2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- THỨ NĂM CN6PS-C

Thứ Năm sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

 

(Hôm nay đúng 40 ngày sau Phục Sinh là Lễ Trọng Chúa Giêsu Thăng Thiên và là Lễ Buộc. 

Xin xem phần chia sẻ dưới đây ngày sau bài Thứ Năm tuần này, nếu ở đâu cử hành đúng ngày.

Thường chỉ có Tòa Thánh Rôma và các Dòng Tu mới mừng đúng ngày, còn hầu như ở các giáo xứ sẽ mừng vào Chúa Nhật vì lý do mục vụ.

Bởi thế cho nên ở đây chúng ta vẫn tiếp tục phụng vụ Lời Chúa cho ngày Thứ Năm trong Tuần VI Phục Sinh liên tục như thường) 

 

Bài Ðọc I: Cv 18, 1-8

"Ngài cư trú và làm việc tại nhà họ, và giảng trong hội đường".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Phaolô rời Athêna đi Côrintô; ngài gặp một người Do-thái tên là Aquila, quê ở Pontô, vừa từ đất Ý-đại-lợi đến làm một với vợ là Priscilla (bởi vì vua Clauđiô đã ra lệnh trục xuất mọi người Do-thái khỏi Roma); Phaolô đến gặp họ. Và vì chung một nghề, nên ngài cư trú và làm việc tại nhà họ: họ làm nghề dệt bố để làm nhà lều. Mỗi ngày Sabbat, ngài đến tranh luận tại hội đường, nêu danh Chúa Giêsu, thuyết phục người Do-thái và Hy-lạp.

Khi Sila và Timôthêu từ Macêđônia đến, Phaolô chỉ chuyên lo việc giảng dạy, minh chứng cho người Do-thái biết Chúa Giêsu là Ðức Kitô. Nhưng họ công kích và lăng mạ Ngài, nên ngài dũ áo nói với họ: "Máu các ngươi đổ trên đầu các ngươi. Phần tôi, tôi vô can, từ đây, tôi sẽ đến với dân ngoại".

Ngài ra khỏi chỗ đó, vào nhà một người kia tên là Titô Giustô có lòng kính sợ Chúa, nhà ông ở bên cạnh hội đường. Bấy giờ Crispô trưởng hội đường, và cả nhà ông tin theo Chúa; nhiều người Corintô nghe giảng, cũng tin theo và chịu phép rửa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4

Ðáp: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người trước mặt chư dân (c. 2b).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.

2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân, Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. - Ðáp.

3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 16, 28

Alleluia, alleluia! - Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian; bây giờ Thầy lại bỏ thế gian mà về cùng Cha. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 16, 16-20

"Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha".

Bấy giờ trong các môn đệ có mấy người hỏi nhau: "Ðiều Người nói với chúng ta: "Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy", và "Vì Thầy về cùng Cha", như thế có ý nghĩa gì?" Họ nói: "Lời Người nói 'Một ít nữa' có ý nghĩa gì? Chúng ta không biết Người muốn nói gì?"

Chúa Giêsu nhận thấy họ muốn hỏi Người, nên Người bảo họ: "Các con hỏi nhau vì Thầy đã nói: Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy. Thật, Thầy bảo thật với các con: các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu; nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui".

Ðó là lời Chúa.

 

 

 

 

Sự Hiện Diện Thần Linh là những gì bất khả thiếu đức tin, vì chỉ có đức tin mới có thể cảm nhận được sự hiện diện thần linh mà thôi, cho dù là trong những lúc đau thương khốn khó nhất. Đó là lý do trong bài Phúc Âm cho Thứ Năm của Tuần VI Phục Sinh này, một bài Phúc Âm cũng rất thích hợp với ý nghĩa của biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên hôm nay, Chúa Giêsu mới nói đến một tình trạng rất ư là khó hiểu đối với tâm thức tự nhiên của các tông đồ: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy". 

