2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - 9/22/2019 REFLECTION 25TH SUNDAY-C

  •  
    Mo Nguyen
    Sep 21 at 6:25 AM
     
     
    hinh.jpg

             

                         No Longer Slaves

     

                  TWENTY-FIFTH SUNDAY IN ORDINARY TIME / C

                                             22 SEPTEMBER 2019

                   REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Luke 16: 10-13)

                                           ENSURING A WELCOME

    In what way exactly was the manager in the parable we hear today ‘dishonest’?

    We might think that it had to do with what he does with his master’s creditors – getting them to write down reduced amounts of what they owe? Yet the master finds fault with the manager before he has recourse to this stratagem.

    By reducing the amounts owed, the manager was not defrauding his master but stripping away the commission he himself would normally (and legitimately) earn in transacting his master’s business. He acts against his own immediate interest to ensure that in the future, when he is out of work and needy, he will have the goodwill of people and a welcome into their home. He ‘buys’ their goodwill and, in this respect at least, earns his master’s praise.

     

    The parable presupposes the great reversal connected with the coming of the Kingdom as proclaimed by Jesus. In this reversal, ‘the hungry will be filled with good things and the rich sent empty away’ (Luke 1:53). In light of this reversal the steward’s behaviour is somewhat exemplary. Rogue he may be (a ‘child of this world’), but in taking vigorous action in view of a coming crisis, he shows himself ‘more shrewd’ than ‘the children of light’.

    With so so much more at stake (eternal life), the wealthy among the children of light would be well advised to strip themselves of their wealth now in order to win friends among the poor. When the poor have their privileged places in the Kingdom, these same poor will welcome them into ‘eternal dwellings’.

    Brendan Byrne, SJ

    No Longer Slaves (Spontaneous) - Jonathan & Melissa Helser:

    https://www.youtube.com/watch?v=5kWIbo19t5Q

                 NO LONGER SLAVES

    song.jpg

    Chúa không lầm - Karaoke- Evis Phương:

    https://www.youtube.com/watch?v=huVTpgT4-tk

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BA CN24TN-C

  •  
    Tinh CaoSep 16 at 5:53 PM
     
     

    Thứ Ba CN24TN-C

    CẢM NGHIỆM SỐNG Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) 1 Tm 3, 1-13

    "Vị chủ tịch giáo đoàn phải là người không ai trách cứ được: các vị phụ tá cũng vậy, phải nắm giữ mầu nhiệm đức tin trong lương tâm trong sạch".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu.

    Ðây là lời chân thật: Nếu ai ao ước chức chủ tịch giáo đoàn, thì đó là ước ao một nhiệm vụ tốt đẹp. Vậy vị chủ tịch giáo đoàn phải là người không có ai trách cứ được, người chỉ kết hôn một lần, ăn ở tiết độ, khôn ngoan, thanh lịch, đoan trang, hiếu khách, biết giảng dạy, không mê rượu chè, không gây gỗ, nhưng hoà nhã: không cạnh tranh, không tham lam, nhưng biết cai quản gia đình mình, dạy con cái biết vâng phục và tiết hạnh. Nếu ai không biết cai quản gia đình mình, thì làm sao coi sóc được cộng đoàn Thiên Chúa? Vị chủ tịch giáo đoàn không phải là tân tòng, kẻo cậy mình kiêu căng mà sa vào án phạt của ma quỷ. Người phải có tiếng tốt nơi người ngoại, kẻo bị ô danh và sa lưới ma quỷ.

    Cũng thế, những người phụ tá phải đoan trang, không ăn nói nước đôi, không nghiện rượu, không tìm lợi cách đê tiện, nhưng phải nắm giữ mầu nhiệm đức tin trong lương tâm thanh sạch. Những kẻ ấy phải được thử thách trước, rồi nếu không có gì đáng trách, thì mới được phục vụ. Người phụ nữ cũng vậy, phải đoan trang, không nói hành, phải tiết độ và trung tín trong mọi sự. Các vị phụ tá phải là người chỉ kết hôn một lần: biết coi sóc con cái và nhà cửa mình. Vì những phụ tá khi thi hành đứng đắn chức vụ, sẽ được lên bậc cao trọng và sẽ đầy hiên ngang trong lòng tin vào Ðức Giêsu Kitô.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 100, 1-2ab. 2cd-3ab. 5. 6

    Ðáp: Con sẽ sống theo lòng vô tội (c. 2b).

