2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BA CN13TN-C

Chia sẻ Lời Chúa - Thứ Ba 2-7-19
 
CẢM NGHIỆM SỐNG: Tin Mừng Thánh Matthêu. (8: 23-27)
 
Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thuyền, có các môn đệ theo Người. Và đây biển động dữ dội, đến nỗi sóng phủ lên thuyền, thế mà Người vẫn ngủ. Các môn đệ lại gần đánh thức Người dậy mà rằng: "Lạy Thầy, xin cứu lấy chúng con kẻo chết mất!" Chúa phán: "Hỡi những kẻ yếu lòng tin! Sao các con nhát sợ?" Bấy giờ Người chỗi dậy, truyền lệnh cho gió và biển. Và biển yên lặng như tờ! Cho nên những người ấy kinh ngạc mà rằng: "Ông này là ai mà gió và biển đều vâng phục?"
 
Suy Niệm/ SỐNG VÀ CHIA SẺ:
 
Do bản tính yếu đuối của con người, sợ hãi cũng là một bản chất bình thường. Khi đối diện với cái chết, nỗi sợ hãi sẽ ghê gớm khiến các môn đệ phải khiếp sợ. Họ cầu xin Chúa Giê-su cứu mạng sống họ. Chúa Giêsu đã cứu họ bằng cách ra lệnh cho gió và biển phải yên lặng.
 
Trong mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa, đức tin đóng một vai trò thiết yếu. Đức tin sẽ cứu con người khỏi mọi loại sợ hãi, đặc biệt là với quyền lực của tử thần. Nếu các môn đệ tin tưởng mạnh mẽ vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, họ sẽ chiến thắng nỗi sợ hãi của họ.
 
Con người không có quyền lực đối với thảm họa thiên nhiên, nhưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và quyền năng của ngài có thể chìến thắng tất cả mọi sự như ngài đã nói: "Đối với con người, điều này là không thể, nhưng đối với Thiên Chúa, mọi thứ đều có thể."(Mt. 19, 26) )
 
Niềm tin vào Chúa Giêsu Con Thiên Chúa không chỉ cứu con người khỏi cái chết của thân xác mà còn là cái chết trong tội lỗi vì Ngài là Đấng Cứu Thế. Niềm tin vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu thế sẽ mang đến sự sống đời đời.
 
"Điều làm cho chúng ta thắng được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta. Ai là kẻ thắng được thế gian, nếu không phải là người tin rằng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa?"(1 Ga. 5, 4-5)
 
Bình an của Chúa Kitô!
 
Đa-Minh Quang Hoàng, người Kitô hữu.
 
--
 
Bible sharing - Tuesday 7-2-19
 
Gospel MT 8: 23-27
 
As Jesus got into a boat, his disciples followed him. Suddenly a violent storm came up on the sea, so that the boat was being swamped by waves; but he was asleep. They came and woke him, saying, "Lord, save us! We are perishing!" He said to them, "Why are you terrified, O you of little faith?" Then he got up, rebuked the winds and the sea, and there was great calm. The men were amazed and said, "What sort of man is this, whom even the winds and the sea obey?"
 
Reflection!
 
Due to the weak nature of the human, fear is also a normal nature. When facing death, the fear will be extreme to make the disciples terrified. They asked Jesus to save their life. Jesus saved them by ordering the winds and the sea to be quiet.
 
In the relation between human and God, faith plays an essential role. The faith would save the human from all kinds of fear, especially from the power of death. If the disciples strongly believed in Jesus as the Son of God, they would conquer their fear.
 
The human has no power over the natural disaster but Jesus is the Son of God and his power can conquer all things as he said, "For human beings this is impossible, but for God all things are possible.”(Mt. 19, 26)
 
Faith in Jesus the Son of God does not only save the human from the death of the body but also the death in sins because he is a Savior of the world. Faith in Jesus a Savior of the world would bring to eternal life.
 
"The victory that conquers the world is our faith. Who [indeed] is the victor over the world but the one who believes that Jesus is the Son of God?"(1 Jn. 5, 4-5)
 
Peace of Christ!
 
Bro. Dominic Quang Hoang

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -A REFLECTION THỨ HAI 01-7-2019

  •  
    Mo Nguyen
     
    Jun 30 at 4:13 PM
     
     
    lost sheep.jpg

     

          Jesus’ joy at finding the lost sheep             

    A REFLECTION (Monday 01/07/201)

    REJOICING IN HEAVEN. The shepherd’s joy at finding the lost sheep is but a dim reflection of the joy of the Good Shepherd when a repentant sinner turns back to God. As Christ’s body in the world, may we bring joy to heaven and earth by looking for the lost, bandaging the wounded and making the weak strong.

