2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH - THỨ BẢY CN13TN-C

Thứ Bảy Tuần 13 TN1, Năm lẻ

 

THƯ TÌNH CHÚA GỞI:Bài đọc: Gen 27:1-5, 15-29; Mt 9:14-17.
 
Reading I: Gen 27:1-5, 15-29
 
1When Isaac was old and his eyes were dim so that he could not see, he called Esau his older son, and said to him, "My son"; and he answered, "Here I am." 2He said, "Behold, I am old; I do not know the day of my death. 3Now then, take your weapons, your quiver and your bow, and go out to the field, and hunt game for me, 4and prepare for me savory food, such as I love, and bring it to me that I may eat; that I may bless you before I die." 5Now Rebekah was listening when Isaac spoke to his son Esau. So when Esau went to the field to hunt for game and bring it, 15Then Rebekah took the best garments of Esau her older son, which were with her in the house, and put them on Jacob her younger son; 16and the skins of the kids she put upon his hands and upon the smooth part of his neck; 17and she gave the savory food and the bread, which she had prepared, into the hand of her son Jacob. 18So he went in to his father, and said, "My father"; and he said, "Here I am; who are you, my son?" 19Jacob said to his father, "I am Esau your first-born. I have done as you told me; now sit up and eat of my game, that you may bless me." 20But Isaac said to his son, "How is it that you have found it so quickly, my son?" He answered, "Because the LORD your God granted me success." 21Then Isaac said to Jacob, "Come near, that I may feel you, my son, to know whether you are really my son Esau or not." 22So Jacob went near to Isaac his father, who felt him and said, "The voice is Jacob's voice, but the hands are the hands of Esau." 23And he did not recognize him, because his hands were hairy like his brother Esau's hands; so he blessed him. 24He said, "Are you really my son Esau?" He answered, "I am." 25Then he said, "Bring it to me, that I may eat of my son's game and bless you." So he brought it to him, and he ate; and he brought him wine, and he drank. 26Then his father Isaac said to him, "Come near and kiss me, my son." 27So he came near and kissed him; and he smelled the smell of his garments, and blessed him, and said, "See, the smell of my son is as the smell of a field which the LORD has blessed!28May God give you of the dew of heaven, and of the fatness of the earth, and plenty of grain and wine.29Let peoples serve you, and nations bow down to you. Be lord over your brothers, and may your mother's sons bow down to you. Cursed be every one who curses you, and blessed be every one who blesses you!"
 

 

1/ Bài đọc I: 1 Ông I-xa-ác đã già, mắt ông loà không trông thấy nữa. Ông bèn gọi Ê-xau, con trai lớn của ông, ông nói: "Con ơi!" Cậu thưa: "Dạ, con đây." 2 Ông nói: "Con thấy không, cha già rồi, không biết chết ngày nào. 3 Bây giờ con hãy lấy khí giới của con, ống tên và cây cung của con, ra đồng săn thú cho cha. 4 Con hãy làm cho cha một món ăn ngon như cha thích, rồi đem đến cho cha ăn, để cha đích thân chúc phúc cho con trước khi chết."

5 Đang khi ông I-xa-ác nói với Ê-xau, con trai ông, thì bà Rê-bê-ca nghe được. Ê-xau đi ra đồng để săn thú mang về. 15 Bà Rê-bê-ca lấy áo của Ê-xau, con trai lớn của bà, áo sang nhất mà bà có ở nhà, và mặc cho Gia-cóp, con trai nhỏ của bà. 16 Bà lấy da dê non mà bọc lấy tay và phần cổ nhẵn nhụi của cậu. 17 Rồi bà đặt món ăn ngon và bánh đã làm vào tay Gia-cóp, con bà. 18 Cậu vào với cha và thưa: "Cha ơi!" Ông đáp: "Cha đây! Con là đứa nào đấy con?"