    Xướng: 1) Con sẽ ca ngợi tình thương và đức công minh, lạy Chúa, con sẽ đàn hát mừng Ngài. Con sẽ tiến thân trên đường liêm khiết, khi nào Chúa sẽ đến viếng thăm con? - Ðáp.

    2) Con sẽ sống theo lòng vô tội trong nơi cung thất của con. Con sẽ không để bày ra trước mắt một chút chuyện chi gian trá. - Ðáp.

    3) Ai bí mật nói xấu người lân cận, con sẽ tiêu diệt thứ người này. Hạng người mắt nhìn cao và lòng kiêu hãnh, hạng người đó con cũng không dung. - Ðáp.

    4) Mắt con theo dõi những người trung thành trong đất nước, để họ cùng được cư ngụ với con. Ai sinh sống theo đường liêm khiết, con người đó sẽ được hầu hạ con. - Ðáp.

     

    Alleluia: Mt 11, 25

    Alleluia, alleluia! - Lạy Cha là Chúa trời đất, con xưng tụng Cha, vì Cha đã mạc khải những mầu nhiệm nước trời cho những kẻ bé mọn. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 7, 11-17

    "Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu đến một thành gọi là Naim. Các môn đệ và đám đông dân chúng cùng đi với Người. Khi Người đến gần cửa thành, thì gặp người ta đang khiêng đi chôn người con trai duy nhất của một bà goá kia và có đám đông dân thành đi đưa xác với mẹ nó. Trông thấy bà, Chúa động lòng thương và bảo bà rằng: "Ðừng khóc nữa". Ðoạn tiến lại gần, Người chạm đến quan tài và những người khiêng đứng lại. Bấy giờ Người phán: "Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy". Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Rồi Người trao lại cho mẹ nó.

    Mọi người đều sợ hãi và ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Một tiên tri cao cả đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã thăm viếng dân Người". Và việc này đã loan truyền danh tiếng Người trong toàn cõi Giuđêa và khắp vùng lân cận.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Suy Niệm Cảm Nghiệm SỐNG LỜI CHÚA

     

    Bài Phúc Âm cho Thứ Ba Tuần XXIV Thường Niên hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu tỏ mình ra qua phép lạ Người hồi sinh đứa con trai duy nhất của bà góa thành Nain nhờ đó Người được dân chúng nhận biết: 

    "Sau đó, Đức Giêsu đi đến thành kia gọi là Nain, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người. Khi Đức Giêsu đến gần cửa thành, thì đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có một đám đông trong thành cùng đi với bà. Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: 'Bà đừng khóc nữa!' Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giêsu nói: 'Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy!' Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: 'Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người'. Lời này về Đức Giê-su được loan truyền khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận". 

    Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, bình thường, nhất là theo chiều hưóng của Phúc Âm Nhất Lãm, Chúa Giêsu làm phép lạ khi thấy có đức tin nơi con người ta nói chung và nơi thỉnh nguyện nhân nói riêng. Nhưng ở trong trường hợp của bài Phúc Âm hôm nay, phép lạ hồi sinh Người làm cho cậu con trai của bà mẹ góa hoàn toàn do Người tự ý, chứ bà mẹ của người chết không hề ngỏ ý xin hay tỏ đức tin gì hết.  

