2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THỨ NĂM 13-6-2019

  •  
    un 13 at 8:11 AM
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Phải sống công chính hơn.

    13/06 – Thứ Năm tuần 10 thường niên – Thánh Antôn Pađôva, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

    "Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt".

     

    * Chào đời khoảng cuối thế kỷ 12, tại Lít-bon, Bồ-đào-Nha, nhập hội kinh sĩ thánh Augustinô, nhưng sau khi làm linh mục được ít lâu, thánh Antôn hâm mộ lý tưởng sống Tin Mừng của thánh Phanxicô.

    Người đã đến Át-xi-di, sống bên cạnh thánh Phanxicô (năm 1221). Với tài năng giảng thuyết ngoại thường, người được phái qua Pháp là nơi các giáo thuyết của phái Ca-tha đang hoành hành. Người lập một tu viện ở Bơ-ri-vơ La Gai-ác. Thánh nhân là người đầu tiên trong dòng dạy thần học cho anh em. Người qua đời tại Pađôva sau khi giảng tĩnh tâm mùa Chay tại đó (năm 1231).

     

    Lời Chúa: Mt 5, 20-26

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu.

    "Các con đã nghe dạy người xưa rằng: "Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt nơi toà án". Còn Thầy, Thầy sẽ bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là "ngốc", thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là "khùng", thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!"

     

    SUY NIỆM /SỐNG VÀ CHIA SẺ: Sự thánh thiện đích thực

    Chân phước Marchello, một kỹ nghệ gia giàu có người Italia, đã bán hết tất cả gia sản và sang Châu Mỹ La tinh phục vụ những người phong cùi, có kể lại câu chuyện như sau: tại một viện bài phung giữa rừng già miền Amazone, có một người đàn bà thoạt nhìn qua ai cũng thấy đáng thương. Từ nhiều năm qua, vì phong cùi, bà bị chồng con bỏ rơi, bà sống đơn độc trong một túp lều gỗ, mặt mũi đã bị đục khoét đến độ không còn hình tượng con người nữa.

    Mang đến cho bà vài món quà, chân phước Marchello hỏi bà:

    - Bà làm gì suốt ngày? Có ai đến thăm bà không?

    Người đàn bà trả lời:

    - Tôi sống đơn độc một mình. Tôi không còn làm được gì nữa, tay chân bại liệt, mắt mũi lại chẳng còn trông thấy gì nữa.

    Marchello tỏ ra cảm thông trước nỗi khổ của bà, ngài hỏi:

    - Vậy chắc bà phải cô đơn buồn chán lắm phải không?

    Người đàn bà liền nói:

    - Thưa ngài, không. Tôi cô độc thì có, nhưng tôi không hề cảm thấy buồn hoặc bị bỏ rơi, bởi vì tôi cầu nguyện suốt ngày và tôi luôn cảm thấy có Chúa bên cạnh.

    Ngạc nhiên về lòng tin của bà, chân phước Marchello hỏi tiếp:

    - Thế bà cầu nguyện cho ai?

    Người đàn bà như mở to được đôi mắt mù lòa, bà nói:

    - Tôi cầu nguyện cho Ðức Giáo Hoàng, cho các Giám Mục, Linh mục, Tu sĩ. Tôi cầu nguyện cho những người phong cùi bị bỏ rơi, cho các trẻ em mồ côi, cho tất cả những ai giúp đỡ trung tâm này.

    Chân phước Marchello ngắt lời bà:

    - Bà không cầu nguyện cho bà sao?

    Với một nụ cười rạng rỡ, người đàn bà quả quyết:

    - Tôi chỉ cầu nguyện cho những người khác mà thôi, bởi vì khi người khác được hạnh phúc, thì tôi cũng được hạnh phúc.

    Thái độ sống và cầu nguyện của người đàn bà phong cùi trên đây minh họa cho sự thánh thiện đích thực là người chỉ sống cho người khác, lấy hạnh phúc của người khác làm của mình. Ðể có được thái độ như thế, chắc chắn phải có một đức tin sâu xa, một đức tin luôn đòi hỏi con người nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong mọi người và yêu thương mọi người. Như vậy, thánh thiện và bác ái cũng là một: thánh thiện mà không có bác ái là thánh thiện giả hình.

    Chúa Giêsu đã đến để đem lại cho sự thánh thiện một nội dung đích thực. Ngài đề ra một mẫu mực thánh thiện hoàn toàn khác với quan niệm và thực hành của người Biệt Phái và Luật Sĩ, tức là những nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó. Theo họ, thánh thiện là chu toàn một cách chi li và máy móc những luật lệ đã được quy định mà không màng đến linh hồn của lề luật là lòng bác ái; họ có thể trung thành tuyệt đối với những qui luật về ăn chay và cầu nguyện, nhưng lại sẵn sàng khước từ và loại bỏ tha nhân.

    Ðả phá quan niệm và cách thực hành của những người Biệt Phái và Luật Sĩ, Chúa Giêsu đưa bác ái vào trọng tâm của lề luật; hay đúng hơn, Ngài tóm lại tất cả lề luật thành một luật duy nhất, đó là lòng bác ái. Ai muốn làm môn đệ Ngài, người đó phải vượt qua quan niệm và cách thực hành đạo của những người Biệt Phái và Luật Sĩ, nghĩa là cần phải lấy bác ái làm linh hồn và động lực cho toàn cuộc sống: "Nếu các con không ăn ở công chính hơn những Biệt Phái và Luật Sĩ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời."

    Quả thật, nếu an bình, hân hoan, hạnh phúc là thể hiện của Nước Trời ngay trong cuộc sống này, thì chúng ta chỉ được vào Nước Trời, nếu chúng ta biết sống cho tha nhân mà thôi. Sống vui và hạnh phúc, phải chăng không là mơ ước của mọi người, nhưng liệu mỗi người có ý thức rằng bí quyết của hạnh phúc và niềm vui ấy chính là sống cho tha nhân không? Kỳ thực, các thánh là những người đạt được niềm vui và hạnh phúc ấy ngay từ cuộc sống này. Người Tây phương đã chẳng nói: "Một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn" đó sao?

