2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- THỨ BA 18-6-2019

Thứ Ba sau Chúa Nhật 11 Quanh Năm

 

Bài Ðọc I: (Năm I) 2 Cr 8, 1-9

"Vì anh em, Ðức Kitô đã nên thân phận nghèo khó".

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, chúng tôi tỏ cho anh em biết về ân huệ Thiên Chúa đã ban cho giáo đoàn xứ Macêđônia. Trong nhiều nỗi gian truân thử thách, họ được tràn đầy vui mừng, và cảnh cùng cực thẳm sâu của họ lại trở nên kho tàng phúc hậu. Tôi làm chứng rằng: họ đã tự động nài ép tôi cho họ được ân huệ tham dự vào việc phục vụ các thánh, tuỳ sức họ và quá sức họ nữa. Không phải như chúng tôi hy vọng mà thôi, họ còn đã hiến mình, trước tiên là cho Chúa, sau là cho chúng tôi, chiếu theo ý muốn của Thiên Chúa. Vì thế, chúng tôi cũng đã xin Titô hoàn thành việc nghĩa đó cả nơi anh em nữa, như Titô đã khởi sự trước kia. Nhưng cũng như anh em vượt trổi về mọi mặt: về lòng tin, về hùng biện, về sự hiểu biết, về mọi hình thức nhiệt thành, cũng như về lòng bác ái của anh em, thì anh em cũng phải vượt trổi trong việc phúc đức này.

Tôi nói thế, không phải có ý truyền lệnh đâu, nhưng để nhờ lòng sốt mến của kẻ khác, thử lòng chân thành bác ái của anh em. Vì anh em biết lòng quảng đại của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mặc dù giàu sang, Người đã nên thân phận nghèo khó, để nhờ việc nghèo khó của Người, anh em nên giàu có.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 145, 2. 5-6. 7. 8-9a

Ðáp: Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa (c. 2a).

Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa, tôi sẽ ngợi khen Chúa trong cả cuộc đời, bao lâu còn có thân tôi, tôi còn ca ngợi Chúa. - Ðáp.

2) Phúc thay người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ, người đặt hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa của mình: Ngài là Ðấng đã tạo thành trời đất, biển khơi và muôn vật chúng đang chứa đựng, Ngài là Ðấng giữ lòng trung tín muôn đời. - Ðáp.

3) Ðấng trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. - Ðáp.

4) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù. Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quí các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 24, 4c và 5a

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa, và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 5, 43-48

"Các ngươi hãy yêu thương thù địch".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe dạy: "Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù". Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các con, hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con: để như vậy các con nên con cái Cha các con, Ðấng ngự trên trời: Người khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương. Vì nếu các con yêu thương những ai mến trọng các con, thì các con được công phúc gì? Các người thu thuế không làm thế ư? Nếu các con chỉ chào hỏi anh em các con thôi, thì các con đâu có làm chi hơn? Những người ngoại giáo không làm như thế ư? Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Ðấng hoàn hảo".

Ðó là lời Chúa.

 

image.png

 

Đức ái trọn hảo như Cha trên trời

 

Bài Phúc Âm hôm nay (Mathêu 5:43-48) đúng là tột đỉnh của Bài Giảng Trên Núi của Chúa Kitô, ở ngay câu kết: "Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo". 

 Qua câu chính yếu nhất của Bài Giảng Trên Núi này và là câu làm nên tất cả Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành của Chúa Kitô ấy, chúng ta có thể kết luận một cách suy diễn như thế này: Vì các con là môn đệ của Thày nên các con phải nên trọn lành như Cha của các con trên trời là Đấng trọn lành, theo như những gì Thày truyền dạy các con trong việc sống tinh thần của lề luật là chính đức ái trọn hảo vậy.

 Ở chỗ, nếu theo tâm lý và lý lẽ tự nhiên "Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù", thì sống bác ái trọn lành theo Chúa Kitô để có thể nên trọn lành như Cha trên trời, thành phần môn đệ của Chúa Kitô cần phải: "yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các con, hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con", chứ không thể sống ở tầm mức tự nhiên như hai thành phần vốn bị dân Do Thái khinh bỉ, đó là thành phần "thu thuế" vốn bị họ coi là hạng người tội lỗi, hay như thành phần "ngoại giáo" vốn bị họ coi là thành phần ô uế nhơ nhớp, đáng xa tránh. 