    Xét cho cùng thì dù Chúa Giêsu làm phép lạ khi thấy đức tin nơi con người hay tự làm phép lạ cả hai đều để tỏ mình ra. Theo Phúc Âm của Thánh ký Gioan thì thường Người tỏ mình ra để cho con người nói chung và môn đệ của Người nói riêng tin vào Người. Bởi vì, Người "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12). Mà ánh sáng không chiếu soi không còn là ánh sáng nữa. Bởi thế, Người luôn phải đi bước trước, ở chỗ tự động tỏ mình ra bằng những "dấu lạ / sign" (từ ngữ được Thánh ký Gioan sử dụng thay từ ngữ "phép lạ - micracle" được Phúc Âm Nhất Lãm sử dụng).  

    Trong bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Luca cũng cho thấy trường hợp Chúa Giêsu tự động tỏ mình ra, qua sự kiện Người làm cho đứa con trai duy nhất của người mẹ góa hồi sinh. Thế nhưng, tại sao Người lại tự động làm phép lạ hồi sinh đứa con bà mẹ góa này, nếu không phải, như bài Phúc Âm cho biết: "Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương".  

    Ở đây, qua câu Phúc Âm này, Thánh ký Luca, một người ngoại trở lại và viết Phúc Âm cho dân ngoại theo chiều hướng của Lòng Thương Xót Chúa, đã ghi nhận được cả tấm lòng đầy cảm thương của Chúa Giêsu như thế, như thể chính ngài đang có mặt vào lúc bấy giờ. Nhưng tại sao khi làm các phép lạ khác vào những lần khác không thấy vị Thánh ký này thêm một câu tương tự như thế: "Trông thấy ... Chúa chạnh lòng thương". 

    Trông thấy ai? - "Trông thấy bà", chứ không phải trông thấy quan tài của đứa con trai duy nhất của bà, thì Chúa Giêsu cảm thấy thế nào? - "chạnh lòng thương". Tại sao vậy? Thánh ký Luca đã gián tiếp trả lời ở ngay câu trước đó: "mẹ anh ta lại là một bà goá" cũng như câu sau đó Chúa Giêsu trấn an thông cảm với bà, một cử chỉ hiếm quí hầu như Người chưa làm với ai bao giờ: "Bà đừng khóc nữa!" 

    Phải chăng Chúa Giêsu "trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương" và tỏ ra cử chỉ hết sức đặc biệt với người mẹ góa này bằng lời an ủi trấn an: "Bà đừng khóc nữa!", là vì bấy giờ cảnh tượng người mẹ góa đưa xác đứa con trai duy nhất của bà đã gợi lên nơi Người hình ảnh về Mẹ của Người, người mẹ góa có một người con trai duy nhất là Người, trong tương lai, cũng trải qua hoàn cảnh y như của bà goá thành Nain này, khi Người là con trai duy nhất của Mẹ qua đời ở Sọ Trường trên Đồi Canvê? Nếu đúng như thế thì phép lạ Người hồi sinh cho đứa con ttrai của bà mẹ góa thành Nain này là dấu tiên báo về Người Mẹ Đồng Công của Người trong cuộc Vượt Qua với Người vậy  

    Sự kiện Chúa Kitô là Vị Mục Tử Nhân Lành "chạnh lòng thương", thương từng con chiên của mình, nhất là những con chiên bị thương tích trong tâm hồn, như thương người mẹ góa trước cái chết của người con trai duy nhất trong bài Phúc Âm hôm nay, cần phải trở thành mô phạm trọn lành và tối cao cho thành phần mục tử được Người tuyển chọn làm môn đệ tông đồ của Người cũng như thành phần thừa kế các vị. 

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

    TN.XXIVL-3.mp3

    ===============

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrfwpfC585j%3DkMAmXG-nu%2B0A9f7WGYjniiPB85SgJn%3D7A%40mail.gmail.com.
     

