the splendour and glory of God. In his new condition, he received encouragement from those great spokespersons for God, Moses and Elijah. In effect they were telling him: 'Keep going. Keep up your good work. Persevere with your mission. Even if it leads to the agony of the cross, it will end in glory, the glory you are now experiencing.'

     

    Change comes over the friends of Jesus, Peter, James and John as well, who have seen the change in Jesus and who are overcome, puzzled and perplexed by it.  The change that happens to them is deepened when they hear God speaking to them in the voice from the cloud: 'This is my Son, the Chosen One. Listen to him.’ What God is saying to them is this: 'Do what he tells you. Put into practice what he teaches you.'

     

    From now on those friends of Jesus see him in a new light. They take him more seriously as messenger of God and saviour. They also understand that a new world, a better world, must start with them, must start with their heeding that message of God to them: 'Listen to Jesus!.’

     

    'Listen to Jesus!' That's a message for you and me too. Is there, e.g. someone right now who is driving us crazy? Is there someone with whom we are fighting? I How does Jesus see them? What would Jesus do? What words of his apply? What do we hear him saying to us?

     

    ‘Listen to Jesus!’ Can we do that especially during our Holy Communion today, when he comes to us as our light and strength to change us for the better? Only if we change and become better than we are right now, can we hope to rise with him to a new, transformed and glorious state. May his influence on us in our Holy Communion with him today, assist us to overcome all fear and indifference, all selfishness and laziness, and anything and everything else that may be stopping us from walking with him on his journey to Jerusalem and listening to him along the way!

     

    Fr Brian Gleeson

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - CN2MC-C

  •  
    Mo Nguyen
    TRANSFIGURATION OF JESUS.jpg

     

                                   TRANSFIGURATION OF JESUS

     

                         REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Lk 9:28-36)

                                 ‘THIS IS MY SON, LISTEN TO HIM’

    As Jesus sets out on the journey to Jerusalem, where he will suffer and die, the Transfiguration confirms the direction of his life and mission.

    In Jewish thought of the time, the two prophetic figures, Moses and Elijah, were both expected to return in the messianic age. Hence Peter interprets the transfiguring of Jesus and the appearance alongside him of the two prophets, Moses and Elijah, as a sign that the time of messianic glory has arrived. His offer to make dwelling places for Jesus and the other two implies that all three are on the same level – an inadequate understanding sharply corrected when the voice (of God) from the cloud pronounces the true identity of Jesus: ‘… my Son, the Beloved’, according him a status far outstripping that of Moses or Elijah.

    The divine voice goes on to add: ‘Listen to him’. Listen, that is, to what he has been saying about the direction his ministry will take. Precisely as God’s Son he will go up to Jerusalem and accomplish the ‘exodus’ that is his Father’s will for him. The allusion is clearly to Jesus’ death. It is called ‘exodus’ because, although it will be a monstrous miscarriage of justice on the part of human authorities, it will also be a divine liberation comparable with, and indeed fulfillinng, the Exodus from Egypt of old.

    For the remainder of Lent, we are invited to accompany Jesus on his journey to Jerusalem. This will be our essential preparation for a deep experience of the paschal mystery in Holy Week.

    Brendan Byrne, SJ

     

    Transfiguration of Jesus Christ:

    https://www.youtube.com/watch?v=fyWT0SvuZwM

     

    Transfiguration of Jesus:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=PAuztgpHcco

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - THỨ SÁU CN1MC-C

  •  
    Chi Tran

     
    Ảnh cùng dòng

    Tha thứ.

    15/03 – Thứ sáu tuần 1 Mùa Chay.

    “Hãy đi làm hoà với người anh em ngươi trước đã”.

     

    Lời Chúa: Mt 5, 20-26

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu. Các con đã nghe dạy người xưa rằng: Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt nơi toà án. Còn Ta, Ta bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là “ngốc”, thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là “khùng”, thì sẽ bị vạ lửa địa ngục.

    Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng bạc cuối cùng!”

     

    SUY NIỆM : Tha thứ

    Vào thời thế chiến thứ nhất, khi nhận được tin con trai yêu quí của mình tử trận, nữ bá tước Litsi rất đau khổ và hầu như mất cả nghị lực. Tuy nhiên bà vẫn cố gắng lao mình vào việc chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện do bà sáng lập.

    Một ngày nọ, một binh sĩ Đức được chở tới bệnh viện. Dù người lính này thuộc phe đối nghịch nhưng bà vẫn tận tình săn sóc. Khi soạn đồ đạc của anh, bà thấy chiếc ví và đồng hồ của con trai mình trong túi áo người lính. Vừa bàng hoàng, vừa tức giận, bà đã thốt lên: “Đây đúng là kẻ đã giết con tôi”. Nhưng ngay lúc đó một mảnh giấy trong chiếc ví của con bà rơi ra, bà vội nhặt lên đọc; nét chữ quen thuộc đập vào mắt bà: “Mẹ yêu quí, con luôn nhớ đến và cầu nguyện cho mẹ. Nếu chẳng may con tử trận, xin mẹ đừng quá đau buồn, hãy can đảm chịu đau khổ và cầu nguyện cho con”. Sau một hồi xúc động, bà cúi xuống tiếp tục săn sóc người lính một cách tận tình. Những giọt nước mắt tha thứ trào ra từ đôi mắt bà.

    Trong cuộc sống thường ngày, chắc chắn chúng ta không có dịp để tha thứ cho những xúc phạm nặng, nhưng những phiền lòng nho nhỏ thì không thiếu và do đó chúng ta luôn được mời gọi để tha thứ. Tác giả tập sách Đường Hy Vọng đã ghi lại kinh nghiệm như sau: “Đừng tức tối vì người ta chỉ trích con, hãy cám ơn vì còn bao nhiêu tồi tệ khác nơi con mà người ta chưa nói tới. Chúa nói: nếu ai làm mất lòng con, hãy để của lễ về làm hoà với người ấy trước; còn con, con làm ngược lại: cứ dâng của lễ và phóng thanh cho mọi người biết. Con không khuyết điểm tại sao lại tức tối và tấn công khuyết điểm của người khác.”

    * SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Thật ra, tha thứ không phải là điều dễ. Nhưng đó lại là điều kiện để tôn vinh Thiên Chúa một cách xứng đáng: “Nếu ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ anh em đang có điều bất bình với ngươi, hãy đặt cuả lễ trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em trước, rồi hãy đến mà dâng của lễ”. Tha thứ không có nghĩa là một sự cắt đứt, nhưng là bắt đầu lại mối tương quan tốt đẹp với người anh em, theo gương Chúa đã tha thứ và bắt đầu lại mãi với mỗi người chúng ta.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

    ------------------------------------