 

"'Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.' Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giê-su hỏi nhau: 'Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy và Thầy đến cùng Chúa Cha?' Vậy các ông nói: 'Ít lâu nữa' nghĩa là gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì!' Đức Giê-su biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: 'Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói: Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy. Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui'". 

 

Chúa Giêsu tuy không trực tiếp trả lời cho những gì các vị thắc mắc về vấn đề thời gian 'ít lâu nữa' các vị 'không thấy Thày' rồi lại 'thấy Thày', nhưng Người đã trấn an các vị và khẳng định cho các vị thấy một dấu hiệu Người vẫn ở với các vị, sẽ hiện diện thần linh nơi các vị, ở chỗ, đó là cho dù các vị "sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng", cuối cùng các vị chẳng những không cảm thấy chán nản bỏ cuộc, trái lại, chính "nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui" nơi các vị, như đã từng xẩy ra thực sự nơi hai Tông Đồ Phêrô và Gioan sau khi bị đánh đòn và thả về: "Họ cho gọi các Tông Đồ lại mà đánh đòn và cấm các ông không được nói đến danh Đức Giê-su, rồi thả các ông ra. Các Tông Đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su". (Tông Vụ 5:40-41)

 

 

"Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" ở đây thực sự là liên quan đến thực tại hiện diện thần linh. Câu này có thể hiểu hai nghĩa khác nhau nhưng tương tự như sau. Nghĩa thứ nhất đó là Chúa Giêsu bỏ môn đệ mà đi chịu chết: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy", nhưng đến ngày thứ ba Người đã phục sinh từ trong kẻ chết và hiện ra với các vị: "rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy". Nghĩa thứ hai đó là Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha là Đấng đã sai Người: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy", nhưng sau đó Người đã từ Cha sai Thánh Linh đến để nhờ Ngài mà "ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mathêu 28:20).

 

 

Trong đời sống tu đức cũng thế, sự hiện diện thần linh theo kiểu "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" có thể hiểu về trường hợp hiệp lễ và trước hoặc sau hiệp lễ. Đúng thế, khi Kitô hữu hiệp lễ là họ được Chúa Kitô hiện diện nơi cả linh hồn và thân xác của họ bằng chính Mình Thánh và Máu Thánh của Người, nghĩa là một Chúa Kitô bằng xương bằng thịt đàng hoàng, nhưng dưới dạng Bánh Thánh và Rượu Thánh, như thể họ được thấy Người.

 

Thế nhưng, sự hiện diện của Chúa Kitô bằng Thánh Thể của Người, qua Bánh Thánh và Rượu Thánh, chỉ kéo dài trong chốc lát, cho tới khi Bánh Thánh và Rượu Thánh tan biết trong thân xác của họ, và bấy giờ Người hiện diện nơi họ bằng Thánh Thần của Người, một Thánh Thần Người ban cho họ mỗi khi họ rước lấy Mình Máu Thánh của Người, một thân xác đã phục sinh và đã hiện ra với các tông đồ để thông ban Thánh Thần của Người cho các vị thế nào thì Người cũng thông Thánh Thần của Người cho ai rước lấy Người như vậy, như thân nho thông truyền cho cành nho để họ nhờ đó sinh dồi dào hoa trái.

 

 

Ngoài ra, trong giòng lịch sử của Giáo Hội, vẫn có một thiểu số tâm hồn Kitô hữu nào đó, được đặc ân trải qua cảm nghiệm thần linh "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy"  bất khả thiếu để có thể được hiệp nhất nên một với Chúa bằng một đức tin tinh tuyền. Thật vậy, tu đức Kitô giáo, theo các thánh và các nhà thần bí, được chia ra làm 3 giai đoạn: khởi sinh (giai đoạn từ bỏ thế gian và tội lỗi), tiến sinh (giai đoạn tập tành các nhân đức trọn lành), và hiệp sinh (giai đoạn chiêm niệm bằng một tấm lòng gắn bó với Thiên Chúa và hiệp nhất nên một với Ngài, đến độ Ngài sống trong họ và làm chủ họ).