    Chris Tomlin - Rejoice with Lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=CLMOUhSmefY

     

    The joy of the Good Shepherd when a repentant sinner turns back to God

     

    hoang đàn.jpg
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BẢY 29-6-2019

  •  
    Chi Tran

     
    Ảnh cùng dòng

    Giáo Hội phục vụ.

    29/06 – Thứ Bảy tuần 12 thường niên – THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ. Lễ trọng. Cầu cho giáo dân.

    "Con là Đá, Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời".

     

     

    * Thánh Phêrô và thánh Phaolô không giống nhau về tính khí, cũng không giống nhau về phạm vi hoạt động. Hoàn cảnh các vị gặp Chúa đã tạo nên nét đặc biệt cho sứ vụ tông đồ của mỗi vị. Rồi tài ba của thánh Phaolô quả là có một không hai trong Kitô giáo.

    Nhưng hai vị liên kết với nhau nhờ lòng tin sâu xa và lòng yêu mến nhiệt thành đối với Đức Kitô. Các vị đã đổ máu mình để làm chứng cho Chúa Kitô tại Rôma; có lẽ thánh Phêrô năm 64 và thánh Phaolô năm 67.

                       

    Lời Chúa: Mt 16, 13-19

    Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó".

    Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?"

    Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".

    Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".

     
     

    SUY NIỆM LỄ Th. PHÊRÔ & Th. PHAOLÔ TÔNG ĐỒ

    Lời Chúa: Cv. 12, 1-11; 2Tm. 4, 6-8.17-18; Mt. 16, 13-19

     

    Suy Niệm : Hai con người

    Từ xưa tới nay, Giáo Hội vẫn có thói quen liên kết hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô trong một triều thiên vinh quang. Kinh Tiền Tụng hôm nay đã diễn tả như sau: Thánh Phêrô là vị thủ lãnh trong việc tuyên xưng Đức Kitô.

     

    Thánh Phaolô là người bảo vệ lừng danh trong việc tìm hiểu Đức Kitô. Thánh Phêrô thiết lập Hội Thánh tiên khởi cho những người Israel còn lại. Thánh Phaolô là thầy và là đấng dạy dỗ muôn dân được kêu gọi. Và kinh Tiền Tụng đã kết luận: Các ngài đã dùng những đường lối khác nhau mà quy tụ một gia đình cho Chúa. Với lời ca tụng trên đây, Giáo Hội không những đề cao sự hợp nhất giữa hai đường lối khác nhau mà còn ngợi khen sự hợp nhất giữa hai con người có nhiều khác biệt.

    Thực vậy, thánh Phêrô vốn bản chất dân chài lưới, trực tính và nghiêng về thực tiễn. Còn thánh Phaolô là người trí thức, hay lý luận và thích đào sâu giáo lý. Thánh Phêrô quan tâm đến việc loan báo Tin Mừng cho người đạo cũ, nên không muốn sửa đổi nhiều những gì vốn có kẻo phật lòng họ. Còn thánh Phaolô nhằm truyền bá đức tin cho các dân ngoại, nên muốn bỏ đi những lề luật của đạo cũ không còn thích hợp, kẻo nặng gánh cho những người dân ngoại xin tòng giáo.

    Thánh Phêrô là Giáo hoàng, nhưng không vì thế mà áp đặt ý kiến của mình. Thánh Phaolô là Giám mục, nhưng không vì thế mà không thẳng thắn trình bày quan điểm riêng của mình, để trao đổi và bàn luận. Thánh Phêrô là người đã có lần chối Chúa vì yếu đuối và đã ăn năn sám hối do cái nhìn xót thương của Chúa. Còn thánh Phaolô đã có lần bắt bớ đạo Chúa vì lầm lạc và đã trở lại nhờ sự giúp đỡ của một môn đệ Chúa.

     

    Với nhiều khác biệt, hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ đã được liên kết lại để bổ túc cho nhau, làm cho nền móng của Giáo Hội được bền vững. Động lực liên kết các ngài lại với nhau chính là việc mở rộng Nước Chúa. Cái nhìn trên đây giúp chúng ta thêm tin tưởng hơn vào Chúa trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển Giáo Hội. Đúng thế, Giáo Hội là hình ảnh của sự quy tụ hiệp thông và liên kết.

