2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -

Người không nhìn lại

Chủ đề: “Bí quyết để không nhìn lại là hướng về Đức Giêsu”

Vào năm 1924, ông Eric Liddell là lực sĩ chạy bộ 100 thước nhanh nhất nước Anh. Ai ai cũng tin rằng ông sẽ giựt huy chương vàng Thế Vận Hội ở Balê vào năm đó. Nhưng đột nhiên có vấn đề làm xôn xao dư luận.

Khi chương trình Thế Vận Hội được quảng bá, cuộc chạy đua 100 thước lại xảy ra vào ngày Chúa Nhật. Với ông Eric, giới răn “giữ ngày Chúa Nhật thánh thiện” có nghĩa ông không được chạy đua vào ngày Chúa Nhật. Ông thật buồn.

Khi tin đồn khắp nơi là ông Eric sẽ không dự cuộc đua 100 thước, bao nhiêu áp lực đổ lên ông. Ngay cả Hoàng Tử xứ Wales cũng cố can thiệp vào lương tâm của ông. Khi ông quyết định từ chối tham dự cuộc đua, báo chí Anh quốc gọi ông là kẻ phản quốc. Nhưng ông Eric vẫn từ chối không muốn đi ngược với điều ông tin tưởng.

Ông gặp các huấn luyện viên và đề nghị một toán lực sĩ sẽ thay ông chạy đua 100 thước. Còn ông sẽ tham dự cuộc đua 400 thước, dù rằng chưa bao giờ trong đời ông tham dự loại này.

Để rút ngắn câu chuyện, không những ông Eric đã đoạt huy chương vàng cuộc đua 400 thước mà toàn đội của ông cũng đoạt huy chương vàng cuộc đua 100 thước. Thay vì chỉ được một huy chương vàng, các lực sĩ chạy đua của nước Anh đã đoạt được hai huy chương vàng.

Một vài năm sau Thế Vận Hội, ông Erich làm thế giới ngạc nhiên khi ông tình nguyện sang Trung Quốc truyền giáo. Sau đó, người yêu của ông cùng tham gia với ông. Họ kết hôn và có được ba người con xinh đẹp.

Sau đó Thế Chiến II xảy ra, khi nước Nhật tham dự cuộc chiến, ông Eric đưa gia đình sang Gia Nã Đại. Sau đó không lâu, Nhật xâm lăng Trung Quốc. Ông Eric bị bắt và bị đưa vào trại tập trung của Nhật. Ở đây ông tiếp tục sứ vụ, làm việc với các tù binh khác.

Một vài năm sau, ông từ trần một cách anh hùng trong trại tù.

Sau cái chết của ông, vợ ông nhận được rất nhiều lá thư nói về cử chỉ anh hùng của ông Eric khi ở trong trại. Trong các thư khác, có hai người viết là nhờ ông Eric mà họ đã không tự tử.

Vào năm 1980 có người muốn thực hiện cuốn phim về ông Eric và Thế Vận Hội 1924. Khi vợ ông nghe được, lúc ấy bà đang sống ở Toronto, bà nói, “Có ai để ý đến một biến cố xảy ra đã quá lâu về một người không muốn chạy đua vào ngày Chúa Nhật chỉ vì đức tin Kitô Giáo?”

Kết quả không ngờ là cả hàng triệu người muốn lưu ý. Cuốn phim, được gọi là Chariots of Fire, không chỉ phá kỷ lục số vé bán mà còn chiếm Giải Academy năm 1982.

Câu chuyện của ông Eric Liddell cho thấy khía cạnh tích cực của lời Chúa Giêsu trong bài phúc âm hôm nay. Chúa Giêsu nói:

“Ai bắt đầu cầy cấy mà còn nhìn lại thì không phục vụ cho Nước Trời.”

Ông Eric Liddel không bao giờ nhìn lại. Một khi ông đã quyết định theo Chúa Giêsu, ông luôn nhìn tới trước. Ông không bao giờ nhìn lại, ngay cả khi phải đương đầu với áp lực của quần chúng. Ông không bao giờ nhìn lại ngay cả khi bị gọi là kẻ phản quốc.

Bí quyết nào giúp ông Eric can đảm không bao giờ nhìn lại?

Bí quyết nào giúp ông trung thành với Chúa Giêsu, ngay cả khi phải đương đầu với sự chống đối trùm lấp?

Bí quyết này nằm trong sự nhận xét của bà quả phụ Eric khi được tờ Toronto Star phỏng vấn. Nói về ông Erich, bà cho biết, “Ông ta luôn luôn dùng giờ phút đầu tiên, thật sớm của một ngày để đọc Kinh Thánh, cầu nguyện và hoạch định chương trình trong ngày.”