    Nguyện xin Chúa cho chúng ta luôn biết tìm kiếm và cảm mến được niềm vui và hạnh phúc đích thực trong yêu thương và phục vụ.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    -------------------------------
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG - PENTECOSTSUNDAY HOLY SPIRIT

  •  
    Mo Nguyen
    Jun 8 at 5:09 AM
     
     
    Oh Holy.jpg

               

                            OH HOLY SPIRIT

     

                       PENTECOST SUNDAY / C  - 09 JUNE 2019

                                 REFLECTIONS ON THE GOSPEL

                                          (Jn 14: 15-16, 23-26)

                                     THE CHURCH EMPOWERED

                                               WITH THE SPIRIT

    Luke is the evangelist who has most memorably depicted the bestowing of the Spirit upon the Church, locating the experience on the Jewish feast of Pentecost (Acts 2:1-11). As its name in Greek indicates, this feast took place fifty days (seven weeks) after Passover. It involved a pilgrimage to Jesusalem, where Israel gathered to give thanks for the completion of the grain harvest and to celebrate the gift of the land.

    The theme of gathering appears in the lists of visitors to Jerusalem from so many regions who hear the testimony of the Spirit-filled apostles each in their own language. The primary reference is to pilgrim from the Jewish diaspora, but we can find here also a foretaste of the universal mission of the Church. The renewed People of God is now being empowered and equipped for its mission to be a ‘light for revelation to the nations’ (Luke 2:32). Overcoming the disunity of humankind symbolised by the tower of Babel (Gen 11:1-9), the Church will speak in many languages. Through each it will convey the same essential message: the outreach of God’s compassionate love for the world (‘the marvels of God’).

    In the Gospel, taken from St John, the risen Lord imparts the Spirit, along with the gift of peace, to the disciples on Easter Sunday evening. He has died as the ‘Lamb of God who takes away the sins of the world’ (1:29, 36; 19: 36). Now it is their task to take to the world the reconciliation he has won from the Father.

    Brendan Byrne, SJ

    Holy Spirit Come - Hillsong Worship:

    https://www.youtube.com/watch?v=6zg3kG2K45Y

     

                          HOLY SPIRIT COME

     

    Hoy Spirit.jpg
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - THỨ SÁU CN7PS-C

Thứ Sáu sau Chúa Nhật VII Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 25, 13-21

"Ðức Giêsu đã chết mà Phaolô quả quyết là vẫn sống".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, vua Agrippa và Berni xuống Cêsarêa chào Phestô. Vì hai người lưu lại đó nhiều ngày, nên Phestô đem chuyện Phaolô trình nhà vua rằng: "Ở đây có một người tù Phêlixê để lại. Lúc tôi ở Giêrusalem, các thượng tế và kỳ lão Do-thái đã đến xin tôi lên án hắn. Tôi đã trả lời với họ rằng: "Người Rôma không có thói quen lên án người nào trước khi bị cáo đối diện với nguyên cáo, và có cơ hội bào chữa để thanh minh tội mình". Vậy họ liền đến đây, ngày hôm sau tôi ngồi toà án, truyền điệu bị cáo đến. Các nguyên cáo đều có mặt, nhưng không đưa ra một tội trạng nào, như tôi đã ngờ trước; họ chỉ tố cáo hắn mấy điều về mê tín, về một Giêsu nào đó đã chết mà Phaolô quả quyết là vẫn sống. Ðang phân vân về vấn đề ấy, tôi hỏi hắn có muốn đi Giêrusalem để được xét xử tại đó về các điều ấy không. Nhưng Phaolô nại đến thẩm quyền của hoàng đế Augustô, nên tôi đã truyền giữ hắn lại để nạp cho hoàng đế".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 11-12. 19-20ab

Ðáp: Chúa thiết lập ngai vàng Người ở cõi cao xanh (c. 19a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. - Ðáp.

2) Cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi. - Ðáp.

3) Chúa thiết lập ngai vàng Người ở cõi cao xanh, và vương quyền Người phủ trị trên khắp muôn loài. Hãy chúc tụng Chúa đi, chư vị thiên thần, dũng lực hùng anh, thi hành lời Chúa. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 18

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 21, 15-19

"Con hãy chăn dắt các chiên mẹ và chiên con của Thầy"

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi Chúa Giêsu đã tỏ mình ra cho các môn đệ, Người dùng bữa với các ông, và hỏi Simon Phêrô rằng: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy".

Người lại hỏi: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy".

Người hỏi ông lần thứ ba: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Phêrô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba "Con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy" Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến". Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo ông: "Con hãy theo Thầy".

Ðó là lời Chúa.

 

 

 

 

 

 

Suy Nghiệm 

 

 

Chiều kích Hiệp Nhất Thần Linh trong bài Phúc Âm của Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh hôm nay là ở chỗ: 1- lòng yêu mến Thày nơi Tông Đồ Phêrô, và 2- vai trò thay Thày chăn đàn chiên của Thày và cho Thày. Thật vậy, nếu không yêu mến Thày, không phải bằng một lòng yêu tầm thường, mà là bằng một lòng yêu mến trổi vượt, "hơn những người này", tức là hơn các tông đồ khác, thì mới có khả năng và đủ tư cách để thay Thày chăn dắt đoàn chiên của Thày và chăn dắt đàn chiên như Thày. 

 

Mà chăn dắt đàn chiên của Thày như Thày đây nghĩa là gì, nếu không phải, như Người đã tiên báo trong bài Phúc Âm hôm nay cho vị tông đồ sẽ đại diện Người cai quản đàn chiên Giáo Hội của Người, đó là sẽ chịu chung số phận tử nạn giống Thày: "Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến'. Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa".