 

 

Tuy nhiên, để "vượt qua" từ giai đoạn tu đức tiến sinh lên giai đoạn hiệp sinh, tâm hồn thường phải trả qua một tình trạng được gọi là Đêm Tối Tăm, bằng một cuộc thử thách đức tin kinh hoàng, đến độ có những lúc cảm thấy mình bị Thiên Chúa loại trừ, và Thiên Chúa trở thành một hung thần v.v. Tuy nhiên, nếu tiếp tục sống đức tin, cho dù "không thấy Chúa đâu" (Mathêu 25:37-39,44), như Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta từng trải nghiệm gần 50 năm tối tăm mịt mù mà vẫn vui tươi phục vụ những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô, thành phần nghèo nhất trong các người nghèo, tâm hồn "sẽ lại được thấy Thày", nhưng bấy giờ ở một mức độ siêu việt, mức độ của một "sự sống viên mãn hơn" (Gioan 10:10).

 

 

Bài Đọc 1 (Tông Vụ 18:1-8)

 

Nếu nhờ sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô bởi Thánh Thần của Người nơi các tông đồ mà "anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui", thì đã quả thực xẩy ra nơi trường hợp của vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô trong bài đọc 1 hôm nay. Ở chỗ, vị tông đồ này bị chống đối bởi chính đồng hương và đồng đạo của mình, thật là đắng cay chua xót, như chính lời ngài thẳng thắn ngỏ cùng họ trong bài đọc 1 hôm nay. Tuy nhiên, nỗi xót xa cay đắng khổ tâm gây ra cho ngài bởi chính dân của ngài ấy đã trở thành niềm vui trong ngài khi ngài thấy tác động thần linh đã tỏ hiện lạ lùng nơi một gia đình "dân ngoại tôn thờ Thiên Chúa" cũng như nơi nhiều người dân ngoại khác ở "Corinto":

 

"Khi ông Xi-la và ông Ti-mô-thê từ Ma-kê-đô-ni-a xuống, thì ông Phao-lô chỉ lo giảng, long trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giê-su chính là Đấng Ki-tô. Bởi họ chống đối và nói lộng ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ: 'Máu các người cứ đổ xuống trên đầu các người! Phần tôi, tôi vô can; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với người ngoại'. Ông rời bỏ chỗ ấy đến nhà một người ngoại tôn thờ Thiên Chúa, tên là Ti-xi-ô Giút-tô, ở sát bên hội đường. Ông Cơ-rít-pô, trưởng hội đường, tin Chúa, cùng với cả nhà. Nhiều người Cô-rin-tô đã nghe ông Phao-lô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa".

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

PS.VI-5.mp3  

----------------------

 

 

 

 

CẢM NGHIỆM SỐNG - CN6PS-C

  •  
    Mo Nguyen
     
    May 25 at 7:35 PM
     
     

    My Peace.jpg

               

               MY PEACE I LEAVE WITH YOU

     

                              SIX SUNDAY OF EASTER – YEAR C

                                               26/05/2019

                     REFLECTIONS on the GOSPEL (John 14:23-29)

                      LOVEPEACE AND THE SPIRIT

    Jesus’ words in today’s Gospel are sparked by a question from Judas (not Iscariot). He wants to know how, during Jesus’ forthcoming physical absence, the community of believers will have a sense of his presence, even though to the rest of the world he will be entirely absent. In response, Jesus insists upon three things: love, the Paraclete (Holy Spirit) and Peace.

    First of all, believers who truly love Jesus have his word that he and the Father have made their ‘home’ within them. The ‘community of love’ constituted by Father and Son will ‘dwell’ (literally, ‘set up house’) within their hearts. While, unlike the original disciples, they may not see and hear and touch Jesus physically, faith will give them a sense of living constantly the extraordinary of being ‘at home’ with God and God’s ‘at home-ness’ with them.