Đó, chúng ta đã có bí quyết đằng sau sự can đảm của ông Eric. Đó, chúng ta đã có bí quyết đằng sau sự trung thành của ông đối với Chúa Giêsu. Ông Erich Liddell là một người siêng cầu nguyện. Ông đã có thể luôn cầm lấy cái cầy và không nhìn lại đằng sau vì mỗi sáng ông đều gặp Chúa Giêsu trong sự cầu nguyện.

Vào năm 1982, cùng năm cuốn phim Chariots of Fire được Giải Academy, có một bài báo đăng trong tờ Reader’s Digest. Bài này nói về một giám đốc quảng cáo người Công Giáo, dù rất thành công, bà vẫn cảm thấy cuộc đời trống rỗng.

Một sáng kia, trong cuộc họp với ông cố vấn về tiếp thị, bà đề cập đến sự trống rỗng này.

Ông cố vấn hỏi, “Bà có muốn lấp đầy nó không?” “Dĩ nhiên là có,” bà trả lời. Ông nhìn thẳng vào mắt bà và nói, “Hãy bắt đầu mỗi ngày với một giờ cầu nguyện.”

Bà nhìn ông và nói, “Này ông Don, ông không đùa đấy chứ. Nếu tôi làm như vậy thì còn thời giờ đâu để nghỉ ngơi.” Ông mỉm cười và nói, “Đó cũng là điều mà tôi đã nói cách đây 20 năm.” Sau đó ông nói thêm vài điều khiến bà phải suy nghĩ. Ông nói, “Bà chỉ muốn Thiên Chúa phải phù hợp với chương trình của bà. Thật ra, bà phải thay đổi cuộc đời bà theo chương trình của Thiên Chúa.”

Bà rời cuộc họp trong sự bối rối. Mỗi sáng bắt đầu bằng sự cầu nguyện sao? Mỗi sáng bắt đầu bằng một giờ đồng hồ cầu nguyện sao? Tuyệt đối không thắc mắc!

Dù vậy, vào sáng hôm sau bà đã thi hành đúng như vậy. Và kể từ đó trở đi bà luôn luôn cầu nguyện vào sáng sớm.

Bà thú nhận là lúc đầu điều đó không dễ. Có những sáng bà cảm thấy bình an và vui sướng. Nhưng cũng có những sáng bà chẳng thấy gì ngoài sự buồn chán. Và chính những sáng mệt mỏi này bà nhớ lại những điều mà ông cố vấn tiếp thị đã nói: “Có những lần khi tâm trí bà không muốn đi vào cung thánh của Thiên Chúa. Đó là khi bà phí một giờ đồng hồ trong phòng chờ đợi Thiên Chúa. Tuy nhiên, bà vẫn cố ở đó, và Thiên Chúa quý trọng sự cố gắng của bà. Điều quan trọng là lời hứa.”

Câu chuyện của ông Eric Liddell và bà giám đốc quảng cáo đã thách đố chúng ta. Chúng ta không thể chỉ nghe qua những câu chuyện này và không cảm thấy một tiếng nói bên trong mời gọi chúng ta thi hành điều gì đó tương tự trong đời sống chúng ta.

Nếu chúng ta có khó khăn khi phải để ý đến Chúa Giêsu, nếu chúng ta có khó khăn nắm chặt cái cầy và đừng nhìn lại đằng sau, nếu chúng ta cảm thấy cuộc đời trống rỗng, có lẽ chúng ta phải nghĩ đến lời hứa hằng ngày với Chúa Giêsu.

Lời hứa đó phải là gì? Không ai có thể trả lời câu hỏi đó cho chúng ta. Chúng ta phải tự trả lời. Nhưng chúng ta phải thi hành điều gì đó. Như ông cố vấn tiếp thị đã nói, “Điều quan trọng là lời hứa.”

Hãy kết thúc bằng lời cầu nguyện:

“Lạy Chúa, xin dạy con biết quảng đại.
Xin dạy con biết phục vụ Chúa cách xứng đáng;
biết cho đi mà không quan tâm đến giá cả;
biết tranh đấu mà không để ý đến thương tích;
biết cần cù mà không tìm sự an nhàn;
biết lao nhọc và không tìm phần thưởng,
ngoại trừ được biết là con đang thi hành thánh ý Chúa.”

Lm. Mark Link, S.J.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - SINH NHAT THÁNH GIOAN TIỀN HÔ

Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

Lễ Trọng

 

Bài Ðọc I: Gr 1, 4-10

"Trước khi tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi".