 

 

Ở ngay câu tiên báo về số phận của tông đồ Phêrô, Chúa Giêsu đã cho thấy trước linh đạo Kitô giáo không phải ở chỗ con người có thể chủ động làm được gì cho Ngài theo ý mình: "khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý", mà là chính Thiên Chúa làm việc của Ngài qua con người và nhờ con người: "nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến", miễn là con người tin tưởng phó thác mọi sự: "Con hãy theo Thày", kể cả chính bản thân mình cho Ngài. "Người cần phải lớn lên còn tôi sẽ phải nhỏ lại" (Gioan 3:30).

 

Linh đạo Kitô giáo là linh đạo ngược chiều với đường lối tự nhiên: ở chỗ, thay vì trưởng thành, lớn lên thì lại phải càng nhỏ bé mới càng lớn trên Nước Trời (xem Mathêu 18:4). Chúa Kitô sau 3 năm đi khắp nơi rao giảng và làm phép lạ, cuối cùng đã trở thành bất lực trên thập tự giá, không thể xuống khỏi thập giá đúng như lời thách thức đầy mỉa mai khinh bỉ của thành phần đầu mục Do Thái, thì lại chính là lúc cứu độ, là lúc Thiên Chúa tỏ hết mình ra nơi Người và qua Người. Các môn đệ được Người kêu gọi "hãy theo Thày" cũng thế, theo đúng như nguyện vọng của Người: "Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con".

 

Về phần mình, cho dù biết trước thân phận của mình như thế, vì yêu Thày hơn ai hết, nhất là sau 3 lần trắng trợn chối bỏ Người mà vẫn được Người thứ tha và tin tưởng trao phó đàn chiên cao quí của Người cho mình, vị tông đồ này vẫn đáp ứng lời kêu gọi của Thày: "Con hãy theo Thầy", trong việc đóng vai trò là "vị mục tử tốt lành hiến mạng sống mình vì chiên" (Gioan 10:11) như Thày, một đàn chiên không phải chỉ toàn dân Do Thái mà bao gồm cả dân ngoại trong đế quốc Rôma bấy giờ, một đế quốc đã sát hại ngài tại chính thủ đô Rôma mà cho tới nay đã trở Giáo đô của Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công giáo nói riêng. 

 

 

Bài Phúc Âm hôm nay và ngày mai là hai bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc để kết thúc Mùa Phục Sinh về chủ đề "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25). Hai bài Phúc Âm này của Thánh Gioan là những câu cuối cùng của Phúc Âm Thánh Gioan. Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta sẽ thấy đoạn cuối cùng của các Phúc Âm nói chung và Phúc Âm Thánh Gioan nói riêng này không phải là một két thúc đóng mà là một kết thúc mở, ở chỗ, hướng về tương lai, hướng về Giáo Hội, hướng về truyền giáo, hướng về toàn thể thế giới nhân loại, hướng về cánh chung (như bài Phúc Âm ngày mai của Thánh ký Gioan sẽ cho thấy).

 

Thật vậy, đáng lẽ sau 3 bài Phúc Âm cho Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm tuần VII Phục Sinh này, theo Phúc Âm Thánh ký Gioan, đoạn 17 là đoạn về lời nguyện của Chúa Kitô kết thúc Bữa Tiệc Ly, một lời nguyện bao gồm tất cả dự án cứu độ và công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, phụng vụ lời Chúa của chung Mùa Phục Sinh đã kết thúc rồi mới phải.

 

Thế nhưng, Giáo Hội vẫn còn giành 2 bài Phúc Âm, cũng của Thánh ký Gioan, 2 bài Phúc Âm cuối cùng của vị thánh này, một liên quan đến tông đồ Phêrô (hôm nay), và một liên quan đến tông đồ Gioan (ngày mai), để kết thúc phụng vụ lời Chúa Mùa Phục Sinh, vì thật ra Mầu Nhiệm Chúa Kitô không kết thúc ở Mầu Nhiệm Vượt Qua là Tử Giá (được Giáo Hội cử hành trong Tuần Thánh) và Phục Sinh (được Giáo Hội cử hành trong Mùa Phục Sinh), mà ở Mầu Nhiệm Cánh Chung, bao gồm cả Mầu Nhiệm Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, nơi Người "sẽ ở cùng cho đến tận thế" (Mathêu 28:20) bằng chính Thánh Thần của Người từ Cha sai đến trên các Tông Đồ vào Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem, nhờ đó Người tiếp tục tỏ mình ra cho chung nhân loại, "cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:8), cho đến khi "Người lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nước Người sẽ không bao giờ cùng".

 

Bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến Thánh Phêrô là thủ lãnh Giáo Hội, là chủ chiên thay cho chính Chúa Kitô, một Chúa Kitô tiếp tục chẳng những chăn dắt đàn chiên của mình, cả chiên nhỏ (là giáo dân - lamb) lẫn chiên lớn (bao gồm cả hàng giáo sĩ - sheep, và giáo phẩm - sheep), nơi các vị giáo hoàng đại diện của Người trên trần gian này, mà còn "hiến mạng sống mình vì chiên... cho chiên được sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan 10:11,10) qua các ngài nữa, như Người đã báo trước cho tông đồ Phêrô trong bài Phúc Âm hôm nay, vị tông đồ đã được Người gọi "hãy theo Thày" để có thể tỏ Thày ra cho thế gian bằng chứng từ của lòng mến đã đạt tới độ hiệp nhất nên một với Người "để thế gian tin rằng Cha đã sai Con" (Gioan 17:23).