    Secondly, to compensate for the loss of the teaching, guidance and encouragement under trial given by Jesus, they will have the presence of the Holy Spirit. The description of the Spirit as ‘Paraclete’ or ‘Counsellor’ takes its cue from the sense of a powerful and respected friend who stands by you when you are in trouble or under accusation – the sort of person you would like to have in court as both lawyer and character referee.

    Finally, Jesus will bequeath to the community the gift of peace. This does not mean that there will never be disputes or disagreements but rather that there will be given a capacity for resolving such disputes in such a way that peace is restored or even more deeply secured.

    Brendan Byrne, SJ

    My Peace - Maranatha Singers (With Lyrics):

    https://www.youtube.com/watch?v=ls01XGV7oA0

     

                                MY PEACE

    Peace.jpg
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -THỨ TƯ CN5PS-C

Thứ Tư sau Chúa Nhật V Phục Sinh

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA

 

Bài Ðọc I: Cv 15, 1-6

"Người ta quyết định là các ngài lên Giêrusalem xin các Tông đồ và niên trưởng giải quyết vấn đề này".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, có mấy người từ Giuđê đến dạy bảo các anh em rằng: "Nếu anh em không chịu cắt bì theo luật Môsê, thì không được cứu độ". Do đó, Phaolô và Barnaba đã tranh luận gắt gao với họ. Bấy giờ người ta quyết định là Phaolô và Barnaba và một ít người khác thuộc phe họ lên Giêrusalem gặp các Tông đồ và niên trưởng để xin giải quyết vấn đề này.

Các ngài được giáo đoàn tiễn đưa, và khi đi ngang qua Phênixê và Samaria, các ngài kể lại việc dân ngoại trở lại khiến mọi anh em đầy hân hoan. Khi đến Giêrusalem, các ngài được giáo đoàn, các Tông đồ và kỳ lão đón tiếp, rồi các ngài kể lại bao nhiêu việc Thiên Chúa đã thực hiện với các ngài. Nhưng có mấy người tín hữu thuộc nhóm biệt phái đứng lên nói rằng: "Phải cắt bì cho những người dân ngoại và bắt họ cũng phải giữ luật Môsê". Các Tông đồ và các kỳ lão họp lại cứu xét việc này.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5

Ðáp: Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa"(c. 1).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi. - Ðáp.

2) Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên. - Ðáp.

3) Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Ðavít. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 16, 28

Alleluia, alleluia! - Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian; bây giờ Thầy lại bỏ thế gian mà về cùng Cha. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 15, 1-8

"Ai ở trong Thầy, và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy.

"Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như nhành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi.

"Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin, và sẽ được. Ðây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy".

Ðó là lời Chúa.

 

 

Chiều kích "Liên Hệ Thần Linh" của chủ đề "Thày là sự sống" cho Thứ Tư của Tuần lễ V Phục Sinh càng tỏ hiện hết sức rõ ràng nơi những gì Chúa Kitô nói với các tông đồ về cây nho và cành nho trong bài Phúc Âm hôm nay, một liên hệ thần linh phát sinh sự sống một khi cành nho dính liền với thân nho.

 

"Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.... Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy".

 

Trong bài Phúc Âm về mối Liên hệ Thần Linh giữa cây nho là Chúa Kitô và cành nho là chung Giáo Hội hay các môn đệ của Chúa Kitô, chúng ta thấy: 1- trước hết, trái nho chỉ ở cành nho chứ không ở ngay chính thân nho, tức là thân nho không sinh hoa trái mà là cành nho; 2- thế nhưng, cành nho không thể nào sinh hoa kết trái nếu không dính liền với thân nho, tức là nếu không có nhựa sống của thân nho; 3- "ở lại trong Thày", như cành nho dính liền với thân nho đây nghĩa là Kitô hữu đã được Chúa Kitô ở cùng khi lãnh nhận Phép Rửa thì phải sống sự sống của Người hơn là sống sự sống tự nhiên của mình, nhờ đó Chúa Kitô mới có thể sống trong họ và sinh hoa kết trái nơi họ qua các chứng từ trung thực và sống động của họ về Người. 

