2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SÔNG LC - NGÀY 08-8-2019

Thứ Năm CN18TN-C
 


Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 31, 31-34

"Ta sẽ ký kết giao ước mới và Ta sẽ không còn nhớ tội lỗi nữa".

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Chúa phán: "Ðây tới ngày Ta ký kết giao ước mới với nhà Israel và nhà Giuđa, giao ước này không giống như giao ước Ta ký kết với tổ phụ chúng trong ngày Ta cầm tay chúng dắt ra khỏi đất Ai-cập, giao ước ấy chính chúng đã phản bội, mặc dầu Ta thống trị chúng". Chúa phán: "Ðây là giao ước Ta sẽ ký kết với nhà Israel sau những ngày đó. Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi trong tâm hồn chúng; Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta". Chúa phán: "Người này sẽ không còn phải dạy người nọ, anh sẽ không còn phải dạy em rằng: 'Ngươi hãy nhìn biết Chúa', vì mọi người từ nhỏ chí lớn đều nhìn biết Ta, vì Ta sẽ tha tội ác của chúng, và sẽ không còn nhớ đến tội lỗi của chúng".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 50, 12-13. 14-15. 18-19

Ðáp: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch (c. 12a).

Xướng: 1) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. - Ðáp.

2) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Con sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với Ngài. - Ðáp.

3) Bởi vì Chúa chẳng ưa gì sinh lễ; nếu con dâng lễ toàn thiêu, Chúa sẽ không ưng. Của lễ con dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát; lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan nát, khiêm cung. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 144, 13cd

Alleluia, alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 16, 13-23

"Con là Ðá, Thầy sẽ ban cho con chìa khoá nước trời".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở". Bấy giờ Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người là Ðức Kitô.

Kể từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, phải bị giết, và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu". Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy: con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".

Ðó là lời Chúa.

 



Suy Niệm / Cảm Nghiệm SỐNG LỜI CHÚA

Thâm Cung Bí Sử về Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét


B
ài Phúc Âm hôm nay, Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên, được Thánh ký Mathêu thuật lại về sự kiện tông đồ đoàn, qua vị đại diện của mình là Tông Đồ Phêrô, tuyên xưng thực tại thần linh chân thực về Chúa Kitô, một Chúa Kitô sau đó chẳng những thiết lập Giáo Hội của Người trên nền tảng đức tin của vị tông đồ này, mà còn tỏ ra cho các tông đồ biết một bí mật quân sự tối quan hệ về Người. 
 
Tông Đồ Phêrô, tuyên xưng thực tại thần linh chân thực về Chúa Kitô: 
 
"Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi, Người hỏi các môn đệ rằng: 'Người ta nói Con Người là ai?' Các ông thưa: 'Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ'. Đức Giêsu lại hỏi: 'Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?' Ông Simôn Phêrô thưa: 'Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống'". 
 
Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hội của Người trên nền tảng đức tin của vị tông đồ này:
 
"Đức Giêsu nói với ông: 'Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy". 
 
Chúa Kitô tỏ ra cho các tông đồ biết một bí mật quân sự tối quan hệ về Người:
 
"Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: 'Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!' Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: 'Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người'".
 
Qua bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta có thể tự hỏi là tại sao Chúa Giêsu bỗng nhiên lại hỏi các tông đồ về nhận định của dân chúng nói chung và của các tông đồ nói riêng về Người, trong khi Người vẫn cố ý che dấu căn tính của Người, như trong chính bài Phúc Âm hôm nay cho thấy: "Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Kitô"?
 
Phải chăng Người chỉ có ý muốn trắc nghiệm xem kiến thức thần linh và cảm nghiệm thần linh về Người nơi các vị như thế nào sau thời gian được gần gũi với Người hơn quần chúng? Căn cứ vào nội dung và kết cấu của bài Phúc Âm thì Chúa Kitô không phải chỉ muốn trắc nghiệm mức độ đức tin của các tông đồ, vì tự mình Người đã biết đức tin của các vị ra sao rồi, chẳng cần phải hỏi, mà Người muốn tiết lộ một bí mật hết sức phũ phàng về Người mà Người biết chắc chắn rằng các tông đồ không thể nào chấp nhận được, dù các vị có tuyên xưng hết sức chính xác về Người đi chăng nữa. 
 