 Trong lời Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Người sống bác ái trọn hảo: "các con hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các con, hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con", chúng ta thấy, trước hết, về đối tượng, tinh thần bác ái trọn lành ở chỗ "yêu thương (cả) thù địch" nữa chứ không phải chỉ những ai yêu thương chúng ta hay những ai chúng ta thích hoặc thành thần thân nhân ruột thịt của chúng ta mà thôi. 

 Sau nữa, về hành động, tinh thần bác ái trọn lành là ở chỗ "làm ơn cho những kẻ ghét các con, hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con". Tức là "làm ơn" và "cầu nguyện" cho những đối tượng "thù địch" của mình, vì họ là những người "thù ghét" mình, "bắt bớ" mình và "nguyền rủa" mình, chứ không phải là thành phần thương yêu mình hay được mình thương yêu. 

 Riêng về vấn đề "làm ơn", Thánh Phaolô, trong bài đọc 1 hôm nay (2Corinto 8:1-9) đã đề cập đến mẫu gương của "giáo đoàn xứ Macêđônia", một giáo đoàn cho dù trải qua "gian nan thử thách" nhưng vẫn "trở thành kho tàng phúc hậu" một cách lạ lùng cho tha nhân, như ngài đã viết về họ như sau:

 "Trong nhiều nỗi gian truân thử thách, họ được tràn đầy vui mừng, và cảnh cùng cực thẳm sâu của họ lại trở nên kho tàng phúc hậu. Tôi làm chứng rằng: họ đã tự động nài ép tôi cho họ được ân huệ tham dự vào việc phục vụ các thánh, tùy sức họ và quá sức họ nữa. Không phải như chúng tôi hy vọng mà thôi, họ còn đã hiến mình, trước tiên là cho Chúa, sau là cho chúng tôi, chiếu theo ý muốn của Thiên Chúa".

 Như thế, giáo đoàn này đã thực sự phản ảnh, như Thánh Phaolô nói trong cùng bài đọc 1 cho Năm lẻ hôm nay: "lòng quảng đại của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mặc dù giàu sang, Người đã nên thân phận nghèo khó, để nhờ việc nghèo khó của Người, anh em nên giàu có".

 Vì đức ái trọn hảo xuất phát từ Thiên Chúa và là chính bản tính của Thiên Chúa mà Ngài yêu thương hết mọi người, nhất là những ai hèn yếu đáng thương, như Bài Đáp Ca (nhất là câu 3 và 4) được trích từ Thánh Vịnh 145 (2,5-6,7,8-9a) đã cảm nhận và cho thấy:

 3) Đấng trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. 

4) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù. Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quí các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. 

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

TN.XIL-3.mp3  

CẢM NGHIỆM SỐNG - REFLECTION 17-6-2019

 Solemnity of the Most Holy Trinity

                                       (Monday 17/06/2019)

A REFLECTION – The Most Holy Trinity, Year C (John 16:12-15)

O LORD, OUR GOD! The mystery of the Blessed Trinity is too deep for us now. But gradually the Holy Spirit will lead us to the fullness of the truth about God. Day by day we will grow in our sense of wonder that this God, who created the heavens and the earth, cares for us in an intimate, personal way. All we can do is cry out ‘Glory’ to the one God, the Father, the Son and the Holy Spirit.

Trinity Song By Fr. Frank Andersen M.S.C (Eagle Wing's):

https://www.google.com/search?source=hp&ei=7l8DXaXVBoWwrQHww7WQDQ&q=The+Most+Holy+Trinity+song+youtube&oq=The+Most+Holy+Trinity+song+youtube&gs_l=psy-ab.3...2227.6829..7593...0.0..0.628.3374.0j5j6j0j1j1......0....2j1..gws-wiz.......0i19j0i203j0i22i30j33i22i29i30j33i21.VqmVCVT5xog

 

       We offer You, O most Holy Trinity

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BẢY 15-6-2019

  •  
    Chi Tran
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     
     

    Có thì nói có, không thì nói không.