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Có lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Trước khi tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi, Ta đã đặt ngươi làm tiên tri cho các dân tộc". Và tôi đã thưa lại: "A, a, a, lạy Chúa là Thiên Chúa, con đâu có biết ăn nói, vì con còn con nít".

Nhưng Chúa phán cùng tôi rằng: "Ngươi đừng nói: "Con là con nít", vì ngươi sẽ đi đến với những kẻ Ta sẽ sai ngươi đi, ngươi sẽ nói mọi điều Ta sẽ truyền dạy ngươi nói. Ngươi đừng sợ họ, vì Ta sẽ ở với ngươi để bảo vệ ngươi". Chúa phán như thế.

Và Chúa giơ tay sờ miệng tôi mà nói với tôi rằng: "Ðây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Ðây hôm nay Ta ban quyền cho ngươi trên các dân tộc và trên các vương quốc, để ngươi lật đổ và đập phá, phân tán và tiêu diệt, xây dựng và vun trồng".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 70, 1-2. 3-4a. 5-6ab. 15 và 17

Ðáp: Từ trong thai mẫu, Chúa là Ðấng bảo vệ con (c. 6b).

Xướng: 1) Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con tủi hổ muôn đời. Theo đức công minh Chúa, xin cứu nguy và giải thoát con; xin ghé tai về bên con và giải cứu. - Ðáp.

2) Xin trở nên thạch động để con dung thân, và chiến luỹ vững bền hầu cứu độ con: vì Chúa là Ðá tảng, là chiến luỹ của con. Lạy Chúa con, xin cứu con khỏi tay đứa ác. - Ðáp.

3) Bởi Ngài là Ðấng con mong đợi, thân lạy Chúa; lạy Chúa, Ngài là hy vọng của con từ hồi thanh xuân. Ngay từ trong bụng mẹ, con đã nép mình vào Chúa; từ trong thai mẫu con, Chúa là Ðấng bảo vệ con; con đã luôn luôn trông cậy vào Chúa. - Ðáp.

4) Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ, thực con không sao mà kể cho cùng. Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con còn kể những sự lạ của Ngài. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: 1 Pr 1, 8-12

"Chính ơn cứu rỗi này là đối tượng các tiên tri đã nghiên cứu và tìm hiểu".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Anh em thân mến, anh em yêu mến Chúa Giêsu Kitô, dù không thấy Người, và anh em tin Ngài, dù bây giờ anh em cũng không thấy Người, bởi anh em tin, anh em sẽ được vui mừng vinh quang khôn tả, vì chắc rằng anh em đạt tới cứu cánh của đức tin là phần rỗi linh hồn.

Chính ơn cứu rỗi này là đối tượng các tiên tri đã nghiên cứu và tìm hiểu, khi các ngài tiên báo về ân sủng dành cho anh em: các ngài đã tìm xem coi trong thời gian nào, hoặc hoàn cảnh nào Thần Trí của Ðức Kitô chỉ cho các ngài biết phải tiên báo những khổ nạn và những vinh quang kế tiếp dành cho Ðức Kitô. Các ngài được mạc khải cho biết rằng các ngài không phải phục vụ chính mình, mà là cho anh em, trong những gì đã được loan truyền cho anh em hiện nay, do những kẻ rao giảng Tin Mừng với sự trợ giúp của Thánh Thần từ trời được sai xuống, Ðấng mà các thiên thần cũng ước ao nghiêng mình chiêm bái.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 1, 7; Lc 1, 17

Alleluia, alleluia! - Ông đến để chứng minh về sự sáng; để chuẩn bị cho Chúa một dân tộc hoàn hảo. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 1, 5-17

"Vợ ngươi sẽ sinh hạ cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ gọi tên con trẻ là Gioan".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Vào thời Hêrôđê làm vua xứ Giuđêa, có một tư tế tên là Dacaria, thuộc phiên ban Abia, và vợ ông bởi dòng dõi Aaron, tên là Elisabéth. Cả hai là người công chính trước mặt Thiên Chúa, ăn ở theo mọi giới răn và lề luật của Chúa, không ai trách được điều gì. Nhưng họ lại không con, vì Elisabéth son sẻ, và cả hai đã đến tuổi già.

Xảy ra khi Giacaria chu toàn chức vụ tư tế trước mặt Thiên Chúa, theo lượt của phiên mình như tục lệ hàng tư tế, ông bắt thăm và trúng việc vào cung thánh Chúa mà dâng hương, đang lúc toàn thể đám đông dân chúng cầu nguyện bên ngoài, trong giờ dâng hương. Bấy giờ thiên thần Chúa hiện ra cùng ông, đứng bên phải hương án. Giacaria thấy vậy thì hoảng hốt, sự kinh hoàng đột nhập vào ông.