 

Bài Phúc Âm hôm nay còn chất chứa một câu Chúa Giêsu nói với tông đồ Phêrô về số phần chứng nhân là: "Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa", một câu đã cho thấy ý nghĩa đích thực của những gì Người đã nguyện cùng Cha của Người ở Lời Nguyện Hiến tế kết thúc Bữa Tiệc Ly: "Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một". Đúng thế, chính lời kêu gọi của Chúa Giêsu với vị chủ chăn tối cao đại diện Người trên trần gian là tông đồ Phêrô: "Con hãy theo Thày" kết thúc Bài Phúc Âm hôm nay đã cho thấy ý nghĩa đích thực về thân phận bất khả phân ly giữa Thày trò với nhau ở câu: "Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian"

  

Ý nghĩa ấy là vinh hiển hay vinh dự của Người là Con Thiên Chúa cũng như vinh quang hay vinh danh của thành phần môn đệ tông đồ của Người đó là trở thành chứng từ của Thiên Chúa, Đấng tỏ mình ra, qua Con cũng như qua những ai "thuộc về Cha" và "là của Cha" mà "Cha đã ban cho Con trên thế gian", để nhờ đó Ngài được vinh hiển, ở chỗ được thế gian nhận biết mà hoàn thành ý muốn cứu độ tối cao của Ngài trong việc tạo dựng nên con người theo hình ảnh thần linh như Ngài và tương tự như Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26-27): "Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con".

 

Trong bài đọc 1 hôm nay, Thánh ký Luca chỉ thuật lại lời của nhân vật Phesto của đế quốc Rôma ngỏ cùng vua Agrippa về trường hợp của bị cáo Phaolô, mà nguyên cáo của bị cáo này "chỉ tố cáo hắn về mê tín, về một Giêsu nào đó đã chết mà Phaolô quả quyết là vẫn sống". 

 

Đây là chi tiết cho thấy tất cả chứng từ của vị tông đồ dân ngoại này là một Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng đã tỏ mình ra cho ngài trên đường ngài đang rong ruỗi bắt bớ Kitô hữu, và là Đấng đã làm cho ngài sáng mắt ra bằng quyền năng phục sinh của mình để biến đổi ngài thành "ánh sáng chư dân, thành phương tiện cứu độ cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 13:47).

 

Thế nhưng vị tông đồ dân ngoại này sẽ không thể nào hoàn thành sứ vụ vô cùng khó khăn đầy khổ nạn của mình nếu không Hiệp Nhất Thần Linh với Đấng đã tuyển chọn mình và sai mình đi. Đến độ, ngài đã cảm nghiệm thấy rằng: "sự sống tôi đang sống đây không phải là tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Galata 2:20). 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

PS.VII-6.mp3  

-----------------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -THỨ BẢY CN7PS-C

Thánh Thần Hiện Xuống

 

 

Alleluia:

Alleluia, alleluia - Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa tình yêu Chúa trong lòng họ. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 7,37-39

"Phát sinh nước hằng sống"

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Vào ngày cuối cùng và trọng đại của dịp lễ, Chúa Giêsu đứng lên giảng lớn tiếng rằng: "Ai khát nước hãy đến cùng Ta và uống; ai tin nơi Ta, thì như lời Thánh Kinh dạy: từ lòng họ nước hằng sống sẽ chảy ra như giòng sông".

Người nói điều ấy về Chúa Thánh Thần mà các kẻ tin nơi Người sẽ lãnh lấy, vì bởi Chúa Giêsu chưa được tôn vinh.

Ðó là Lời Chúa.

 

Thánh Lễ Trong Ngày:

Bài Ðọc I: Cv 2, 1-11

"Các vị được tràn đầy Chúa Thánh Thần và bắt đầu lên tiếng nói".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi, bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói.

Khi ấy, cư ngụ tại Giêrusalem, có những người Do-thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra thì đoàn lũ tuôn đến, tâm trí bỡ ngỡ, vì mỗi người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của mình. Mọi người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng: "Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pôntô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai-cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở đây, là Do-thái và tòng giáo, là người Crêta và Á-rập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!"

[Mọi người đều sửng sốt bỡ ngỡ nói với nhau rằng: "Thế này nghĩa là gì?" Nhưng lại có người khác nhạo báng rằng: "Họ đầy rượu rồi".]

Ðó là lời Chúa.

 

ÐÁP CA: Tv 103, 1ab và 24ac. 29bc-30. 31 và 34

Ðáp: Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất (c. 30).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, Ngài quá ư vĩ đại! Lạy Chúa, thực nhiều thay công cuộc của Ngài! Ðịa cầu đầy dẫy loài thụ tạo của Ngài. - Ðáp.

2) Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về chỗ tro bụi của mình. Nếu Ngài gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất. - Ðáp.

3) Nguyện vinh quang Chúa còn tới muôn đời, nguyện cho Chúa hân hoan vì công cuộc của Chúa. Ước chi tiếng nói của con làm cho Chúa được vui; phần con, con sẽ hân hoan trong Chúa. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: 1 Cr 12, 3b-7. 12-13

"Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

Anh em thân mến, không ai có thể nói "Ðức Giêsu là Chúa" mà lại không do Thánh Thần. Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa, là Ðấng làm mọi sự trong mọi người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tuỳ theo lợi ích.

Cũng như chỉ có một thân thể nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do-thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần.

Ðó là lời Chúa.

 

Ca Tiếp Liên

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến,

và tự trời toả ánh quang minh của Ngài ra!

Lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến;

Ðấng ban ân huệ, Ðấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến!

Lạy Ðấng an ủi tuyệt vời,

là khách trọ hiền lương của tâm hồn,

là Ðấng uỷ lạo dịu dàng.

Chúa là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than,

là niềm an ủi trong lúc lệ rơi.

Ôi sự sáng chứa chan hồng phúc,

xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín hữu của Ngài.

Nếu không có Chúa trợ phù,

trong con người còn chi thanh khiết, không còn chi vô tội.

Xin Chúa rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan,

và chữa cho lành nơi thương tích.

Xin uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng,

chỉnh đốn lại chỗ trật đường.

Xin Chúa ban cho các tín hữu,

là những người tin cậy Chúa, được ơn bảy nguồn.

Xin ban cho họ được huân nghiệp nhân đức,

được hạnh phúc cứu độ và được hoan hỉ đời đời.