    15/06 – Thứ Bảy tuần 10 thường niên.

    "Thầy bảo các con: đừng thề chi cả".

     

    Lời Chúa: Mt 5, 33-37

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con lại còn nghe dạy người xưa rằng: "Ðừng bội thề, nhưng hãy giữ lời ngươi đã thề với Chúa". Phần Thầy, Thầy bảo các con: Ðừng thề chi cả, đừng lấy trời mà thề, vì là ngai của Thiên Chúa; đừng lấy đất mà thề, vì là bệ đặt chân của Người; đừng lấy Giêrusalem mà thề, vì là thành của Vua cao cả; cũng đừng chỉ đầu mà thề, vì con không thể làm cho một sợi tóc ra trắng hoặc ra đen được.

    Nhưng lời các con phải: có thì nói có, không thì nói không; nói thêm thắt là do sự dữ mà ra".

     

    SUY NIỆM : Có thì nói có

    Trong một xã hội mà sự dối trá lừa đảo đã trở thành luật sống, thì sự trung thực quả là vàng. Phải chăng nhiều người Kitô hữu chúng ta lại không cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, giới răn thứ tám không còn ràng buộc nữa? Người người dối trá, tại sao tôi không dối trá, miễn là tôi không vi phạm đến quyền lợi người khác thì thôi!

     

    Chúa Giêsu không chấp nhận bất cứ một luật trừ trong giới răn này: "Có thì nói có, không thì nói không, thêm thắt điều gì là do ma quỷ mà ra". Nền tảng của giới răn này chính là phẩm giá của con người. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Ðấng chân thật, cho nên thuộc tính cơ bản nhất của con người cũng phải là chân thật. Thiên Chúa phán một lời liền có trời đất muôn vật, không có quãng cách giữa lời và hành động của Thiên Chúa. Người tôn trọng phẩm giá cao cả của minh đương nhiên cũng là người tôn trọng lời nói của mình, đó là đòi hỏi của bất cứ nền luân lý đạo đức nào.

    Ðón nhận chân lý mạc khải của Thiên Chúa về con người, người Kitô hữu phải ý thức hơn ai hết về phẩm giá cao trọng của mình. Phẩm giá ấy được thể hiện hay không là tùy ở mức độ trung thực của họ. Bản sắc của người Kitô hữu có được thể hiện hay không là tùy ở mức độ trong suốt của cuộc sống của họ. Niềm tin của người Kitô hữu có khả tín hay không là tùy họ có can đảm để lội ngược dòng giữa một xã hội mà dối trá đã trở thành luật sống.

    Những vần thơ sau đây của thi sĩ Phùng Quán quả thật đáng cho chúng ta suy nghĩ:

    Yêu ai cứ bảo rằng yêu

    Ghét ai cứ bảo rằng ghét.

    Dù ai ngon ngọt nuông chiều,

    Cũng không nói yêu thành ghét.

    Dù ai cầm dao dọa giết,

    Cũng không nói ghét thành yêu.

     

    Chúa Giêsu đã sống cho đến cùng những lời Ngài rao giảng. Dù cái chết cũng không khóa được những lời sự thật của Ngài và cái chết của Ngài trên Thập giá cuối cùng cũng trở thành lời. Biết bao người đang chờ được nghe những lời chân thật của các Kitô hữu, không chỉ những lời thốt ra từ môi miệng, mà còn là những lời từ một cuộc sống ngay thẳng, thanh liêm.

    Nguyện xin Chúa gìn giữ và ban cho chúng ta can đảm để làm chứng cho lời chân lý của Ngài.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

    --------------------------------------------

     


CẢM NGHIỆM SỐNG-REFLECTIONS -THE MOST TRINITY

  •  
    Mo Nguyen
     
    Jun 16 at 5:51 PM
     
     
    this I.jpg

                

    This I believe (The Creed) Hillsong Worship

     

     

                            THE MOST TRINITY / C – SUNDAY 16 JUNE 2019

                                            REFLECTIONS ON THE GOSPEL

                                                      (John 16: 12-15)

                                   A DIVINE COMMUNION OF LOVE

    The Christian mystery of the Trinity arises out of a sense of God as an active communion of love. I say ‘active’ when perhaps it would have been more appropriate to say an ‘outgoing’ community of love.