Thật thế, điều tối mật về Người đó là Người chẳng những là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" mà còn là một Đức Kitô tử nạn và phục sinh nữa, để chứng tỏ Người thực sự là "Đức Kitô" (qua mầu nhiệm tử giá) và đồng thời cũng chính là "Con Thiên Chúa hằng sống" (qua mầu nhiệm phục sinh), chứ không phải như lý lẽ tự nhiên của các tông đồ, tiêu biểu qua tông đồ Phêrô, hiểu theo kiểu trần gian, ở chỗ đã là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" thì Người không thể nào lại chết được. 
 
Nếu chung các tông đồ và riêng tông đồ Phêrô không chấp nhận sự thật này về "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" thì các vị sẽ không thể nào theo Người được. Đó là lý do các vị đã phản nộp Người, như một tông đồ Giuđa Íchca, hay đã trắng trợn chối bỏ Người, như một tông đồ Phêrô đầu đàn. Đó cũng là lý do các vị ru rú lo âu sợ hãi trong căn thượng lầu khóa kín sau khi Thày của các vị chết đi. 
 
Đó còn là lý do khi nhận biết tất cả sự thật về một Chúa Kitô Phục Sinh, tông đồ Toma đã tuyên xưng: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi" (Gioan 20:28), chứ không tuyên xưng "Vâng, con tin Thày đã chết nhưng đã sống lại". Bởi vì, chính vì Thày là Chúa và là Thiên Chúa mà Thày dù có chết cũng sẽ sống lại, để làm Chúa của cả kẻ sống lẫn người chết, để chứng tỏ Người là Vị Thiên Chúa hằng sống bất diệt. Lời tuyên xưng này của tông đồ Tôma như thể lập lại lời tuyên xưng của tông đồ Phêrô: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". 
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

TN.XVIIIL-5.mp3

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - REFLECTION 18TH SUNDAY C

  •  
    Mo Nguyen
    Aug 3 at 3:01 AM
     
     

    hinh giau.jpg
     
                  THE RICH FOOL

     

     

    Sunday 04 August 2019

    Reflection on the Gospel-18th Sunday in Ordinary Time C

    (Luke 12:13-21)

    -Veronica Lawson RSM

     

    Our tradition tells us that “the earth and all that is in it belongs to God” (Psalm 24). That does not stop people from arguing over possessions and even killing for them. It never has.

    The Iraq war should have been a lesson to the world. There were no weapons of mass destruction. There was much coveted oil and that seems to have been the covert justification for an unconscionable invasion that cost countless lives. There seems to be something deep within the human psyche that continually seeks for more. Those who seek to be “rich toward God” or “rich in God” find life. Those who seek to be rich in material possessions will simply be left, at life’s end, with a question: “To whom will this hoard belong?” The question is rhetorical and expects the answer of Psalm 24: “the earth and all that is in it belongs to God”.

     

    Jesus is addressed as “teacher”, and is asked to force a decision in an inheritance debate. He demonstrates that he is “teacher” rather than “divider”. He tells a hard hitting story. He knows that story-telling is more effective in bringing people to life-giving decisions than is any attempt to bring down a definitive ruling, especially for those who surely know the law. His story is about a landowner who is blessed by an abundant harvest. The estate manager as well as the peasant workers and their families might reasonably expect a share in the profits, even a remission of the debts they inevitably carry. In this instance, the blessing of abundance turns the land-owner inwards rather than out towards others and so “toward God”. First person singular pronouns predominate: “What am I to do? I have no place….I will do this….I will …. I will …. I will ….” The futility or senselessness of stockpiling for personal gain is highlighted by the shift to second person singular, “You fool...”, and by the divine judgment on the landowner’s self-focus and greed. Greed appears in today’s reading from the letter to the community at Colossae. For the author of that letter, greed is simply idolatry, worship of a false god (Col 3:5).

     

    In these times of planetary vulnerability, there is some urgency about the call to place our trust in the goodness of a generous God, to reduce our ecological footprint and to acknowledge that the good things of the earth belong to God and to all of God’s people, not just to the privileged few. In refusing to “store up treasure” for our own selfish ends, we become forever “rich toward God”.  This applies to nation-states as well as to individuals.

    We have some responsibility for what is done in our name, for the size and deployment of our foreign aid budget for instance. The command to “be on your guard, be ever vigilant” in this respect is a demand for gospel justice.