CẢM NGHIỆM SỐN LC- REFLECTION 24TH SUNDAY -C

  •  
    Mo Nguyen
    Sep 13 at 6:54 AM
     
     
    hinh.jpg

     

    JESUS CAME TO SAVE SINNERS

     

    Sunday 15 September 2019 

    Reflection on the Gospel-24th Sunday in Ordinary Time C

    (Luke 15:1-32)

    -Veronica Lawson RSM

     

    Diverse creatures of the earth as well as earth elements feature in the gospel for this third Sunday of the Season of Creation. These evoke, once more, the eighth work of mercy with its call to contemplate God’s creation with gratitude and to engage in simple daily gestures that have the power to transform our world. There is joy in living this way. While all three parables in today’s gospel reading invite us into the experience of loss, loss of a valued creature, of a woman’s means of survival, of an adult child’s respect and presence, they likewise invite us into an encounter with God who seeks and “saves” the lost, be they human or other-than-human, and who rejoices big time when the lost are found.

     

    The parables are prefaced by an account of the criticism Jesus endured for hosting “the lost” of the human community, namely the toll collectors and those who were categorised as “sinners”. The critics in the story are those who consider themselves “righteous”. They have no room in their hearts for compassion or forgiveness and no capacity to accept the goodness of a prophet who acts in ways that cut across their expectations.

     

    “What man among you with a hundred sheep, losing one, would not leave the ninety-nine in the wilderness and go after the missing one till he found it?’ asks Jesus of his critics, who would eschew any identification with “unclean” shepherds. The lost sheep is found and ultimately embraced by the community. The ensuing celebration is likened to the heavenly banquet where there is more joy over one who repents than over those who have no need of repentance. Repent/repentance may seem a strange choice of words since all the action is taken by the shepherd. The lost sheep simply responds to the initiative of the shepherd who goes after it and returns it to the fold.

     

    “Or what woman with ten drachmas would not, if she lost one, light a lamp and sweep out the house and search thoroughly till she found it?’ is Jesus’ second question to his critics. The pattern is repeated. The drachma, representing a day’s wages, is lost, sought, found and the community rejoices. Occasionally in the biblical tradition, as here, God is imaged as a woman. God is not only the good male shepherd as in the first parable or the good male parent as in the third parable. God is also the diligent female householder who seeks and saves what is lost. No single image can contain the compassionate, loving God presented in these parables. The invitation to the believing community is to find ways of opening our hearts and the hearts of the unforgiving in our world to God’s action of seeking and saving the lost-here and now, not simply in the afterlife.

     

    Jesus Came to Save Sinners:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=RLbFY2W402c

     

                                 Jesus Came to Save Sinners 

     

    hat.jpg

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG - REFLECTION -16-9-2019

  •  
    Mo Nguyen
    Sep 15 at 2:49 PM
     
     
    hinh.jpg

     

                           LIKE A SHEPHERD

     

    A REFLECTION (Luke 15: 1-32)

    PARABLES OF MERCY. The parables in today’s Gospel all speak of the mercy of God. When we stray from the right path, God comes looking for us, not to condemn us but to offer us forgiveness. If we are contrite, God will lift us up and carry us back to the community, as a shepherd carries a stray sheep back to the block. What great rejoicing there will be in our reunion with God and with the community.

    Like A Shepherd by Bob Dufford - Saint Louis Jesuits - with lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=GSJXi_wXLi4

     

      As a shepherd carries a stray sheep back                           to the block  

     

    download.jpg
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THƯ TƯ CN23TN-C

Thứ Tư CN23TN-C

 


CẢM NGHIỆM SỐNG Lời Chúa

Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 7, 25-31

"Ngươi bị ràng buộc với vợ ư? Ngươi đừng tìm cách tháo gỡ. Ngươi không còn ràng buộc với vợ ư? Ngươi đừng tìm cưới vợ nữa".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, về những người đồng trinh, tôi không có lời Chúa truyền dạy nào, nhưng tôi đã được Chúa thương, nên tôi cho ý kiến như một người đáng tin cậy. Vậy tôi nghĩ rằng đó là một điều tốt theo nhu cầu hiện tại. Phải, người ta ở vậy quả là một điều tốt. Ngươi bị ràng buộc với vợ ư? Ngươi đừng tìm cách tháo gỡ. Ngươi không còn bị ràng buộc với vợ ư? Ngươi đừng tìm cưới vợ nữa. Nhưng nếu ngươi cưới vợ, ngươi chẳng có tội gì. Và nếu kẻ đồng trinh kết bạn, thì chẳng có tội gì. Nhưng những người thể ấy, sẽ chuốc lấy khốn khổ vào thân. Phần tôi, tôi muốn cho anh em tránh được điều đó.