    The first disciples of Jesus came to understand that in their interaction with him they were being drawn into the unique personal relationship that he enjoyed with the God he addressed as ‘Abba, Father’ (Mark 14: 36; see Luke 10:21-22).

    Jesus’ death did not put an end to this experience. A key aspect of the disciples’ experience of his resurrection was a sense of still being grasped within this relationship between Jesus and the Father. So powerful was the experience that they attributed it to the creative power of God known in the Old Testament as the ‘Spirit’ (Gen 1:1-2; Ezek 36: 26-37: 14). So personal was the experience that, eventually, they came to recognise it as involving a third divine person.

    So, without injury to the basic monotheism which Christianity derived from its origins in the Jewish faith, the sense of Three Persons in the One God came into being – not as an arid theological puzzle but as a way of expressing a sense of being drawn into a divine communion of love.

    In today’s Gospel Jesus assures his disciples that their sharing in the intimate relationship between himself and the Father will not cease with his physical absence. It will continue through the gift of the Spirit, empowering them to extend that experience of divine love to the world.

    Brendan Byrne, SJ

    This I Believe (The Creed) - Hillsong Worship:

    https://www.youtube.com/watch?v=FtUNQpu2b7Q 

     

                THIS I BELIEVE (THE CREED)

     

    the Creek.jpg
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- THỨ SÁU 14-6-2019

Thứ Sáu 14-6-2019

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA

Bài Đọc I: (Năm I) 2 Cr 4, 7-15

"Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại, cũng sẽ làm cho chúng tôi được sống lại với Đức Giêsu và sẽ đặt chúng tôi bên Người làm một với anh em".

Bài trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, chúng ta chứa đựng kho tàng ấy trong những bình sành, để biết rằng quyền lực vô song đó là của Thiên Chúa, chứ không phải phát xuất tự chúng ta. Chúng ta chịu khổ cực tư bề, nhưng không bị đè bẹp; chúng ta phải long đong, nhưng không tuyệt vọng; chúng ta bị bắt bớ, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Bởi vì chúng ta luôn mang trên thân xác mình sự chết của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác chúng ta. Vì chưng, mặc dầu đang sống, nhưng vì Đức Giêsu, chúng tôi luôn luôn nộp mình chịu chết, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện trong thân xác hay chết của chúng tôi. Vậy sự chết hoành hành nơi chúng tôi, còn sự sống hoạt động nơi anh em. Nhưng anh em hãy có một tinh thần đức tin, như đã chép rằng: "Tôi đã tin, nên tôi đã nói", và chúng tôi tin, nên chúng tôi cũng nói, bởi chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại, cũng sẽ làm cho chúng tôi được sống lại với Đức Giêsu, và sẽ đặt chúng tôi bên Người làm một với anh em. Mọi sự đều vì anh em, để ân sủng càng tràn đầy, bởi nhiều kẻ tạ ơn, thì càng gia tăng vinh quang Thiên Chúa.

Đó là lời Chúa.  

   Đáp Ca: Tv 115, 10-11. 15-16. 17-18

Đáp: Lạy Chúa, con sẽ hiến dâng lời ca ngợi làm sinh lễ (c. 17a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Tôi đã tin cậy ngay cả trong lúc tôi nói: "Tấm thân tôi trăm phần khổ cực!" Trong lúc kinh hoàng tôi đã thốt ra: "Hết mọi người đều giả dối". - Đáp.

2) Trước mặt Chúa thật là quý hoá cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. Ôi lạy Chúa, con là tôi tớ Chúa, tôi tớ Ngài, con trai của nữ tì Ngài, Ngài đã bẻ gãy xiềng xích cho con. - Đáp.

3) Con sẽ hiến dâng lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài. - Đáp. 