     

    "Become Rich in the sight of God":

    https://www.youtube.com/watch?v=PpWGZFRAQMI

     

    The Parable of the Rich Fool: https://www.youtube.com/watch?v=yS0pS0kV6uQ

     

CẢM NGHIỆM SỐNG -A REFLECTION- 29-7-2019

  •  
    Mo Nguyen
     

    Monday 29 July 2019

    hinh.jpg

     

              PRAYER - ABRAHAM AND GOD

     

    A REFLECTION (Luke 11:1-13)

    YOU ANSWERED ME. From Abraham’s example and Jesus’ teaching, we learn much about prayer in today’s readings. Truly persevering prayer implies more than mere persistence on our part; it should combine peaceful expectation with humble acceptance of God’s will. If we are to o busy to pray, we are busier than God wants us to be.

    Jesus Teaches How to Pray Luke 11 Sunday School Lesson Resource:

    https://www.youtube.com/watch?v=3B0d1_GRH7s

     

    Teach Us How to Pray - Lyrics - Wade McNutt:

    https://www.youtube.com/watch?v=VDsenaZ8U-Q

     

      What Happens When We Don't Pray?

     
    song.jpg
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -THỨ SÁU CN17TN-C

Thứ Sáu CN17TN-C
 
 
Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 26, 1-9

"Toàn thể dân chúng tập họp trước Thiên Chúa".

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Khi Gioakim, con của Giosia vua nước Giuđa mới lên cai trị, thì Chúa phán rằng: "Ðây Chúa phán: Ngươi hãy đứng giữa tiền đàng đền thờ Chúa, và bảo mọi thành phố nước Giuđa đến thờ lạy trong đền thờ Chúa, hãy nói cho họ biết tất cả những lời Ta truyền cho ngươi nói với họ: ngươi chớ bớt một lời; may ra ai nấy nghe mà trở lại, và bỏ đàng tội lỗi của mình, mong Ta hối tiếc tai hoạ Ta định giáng xuống họ, vì sự gian ác họ ưa thích. Và ngươi hãy bảo họ rằng: Ðây Chúa phán: Nếu các ngươi không nghe Ta để bước đi trong lề luật Ta đã ban cho các ngươi, để nghe lời các tiên tri tôi tớ Ta mà ban đêm Ta chỗi dậy và điều động sai đến các ngươi, và các ngươi không nghe, thì Ta sẽ để đền thờ này như Silô, sẽ khiến thành này bị hết thảy các dân trên địa cầu nguyền rủa".

Các tư tế, các tiên tri, toàn dân đều nghe Giêrêmia nói những lời ấy trong đền thờ Chúa. Khi Giêrêmia nói hết những lời Chúa truyền cho ông nói với toàn dân, thì các tư tế, các tiên tri, và toàn dân bắt ông và nói rằng: "Ngươi phải chết! Tại sao ngươi nhân danh Thiên Chúa mà nói tiên tri rằng: 'Ðền thờ này sẽ như Silô, thành này sẽ hoang vu không ai cư ngụ'?" Và toàn dân tập họp phản đối Giêrêmia trong đền thờ Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 68, 5. 8-10. 14

Ðáp: Lạy Chúa, xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi (c. 14c).

Xướng: 1) Những kẻ thù ghét con vô cớ, chúng nhiều hơn số tóc trên đầu con. Chúng thực là mạnh thế hơn con, những con người phản hại con trái lẽ: điều mà con không lấy, con cũng phải đền ư? - Ðáp.

2) Sở dĩ vì Chúa mà con chịu nhục, và thẹn thò làm nhơ nhuốc mặt con. Con bị những người anh em coi như khách lạ, bị những người cùng con một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt tâm lo việc nhà Chúa khiến con mòn mỏi; điều tủi nhục người ta nhục mạ Chúa đổ trên mình con. - Ðáp.

3) Nhưng lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa con. Ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 24, 4c và 5a

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 13, 54-58

"Nào ông chẳng phải là con bác thợ mộc ư? Vậy bởi đâu ông được những sự ấy?"

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê quán Người, và giảng dạy người ta trong hội đường, khiến người ta ngạc nhiên và nói rằng: "Bởi đâu ông này được sự khôn ngoan và quyền làm phép lạ như vậy? Nào ông chẳng phải là con bác thợ mộc sao? Nào mẹ ông chẳng phải là bà Maria, và Giacôbê, Giuse, Simon, Giuđa chẳng phải là anh em ông sao? Và chị em ông, nào chẳng phải những người ở nơi chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông được những sự ấy?" Và họ vấp phạm đến Người.