Nhưng thiên thần nói với ông rằng: "Dacaria, đừng sợ, vì lời ngươi cầu nguyện đã được nhậm rồi. Elisabéth vợ ngươi sẽ sinh hạ cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ gọi tên con trẻ là Gioan. Ngươi sẽ được vui mừng hân hoan, và nhiều người cũng sẽ vui mừng, vì việc con trẻ sinh ra. Vì trẻ này sẽ nên cao trọng trước mặt Chúa, sẽ không uống rượu và thức có men; sẽ được tràn đầy Thánh Thần ngay từ lòng mẹ, sẽ đem nhiều con cái Israel trở về cùng Chúa là Thiên Chúa. Trẻ này sẽ đi trước Người, trong thần trí và quyền lực của Êlia, để đổi lòng dạ cha ông về với con cháu, kẻ ngỗ nghịch về lại với lương tri của những người công chính, dọn cho Chúa một đoàn dân chuẩn bị sẵn sàng".

Ðó là lời Chúa.

 

image.png

 

 

Suy niệm/CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ:

 

 

Chúa Giêsu đã khen tặng Vị Tiền Hô được sai đến trước Người là Đấng cao trọng hơn ông để dọn đường cho Người là Đấng đến sau ông:

 

"Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: 'Ta bảo thật các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả, nhưng người nhỏ nhất trong nước trời lại cao trọng hơn ông. Từ thời ông Gioan Tẩy Giả đến giờ, nước trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy, và những kẻ mạnh mẽ can đảm mới chiếm được. Tất cả các tiên tri và lề luật đã tuyên sấm cho đến Gioan và nếu các ngươi muốn hiểu, thì chính Gioan là Elia, kẻ phải đến. Ai có tai, thì hãy nghe!'" (Mathêu 11:11-15).

 

Trước hết, Chúa Giêsu đã minh định Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là con người cao cả nhất loài người, không một ai cao trọng hơn ngài, thậm chí có thể nói bao gồm cả Mẹ Maria. Phải chăng chính vì thế mà trong tất cả các thánh (ngoài trừ Mẹ Maria), chỉ có một mình Thánh Gioan Tẩy Giả mới được Giáo Hội mừng lễ sinh nhật trần gian của ngài, 24/6 (trước Lễ Giáng sinh 6 tháng), (lễ sinh nhật nước trời tưởng nhớ cái chết mất đầu của ngài 29/8) mà là mừng ở bậc Lễ Trọng (solemnity), hơn cả lễ sinh nhật Mẹ Maria ngày 8/9, chỉ ở bậc lễ kính (feast)? 

 

Dầu sao nhân vật Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này, về cấp độ ân sủng, ngài không thể nào "Đầy Ơn Phúc" (Luca 1:28) như Mẹ Maria, và phải chăng đó là lý do Chúa Giêsu đã ám chỉ về Mẹ Maria ngay sau khi khen tặng vị tiền hô của Người: "người nhỏ nhất trong nước trời lại cao trọng hơn ông"? 

 

Đúng thế, nếu càng khiêm hạ nhỏ bé thì càng lớn lao cao trọng trên nước trời thì ai bé nhỏ bằng Mẹ Maria nên nhờ đó Mẹ Maria mới càng lớn lao cao trọng nhất trên Nước Trời, nghĩa là vì Mẹ càng nhỏ, càng trở thành hư không, thành zero, Mẹ mới càng đầy Thiên Chúa là sự hữu, là tất cả, mới càng giống Chúa Kitô, đến độ phản ảnh Người là mặt trời công chính, như Mẹ được Thánh ký Gioan thị kiến thấy và mô tả trong Sách Khải Huyền của ngài như "mặc mặt trời" (12:1), hay như Diễm Tình Ca cho biết là "rực rỡ như mặt trời" (6:10). Trong khi đó Thánh Gioan Tẩy Giả chỉ là cái đèn soi mà thôi (xem Gioan 1:6-8;5:35).

 

Sở dĩ Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này là một con người cao cả nhất loài người, tất nhiên không phải về lãnh vực ân sủng, như trên đã cảm nhận và phân tích, cho dù ngài có được cho rằng khỏi nguyên tội khi còn là thai nhi 6 tháng trong lòng thai mẫu, vào chính lúc ngài nhẩy mừng khi nghe thấy lời Mẹ Maria chào mẹ của ngài (xem Luca 1:44), mà là về vai trò của ngài, một vai trò không ai trên trần gian này có thể hơn được ngài. Giống như trường hợp các vị linh mục, cho dù không đầy ân phúc như Mẹ Maria trong cấp trật ân sủng, nhưng vẫn hơn Mẹ trong vai trò linh mục của các vị, bởi các vị được đồng hóa với Chúa Kitô và là Chúa Kitô (Alter Christus) khi các vị thi hành thừa tác vụ thánh.