 

Alleluia: Ga 1, 14 và 22b

Alleluia, alleluia! - Ngôi lời đã làm người và ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 5, 27-32

"Ai nhìn người nữ mà ước ao phạm tội, thì đã ngoại tình với người ấy trong lòng rồi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe dạy người xưa rằng: "Chớ ngoại tình". Phần Thầy, Thầy bảo các con: Ai nhìn người nữ mà ước ao phạm tội, thì đã ngoại tình với người ấy trong lòng rồi. Nếu mắt bên phải con làm con vấp phạm, thì hãy móc quăng khỏi con đi: thà mất một chi thể còn lợi cho con hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Và nếu tay phải con làm con vấp phạm, thì hãy chặt mà quăng đi, vì thà mất một chi thể còn lợi cho con hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục.

"Có lời dạy rằng: "Ai bỏ vợ mình, hãy trao cho vợ một giấy ly dị". Phần Thầy, Thầy bảo các con: bất cứ ai bỏ vợ mình-ngoại trừ vì lý do gian dâm-là làm cớ cho vợ ngoại tình; và ai cưới người vợ bị bỏ, cũng phạm tội ngoại tình nữa".

Ðó là lời Chúa.

 

Suy Niệm

"Sự chết hoành hành"

 

Nếu Bài Phúc Âm hôm qua, Bài Giảng về Phúc Đức Trọn Lành của Chúa Giêsu cho các môn đệ của Người liên quan đến điều răn thứ 5 là "chớ giết người", thì bài Phúc Âm hôm nay, lời của Người dạy liên quan đến điều răn thứ 9 là "chớ muốn vợ chồng người": "Chớ ngoại tình". 

Tuy nhiên, hành động "ngoại tình" hay tội "ngoại tình" ở đây, như Chúa Kitô dạy, không phải chỉ ở chỗ trực tiếp liên hệ xác thịt với người khác phái, mà còn ở chỗ, cách riêng với nam nhân, ước muốn hoan hưởng thân xác của người phụ nữ nữa. Chính cái thèm khát dâm dục với bất cứ người phụ nữ nào nơi nam nhân thì họ đã ngoại tình với người nữ ấy rồi, cho dù người nữ ấy không có chồng: "Thầy bảo các con: Ai nhìn người nữ (ở đây Chúa nói trống và nói chung về "người nữ", chứ không phải là người nữ có chồng) mà ước ao phạm tội, thì đã ngoại tình với người ấy trong lòng rồi". 

Chúa Giêsu nói đến chuyện ngoại tình ở đây không phải chỉ liên quan đến nam nhân, mà theo tinh thần của điều răn Thứ 9 "chớ muốn vợ chồng ngưòi" và theo ý của Người về vấn đề cái xấu xuất phát từ trong lòng và phạm tội ngay từ trong lòng, ngoại tình ngay từ trong lòng, thì lời Người nói bao gồm cả nữ giới nữa, nếu bất cứ một người nữ nào nói chung và người vợ nào nói riêng, có tư tình với một người đàn ông đã có vợ (nơi trường hợp cả người nữ chưa chồng hay đã có chồng) hay một người đàn ông chưa có vợ (nơi trường hợp người vợ đã có chồng), thì đã phạm tội ngoại tình với ngưoòi đàn ông ấy rồi, cho dù chưa ăn nằm với chàng ta. Chẳng hạn lúc nào cũng mơ tưởng về chàng đến độ lén lút tìm cách liên lạc với chàng hoặc gặp chàng v.v. 

Còn trường hợp họ có chồng mà bị chồng bỏ, không phải vì lý do gian dâm là hành vi hoàn toàn phản nghịch lại với bản chất của hôn nhân vợ chồng nên một xác thịt với nhau (chứ không phải với bất cứ một ai khác ngoài chồng của mình hay vợ của mình), thì người chồng bỏ vợ ấy đã tạo cơ hội chẳng những cho vợ mình ngoại tình mà còn cho cả người nào ăn nằm với nàng nữa: "bất cứ ai bỏ vợ mình-ngoại trừ vì lý do gian dâm-là làm cớ cho vợ ngoại tình; và ai cưới người vợ bị bỏ, cũng phạm tội ngoại tình nữa". 