(Amen. Alleluia.)

 

Alleluia:

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa tình yêu Chúa trong lòng họ. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 20, 19-23

"Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con: Các con hãy nhận lấy Thánh Thần".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con!" Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại".

Ðó là lời Chúa.

 

SUY NIỆM CẢM NGHIỆM

 

Đại Lễ Thánh Thần Hiện Xuống xẩy ra sau 50 ngày Đại Lễ Phục Sinh. Nói cách khác, biến cố Thánh Thần Hiện Xuống xẩy ra sau biến cố Chúa Kitô Phục Sinh sau 50 ngày, một thời khoảng theo đúng chiều phụng vụ của Do Thái giáo, từ Lễ Vượt Qua của họ tới một ngày lễ được gọi bằng một số tên gọi khác nhau, chẳng hạn như Lễ Chư Tuần (Feast of Weeks - "Ḥag Shabu'ot"), Lễ Mùa Gặt (Feast of Harvest - "Ḥag ha-Ḳaẓir") hay Lễ Hoa Trái Đầu Mùa (Feast of First Fruits - "Yom ha-Bikkurim"), nhưng tên gọi chung vẫn là Pentecost và bao giờ cũng xẩy ra vào ngày thứ 50 sau Lễ Vượt Qua, nên còn được gọi là Lễ Ngày Thứ 50 (Feast of the Fiftieth Day).

 

Thật vậy, theo chiều hướng và ý nghĩa của Do Thái giáo cũng là của Luật Cựu Ước xưa, hai biến cố quan trọng của Kitô giáo cũng xẩy ra một thời khoảng cách nhau 50 ngày như thế. Biến cố Thánh Thần Hiện Xuống xẩy ra sau biến cố Chúa Kitô Phục Sinh 50 ngày đây, theo phụng vụ Kitô giáo, là tột đỉnh của biến cố Chúa Kitô Phục Sinh. Vì Chúa Kitô Phục Sinh là để, trước hết và trên hết, thông ban sự sống thần linh cho Giáo Hội Nhiệm Thể của Người, mà Thánh Thần là chính sự sống thần linh nội tại nơi Ba Ngôi Thiên Chúa, một sự sống thần linh đã hoàn toàn tỏ hiện nơi thân xác đã tử nạn song phục sinh của Người. 

 

Đó là lý do, như bài phúc âm của Thánh ký Gioan cho Chúa Nhật Lễ Thánh Thần Hiện Xuống cho thấy, ngay vào lần hiện ra với các tông đồ vào tối ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Kitô Phục Sinh đã thông ban Thánh Thần vô cùng viên mãn của Người từ thân xác sống lại từ trong cõi chết của Người sang cho thành phần các tông đồ môn đệ của Người, bằng cách "thở hơi trên các vị mà nói: 'Các con hãy nhận lấy Thánh Thần'" (Gioan 20:22). 

 

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là:

 

1- Nếu các tông đồ đã lãnh nhận Thánh Thần của Chúa Kitô Phục Sinh rồi thì các vị còn nhận lãnh Thánh Thần trong Ngày lễ Ngũ Tuần nữa để làm gì, như Sách Tông Vụ trong bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật Thánh Thần Hiện Xuống thuật lại? 

 

2- Phải chăng có hai Thánh Thần khác nhau: lần thứ nhất là Thánh Thần của Chúa Kitô Phục Sinh, còn lần thứ hai là Thánh Thần của Chúa Cha, trong khi đó trong Ba Ngôi Thiên Chúa chỉ có một Thánh Thần duy nhất?? 

 

3- Nếu chỉ có một Thánh Thần nhưng các tông đồ phải lãnh nhận đến 2 lần thì mục đích các vị tông đồ cần phải lãnh nhận Thánh Thần đến hai lần để làm gì, có khác nhau hay chăng giữa lần thứ nhất và lần thứ hai???

 

Câu trả lời được căn cứ vào phụng vụ Lời Chúa cho cả 3 chu kỳ phụng niên A-B-C, chính yếu là bài đọc 1 theo Sách Tông Vụ 2:1-11 và bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan 20:19-23, là 2 bài đọc chính yếu được Giáo Hội chọn đọc cho cả 3 năm, còn bài đọc 2 của mỗi năm cũng được Giáo Hội chọn đọc chính yếu là Thư 1 của Thánh Phaolô gửi Giáo Đoàn Corinto 12:3b-7,12-13. Như thế, kể như chu kỳ phụng niên A-B-C cho Chúa Nhật Đại Lễ Thánh Thần Hiện Xuống chỉ là một, như các bài đọc cho Lễ Vọng chiều Thứ Bảy của lễ này cũng áp dụng cho cả 3 năm A-B-C. 

 

Câu trả lời đầu tiên được tìm thấy ngay trong bài Phúc Âm qua lời Chúa Giêsu phán với các tông đồ ngay trước khi Người thở hơi trên các vị để thông cho các vị Thánh Thần từ thân xác phục sinh của Người: "Cha đã sai Thầy thế nào thì Thầy cũng sai các con như vậy".  

 

Đúng thế, nếu chính bản thân Người là Đấng được Cha sai đã được Cha thánh hóa bằng Thánh Thần của Ngài thế nào (xem Luca 4:18-21 và Tông Vụ 10:38), thì thành phần môn đệ của Người muốn tiếp tục sứ vụ sai đi của Người trên thế gian này cũng cần phải được thánh hóa bằng Thánh Thần của Người như thế, Vị Thánh Thần được Thánh ký Gioan, trong bài Phúc Âm Lễ Vọng Hiện Xuống (Gioan 7:37-39) đã thuật lại lời Chúa Giêsu tiên báo về thành phần tin vào Người là: "từ lòng họ nước hằng sống sẽ chảy ra như giòng sông". Người nói điều ấy về Chúa Thánh Thần mà các kẻ tin nơi Người sẽ lãnh lấy, vì bởi Chúa Giêsu chưa được tôn vinh"

 

Do đó, Thánh Thần mà các vị được Chúa Kitô Phục Sinh thông cho từ thân xác sống lại từ cõi chết là Thánh Thần của Người, Vị Thánh Thần được Người thông sang cho các vị để chẳng những thánh hóa các vị mà còn để các vị có thẩm quyền thánh hóa nữa, bởi thế, ngay sau khi phán "các con hãy nhận lấy Thánh Linh", Người liền ban cho các vị quyền năng tha tội của Người: "Các con tha tội cho ai thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai thì tội người ấy bị cầm lại", một quyền năng đã được Giáo Hội hành sử qua Bí Tích Hòa Giải.