    Giáo Hội là khí cụ kết hợp với Chúa và với nhân loại. Trong Giáo Hội có yếu tố Thiên Chúa và cũng có yếu tố nhân loại. Có người nhân đức và cũng có kẻ tội lỗi. Có phẩm trật và cũng có thành phần dân Thiên Chúa. Giáo Hội vừa trung thành với truyền thống vừa phải đổi mới cho thích hợp với lịch sử từng thời và từng nơi. Giáo Hội vừa củng cố đức tin cho người có đạo lại vừa truyền bá đức tin cho người ngoại đạo.

     

    Biết liên kết những cái khác nhau trong Giáo Hội và trong nhân loại là một đặc điểm quan trọng của Kitô giáo. Bởi vậy trong giây phút này chúng ta hãy cầu nguyện cho sự hiệp nhất, mặc dù có những khác biệt trong lòng Giáo Hội, nhưng chúng ta vẫn có thể và phải liên kết phải trở nên một hầu ước vọng của Chúa Giêsu sẽ là một sự thật: Xin cho mọi người được hợp nhất trong chúng ta để cho thế gian nhận biết rằng Cha đã sai con.

     

    -----------------------------
     
     

CẢM NGIỆM SỐNG LC - REFLECTIONS 13TH SUNDAY-C

  •  
    Mo Nguyen
    Jun 29 at 9:27 PM
     
     
    the Passion.jpg

        

                                                        THE PASSION

     

                          THIRTEEN SUNDAY IN ORDINARY TIME / C  

                                                            30 June 2019                              

                                     REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Lk 9: 51-62)

                                                       A PASSION FOR LIFE

    Today’s Gospel begins at a turning point in the Gospel of Luke. Like the Servant figure in Isaiah 50: 7, Jesus ‘sets his face’ as he sets out on the long journey to Jerusalem that will climax in his suffering and death.

    When a Samaritan village proves inhospitable to messengers that Jesus sends before him, two disciples propose a violent response: call down fire from heaven. But violence is not Jesus’ way to deal with rejection. What he would bring – to Jerusalem and to the world – in peace (19:41-44; 2: 14).

    But Jesus does give very demanding responses to three people who offer themselves as companions on his Journey. To the first he responds that following him will mean a wandering life of risky reliance on hospitality, with no guarantee of secure lodging.

    The prophet Elijah allowed his disciple Elisha to go home and bid farewell to his parents (1 Kings 19: 16, 19-21). Jesus, by contrast, insists to two other would be followers that even the most sacred family obligations must yield to the claims of the Kingdom, which is about rescuing human beings for life.

    The Jesus who confronts us here may seem unusually harsh. But it is important to keep in mind that the other side of this stance is the passion for human lives that drives him on. He is on the march now to a conflict with demonic forces that seek to dehumanise and destroy the world. Those who would seek to rescue people for life and for love must share both his passion and the hardships it entails.

    Brendan Byrne, SJ

     

    Hillsong Worship The passion lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=GM-55yTSc4s

     

                                           THE PASSION FOR LIFE

     

    Passion.jpg
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM 27-6-2019

Thứ Năm 27-6-2019

 

 

CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ  Lời Chúa

 

 

Bài Ðọc I: (Năm I) St 16, 1-12. 15-16

"Agar đã sinh cho Abraham một con trai và ông gọi nó là Ismael".

Trích sách Sáng Thế.

Bà Sarai vợ ông Abram không sinh con, nhưng bà có một nữ tỳ người Ai-cập, tên là Agar, bà đã nói cùng ông rằng: "Này, Chúa không cho tôi sinh con, ông hãy ăn ở với nữ tỳ của tôi, may ra nhờ nó, tôi có con cháu". Và Abram nghe theo lời bà Sarai. Ðã mười năm trời, từ ngày ông bà đến ở đất Canaan, bà Sarai chọn Agar, người Ai-cập làm nữ tỳ, rồi trao cho chồng làm nàng hầu: ông đã ăn ở với nàng. Nhưng khi nàng thấy mình thụ thai thì khinh dể bà chủ. Sarai nói cùng Abram rằng: "Ông đối xử bất công với tôi. Tôi đã trao đứa nữ tỳ tôi vào tay ông, từ khi nó thấy mình thụ thai, liền khinh dể tôi. Xin Chúa xét xử giữa tôi và ông". Abram trả lời rằng: "Này, nữ tỳ của bà vẫn ở dưới quyền bà, bà muốn xử với nó thế nào mặc ý". Sarai hành hạ Agar cho đến nỗi nàng trốn đi.