Ở đây Chúa Kitô chỉ nói đến trách nhiệm của người chồng bỏ vợ nếu nàng ăn ở với người khác, hay nếu người nam khác ăn nằm với nàng, nhưng không phải vì thế mà Người không bao gồm tội ngoại tình của người chồng, ở chỗ, một khi không có vợ, người chồng bỏ vợ ấy có thể sẽ đi đến chỗ thèm thuồng dâm dục với bất cứ người đàn bà nào không phải là vợ của mình, thậm chí vì đã thèm thuồng người nữ khác ngon hơn vợ của mình nên họ đã bỏ vợ mình, hay họ trực tiếp liên hệ dâm dục với những người đàn bà mà chàng cảm thấy bị thu hút bất khả chống cưỡng, khi không còn vợ nữa, đến độ họ có thể cưỡng hiếp người ta khi bị chống cự cho thỏa mãn thú tính lăng loàn của họ. 

Một trong những lý do chính yếu khiến con người sa ngã phạm tội đó là vì họ quên mất sự hiện diện thần linh của Thiên Chúa trong tâm hồn của họ và trong cuộc đời của họ. Ngài là Thiên Chúa thấu suốt mọi sự, cho dù những gì sâu thẳm nhất trong thâm tâm của họ, như ước muốn hoan hưởng xác thịt của người nữ nào mà họ đang thèm khát. Và cũng chính vì Thiên Chúa biết cả những gì kín mật nhất và xấu xa của họ như thế mà tác động ước muốn ấy mới xấu xa và có tội phạm đến Ngài. 

Bởi thế, muốn giữ mình sạch tội nói chung và khỏi tội dâm dục ngay từ ước muốn nói riêng, con người Kitô hữu tự bản chất vốn yếu hèn như tất cả mọi phàm nhân trên trần gian này, cho dù có Thánh Sủng trong tâm hồn từ khi lãnh nhận Phép Rửa, nhưng Thánh Sủng như kho tàng thần linh cô cùng quí báu ấy nơi chúng ta chẳng khác gì, như Thánh Phaolô diễn tả trong Bài Đọc I hôm nay: "chúng ta chứa đựng kho tàng ấy trong những bình sành", dễ vỡ và dễ bị mất đi, cần phải có ơn Chúa gìn giữ đặc biệt, bởi "quyền lực vô song đó là của Thiên Chúa, chứ không phải phát xuất tự chúng ta", như Vị Tông Đồ Dân Ngoại này đã thâm tín và khẳng định trong cùng Bài Đọc I hôm nay. 

Nhờ ơn Chúa, nhờ "quyền lực vô song của Thiên Chúa" nơi mình, Kitô hữu mới có thể sống trọn lành, đến độ có thể nói như Thánh Phaolô trong Bài Đọc 1 hôm nay: "Mặc dầu đang sống, nhưng vì Đức Giêsu, chúng tôi luôn luôn nộp mình chịu chết, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện trong thân xác hay chết của chúng tôi", đến độ Kitô hữu có thể thông đạt sự sống thần linh trọn hảo đó cho anh chị em của mình đúng như cảm nghiệm của Thánh Phaolô Tông Đồ được ngài bày tỏ ngay sau đó: "Vậy sự chết hoành hành nơi chúng tôi, còn sự sống hoạt động nơi anh em". 

Vì kho tàng Thánh Sủng vô cùng quí báu nơi Kitô hữu được chứa đựng nơi bình sành thân xác vô cùng yếu hèn của họ mà không có quyền lực vô song của Thiên Chúa họ không thể nào giữ mình sạch tội và trong sạch về xác thịt trên thế gian đầy những cám dỗ khiến con người vốn hướng hạ không thể nào không sa ngã, mà họ cần phải tin tưởng vào Thiên Chúa và gắn bó van xin cùng Thiên Chúa theo chiều hướng của Bài Đáp Ca hôm nay:  

1) Tôi đã tin cậy ngay cả trong lúc tôi nói: "Tấm thân tôi trăm phần khổ cực!" Trong lúc kinh hoàng tôi đã thốt ra: "Hết mọi người đều giả dối".

2) Trước mặt Chúa thật là quý hoá cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. Ôi lạy Chúa, con là tôi tớ Chúa, tôi tớ Ngài, con trai của nữ tì Ngài, Ngài đã bẻ gãy xiềng xích cho con.

3) Con sẽ hiến dâng lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài.

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

TN.XL-6.mp3