 

Thật vậy, theo tu đức, thì mối liên hệ thần linh giữa Kitô hữu và Chúa Kitô được bắt đầu từ Phép Rửa. Nhờ Thánh Sủng, Chúa Kitô ở trong họ với Thánh Thần của Người, một mối liên hệ thần linh được Người ví như: "Thày là cây nho các con là cành".  

 

Thế nhưng, Người ở trong Kitô hữu không phải chỉ ở với một mình họ thôi, như thế Người đến trần gian để cứu một mình họ, mà là nhờ họ và qua họ tiếp tục áp dụng công ơn cứu chuộc vô giá của Người cho đến tận cùng trái đất nữa, bằng chứng từ trung thực và sống động của họ. Nhưng họ không thể sinh hoa trái, không thể trở nên chứng nhân trung thực và sống động của Người và cho Người nếu họ không "ở trong Thày và Thày ở trong người ấy".  

 

Vậy họ ở trong Người như thế nào để Người tiếp tục ở trong họ, tức là lớn lên trong họ, cho đến độ chiếm đoạt họ, làm chủ họ và qua họ tỏ mình cho thế gian, nhờ đó thế gian nhận biết Người, nếu không phải nhờ Thánh Thể của Người mà họ thường xuyên nhận lãnh khi cử hành Thánh Thế, và đặc biệt là bằng Thánh Giá của Người, nghĩa là bằng những đau khổ thứ thách Người cho họ chia sẻ với Thánh Giá của Người, như phương thức tỉa cắt cho họ là cành nho đã sinh trái càng sinh hoa trái dồi dào hơn.

 

Bài Đọc 1 (Tông Vụ 15:1-6)

 

Nếu cành nho Kitô hữu dính liền với thân nho Chúa Kitô sinh hoa kết trái là do Chúa Kitô thông ban sự sống của Người cho Kitô hữu nhờ lòng tin của họ nơi Người, thì việc sinh hoa kết trái của họ không phải là do chính tự cành nho, đúng như bài đọc 1 hôm nay đã trình thuật về hoa trái truyền giáo của tông đồ Phaolô và barnabê như sau: 

 

"Các ông được Hội Thánh tiễn đưa. Khi đi qua miền Phê-ni-xi và miền Sa-ma-ri, các ông tường thuật việc các dân ngoại đã trở lại với Thiên Chúa, khiến tất cả các anh em rất đỗi vui mừng. Tới Giê-ru-sa-lem, các ông được Hội Thánh, các Tông Đồ và kỳ mục tiếp đón, và các ông kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với các ông". 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

PS.V-4.mp3 

-------------------------

CẢM NGHIỆM SONG - CN6PS-C

 
 
 
May 24 at 3:53 AM
 
 

                                     SIX SUNDAY OF EASTER – YEAR C

                                                        26/05/2019

will teach.jpg

 

The HOLY SPIRIT will TEACH you 

                                                   EVERYTHING

 

A REFLECTION (John 14:23-29)

THE HOLY SPIRIT WILL TEACH YOU. Shortly before his death Jesus assured his disciples that he would not abandon them. In his name, the Father will send the Holy Spirit to be with them and guide them. The early Christian community experienced the Spirit’s presence as they sought to discern God’s will on various issues: ‘it has been decided by the Holy Spirit and ourselves’, the apostles and elders would say. As we face difficult decision today we also can be at peace, confident that God’s Spirit is with us.

Holy Spirit Teach Me ( To Listen ):

https://www.youtube.com/watch?v=d2Z9RLwW494

 

        Ask the Holy Spirit to teach you how to handle that situation

 

Teach.jpg

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - THỨ HAI CN5PS-C

Những giới hạn.

20/05 – Thứ Hai tuần 5 Phục Sinh.

“Đấng Phù Trợ mà Cha sẽ sai đến, Người sẽ dạy các con mọi điều”.