 

Sứ vụ cao trọng vô tiền khoáng hậu của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này là ở chỗ ngài là vị trung gian giữa Cựu Ước và Tân Ước. Thật vậy, nếu nền tảng của Nhà Thiên Chúa được xây trên "nền tảng các tông đồ và tiên tri" (Êphêsô 2:20), thì Thánh Gioan Tẩy Giả chẳng những là vị tiên tri của các vị tiên tri, "tiên tri của Đấng Tối Cao" (Luca 1:46) được tiên báo bởi chính một vị tiên tri trong Cựu Ước (xem Isaia 40:3), mà còn là "chàng phù rể" (Gioan 3:29) ở sát ngay bên với Chàng Rể Kitô hơn hết mọi ngườiđã nhận biết Chúa Kitô trước để rồi sau đó đã giới thiệu Người cho các tông đồ tiên khởi của Chúa Kitô (xem Gioan 1:35-51). 

 

Chưa hết, sứ vụ cao trọng của ngài còn lên đến tột đỉnh ở chỗ ngài đã làm phép rửa cho chính Đấng Thiên Sai Cứu Thế, như thể ngài đã trở thành người cha thiêng liêng của Con Thiên Chúa làm người. Không một vị tiên tri nào trong Cựu Ước đã được tận mắt nhìn thấy Chúa Kitô và gặp Chúa Kitô, ngoài trừ Thánh Gioan Tẩy Giả. Và cũng không một tông đồ nào đã nhận biết Chúa Kitô như ngài, cho dù các vị đã sống với Chúa Kitô 3 năm, trong khi ngài chưa hề gặp Người mà vẫn có thể nhận ra Người để giới thiệu Người cho các vị (xem Gioan 1:33-34). Nếu các tông đồ là thành phần chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô trên thế giới nói chung thì Thánh Gioan Tẩy Giả là chứng nhân tiên khởi cho Chúa Kitô trước dân Do Thái cũng như trước các tông đồ của Chúa Kitô nói riêng. 

 

Phải chăng Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cũng được lời Chúa qua miệng Tiên Tri Isaia (41:19) tiên báo và ám chỉ ở các câu sau đây: "Nơi hoang địa, Ta sẽ cho mọc lên cây hương nam, cây keo, cây sim và cây dầu; nơi sa mạc, Ta sẽ trồng cây tùng, cây du, cây bách, để mọi người thấy, biết, lưu tâm và hiểu rằng chính tay Chúa đã làm nên sự nghiệp đó, và Ðấng Thánh của Israel đã tạo nên cơ đồ này"? Phải chăng Thánh Gioan Tẩy Giả, với sứ vụ cao trọng đệ nhất thiên hạ của ngài chính là "cây hương nam trong hoang địa",  "cây tùng trong sa mạc"?

 

Việc "Lời đã hóa thành nhục thể", một mầu nhiệm vô cùng mầu nhiệm, rất khó có thể chấp nhận với tâm thức tự nhiên của con người, trái lại, còn có thể "trở thành cớ vấp phạm cho nhiều người trong Israel" (Luca 2:34), nên còn được Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan đã cẩn thận sửa soạn cho việc Người xuất hiện trước dân Do Thái của Ngài, ở chỗ sai "vị tiên tri của Đấng Tối Cao" là Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này đến trước để dọn đường cho "Người tỏ mình ra" (Gioan 1:31), nhờ đó dân của Ngài mới có thể nhận biết Người mà được cứu độ. 

 

Thật vậy, vai trò của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả thật là quan trọng và cần thiết, ở chỗ, theo ý định thần linh cứu độ của Thiên Chúa, ngài cần phải được sai đến trước để dọn đường cho Người là Đấng đến sau, nên chính bản thân của vị tiền hô này cũng đã được thụ thai cách lạ trước Người 6 tháng (xem Luca 1:36), và là vị "còn hơn một tiên tri nữa", như Chúa Kitô đã minh định ngay trong bài Phúc Âm hôm nay, bởi vì ngài còn là "sứ thần" của Thiên Chúa,một vai trò tương đương với vai trò của sứ thần Gabiên từ trời xuống truyền tin cho thân phụ của ngài (xem Luca 1:19), hay cho thân mẫu của Chúa Giêsu (xem Luca 1:26), vị sứ thần đã được Trời Cao sai đến với dân Do Thái nên đã được chính Thánh Kinh Cựu Ước của dân này tiên báo,

Như Chúa Giêsu đã trích lại trong lời Người nói về vị tiền hô của mình: "Này đây Ta sai sứ thần Ta đi trước con, và sẽ dọn đường cho con",  là vị được Chúa Kitô đã hết lời khen tặng, khen tặng hết lời: "Ta nói cho các ngươi biết, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một người nào cao trọng hơn Gioan, nhưng người nhỏ nhất trong nước Thiên Chúa lại cao trọng hơn ông" (Mathêu 11:11).