Anh em thân mến, tôi nói cùng anh em điều này là: Thời giờ vắn vỏi; còn có cách là những ai có vợ, hãy ăn ở như không có; những ai than khóc, hãy ăn ở như không than khóc; những kẻ hân hoan, hãy ăn ở như không hân hoan; những người mua sắm, hãy ăn ở như không có gì; những ai dùng sự đời này, hãy ăn ở như không tận hưởng, vì chưng bộ mặt thế gian này đang qua đi.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 44, 11-12. 14-15. 16-17

Ðáp: Xin hãy nghe, thưa nương tử, hãy coi và hãy lắng tai (c. 11a).

Xướng: 1) Xin hãy nghe, thưa nương tử, hãy coi và hãy lắng tai, hãy quên dân tộc và nhà thân phụ, để Ðức Vua Người sủng ái dong nhan: chính Người là Chúa của cô nương, hãy phục vụ Người. - Ðáp.

2) Tất cả huy hoàng là nàng công chúa đi vào cung nội, áo nàng dệt bằng những sợi chỉ vàng. Bận áo gấm sặc sỡ, nàng được dẫn tiến Ðức Vua, theo sau nàng là những cô trinh nữ bạn bè, họ cũng được bệ kiến long nhan. - Ðáp.

3) Họ bước đi trong niềm hân hoan vui vẻ, tiến vào trong cung điện Ðức Vua. Người sẽ có con nối gót tiên vương liệt vị, và phong họ làm quan trên cả sơn hà. - Ðáp.

 

Alleluia: Ep 1, 17-18

Alleluia, alleluia! - Xin Chúa Cha của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cho mắt tâm hồn chúng ta được sáng suốt, để chúng ta biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi chúng ta. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 6, 20-26

"Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa mắt nhìn các môn đệ và nói:

"Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ các ngươi như kẻ bất lương, ngày ấy các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế.

"Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, vì chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả".

Ðó là lời Chúa. 

 

 

Suy Niệm/ Cảm Nghiệm SÔNG

 

Phúc khốn khó - họa may lành



T
ừ hôm nay, Thứ Tư Tuần XXIII Thường Niên, cho đến hết Thứ Bảy tuần này, Giáo Hội chọn đọc đoạn 6 của Phúc Âm Thánh ký Luca, đoạn về Bài Giảng Sống Thương Xót của Chúa Giêsu, nhưng chỉ có gần 1 đoạn 6 ngắn gọn hơn của Thánh ký Mathêu (dài tới 3 đoạn, từ đầu đoạn 5 đến hết đoạn 7). 
 
Tuy nhiên, nội dung của cả hai Phúc Âm cũng giống nhau, ở chỗ: 1- Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Người hơn là dạy chung dân chúng, và ở chỗ: 2- Chúa Giêsu muốn cho thành phần môn đệ của Người, nhất là các tông đồ, phải "nên trọn lành như Cha của các con ở trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48), tức là phải biết "cảm thương như Cha của các con là Đấng thương xót" (Luca 6:36). 
 
Thật vậy, bài giảng trọn lành (theo Thánh Mathêu) cũng là bài giảng thương xót (theo Thánh Luca), được Chúa Giêsu giảng dạy cho riêng các môn đệ của Người hơn là cho chung dân chúng. Bởi thế, trong bài Phúc Âm hôm nay, ngay mở đầu, Thánh ký Luca đã viết một chi tiết rất quan trọng như sau: "Khi ấy, Chúa Giêsu đưa mắt nhìn các môn đệ và nói". 
 