19 Gia-cóp thưa với cha: "Con là Ê-xau, con trưởng của cha; con đã làm như cha bảo. Mời cha ngồi dậy xơi món thịt rừng của con, để cha đích thân chúc phúc cho con." 20 Ông I-xa-ác hỏi con: "Con ơi! sao con tìm được mau thế?" Cậu thưa: "Đức Chúa, Thiên Chúa của cha, đã cho con gặp được may mắn." 21 Ông I-xa-ác bảo Gia-cóp: "Con ơi, lại gần đây, để cha rờ con, xem con có đúng là Ê-xau, con cha, hay không." 22 Gia-cóp lại gần ông I-xa-ác, cha ông; ông rờ cậu và nói: "Tiếng thì tiếng Gia-cóp, mà tay là tay Ê-xau." 23 Ông không nhận ra cậu, vì tay cậu lông lá như tay Ê-xau, anh cậu; thế là ông chúc lành cho cậu. 24 Ông hỏi: "Con có đúng là Ê-xau, con cha không?" Cậu thưa: "Vâng, chính con." 25 Ông nói: "Con ơi, bưng lại cho cha ăn món thịt rừng, để cha đích thân chúc phúc cho con." Cậu bưng lại cho ông, ông ăn; rồi cậu đem rượu đến, ông uống. 26 Ông I-xa-ác, cha cậu, bảo: "Con ơi, lại gần đây và hôn cha đi!" 27 Cậu lại gần và hôn ông. Ông hít mùi áo cậu và chúc phúc cho cậu rằng: "Kìa, mùi thơm con tôi như mùi thơm cánh đồng Đức Chúa đã chúc phúc. 28 Xin Thiên Chúa ban cho con, sương trời với đất đai màu mỡ, và lúa mì rượu mới dồi dào. 29 Các dân phải làm tôi con, các nước phải sụp xuống lạy con. Con hãy làm chủ các anh em con, và các con của mẹ con phải sụp xuống lạy con. Kẻ nguyền rủa con sẽ bị nguyền rủa, kẻ chúc phúc cho con sẽ được chúc phúc."
 
Gospel: Mt 9:14-17
 
14Then the disciples of John came to him, saying, "Why do we and the Pharisees fast, but your disciples do not fast?" 15And Jesus said to them, "Can the wedding guests mourn as long as the bridegroom is with them? The days will come, when the bridegroom is taken away from them, and then they will fast. 16And no one puts a piece of unshrunk cloth on an old garment, for the patch tears away from the garment, and a worse tear is made. 17Neither is new wine put into old wineskins; if it is, the skins burst, and the wine is spilled, and the skins are destroyed; but new wine is put into fresh wineskins, and so both are preserved."
 
 

 

2/ Phúc Âm: 14 Bấy giờ, các môn đệ ông Gio-an tiến lại hỏi Đức Giê-su rằng: "Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?"

15 Đức Giê-su trả lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay.

16 Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng rách thêm.

17 Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt: rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế là giữ được cả hai."


 

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự quan phòng khôn ngoan của Thiên Chúa.

 

Chúa Giêsu đã từng nhận định: "Con cái thế gian khi đối xử với đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng" (Lk 16:8). Nhưng không phải sự khôn khéo nào của con người cũng tốt lành. Để được coi là khôn ngoan, sự khôn khéo của con người cần được hướng dẫn bởi sự thật; nếu không, nó chỉ là xảo thuật để lừa đảo tha nhân. Hơn nữa, sự khôn ngoan của Thiên Chúa thắng vượt mọi khôn khéo của con người. Ngài có thể dùng chúng để đạt những gì Ngài muốn.

Các Bài Đọc hôm nay dẫn chứng cho chúng ta thấy sự khôn ngoan của Thiên Chúa và sự khôn khéo của thế gian. Trong Bài Đọc I, vì bà Rebekah muốn quyền trưởng nam thuộc về Jacob như Thiên Chúa đã mặc khải cho bà trước khi sinh hai con (Gen 25:23), nên bà đã dùng kế hoạch khôn khéo để Isaac phải chúc lành cho Jacob. Trong Phúc Âm, các môn đệ của Gioan dùng sự khôn ngoan của con người đến chất vấn Chúa Giêsu: "Tại sao chúng tôi và các người Pharisees ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?" Chúa Giêsu trả lời họ: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay."

 

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

 

- Chúng ta phải tin Thiên Chúa vẫn đang quan phòng mọi sự cách khôn ngoan trong vũ trụ này. Chúng ta phải biết nhận ra và xử dụng cách khôn ngoan để đạt tới ơn cứu độ.