Nhưng Chúa Giêsu phán cùng họ rằng: "Không tiên tri nào mà không được vinh dự, trừ nơi quê quán và nhà mình". Người không làm nhiều phép lạ ở đó, vì họ chẳng có lòng tin.

Ðó là lời Chúa.



Suy Niệm- Cảm Nghiệm SỐNG LỜI CHÚA
 
Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Sáu Tuần XVII Thường Niên, được Thánh ký Mathêu thuật lại về sự kiện: "Chúa Giêsu trở về quê quán Người, và giảng dạy người ta trong hội đường, khiến người ta ngạc nhiên"
 
Thế nhưng, cái ngạc nhiên của họ mang tích cách tiêu cực (ngờ vực) hơn là tính cách tích cực (nhận biết), bởi thế, họ đã tỏ ra hết sức thắc mắc với đầy những nghi vấn như sau
 
"'Bởi đâu ông này được sự khôn ngoan và quyền làm phép lạ như vậy? Nào ông chẳng phải là con bác thợ mộc sao? Nào mẹ ông chẳng phải là bà Maria, và Giacôbê, Giuse, Simon, Giuđa chẳng phải là anh em ông sao? Và chị em ông, nào chẳng phải những người ở nơi chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông được những sự ấy?' Và họ vấp phạm đến Người".
 
Thái độ tiêu cực gần như tẩy chay Chúa Giêsu của dân làng Người cũng là chuyện dễ hiểu theo tâm lý tự nhiên, vì họ đã từng biết Người từ hồi còn nhỏ, một con người ra sao trong làng, có cha mẹ và thân thuộc như thế nào. Bởi thế, "Chúa Giêsu phán cùng họ rằng: 'Không tiên tri nào mà không được vinh dự, trừ nơi quê quán và nhà mình'".
 
Nếu căn cứ vào 1 trong 4 loại môi trường ở dụ ngôn "người gieo giống ra đi gieo giống" nơi Bài Phúc Âm Thứ Tư tuần trước (xem Mathêu 13:18-23), thì dân làng của Người không thuộc loại "hạt rơi trên vệ đường", vì họ cũng hào hứng nghe Người chứ không đến nỗi hững hờ chẳng để ý hay thiết tha gì; họ cũng không phải là "hạt rơi trên đá sỏi" vì họ đâu có chấp nhận Người nên không đâm rễ tí nào hết, mà là "hạt rơi vào bụi gai" đã bị chết nghẹt gây ra bởi các lo âu ngờ vực của họ. Do đó bài Phúc Âm mới kết luận: "Người không làm nhiều phép lạ ở đó, vì họ chẳng có lòng tin".
 
Thật ra, theo chiều hướng của Phúc Âm Thánh Gioan thì "là ánh sáng thế gian" (8:12) mà đã là ánh sáng thì không thể không soi chiếu mà còn là ánh sáng, Chúa Kitô cần phải tự động tỏ mình ra để nhờ đó người ta mới có thể nhận biết người và tin tưởng Người, hơn là cứ phải có đức tin mới làm phép lạ, mới tỏ mình ra sau. 
 
Tuy nhiên, trong trường hợp dân làng của Người trong bài Phúc Âm hôm nay đã được Người tỏ mình ra cho họ rồi, đến nỗi đã khiến họ phải bàng hoàng ngỡ ngàng: "Bởi đâu ông này được sự khôn ngoan và quyền làm phép lạ như vậy?", thế mà họ vẫn không tin. Chính thành kiến tự nhiên về Người đã là một trở ngại khổng lồ chắn lối đức tin của dân làng Người.
 
Thực tế sống đạo cũng cho thấy, chính thành kiến về nhau đã ngăn cản nhau trong việc chấp nhận nhau, chấp nhận những cái hay cái tốt của nhau, đúng hơn chấp nhận các đặc sủng Thần Linh nơi nhau, trái lại, đã không ưa ai, thì tất cả những gì con người đó làm dù có tốt đến đâu, có hay đến mấy, cũng không đáng lưu ý tới, thậm chí nghe thấy ai khen họ thì tìm cách hạ bệ họ... 
 