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

LeThanhGioanTayGiaSinhNhat.mp3  

-------------------------

 

--

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - REFLECTIONS - THE MOST HOLY BODYA

 

  •  
    Mo Nguyen
    Jun 22 at 3:41 PM
     

     

    Miracles.jpg

     

             Miracles -5- loaves-&-2- fishes

     

    The Most Holy Body and Blood of Christ (Corpus Christi) / C

                                Sunday 23 June 2019 – Lk 9:11-17

                                    Reflections on the Gospel         

                                          CELEBRATING THE

                                        HOSPITALITY OF GOD

    The Gospel for today’s feast very appropriately tells of the divine hospitality Jesus provided for thousands of people, multiplying loaves and fishes to feed them.

    The twelve apostles, genuinely concerned, for the crowd, make a practical suggestion. Send the people away to find food and lodging for the night. Jesus throws back the challenge: ‘You provide them with food’. They are aghast. In human terms hospitality on such a scale is impossible. But Jesus is going to make them ministers of the hospitality of God.

    The people are made to sit down in groups – a clear signal that they are about to be fed. Then, involving heaven (to show the divine source), blessing and breaking the loaves and fishes (the language has clear Eucharistic echoes), Jesus miraculously makes it possible for the Twelve to feed the entire crowd – not merely adequately but so abundantly that even after all had eaten each of the Twelve has a full basket of broken pieces left over. God is never niggardly in hospitality; on the contrary, overflowing abundance is its mark.

     

    It is significant that in the supply of food Jesus himself does not deal directly with the crowd. He leaves the distribution entirely to the disciples. He is apprenticing them to be ministers of God’s hospitality themselves when, after his ascension, he is physically removed from the scene. In this way the episode foreshadows the Christian Eucharist, the rite in which the Church will experience and celebrate God’s hospitality as a foretaste of the banquet of the Kingdom.

    Brendan Byrne, SJ

     

    Jesus and the feeding of the 5000:

    https://www.youtube.com/watch?v=3E1A4pLtFDY

     

    The Feeding of the 5,000:

    https://www.youtube.com/watch?v=UtrjViTgPHs

     

     

       Miracle of Jesus Christ - Bread and  fish

    bread.jpg

     

     
     
     
     
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG-REFLECTIONS - - ngày 24-6-2019

Mo Nguyen
 
Jun 23 at 3:10 PM
 
 

  

Jesus.jpg

        

             FEEDING THE MULTITUDE 5 FIVE 

                  LOAVES 2 TWO FISHES

 

                THE MOST HOLY BODY AND BLOOD OF CHRIST

                                         (CORPUS CHRISTI)

                                                   YEAR C

                                        (Monday 24/06/2019)

A REFLECTION (Luke 9: 11-17)

FOOD FOR THE MULTITUDES. After feeding the crowds with the loaves and fishes blessed by Jesus, his disciples gathered twelve baskets of leftovers, Jesus, this generous giver, always provides too much, a sign that his gifts are never meant to be hoarded but to be shared with others. Seeing the poor and hungry of our world, he says to us what he said to his disciples, ‘give them something to eat yourselves’. Nourished by his body and blood in the Eucharist, let us go out and generously share our gifts with others.

 

JESUS FED THE MULTITUDE:

https://www.youtube.com/watch?v=MdchM3IHFeM

 

         JESUS FEEDING THE MULTITUDE

 

5 five.jpg
 

Jesus Feeds The Poor - Feeding the 5000 - Bible Stories For Kids - 

Miracles of Jesus Christ:

https://www.youtube.com/watch?v=O17CvIAyZJ4

 
 

 

  •  

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BẢY 22-6-2019

Thứ Bảy 22-6-2019

CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

Bài Ðọc I: (Năm II) 2 Sb 24, 17-25

"Các ngươi đã giết Dacaria giữa đền thờ và bàn thờ".

Trích sách Sử Biên niên quyển thứ hai.