- Để nhận ra sự khôn ngoan quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta cần có một tinh thần cởi mở, để học hỏi và tiếp thu những khôn ngoan mà Thiên Chúa vẫn không ngừng tiết lộ cho con người.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
 
Kính chuyển:
Hồng

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BẢY CN13TN-C

 CẢM NGHIỆM SỐNG Lời Chúa - Thứ Bảy 6-7-19

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu. (9: 14-17)

Khi ấy, [Chúa Giêsu sang miền Giêsarênô,] các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: "Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?" Chúa Giêsu nói với họ rằng: "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay. Không ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ, vì miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng tệ hơn. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, bầu da vỡ, rượu đổ ra, và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu da mới, và cả hai được nguyên vẹn."

Suy Niệm:

Ăn chay không phải là một niềm vui mà là một phương tiện để cầu xin một điều gì đó từ Thiên Chúa như sự tha thứ của ngài. Do đó, ăn chay nên được thực hiện khi nó ở trong một hoàn cảnh thích hợp.

Chúa Giêsu bảo các môn đệ ăn chay khi cần. Khi Chúa Giêsu ở với các môn đệ, họ nên vui mừng thay vì buồn. Có Chúa Giêsu, họ có mọi sự và không cần phải làm gì khác như là ăn chay.

Khi xa ngã vào trong tội lỗi, tôi phải sám hối và ăn chay cầu xin sự tha thứ của Chúa vì tội lỗi tách tôi ra khỏi Chúa. Khi tôi tiếp nhận Chúa Giêsu trong sự hiệp thông qua Bí tích Thánh Thể, tôi nên vui mừng và ngợi khen Ngài.

Chúa Giêsu đã nói về sự không phù hợp khi người ta đưa rượu mới vào bầu da cũ. Chúa Giêsu muốn tôi có một lựa chọn khôn ngoan để giữ gìn sự sống. Nếu tôi theo Chúa Giêsu, tôi phải từ bỏ chính mình. Nếu tôi yêu mến Chúa, tôi phải từ chối Satan, lời hứa trống rỗng và những cạm bẫy của nó. Tôi không thể yêu mến Chúa và vẫn sống trong tội lỗi vì điều đó không thích hợp và không phù hợp với Chúa. "Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta."(Kh. 3, 16)

"Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện."(Eph. 4, 22-25)

Bình an của Chúa Kitô!

Đa-Minh Quang Hoàng, người Kitô hữu.

--

Bible sharing - Saturday 7-6-19

Gospel MT 9: 14-17

The disciples of John approached Jesus and said, "Why do we and the Pharisees fast much, but your disciples do not fast?" Jesus answered them, "Can the wedding guests mourn as long as the bridegroom is with them? The days will come when the bridegroom is taken away from them, and then they will fast. No one patches an old cloak with a piece of unshrunken cloth, for its fullness pulls away from the cloak and the tear gets worse. People do not put new wine into old wineskins.
Otherwise the skins burst, the wine spills out, and the skins are ruined. Rather, they pour new wine into fresh wineskins, and both are preserved."

Reflection!

Fasting is not a joy but a means to ask something from God like his forgiveness. Therefore, fasting should be fulfilled when it is in an appropriate circumstance.

Jesus told his disciples to fast when needed. When Jesus was with disciples, they should be joyful instead of being sad. Having Jesus, they had everything, and no need to do anything else.

When falling in sins, I must repent and fast to ask for God's forgiveness because sins separate me from God. When I receive Jesus in the communion through the Eucharist, I should be joyful and praise Him.

Jesus said about the unsuitability when people do not put new wine into old wineskins. Jesus wanted me to have a wise choice to preserve life. If I follow Jesus, I must deny myself. If I love God, I must reject Satan, its empty promise, and snares. I can not either love God and still live in sins because it is unsuitable and inappropriate with God. "Because you are lukewarm, neither hot nor cold, I will spit you out of my mouth."(Rev. 3, 16)

"You should put away the old self of your former way of life, corrupted through deceitful desires, and be renewed in the spirit of your minds, and put on the new self, created in God’s way in righteousness and holiness of truth."(Eph. 4, 22-25)

Peace of Christ!