Thiên thần Chúa gặp nàng trong rừng vắng gần suối nước, dọc đường đi về đất Sur trong hoang địa. Thiên thần hỏi nàng rằng: "Agar, nữ tỳ của Sarai, ngươi từ đâu đến và toan đi đâu?" Nàng đáp: "Tôi trốn Sarai, bà chủ tôi". Thiên thần Chúa bảo nàng rằng: "Hãy trở về với bà chủ ngươi, và tùng phục bà". Thiên thần Chúa nói tiếp: "Ta sẽ tăng số con cháu ngươi nhiều không thể đếm được". Và nói thêm rằng: "Này ngươi đã thụ thai và sẽ sinh một con trai, ngươi sẽ đặt tên cho nó là Ismael, vì Chúa đã nghe biết sự khốn khó của ngươi. Trẻ này sẽ là đứa hung dữ: nó đưa tay chống đối mọi người và mọi người sẽ chống lại nó. Nó sẽ cắm lều đối diện với các anh em". Agar đã sinh con trai, Abram đặt tên nó là Ismael. Abram được tám mươi sáu tuổi khi Agar sinh Ismael.

Ðó là lời Chúa.

 

Hoặc bài vắn này: St 16, 6-12. 15-16

Abram trả lời Sarai rằng: "Này, nữ tỳ của bà vẫn ở dưới quyền bà, bà muốn xử với nó thế nào mặc ý". Sarai hành hạ Agar cho đến nỗi nàng trốn đi. Thiên thần Chúa gặp nàng trong rừng vắng gần suối nước, dọc đường đi về đất Sur trong hoang địa. Thiên thần hỏi nàng rằng: "Agar, nữ tỳ của Sarai, ngươi từ đâu đến và toan đi đâu?" Nàng đáp: "Tôi trốn Sarai, bà chủ tôi". Thiên thần Chúa bảo nàng rằng: "Hãy trở về với bà chủ ngươi, và tùng phục bà". Thiên thần Chúa nói tiếp: "Ta sẽ tăng số con cháu ngươi nhiều không thể đếm được". Và nói thêm rằng: "Này ngươi đã thụ thai và sẽ sinh một con trai, ngươi sẽ đặt tên cho nó là Ismael, vì Chúa đã nghe biết sự khốn khó của ngươi. Trẻ này sẽ là đứa hung dữ: nó đưa tay chống đối mọi người và mọi người sẽ chống lại nó. Nó sẽ cắm lều đối diện với các anh em". Agar đã sinh con trai, Abram đặt tên nó là Ismael. Abram được tám mươi sáu tuổi khi Agar sinh Ismael.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 105, 1-2. 3-4a. 4b-5

Ðáp: Hãy ca tụng Chúa, vì Người nhân hậu (c. 1a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa, bởi Người nhân hậu, vì đức từ bi Người tồn tại muôn đời. Ai nói hết được những hành động quyền năng của Chúa, ai kể cho xiết mọi lời ngợi khen Người? - Ðáp.

2) Phúc cho những ai tuân giữ những lời huấn lệnh, và luôn luôn thực thi điều công chính. Lạy Chúa, xin nhớ chúng con khi gia ân huệ cho dân Ngài. - Ðáp.

3) Xin mang ơn cứu độ đến thăm viếng chúng con, để chúng con hân hoan vì hạnh phúc những người Chúa chọn, được chung vui bởi niềm vui của dân Ngài, và được hãnh diện cùng phần gia nghiệp của Ngài. - Ðáp.

 

 

Alleluia: Ga 1, 14 và 12b

Alleluia, alleluia! - Ngôi lời đã làm người và đã ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 7, 21-29

"Nhà xây trên nền đá và nhà xây trên cát".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không phải tất cả những ai nói với Thầy: "Lạy Chúa, Lạy Chúa", là được vào nước trời, nhưng chỉ có người thực hiện ý Cha Thầy ở trên trời, kẻ ấy mới được vào nước trời. Trong ngày đó, nhiều người sẽ nói với Thầy rằng: "Lạy Chúa, Lạy Chúa, nào chúng con đã không nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, và nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó ư?" Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với chúng rằng: "Ta chẳng hề biết các ngươi, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt Ta".

"Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây và đem thực hành, thì giống như người khôn ngoan, đã xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có thổi đến và lùa vào nhà đó, nhà đó vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên đá. Và hễ ai nghe những lời Thầy nói đây mà không đem ra thực hành, thì giống như người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn".

Khi Chúa đã nói xong những lời trên, dân chúng kinh ngạc về giáo lý của Người: vì Người dạy dỗ họ như Ðấng có quyền, chứ không như luật sĩ và các biệt phái của họ.

Ðó là lời Chúa. 

 

 

 

 

Suy Niệm Cảm Nghiệm 

 

 

Nữ tỳ Agar... cuộc đời cát đá

 

Bài Phúc Âm cho Thứ Năm Tuần XII Thường Niên hôm nay là bài phúc âm (Mathêi 7:21-29) kết thúc Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giêsu. Qua bài phúc âm kết thúc Bài Giảng Trên Núi này, Chúa Giêsu muốn nói với các môn đệ của Người rằng: 

 

1- Chỉ có ý Chúa được thể hiện qua việc con người tin tưởng chấp nhận, đáp ứng và tuân hành mới mang lại ơn cứu độ cho họ: "Không phải tất cả những ai nói với Thầy: 'Lạy Chúa, Lạy Chúa', là được vào nước trời, nhưng chỉ có người thực hiện ý Cha Thầy ở trên trời, kẻ ấy mới được vào nước trời" 

 

2- Chứ không phải là những việc làm gì khác, cho dù là việc thu hút thế gian nhất, như nói tiên tri có vẻ thông biết mọi sự, hay trừ quỉ hoặc làm phép lạ với đầy quyền năng: "Trong ngày đó, nhiều người sẽ nói với Thầy rằng: 'Lạy Chúa, Lạy Chúa, nào chúng con đã không nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, và nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó ư?' Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với chúng rằng: 'Ta chẳng hề biết các ngươi, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt Ta'"..  

 

3Đời sống thiêng liêng cũng chỉ vững chắc khi được căn cứ vào lời của Người, vào giáo huấn vô cùng chân thật và trọn hảo của Người, vào tất cả những gì Người đã truyền dạy mà thôi: "Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây và đem thực hành, thì giống như người khôn ngoan, đã xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có thổi đến và lùa vào nhà đó, nhà đó vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên đá. Và hễ ai nghe những lời Thầy nói đây mà không đem ra thực hành, thì giống như người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn".  

 

Ở đầu Bài Giảng Trên Núi, Thánh ký Mathêu cho biết là "thấy đoàn lũ dân chúng thì Chúa Giêsu lên núi; khi Người ngồi xuống thì các môn đệ đến cùng Người". Có nghĩa là giáo huấn về phúc đức trọn lành của Người trực tiếp ngỏ cùng thành phần được Người kêu gọi theo Người, nhờ đó họ có thể trở thành "muối đất", thành "ánh sáng thế gian". 

 

Thế nhưng, kết thúc Bài Giảng Trên Núi này, Thánh ký Mathêu lại cho thấy là chính dân chúng cũng được nghe "ké" giáo huấn phúc đức trọn lành này của Chúa Giêsu nữa, hay cũng có thể tiếng của Người nói với các môn đệ càng lúc càng vang to hơn khi Người thấy dân chúng tiếp tục kéo đến gần ngay chỗ qui tụ của Người và các môn đệ bấy giờ: "Khi Chúa đã nói xong những lời trên, dân chúng kinh ngạc về giáo lý của Người: vì Người dạy dỗ họ như Đấng có quyền, chứ không như luật sĩ và các biệt phái của họ". 

 

Qua lời diễn tả ngay sau Bài Giảng Trên Núi này của Thánh ký Mathêu, chúng ta thấy 2 điều: 1- về phía dân chúng, cho dù ở tầm mức bình dân, không thông thái như thành phần luật sĩ và biệt phái, cũng có thể cảm nhận được giáo huấn cao siêu của Chúa Giêsu; 2- về phía Chúa Giêsu, giáo huấn phúc đức trọn lành của Người tuy cao siêu "chật hẹp" nhưng hoàn toàn hợp với lòng người, hợp với nhân bản, và nếu được mang ra áp dụng thực hành con người sẽ được biến đổi và thăng hóa theo đúng ơn gọi cùng thân phận làm người của h.