 

Còn Vị Thánh Thần mà các tông đồ lãnh nhận vào Ngày Lễ Ngũ Tuần là Vị Thánh Thần được Chúa Kitô Thăng Thiên từ Cha sai đến (xem Gioan 15:26), như một "quyền lực từ trên cao" (Luca 24:49) để các vị có thể làm chứng về Chúa Kitô Phục Sinh và cho Chúa Kitô Phục Sinh: "Các con sẽ là chứng nhân về điều ấy" (Luca 24:48): 

 

"Các con sẽ nhận được quyền năng khi Thánh Thần xuống trên các con; để rồi các con phải là chứng nhân của Thày ở Giêrusalem, khắp Giuđêa và Samaria, thậm chí cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:8). 

 

 

Chính vì sứ vụ làm chứng về Chúa Kitô và cho Chúa Kitô là một sứ vụ của Chúa Kitô và như Chúa Kitô, một Chúa Kitô Thiên Sai đã làm chứng về Cha và cho Cha là Đấng đã sai Người, nhất là bằng chính cuộc khổ nạn và tử giá của Người, mà các tông đồ môn đệ của Chúa Kitô chắc chắn cũng phải trải qua cùng một số phận khốn khổ tận cùng như Người và với Người, một số phận tự mình các vị không thể nào thực hiện nổi nếu các vị không được "mặc lấy quyền lực từ trên cao" (Luca 24:49) "khi Thánh Thần ngự xuống" trên các vị (Tông Vụ 1:8).

 

Đó là lý do biểu hiệu của Vị Thánh Thần là "quyền lực từ trên cao" khi hiện xuống trên Giáo Hội qua các tông đồ vào ngay lúc ban đầu ấy cũng hết sức mãnh liệt, đúng như Sách Tông Vụ diễn tả trong bài đọc 1 của Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống: 

 

"Từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp" (2:2). 

 

Hiện tượng mãnh liệt biểu hiệu cho "quyền năng từ trên cao" là Chúa Thánh Thần đây cũng đã được Sách Xuất Hành thuật lại trong bài đọc thứ nhất của Lễ Vọng Hiện Xuống về hiện tượng thần hiển của vị "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24) tỏ mình ra cho chung dân Do Thái cũng như cho riêng Moisen được Ngài sai đến cứu dân và lãnh đạo dân của Ngài:

 

"Qua ngày thứ ba, trời vừa sáng, có sấm vang chớp loè và mây dày đặc che phủ ngọn núi và tiếng tù và rền vang. Toàn dân trong trại kinh hãi. Môisen đưa dân ra khỏi trại để gặp Chúa, họ đứng dưới chân núi. Khắp núi Sinai bốc khói, vì Chúa ngự xuống đó trong ngọn lửa: khói bốc lên như bởi lò lửa và cả núi rung chuyển dữ dội. Tiếng tù và càng rúc mạnh. Môisen nói và Thiên Chúa đáp lại trong tiếng sấm. Chúa ngự xuống trên đỉnh núi Sinai, Người gọi Môisen lên đỉnh núi".

 

Tuy nhiên, để làm chứng về Chúa Kitô Sống Lại từ trong kẻ chết và cho Chúa Kitô Phục Sinh chiến thắng tội lỗi cùng sự chết, các tông đồ không phải chỉ cần "mặc lấy quyền lực từ trên cao" là đủ, các vị còn cần phải khôn ngoan thâm hiểu "tất cả sự thật" về Chúa Kitô (Gioan 16:13), kèm theo khả năng huấn dụ để có thể làm sáng tỏ "tất cả sự thật" là Chúa Kitô trước thế gian, nhờ đó chư dân có thể nhận biết Người hầu được "sự sống" như các vị và "hiệp thông" với các vị (xem 1Gioan 1:3).

 

Đó là lý do, trong biến cố Thánh Thần Hiện Xuống, Thánh ký Luca, ở Sách Tông Vụ của bài đọc 1 cho Chúa Nhật Hiện Xuống còn diễn tả Thánh Thần qua hình ảnh tiêu biểu ("lưỡi" và "lửa") về sự khôn ngoan thâm hiểu và khả năng huấn dụ nung nóng lòng người, (như những lời Chúa Giêsu đã nung nóng tâm hồn 2 môn đệ đi Emmau - Luca 24:32), đó là: 

 

"Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho họ nói".

 

Tác hiệu thần linh hiển nhiên nhất của biến cố Thánh Thần Hiện Xuống vào Ngày Lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem như biến cố khai sinh "Giáo Hội lữ hành tự bản chất là truyền giáo" (Sắc Lệnh Công Đồng Chung Vaticanô II về Hoạt Ðộng Truyền Giáo của Giáo Hội Ad Gentes - 2), được Thánh ký Luca chứng thực trong Tông Vụ ngay phần cuối của bài đọc 1 cho Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống như sau:

 

"Khi ấy, cư ngụ tại Giêrusalem, có những người Do-thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra thì đoàn lũ tuôn đến, tâm trí bỡ ngỡ, vì mỗi người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của mình. Mọi người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng: 'Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pôntô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai-cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở đây, là Do-thái và tòng giáo, là người Crêta và Á-rập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!'"