Bro. Dominic Quang Hoang 

-----------------------

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM 04-7-2019

Chia sẻ Lời Chúa - Thứ Năm 4-7-19

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu. (9: 1-8)

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thuyền, vượt biển mà về thành của Người. Bấy giờ người ta đem đến cho Người một kẻ bất toại nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi con, con hãy vững tin, tội con được tha rồi". Bấy giờ mấy luật sĩ nghĩ thầm rằng: "Ông này nói phạm thượng". Chúa Giêsu biết ý nghĩ của họ liền nói: "Tại sao các ngươi suy tưởng những sự xấu trong lòng? Bảo rằng "Tội con được tha rồi", hay nói "Hãy chỗi dậy mà đi", đàng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ngươi biết rằng trên đời này Con Người có quyền tha tội". Bấy giờ Người nói với người bất toại: "Con hãy chỗi dậy, vác giường mà về nhà con". Người ấy chỗi dậy và đi về nhà. Thấy vậy dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế.

Suy Niệm/ CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ:

Dân chúng mang đến cho Đức Giêsu một người bại liệt nằm trên cáng. Họ tin rằng Đức Giêsu có thể chữa khỏi bệnh bại liệt vì ngài đã chữa được nhiều bệnh nan y. Có lẽ họ không biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa.

Đặc biệt, các kinh sư đã xúc phạm Chúa Giêsu vì chính ngài ta đã tuyên bố ngài là Thiên Chúa khi nói với một người bại liệt: "Tội lỗi của con được tha thứ."(Mt. 9, 2) Người Do Thái tin rằng chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha thứ tội lỗi. "Nhưng chính Ta đây, vì danh dự của Ta, Ta sẽ xoá bỏ các tội phản nghịch của ngươi, và không còn nhớ đến lỗi lầm của ngươi nữa."(Is. 43, 25)

Đức Giêsu đã tuyên bố những đau khổ là kết quả của tội lỗi. Ngay sau khi Adam và Eva phạm phải sự bất tuân đối với Thiên Chúa, những đau khổ và cái chết đã đến với thế giới (Stk. 3, 16-17; 19). "Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội."(Rô-ma 5, 12)

Đức Giêsu là Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế. Ngài đến để cứu con người thoát khỏi tội lỗi. Đức Giêsu có quyền tha thứ tội lỗi và cứu bất cứ ai tin vào Ngài để họ được thoát khỏi nô lệ của tội lỗi. Đức Giêsu đã nói với một người bất toại là tội lỗi của anh được tha thứ; do đó, anh ta có thể "Con hãy chỗi dậy, vác giường mà về nhà con."(Mt. 9, 6)

Nếu tin vào Chúa Giê-su và ăn năn tội lỗi của mình, tội lỗi của tôi sẽ được tha thứ và tôi sẽ vào Nước Trời do việc đổ máu của chính ngài trên thập tự giá.

Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến và tin tưởng vào Chúa. Xin hãy cứu rỗi linh hồn con vì con là một con người tội lỗi. Con ca ngợi Chúa đến muôn muôn đời. A-men!

Đa-Minh Quang Hoàng, người Kitô hữu.

--

Bible sharing - Thursday 7-4-19

Gospel MT 9: 1-8

After entering a boat, Jesus made the crossing, and came into his own town. And there people brought to him a paralytic lying on a stretcher. When Jesus saw their faith, he said to the paralytic, "Courage, child, your sins are forgiven." At that, some of the scribes said to themselves, "This man is blaspheming." Jesus knew what they were thinking, and said, "Why do you harbor evil thoughts? Which is easier, to say, 'Your sins are forgiven,' or to say, 'Rise and walk'? But that you may know that the Son of Man has authority on earth to forgive sins"– he then said to the paralytic, "Rise, pick up your stretcher, and go home." He rose and went home. When the crowds saw this they were struck with awe and glorified God who had given such authority to men.

Reflection!

The people brought to Jesus a paralytic lying on a stretcher. They believed that Jesus could cure a paralytic because he cured many incurable diseases. Probably they did not know Jesus was the Son of God.