 

Lời Chúa: Ga 14, 21-26

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Ai nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ, người ấy là kẻ yêu mến Thầy, và ai yêu mến Thầy, sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy cũng yêu mến và tỏ mình ra cho người ấy”.

Ông Giuđa, không phải Giuđa Iscariô, thưa Người rằng: “Lạy Thầy, tại sao Thầy sẽ tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ cho thế gian?” Chúa Giêsu trả lời: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. Kẻ không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Lời mà các con nghe, không phải là của Thầy, nhưng là của Cha, Đấng đã sai Thầy. Thầy đã nói với các con những điều này khi còn ở với các con. Nhưng Đấng Phù Trợ, là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con”.

 

 

CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ: Những giới hạn

Hôm nay, bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc là những lời tâm sự của Chúa Giêsu cho các tông đồ trong một khung cảnh hết sức quan trọng là bữa tiệc ly của Chúa với các môn đệ trước khi thực hiện biến cố vượt qua. Cấu trúc của toàn chương 14 này của Phúc Âm thánh Gioan được xoay quanh ba câu hỏi của các tông đồ. Câu hỏi thứ nhất là của tông đồ Thomas: “Thầy đi đâu chúng con không biết thì làm sao chúng con biết đường đi?” Và câu hỏi thứ hai của tông đồ Philípphê: “Lạy Thầy, xin chỉ cho chúng con nhìn thấy Thiên Chúa Cha và thế là đủ cho chúng con rồi.”

Trong Phúc Âm Chúa Nhật hôm qua chúng ta đã nghe những lời Chúa Giêsu trả lời cho hai câu hỏi trên và từ đó chúng ta được Chúa cho biết mục đích của đời sống con người là gì và đâu là con đường để đạt tới mục đích đó. Con đường đó không là gì khác hơn là chính Chúa Giêsu Kitô, Ðấng mạc khải Thiên Chúa Cha cho con người và dẫn đưa con người về cùng Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu đã quả quyết mạnh mẽ với các tông đồ: “Thầy là Ðường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, và hôm nay chúng ta đọc và suy niệm những câu kế tiếp, trong đó chúng ta sẽ nghe thấy những câu Chúa Giêsu trả lời cho câu hỏi thứ ba của tông đồ Giuđa Tadeo: “Lạy Thầy, tại sao Thầy lại tỏ mình ra cho chúng con mà không tỏ mình ra cho thế gian?” Xem ra như Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp cho câu hỏi của Giuđa Tađeo nhưng Chúa nhắc tới thái độ tự nguyện tự quyết của kẻ muốn theo Chúa: “Ai lắng nghe lời Thầy, ai yêu mến và tuân giữ lời Thầy thì người đó là kẻ yêu mến Thầy, và chúng ta sẽ đến và ở trong người ấy”.

Qua câu trả lời này chúng ta hiểu về những giới hạn trong mạc khải của Chúa và từ phía con người chấp nhận hay không chứ không phải từ Thiên Chúa, là Ðấng muốn cứu rỗi tất cả mọi người. Con người chúng ta có tự do khước từ ơn cứu rỗi của Thiên Chúa, giới hạn tác động cứu rỗi của Thiên Chúa. Quả thật đây là một mầu nhiệm, mầu nhiệm của sự tự do con người và sự hữu hiệu của ân sủng Thiên Chúa. Con người cần được trợ giúp để quyết định cho đúng và nguồn trợ lực đến từ Chúa Thánh Thần là Ðấng tiếp tục soi sáng cho các tông đồ, hướng dẫn họ đến sự thật trọn vẹn mỗi ngày một hơn. Và cũng qua đoạn Phúc Âm trên chúng ta thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn những ai yêu mến Người là một sự hiện diện Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

 

*CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin gìn giữ con trong tình thương của Chúa. CON QUYẾT TÂM luôn sống theo sự soi sáng của Chúa Thánh Thần để mọi nơi và mọi lúc, con luôn được lớn lên trong tình yêu Chúa LÀ PHỤC VỤ THA NHÂN.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

--------------------------------