 

 

Tác dụng thần linh của biến cố Thánh Thần Hiện Xuống được diễn tả trên đây cho thấy Thánh Thần chính là nguyên lý hiệp nhất trong đa dạng (unity in diversity), hay đa dạng để hiệp nhất, nghĩa là tính chất đa dạng phải qui về mối hiệp nhất, chứ không phải để cạnh tranh nhau hay hơn thua với nhau, đi đến chỗ chia rẽ nhau, trái lại phải phục vụ thiện ích chung, trong việc xây dựng một "Hội Thánh duy nhất (unity)... công giáo (diversity)" của Chúa Kitô, đúng như những gì Thánh Phaolô xác tín và giảng dạy trong Thư 1 ngài gửi Giáo Đoàn Côrintô ở bài đọc thứ hai Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống như sau:

 

"Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa, là Ðấng làm mọi sự trong mọi người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tùy theo lợi ích. Cũng như chỉ có một thân thể nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do-thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đã uống trong một Thánh Thần".

 

Như thế, biến cố Thánh Thần Hiện Xuống trong Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem vào lúc ban đầu của Giáo Hội Chúa Kitô ấy không phải chỉ liên quan đến chính Giáo Hội và nội bộ Giáo Hội (hiệp nhất) mà đến cả thế giới (công giáo) nữa, đúng như lời nguyện hiến tế của Chúa Kitô kết thúc Bữa Tiệc Ly (Gioan 17:20-21):

 

"Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con".

Và thế giới đây không phải chỉ bao gồm loài người tạo vật mà là "toàn thể tạo vật" (Marco 16:15), tất cả những gì đã được Thiên Chúa dựng nên cho con người và lệ thuộc vào con người đã được cứu chuộc, nhất là thành phần Kitô hữu đã lãnh nhận Thánh Thần qua Phép Rửa, nhưng họ vẫn phải sống cuộc hành trình đức tin đầy cam go thử thách của mình trên thế gian này mà không thuộc về thế gian (xem Gioan 17:11,14), bằng chính niềm hy vọng cứu độ của mình "spe salvi" (nhan đề bức Thông Điệp thứ 2 của ĐTC Biển Đức XVI ban hành ngày 30/11/2007), đúng như Thánh Phaolô diễn tả trong Thư gửi Rôma (8:22-27) ở bài đọc 2 Lễ Vọng Hiện Xuống:

 
"Anh em thân mến, chúng ta biết rằng cho đến nay, mọi tạo vật đang rên siết trong cơn đau đớn như lúc sinh nở. Nhưng không phải chỉ tạo vật mà thôi đâu, mà cả chúng ta nữa, tức là những kẻ đã được hưởng của đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên rỉ trong mình chúng ta khi mong Thánh Thần nhận làm nghĩa tử, và cứu chuộc thân xác chúng ta. Vì chưng nhờ niềm cậy trông mà chúng ta được cứu độ".
 
Quả thực, như các tông đồ xưa, thành phần đã lãnh nhận Thánh Thần 2 lần, lần nhất sau từ Chúa Kitô qua thân xác sống lại từ trong cõi chết của Người để được thánh hóa, và lần hai từ Chúa Kitô thăng thiên sai đến để truyền giáo và làm chứng về Chúa Kitô và cho Chúa Kitô thế nào, thì Kitô hữu cũng được lãnh nhận Thánh Thần 2 lần: lần đầu qua Phép Rửa để được thánh hóa, và lần hai qua Bí Tích Thêm Sức để có thể làm chứng về Chúa Kitô và cho Chúa Kitô.
 
Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng được ban cho chúng con và ở trong chúng con để vọt lên sự sống đời đời là Lời Nhập Thể Vượt Qua trong tâm hồn chúng con. Xin hãy vang lên trong chúng con những lời than khôn tả, để cùng với Nhiệm Thể Chúa Kitô trên thiên cung, còn lữ hành và đang thanh luyện, cùng với mọi tạo vật hữu hình và vô hình, và nhờ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, chúng con có thể kêu lên rằng: "Abba - Cha ơi". Amen. 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

TDCTT-PVLC/CNHienXuong.mp3  

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -THỨ NĂM CN7PS-C

Thứ Năm sau Chúa Nhật VII Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 22, 30; 23, 6-11

"Con phải làm chứng về Ta tại Rôma".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, toà án muốn biết đích xác người Do-thái tố cáo Phaolô về tội gì, nên cởi trói cho ngài, và truyền lệnh cho các thượng tế và toàn thể công nghị họp lại, rồi dẫn Phaolô đến đứng trước mặt họ. Phaolô biết có một số người thuộc phe Sađốc, và một số khác thuộc phe biệt phái, nên kêu lớn tiếng giữa công nghị rằng: "Thưa anh em, tôi là biệt phái, con của người biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy vọng và vì sự sống lại của những người đã chết". Ngài vừa nói thế, thì xảy ra sự bất đồng ý kiến giữa các người biệt phái và Sađốc, và hội đồng đâm ra chia rẽ. Vì các người Sađốc cho rằng không có sự sống lại, không có thiên thần và thần linh; còn các người biệt phái thì tin tất cả điều đó. Tiếng la lối inh ỏi, và có mấy người biệt phái đứng lên bênh vực rằng: "Chúng tôi không thấy người này có tội gì; và nếu thần linh hay thiên thần nói với người này thì sao?" Cuộc tranh luận đã đến hồi gây cấn, viên quản cơ sợ Phaolô bị phân thây, nên sai lính xuống kéo ngài ra khỏi họ và dẫn về đồn.

Ðêm sau, Chúa hiện đến cùng ngài và phán: "Hãy can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì cũng phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 15, 1-2a và 5. 7-8. 9-10. 11

Ðáp: Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa (c. 1).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa. Con thưa cùng Chúa: Ngài là chúa tể con; Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con. - Ðáp.

2) Con chúc tụng Chúa vì đã ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng. - Ðáp.