Sau khi Gioiađa qua đời, các thủ lãnh Giuđa vào lạy vua. Vì họ dua nịnh, nên vua xiêu lòng nghe theo họ. Họ bỏ phế đền thờ Chúa là Thiên Chúa tổ phụ họ, để tôn thờ những cây cọc thiêng và các tượng thần. Vì tội ấy, cơn thịnh nộ Chúa giáng trên Giuđa và Giêrusalem. Chúa sai các tiên tri đến cùng họ để họ quay về với Chúa. Các vị này tuyên chứng, nhưng họ chẳng muốn nghe. Thần trí Thiên Chúa đổ xuống trên ông Dacaria, con vị tư tế Gioiađa. Ông đứng trước mặt dân chúng và bảo họ rằng: "Ðây lời Chúa là Thiên Chúa phán: Tại sao các ngươi lỗi phạm giới răn Chúa? Ðó là điều bất lợi cho các ngươi. Các ngươi đã bỏ Chúa thì Chúa sẽ bỏ các ngươi". Họ liền họp nhau chống lại người, và theo lệnh vua, họ ném đá người ở hành lang đền thờ Chúa. Vua Gioas không nhớ lòng nhân từ mà Gioiađa, cha người, đã đối xử với nhà vua, mà lại giết con của Gioiađa. Khi sắp chết, người nói rằng: "Xin Chúa hãy nhìn xem và xét xử họ".

Hết năm ấy, quân đội Syria tiến lên đánh vua Gioas: họ đến xứ Giuđa và thành Giêrusalem, giết hết các thủ lãnh trong dân, và cướp lấy của cải đem về cho vua ở Ðamas. Dù số người Syria chẳng bao nhiêu, nhưng Chúa đã trao vào tay họ dân đông vô số, vì chúng đã bỏ Chúa là Thiên Chúa tổ phụ mình. Quân Syria cũng làm sỉ nhục vua Gioas. Khi họ bỏ vua mà đi, thì vua lâm trọng bệnh. Thần dân nổi dậy chống lại vua, để báo thù giòng máu của con tư tế Gioiađa. Họ giết vua ngay trên giường, và ông đã chết. Họ mai táng ông trong thành Ðavít, nhưng không chôn ông trong mồ các vua.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 88, 4-5. 29-30. 31-32. 33-34

Ðáp: Ðời đời Ta sẽ dành cho người lòng sủng ái (c. 29a).

Xướng: 1) Ta đã ký minh ước cùng người Ta tuyển lựa, Ta đã thề cùng Ðavít là tôi tớ của Ta rằng: "Cho tới muôn đời Ta bảo tồn miêu duệ của ngươi, và Ta thiết lập ngai báu ngươi qua muôn thế hệ". - Ðáp.

2) Ðời đời Ta sẽ dành cho người lòng sủng ái, và lời ước Ta ký với người sẽ được mãi mãi duy trì. Ta sẽ gìn giữ miêu duệ người tới muôn đời, và ngai báu người như những ngày của cõi cao xanh. - Ðáp.

3) Nếu con cháu người bỏ không tuân luật pháp, và không ăn ở theo huấn lệnh của Ta, nếu chúng vi phạm những thánh chỉ, và không vâng giữ các chỉ thị của Ta. - Ðáp.

4) Ta sẽ dùng roi để phạt tội chúng, và Ta sẽ đánh đòn để sửa lỗi, nhưng Ta sẽ không rút lại tình thương đối với người, vì Ta cũng không phản bội lòng trung tín của Ta. - Ðáp.

 

Alleluia: Mt 4, 4b

Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 6, 24-34

"Các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia, hoặc nó chuộng chủ này, và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được. Vì thế, Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn; hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao?

"Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin. Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: "Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy".

Ðó là lời Chúa. 

 

 

Suy Niệm Cảm Nghiệm SỐNG VÀ CHIA SẺ

 

Ký Thác Sự Sống

 

Suy Niệm

 Bài Giảng Trên Núi về Phúc Đức Trọn Lành của Chúa Kitô trong Bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần XI hôm nay là đoạn cuối cùng của chương 6 (24-34), đoạn Chúa Kitô huấn dụ các tông đồ về lòng tin tưởng phó thác vào sự quan phòng thần linh của Thiên Chúa bằng việc ưu tiên hóa những gì chính yếu liên quan đến phần rỗi và sự thánh hóa của con người. 

 "Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn; hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao?"

Để rồi, sau khi chứng minh cho các môn đệ biết các vị còn quí hơn loài động vật (như "chim trời") và thực vật (như "hoa huệ ngoài đồng") là những loài vô tri thua kém con người, "không gieo vãi, gặt hái, thu hoạch" hay "không lam lũ, không canh cửi", mà còn được Thiên Chúa chăm sóc cho, đến độ Salomon sang trọng cũng "không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó", Người đã khuyên các môn đệ rằng:

 "Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin. Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: 'Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó". 