 

Trong bài đọc 1 hôm nay, được Giáo Hội trích từ Sách Khởi Nguyên (16:1-12,15-16 hay 16:6-12,15-16), cho thấy nữ tỳ Agar của tổ phụ Abram tỏ ra lên mặt "khinh dể bà chủ" Sarai của mình, sau khi được bà chủ hiến nàng cho chồng để chồng có con với nàng thay cho bà là vợ nhưng lại bị son sẻ, nên nàng đã bị bà chủ ra tay "hành hạ... đến nỗi nàng phải trốn đi", nhưng nàng được "Thiên thần Chúa bảo nàng rằng: 'Hãy trở về với bà chủ ngươi, và tùng phục bà'". 

 

Hành động khinh bỉ bà chủ của nữ tỳ Agar là hành động tự nhiên theo thế gian xác thịt, như xây nhà trên cát, sẽ bị sụp đổ khi bão tố nổi lên, đến độ nàng không chịu được tình trạng bị bà chủ hành hạ đến phải bỏ đi. Hành động trở về tùng phục bà chủ theo như lời thiên thần dạy là hành động xây nhà trên đá của người tỳ nữ này, nên đứa con do nàng sinh ra cho tổ phụ Abram không mồ côi cha (nếu nàng bỏ đi không trở về) và nó được thân phụ của nó đặt tên cho là Ismael khi ông vừa đúng 80 tuổi. 

 

Tuy nhiên, tự bản chất là đứa con sinh ra bởi một người tỳ nữ, chứ không bởi người vợ chính thức, nhất là không bởi lời hứa như Isaac sau này, mà Ismael tiêu biểu cho những gì là xác thịt đầy ngỗ nghịch phản chống, như thể thừa hưởng giòng máu và khuynh hướng xác thịt của người mẹ nữ tỳ của nó, đúng như lời thiên thần đã tiên báo: "Trẻ này sẽ là đứa hung dữ: nó đưa tay chống đối mọi người và mọi người sẽ chống lại nó. Nó sẽ cắm lều đối diện với các anh em". 

 

Phải chăng li tiên báo cách đây cả 4 ngàn 1 trăm năm này đang được hiện thực hơn bao giờ hết nơi hiện tượng Ả Rập Hồi giáo quá khích, khủng bố và tàn sát, như nhóm Al Queda mới đây và ISIS hiện nay? 

 

Thế nhưng, tất cả mọi sự xẩy ra đều ở trong sự quan phòng thần linh vô cùng khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa là chủ tể lịch sử loài người, Đấng làm gì cũng chỉ nhắm đến lợi ích thiêng liêng bất diệt cho chung loài người cũng như cho từng người, cho dù trong ruộng của Ngài đầy những cỏ lùng (xem Mathêu 13:24-30). 

 

Biết đâu hiện tượng Nhà Nước Hồi Giáo ISIS (Islamic State of Iraq and Syria) lại là phương tiện cần phải có Thiên Chúa muốn sử dụng để thanh tẩy Tây phương càng văn minh vật chất càng phá sản đức tin Kitô giáo, nhờ đó chẳng những làm cho Kitô giáo hiệp nhất với nhau mà chiến thắng ISIS (có thể vào một lúc nào đó ISIS đã chiếm được Âu Châu), còn làm cho Do Thái giáo (theo tây phương cũng bị ISIS cai trị) nhận biết Chúa Kitô giáo tổ Kitô giáo chính là Đấng Thiên Sai của họ nữa, khi nhờ Kitô giáo hiệp nhất thắng được ISIS mà họ được giải phóng thì sao!

 

Bởi thế, Thánh Vịnh 105 (1-2,3-4a,4b-5) ở Bài Đáp Ca hôm nay đã cảm nhận được tình yêu nhân hậu của Ngài đối với chung nhân loại (câu 1) cũng như đối với thành phần tuân giữ huấn lệnh của Ngài (câu 2) và với dân của Ngài (câu 3):

 

1) Hãy ca tụng Chúa, bởi Người nhân hậu, vì đức từ bi Người tồn tại muôn đời. Ai nói hết được những hành động quyền năng của Chúa, ai kể cho xiết mọi lời ngợi khen Người? 

 

2) Phúc cho những ai tuân giữ những lời huấn lệnh, và luôn luôn thực thi điều công chính. Lạy Chúa, xin nhớ chúng con khi gia ân huệ cho dân Ngài. 

 

3) Xin mang ơn cứu độ đến thăm viếng chúng con, để chúng con hân hoan vì hạnh phúc những người Chúa chọn, được chung vui bởi niềm vui của dân Ngài, và được hãnh diện cùng phần gia nghiệp của Ngài.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

TN.XIIL-5.mp3