3) Bởi thế, lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy điều hư nát. - Ðáp.

4) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa, tới muôn muôn đời! - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 18

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 17, 20-26

"Xin cho chúng nên một".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: "Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con. Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con. Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa".

Ðó là lời Chúa.

 

 

 

 

 

Chiều kích Hiệp Nhất Thần Linh trong Mùa Phục Sinh theo chủ đề "Thày là sự sống" không phải chỉ bao gồm giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người, giữa Người với Cha và các môn đệ của Người với Cha, mà còn giữa Giáo Hội qua các môn đệ của Người với thế gian và giữa thế gian với Người cũng như với Cha nữa, như lời Người đã cầu nguyện trong bài Phúc Âm hôm nay:  

 

"Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con". 

 

Thế nhưng, để các môn đệ của Người có thể trở thành trung gian môi giới cho cuc Hiệp Nhất Thần Linh giữa thế gian với Người và với Cha, thì Người cần phải thực hiện những gì Người thưa cùng Cha trong bài Phúc Âm hôm nay, đó là: 

 

"Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con".

 

"Vinh hiển mà Cha đã ban cho Con" đây là gì nếu không phải là cho Con được cơ hội làm rạng danh Cha trên Thánh Giá, nên các môn đệ của Người được Người cho thông phần vinh hiển của Người nghĩa là được lấy chính mạng sống của mình để làm chứng về Người và cho Người như Người đã làm chứng về Cha và tỏ Cha ra vậy, như trường hợp của Tông Đồ Phêrô trong bài Phúc Âm ngày mai. 

 

Trong lời nguyện dâng lên Cha của mình trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô còn cho thấy mối Hiệp Nhất Thần linh giữa Người và các môn đệ được Người cho tham phần vinh hiển của Người là chịu khổ với Người ấy nhờ thế mới được thực sự Hiệp Nhất Thần Linh với Người: "Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con", một ý định phản ảnh những gì Người đã nói trước với các tông đồ về thân phận tôi tớ không hơn chủ của các vị rằng: "Thày đi để dọn chỗ cho các con, Thày sẽ trở lại với các con để đưa các con đi với Thày để Thày ở đâu các con cũng ở đó" (Gioan 14:3). 

 

Lời nguyện hiến tế của Chúa Kitô kết thúc Bữa Tiệc Ly được Giáo Hội chọn đọc cho 3 ngày giữa tuần VII Phục Sinh (Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm) này bao gồm 3 phần rõ ràng: Phần nhất (Thứ Ba) Chúa Giêsu cầu cùng Cha cho chính bản thân Người để xin Cha làm rạng danh Người, nhờ đó Người cũng được làm rạng danh Cha. Phần thứ hai (Thứ Tư), Người cầu cho các tông đồ là nền tảng Giáo Hội Người thiết lập, liên quan đến thân mệnh của các vị, thành phần "thuộc về Cha" và "là của Cha" nhưng còn ở thế gian và sẽ bị thế gian bách hại, cần phải được "thánh hóa trong chân lý", để chẳng những ở trong thế gian mà không thuộc về thế gian mà còn có thể làm chứng cho chân lý là Chúa Kitô nữa. Phần thứ ba (Thứ Năm hôm nay), Người cầu cho thế giới tin Người qua chứng từ của các tông đồ nói riêng và Giáo Hội của Người nói chung, để nhờ đó "tất cả được hiệp nhất nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha".

 

Tuy nhiên, ở phần thứ ba của Lời Nguyện Hiến Tế này của mình, về nội dung, Chúa Kitô vẫn tiếp tục cầu cho các tông đồ, thành phần sau khi đã "được thánh hóa trong chân lý", tức đã nhận biết sự thật là Chúa Kitô, hay "đã nhận biết Con bởi Cha mà ra", thì sẽ làm chứng cho Người trước thế gian. Thế nhưng, để làm chứng cho một Đấng đã chịu khổ nạn và tử giá, các vị cần phải được thông phần với Người, ở chỗ "Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con", tức là đã tạo cho các vị có cơ hội để Thiên Chúa có thể tỏ mình ra, hay tỏ vinh hiển của Ngài ra, qua họ như qua chính Chúa Kitô trên Thánh Giá cứu độ. Nhờ đó mà các vị mới được hiệp nhất nên một với Người, mới hoàn toàn nên giống Người: "Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con". Và như thế, các vị mới tiến tới chỗ "tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa" - "Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con".

 

Thật vậy, nếu trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô đã thưa cùng Cha của Người về số phận diễm phúc của các tông đồ được Người tuyển chọn để có thể thông phần vinh hiển của Người và với Người bằng hy sinh khổ ải thế nào để có thể nên giống Người và được Hiệp Nhất Thần Linh với người, thì trong bài đọc thứ nhất hôm nay cũng thế, chính Người cũng đã trấn an Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô và phấn khích ngài, sau khi bị điệu ra trước công nghị để "bị xét xử vì niềm hy vọng và vì sự sống lại của những người đã chết", và đang bị nhốt trong một "đồn" canh, tiếp tục làm chứng về Người chẳng những ở Giêrusalem là giáo đô của Do Thái giáo, mà còn tại chính Rôma là thủ đô của đế quốc Rôma, một địa điểm là tương lai của Giáo Đô Rôma của Kitô giáo: "Hãy can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì cũng phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy".

 

Chính việc làm chứng của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô ở hai địa điểm chính yếu bao gồm cả Do Thái giáo lẫn Dân Ngoại Kitô giáo này cho thấy mối Hiệp Nhất Thần Linh giữa ngài và Chúa Kitô đến đâu, đến độ ngài đã trở thành đúng như ý định chọn lựa của Chúa Kitô, Đấng đã tỏ mình ra cho ngài trên đường đi Damascô và sai ngài đi: "Ta đã làm cho ngươi trở thành ánh sáng chư dân, thành phương tiện cứu độ cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 13:47).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

PS.VII-5.mp3