 Sau cùng Người đã kết luận"Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy".

 Cảm Nghiệm

 Giáo huấn của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay về tinh thần tin tưởng phó thác cho Đấng Quan Phòng Thần Linh, bằng một đời sống khao khát thần linh và công chính trước nhan Ngài, bằng không, một khi lãng quên Thiên Chúa, từ bỏ Thiên Chúa hay coi thường Thiên Chúa, Đấng là nguyên thủy và là cùng đích của họ, con người sẽ chỉ gặp toàn là bất hạnh, bất mãn và bất an.

 Điển hình là vua Gioas thuộc giòng dõi Đavít trong Bài Đọc 1 hôm nay, vị đã nghe theo "các thủ lãnh Giuđa" "xua nịnh" đến độ "bỏ phế đền thờ Chúa là Thiên Chúa tổ phụ họ, để tôn thờ những cây cọc thiêng và các tượng thần". Thậm chí đã sát hại cả tiên tri của Thiên Chúa là Giacaria đã nhắn nhở họ: "Tại sao các ngươi lỗi phạm giới răn Chúa? Ðó là điều bất lợi cho các ngươi. Các ngươi đã bỏ Chúa thì Chúa sẽ bỏ các ngươi", bất chấp vị tiên trị là con của tư tế Gioiada, vị tư tế đã giúp phục hồi ngai vàng cho vị vua đã được cứu sống khỏi bị sát hại bởi bà nội hoàng thái hậu của vua: "Họ liền họp nhau chống lại người, và theo lệnh vua, họ ném đá người ở hành lang đền thờ Chúa".

 Tình trạng vua Giuđa là Gioas và dân Giuđa theo đó đã từ bỏ Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình, lại còn chống lại Ngài bằng cách sát hại sứ giả được Ngài sai đến nhắc nhở họ quay về với Ngài, cuối cùng đã phải lãnh nhận hậu quả tất yếu của mình, chung dân chúng cũng như riêng vua Gioas, như được Bài Đọc 1 hôm nay thuật lại:

 "Hết năm ấy, quân đội Syria tiến lên đánh vua Gioas: họ đến xứ Giuđa và thành Giêrusalem, giết hết các thủ lãnh trong dân, và cướp lấy của cải đem về cho vua ở Ðamas. Dù số người Syria chẳng bao nhiêu, nhưng Chúa đã trao vào tay họ dân đông vô số, vì chúng đã bỏ Chúa là Thiên Chúa tổ phụ mình. Quân Syria cũng làm sỉ nhục vua Gioas. Khi họ bỏ vua mà đi, thì vua lâm trọng bệnh. Thần dân nổi dậy chống lại vua, để báo thù giòng máu của con tư tế Gioiađa. Họ giết vua ngay trên giường, và ông đã chết. Họ mai táng ông trong thành Ðavít, nhưng không chôn ông trong mồ các vua".

 Tuy nhiên, không phải vì thế mà Thiên Chúa quên lời hứa của Ngài với vương tổ của vua Gioas là Đavít trong việc làm cho ngai báu của vua Đavít tồn tại vĩnh viễn, bất chấp những yếu hèn và vấp phạm của các vị vua kế vị vua, bởi Ngài lá Đấng bất biến, "không rút lại tình thương đối với người, vì Ta cũng không phản bội lòng trung tín của Ta", đúng như nội dung của Bài Đáp Ca hôm nay cho thấy: 

1) Ta đã ký minh ước cùng người Ta tuyển lựa, Ta đã thề cùng Ðavít là tôi tớ của Ta rằng: "Cho tới muôn đời Ta bảo tồn miêu duệ của ngươi, và Ta thiết lập ngai báu ngươi qua muôn thế hệ".

2) Ðời đời Ta sẽ dành cho người lòng sủng ái, và lời ước Ta ký với người sẽ được mãi mãi duy trì. Ta sẽ gìn giữ miêu duệ người tới muôn đời, và ngai báu người như những ngày của cõi cao xanh.

3) Nếu con cháu người bỏ không tuân luật pháp, và không ăn ở theo huấn lệnh của Ta, nếu chúng vi phạm những thánh chỉ, và không vâng giữ các chỉ thị của Ta.

4) Ta sẽ dùng roi để phạt tội chúng, và Ta sẽ đánh đòn để sửa lỗi, nhưng Ta sẽ không rút lại tình thương đối với người, vì Ta cũng không phản bội lòng trung tín của Ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

TN.XIL-7.mp3

---------------------------------