Especially, the scribes offended Jesus because he himself claimed he as God when saying to a paralytic, "Your sins are forgiven."(Mt. 9, 2) The Jew believed only God has the right to forgive sins. "It is I, I, who wipe out, for my own sake, your offenses; your sins I remember no more."(Is. 43, 25)

Jesus claimed the sufferings as a result of sins. Right after Adam and Eve committed their disobedience to God, sufferings, and death came into the world (Gen. 3, 16-17; 19). Therefore, just as through one person sin entered the world, and through sin, death, and thus death came to all, inasmuch as all sinned."(Rom. 5, 12)

Jesus is the Son of God and a Savior of the world. He came to save the human from sins. Jesus can forgive sins and free anyone believing in Him to be free from the slave of sins. Jesus told a paralytic his sins forgiven; therefore, he could "rise, pick up your stretcher, and go home."(Mt. 9, 6)

If believing in Jesus and repenting my sins, my sins would be forgiven and I would enter the Kingdom of heaven by his blood-shedding on the cross.

Jesus, I love and trust in you. Save my soul because I am a sinful man. I praise you forever. A-men!

Bro. Dominic Quang Hoang

  
---------------------------------
 
 

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - NGÀY 05-7-2019

  •  
    Chi Tran
    Jul 4 at 9:55 PM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Kêu gọi người thu thuế Mátthêu.

    05/07 – Thứ sáu đầu tháng, tuần 13 thường niên.

    "Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc: Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải là hy lễ".

     

    Lời Chúa: Mt 9, 9-13

    Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: "Hãy theo Ta". Ông ấy đứng dậy đi theo Người. Và xảy ra là khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, thì có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ Người rằng: "Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như thế?"

    Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: "Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không phải là hy lễ". Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi".

     

     

    Suy Niệm /CẢM NGHIỆM SỐNG: Bữa Tiệc Thân Hữu

    Trong hầu hết các nền văn hóa hiện hữu trên thế giới, bữa ăn là một thời điểm, một nghi lễ đặc biệt trong đời sống con người. Con người thường chia giờ giấc trong ngày theo các bữa ăn.

     

    Bữa ăn là giờ duy nhất trong ngày, trong đó mọi thành phần trong gia đình có mặt bên nhau, do đó bàn ăn thường là biểu trương của hiệp nhất. Vì là giờ hiệp nhất, nên bữa ăn cũng là giờ linh thiêng trong cuộc sống. Người ta vẫn nói: "Trời đánh tránh bữa ăn". Bữa ăn là dấu chỉ của hiệp nhất, cho nên thời xa xưa, thỏa ước giữa các bộ lạc cũng được ký trong bữa tiệc. Ngồi đồng bàn với nhau có nghĩa là chấp nhận chia sẻ với nhau, chấp nhận tình thân hữu của nhau.

    Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy được ý nghĩa nổi bật của bữa ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu. Phúc Âm thường ghi lại những lần Chúa Giêsu ngồi đồng bàn với những người thu thuế tội lỗi, những người bị đẩy ra bên lề xã hội. Ngồi đồng bàn với người nào là muốn chia sẻ, muốn nói lên tình thân thiện của người đó. Qua những lần ngồi đồng bàn với tất cả mọi hạng người, Chúa Giêsu bày tỏ cho chúng ta bộ mặt của một Thiên Chúa nhân hậu luôn hiện diện trong mọi sinh hoạt của con người, một Thiên Chúa chia sẻ cuộc sống của con người và muốn đi vào kết hiệp thâm sâu với con người.

    Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Chúa Giêsu thường mượn hình ảnh bữa tiệc để nói về Nước Trời: "Nước Trời giống như vua kia làm tiệc cưới". Nước Trời giống như một tiệc vui. Tôn giáo mà Chúa Giêsu loan báo không phải là những nghi lễ hay những luật lệ cứng nhắc, mà là tôn giáo của tình yêu. Trích dẫn lời Tiên Tri Ôsê: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không phải lễ tế", Chúa Giêsu đả phá những tôn giáo chỉ xây dựng trên những nghi lễ trống rỗng, mà quên đi cái lõi của tôn giáo là tình thương.

    Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại cách sống đạo của chúng ta. Bí tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta là bữa tiệc dấu chứng tình yêu của Ngài. Tham dự vào bữa tiệc ấy là tham dự vào tinh thần yêu thương chia sẻ với Ngài. Nếu không có tinh thần yêu thương, thì tất cả những kinh kệ, những hành động phụng vụ chỉ là trống rỗng vô ích.

     

    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Của lễ đẹp lòng Chúa nhất phải chăng không là những hành động yêu thương, chia sẻ, tha thứ đó sao? Lúc đó bàn thờ của chúng ta không chỉ nằm trong bốn bức tường nhà thờ, mà còn phải là gia đình, công sở, phố chợ. Nơi nào có hành động yêu thương, tha thứ, chia sẻ, thì nơi đó có Chúa hiện diện, có bình an, có Nước Trời.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    --------------------------
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA- THƯ TƯ 03-7-2019

Con đường theo Chúa.

03/07 – Thứ tư tuần 13 thường niên – Thánh TÔMA, TÔNG ĐỒ. Lễ kính.

"Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!"

 

* Vào lúc Đức Giêsu chịu thương khó và phục sinh, khuôn mặt của thánh Tôma nổi bật. Trong bữa ăn tối, đáp lại thắc mắc của Tôma, Đức Giêsu nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Khi nghe nói Đức Giêsu đã phục sinh, vị tông đồ này không tin ngay. Mãi tới lúc Đức Giêsu cho Tôma thấy tay và cạnh sườn bị đâm thủng, Tôma mới tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).

Theo truyền khẩu thì thánh nhân đã đi loan báo Tin Mừng cho dân Ấn Độ. Từ thế kỷ 4, người ta mừng ngày rước hài cốt của ngài về Ê-đét-xa, tức là ngày 3 tháng 7.

 

Lời Chúa: Ga 20, 24-29

Bấy giờ trong Mười Hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không ở cùng với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi không tin”.

Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà, và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Đoạn Người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay vào đây và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, vì con đã thấy Thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”.

 

CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ

Khi nói đến ai đồng dạng với “Tôma”, điều đó không có gì là nâng bi. Đó là thái độ bình thường của bất cứ tín hữu nào, bất cứ Kitô hữu nào.

Tôma không tin các bạn tông đồ, đúng thế; nhưng ông không do dự khi Thiên Chúa tỏ mình ra cho tin. Không phải là lời chứng của các tông đồ làm chúng ta tin Đức Kitô Phục Sinh, Con Thiên Chúa, và phúc cho chúng ta, chính Đức Kitô làm chúng ta tin.

Các sách Tin Mừng...

Chúng ta biết chắc rằng các sách Tin Mừng không được Đức Giêsu viết ra. Chúng ta biết chắc rằng những bài giảng của Đức Giêsu chỉ là những bản tóm tắt, sơ sài biết bao. Tuy nhiên, khi Gioan, Luca, Matthêu hay Mác-cô viết rằng: “và Đức Giêsu nói....”, chúng ta tin những lời các thánh sử Tin Mừng truyền lại cho chúng ta, những lời đó chúng ta nghe chính miệng Đức Kitô.

Tôma...

Chính Ngài làm chứng cho chúng ta về Đức Kitô Phục Sinh, nhưng cũng nói cho mỗi người chúng ta rằng, chúng ta cũng có thể tin các thánh sử Tin Mừng, các Ngài là những chứng nhân chính thức, còn chính Đức Kitô cho chúng ta đức tin nhờ các Ngài và nhờ Giáo Hội.

Khi Giáo Hội dạy, Giáo Hội nói lời Chúa cho chúng ta. Giáo Hội chỉ là người mang tiếng nói của Ngôi Lời. Chính Ngôi Lời nói, luôn luôn là thế. Các Giám Mục là người kế vị các tông đồ, không phải là các nhà thần học. Nên chúng ta phải chú ý nghe các Ngài, thì không nhất thiết phải luôn luôn nghe theo các Ngài. Đức tin không lay chuyển nhưng khoa học thì liên tục tiến triển.

Tôma còn nhắc nhở chúng ta chỉ có một tiếng nói chính thức và  cũng phải biết kính trọng trí khôn và đức tin của mình , đừng để bất cứ ai, bất cứ cái gì nhồi sọ , và coi chừng nhiều tiên tri giả chung quanh ta.

J.M

-----------------------------