Người đã nói những gì? Trong bài Phúc Âm theo Thánh ký Luca hôm nay, trước hết, Chúa Giêsu đã nói về bốn điều lành được Người khẳng định là "phúc", cho dù trái với lý lẽ tự nhiên, và bốn cái dữ mà Người xác quyết là "khốn", bất chấp bản chất tốt lợi của chúng, trong khi đó ở Phúc Âm Thánh ký Mathêu (đầu đoạn 5) chỉ có 8 Mối Phúc Thật, hoàn toàn không có 4 sự dữ tiêu cực như trong Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay.
 
Trước hết là bốn điều lành được Người khẳng định là "phúc":
 
"Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà  các ngươi bị người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng, và loại trừ như kẻ bất lương, ngày ấy các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế".
 
Sau nữa là bốn cái dữ mà Người xác quyết là "khốn":

"Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được đầy đủ no nê, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi các ngươi được mọi người ca tụng, vì chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả".

 Chúng ta thấy cái tương phản hoàn toàn với nhau một cách nẩy lửa giữa 4 điều lành và 4 cái dữ trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, thứ tự như sau: 

1- "Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó" >< "Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có";

2- "Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát" >< "Khốn cho các ngươi là kẻ đã được đầy đủ no nê";

3- "Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc" >< "Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười";

4- "Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người các ngươi b người ta thù ghéttrục xuất và phỉ bángvà loại trừ như kẻ bất lương" >< "Khốn cho các ngươi khi các ngươi được mọi người ca tụng".

Thật ra, 4 cái Người gọi là "khốn" này, tự bản chất của chúng, không có gì là xấu, nhưng nếu con người vốn thiên về tự nhiên và hưởng thụ chúng có thể trở thành "dịp tội" nơi họ và cho họ, khiến họ, nhất là thành phần theo Chúa, thành phần sống trọn lành hơn, thành phần chứng nhân của Người, bị hòa đồng với thế gian và biến mất trong thế gian, đến độ có thể trở thành phản chứng Kitô giáo, thành những tiên tri giả hay kitô giả, như vẫn thấy xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội, đặc biệt là trong thời đại mà nhiều người cho là tận thế đến nơi rồi đây. 

Một điển hình có thể áp dụng một cách cụ thể vào cái "khốn" cho những ai "no nê" đó là những ai thích thưởng thức loại bữa ăn "all you can eat / ăn tha hồ mặc sức". Thật vậy, để có thể "ăn thả dàn, ăn mặc sức" những gì mình thích, nhiều món mình thích mà giá cũng không mắc lắm hay cũng đáng, người ta, trước hết phải nhịn ăn trước đó để có sức mà thưởng thức tối đa. Cái đói trước bữa ăn này đã là một cái "khốn" đầu tiên. Thế rồi, cái đói trong bữa ăn kiểu này nữa, đó là một khi ăn món này nhiều thì các món còn lại cũng ngon không thể ăn nhiều được nữa, tiếc tiền, đó là cái "khốn" thứ hai. Cái "khốn" thứ ba đó là sau khi ăn xong cái bụng sao mà nó nặng nề khó chịu quá sức. Chưa hết, cái "khốn" cuối cùng và là cái "khốn" nguy hiểm nhất đó là bị cao mỡ, vì đã ăn quá nhiều tôm hùm hay cua là những hải sản mắc tiền hiếm quí.

Trái lại, cũng thế, 4 điều được Chúa Giêsu gọi là "phúc" đây, tự bản chất của chúng, quả thực là dữ, là xấu, là bất lợi, khiến con người bản tính vốn vướng mắc nguyên tội cảm thấy bất hạnh, nên họ bao giờ cũng hoàn toàn muốn tránh né hay được giải thoát. Thế nhưng, với thành phần sống đức tin và vượt thoát, sống gần với Đấng đã đến để phục vụ hơn hưởng thụ (xem Mathêu 20:28), sống chứng nhân cho Đấng đã sống thân phận mục nát của hạt lúa miến trong lòng đất (xem Gioan 12:24), thì những cái bất hạnh ấy lại trở thành phương tiện siêu thoát của họ và cứu độ trần gian.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

TN.XXIIIL-4.mp3  

-----------------------