Có một người chị em chẳng có kiến thức về đạo là bao, chỉ mải miết say mê đọc Sứ Điệp Từ Trời, theo chiều hướng bảo thủ cực đoan, đã công khai lên tiếng chống Đức Thánh Cha Phanxicô đến độ dám nói với nhóm của chị ta trên email (mà người viết này đọc thấy) rằng cho dù vị giáo hoàng này có làm phép lạ chăng nữa cũng là giáo hoàng giả, có được người ta khâm phục đến đâu chăng nữa cũng là giả hình v.v. 
 
Tuy nhiên, Lòng Thương Xót Chúa vẫn không bỏ rơi bất cứ một ai, kể cả những tâm hồn như người chị em cực đoan này, hay những ai quá nặng thành kiến đến độ không còn nhận ra chân lý, hay bất chấp chân lý, chủ trương chỉ có một chân lý duy nhất và trên hết đó là những gì họ nghĩ tưởng hay suy diễn, dù chủ quan đến đâu, và chân lý chủ quan theo óc suy tưởng của họ bao giờ cũng tuyệt đối đúng, không bao giờ sai lầm... 
 
Dân làng Nazarét đã bị thành kiến bịt mắt họ lại nên họ đã không nhận ra Chân Lý, nhận biết Chúa Kitô, một con người tầm thường đã từng sống giữa họ, với họ và gần họ. Nói theo kiểu trần gian thì cái khổ của Thiên Chúa là ở chỗ nếu Ngài không tỏ hết mình ra nơi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô thì con người ta tiếp tục tôn thờ ngẫu tượng hay tà thần, chứ không phải là chính Ngài, nhưng nếu Ngài thật sự tỏ mình ra nơi Người Con giáng thế của Ngài thì loài người lại không chấp nhận Ngài nơi Con của Ngài, không chấp nhận Con Ngài là Thiên Sai, là Thiên Chúa
 
Vậy thì Thiên Chúa phải làm sao đây... để có thể làm cho loài người nhận biết Người để được cứu độ, để được hiệp thông thần linh với Ngài...? Chính cái nan giải này mới chứng tỏ Thiên Chúa là Đấng vô cùng khôn ngoan và toàn năng trong dự án thần linh của Ngài cũng như trong công cuộc mạc khải thần linh của Ngài trong lịch sử loài người, cho đến khi mọi sự được nên trọn như ý Ngài muốn.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

TN-XVIIL-6.mp3

----------------- 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- REFLECTIONS 17TH -C

  •  
    Mo Nguyen
     
    Jul 27 at 4:36 PM
     
     
    hinh.jpg

     

       PRAYING WITHIN THE FAMILY OF GOD  

     

     SEVENTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME / C - 28 JULY 2019

                       REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Luke 11:1-13)

                           PRAYING WITHIN THE FAMILY OF GOD

    While short and stark compared to the Our Father more familiar to us in St Matthew’s version, the Lukan form in today’s Gospel probably preserves more accurately Jesus’ actual words to his disciples.

    Behind the opening word ‘Father’ lies Jesus’ characteristic address to God as ‘Abba’, the familiar Aramaic address to the male parent, most accurately rendered as ‘Dad’. The prayer begins, then, by drawing the disciples into the familiar relationship with God that he enjoys.

    The sequence of the petitions that follows is itself an instruction on prayer. God’s ‘agenda’ comes first: that God’s name be help holy, that God’s kingdom come. Only after this Godward focus (which, of course, is ultimately for the benefit of the world) do the petitions address human need: for sustenance (‘daily bread’), for forgiveness, and finally for protection in the hour of trial.

    In the petition for forgiveness, the sense is not that God waits to see whether we forgive before offering forgiveness. Rather, we can block the flow of God’s always available forgiveness if we do not let it flow through us by forgiving others.

    The final petition does not imply that God would lead us into temptation and trial. Rather, we pray that in trials and troubles our faith may not give way.

    As a whole, the prayer is the prayer of a community that knows itself to be the loved family of God, to whom, on its journey through life, it constantly turns in confidence and trust to receive those benefits that only God can give.

    Brendan Byrne, SJ

    Our Father (with lyrics) - Don Moen:

    https://www.youtube.com/watch?v=TDkTqC7h4zw

     

                                OUR FATHER

     

    song.jpg