2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - REFLECTION 28TH SUNDAY C

  •  
    Mo Nguyen
    Oct 12 at 3:38 PM
     
     
    é0.jpg

     

           WHAT SALVATION REALLY MEANS

     

                TWENTY-EIGHTH SUNDAY IN ORDINARY TIME / C

                                                 13 OCTOBER 2019

                       REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Luke 17: 11- 19)

                                  WHAT SALVATION REALLY MEANS

    Jesus is on his long journey to Jerusalem. At the border between Samaria and Galilee, ten people afflicted with skin diseases cry out to him to help, keeping their distance as the Law of Moses required.

    All ten are made clean when they follow his instructions to go and show themselves to the priest.

    For nine of them, that is where the matter ends. But the tenth, who also happens to be a Samaritan, returns to Jesus, loudly praising God. When he prostrates himself in gratitude, Jesus remarks on the absence of the other nine.

    Here we have on of several instances in Luke’s Gospel where Jesus confronts his audience with a ‘good Samaritan’. The appropriate behaviour of a ‘foreigner’, one on the margins of Jewish society, has shown up the shortcomings of those in the mainstream.

    The Samaritan in the only one of the ten who receives from Jesus the assurance: ’Stand up and go on your way: your faith has brought you salvation.’ The other nine may have received physical healing. They did not really experience ‘salvation’. Beyond physical healing, the ‘salvation’ brought by Jesus means coming to know God in a new way: knowing God as Saviour, and allowing that knowledge to overflow in gratitude, love, and joy. This is the ‘knowledge of salvation’ of which Zachariah spoke in his canticle (the Benedictus) at the naming of John (1:77).

    So today’s Gospel is not just about the healing of an afflicted person. Another ‘good Samaritan’ has shown what salvation really means for all.

    Brendan Byrne, SJ

    By Grace I'm Saved:

    https://www.youtube.com/watch?v=hY1lWYzuR7Q

     

    leper.jpg

    The Thankful Leper (Luke 17: 11-19):

    https://www.youtube.com/watch?v=LzZUDRrKgI8

    Năm xưa trên cây Sồi - Hoàng Oanh [Thánh ca]:

    https://www.youtube.com/watch?v=oVR6aEbN5x0

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - REFLECTION 28TH SUNDAY -C

  •  
    Mo Nguyen
    Oct 12 at 12:25 AM
     
     
    ănh.jpg

     

    The Leper's Return

     

     

    LEPERS THEN AND NOW: 28th 

     

    SUNDAY C 

     

    Who are the lepers in our society today, the ones who feel excluded, the ones who feel they don’t belong, the ones who feel they are outsiders and not insiders? Let me offer some possibilities! People who are aborigines? People who are Sudanese? People who are immigrants without documents? People who are down on their luck and who need food vouchers to get by? People with a different sexual orientation? People who don’t agree with us on war, on climate change, and on other social and political issues? People who are divorced and re-married and don’t feel comfortable in church? People suffering from AIDS?

     

     

    There is a particularly close parallel between the Story of the Ten Lepers and the story of people with AIDS. Both groups of persons have endured hideous and repulsive symptoms. Both have been shunned by other persons. Both have been segregated from the healthy. Both have been condemned, ignored, belittled and humiliated.  Both have needed the healing help that has come their way - from Jesus personally in the case of the Ten Lepers, from people like Jesus in the case of those suffering from AIDS. Another parallel is that Jesus did not let the question of how they became lepers stop him from helping and healing them. Neither should their carers let the question of how they contracted AIDS get in the way of their helping and healing.

     

    Still another parallel may be presumed. Just as ten lepers were made clean but only one was grateful, it's unlikely that all AIDS sufferers are as grateful as they might be - to their doctors, nurses, families, friends and carers.  It's more likely that some - if only a few - are so preoccupied with their pain, discomfort, loss of meaning and hope, that they simply forget to acknowledge the love and care, the help and relief that they receive. It’s only human nature!

     

    We, you and I, come into both of these stories. We may be very healthy, with healthy bodies and healthy sexuality. But are our attitudes completely healthy? How many AIDS patients do we know? How many would we be willing to know? For how many do we care? For how many would we be willing to care?

     

    How much, if at all, do we think of AIDS as a terrible evil threatening life and health, meaning and happiness? Isn’t it possible that some might even secretly view it as a just punishment from God on those who misbehave? And isn’t it even possible that some may be secretly hoping that a cure for the disease will never be found?

     

    We, you and I, come into the stories in another way. Ten were cleansed, ten were helped, ten were healed, ten were given back life, meaning and hope, but only one returned to thank Jesus. He did so loudly and enthusiastically. So, do you and I appreciate and acknowledge the good that is done to us and the good that is done for us? Or are we so self-centred, so wrapped up in our little selves that we actually neglect to say thanks and to show our appreciation for favours and kindnesses received?

     

    Have you ever noticed children opening presents? They tear off the bows, the gift-wrap, and the cardboard, to go straight to the contents. They ignore the card that says where the present came from. They have to be told: 'Say "thank-you" to Uncle Jim.’ ‘Give Auntie Jane a kiss.' We can excuse little ones for this, because they are not grown up. We others should know better and do better.

     

    To our great credit tonight [today], we have come together to the Eucharist to give thanks to God, 'from whom all blessings flow'. But when I see you praising and thanking God, I cannot but think of the words of Jesus: 'Were not all ten made whole?'

     

    Has not our entire parish been made whole in baptism? Were not hundreds of God's people in this suburb (or town) once connected to the person of Jesus Christ, and offered an ongoing and lifelong relationship with him? So ‘where are the other nine?’ Where are they?

     

    At other Masses, I hope, somewhere For, just like you and me, having received so much from God through Jesus, how could anyone possibly stay away from this time of heartfelt thanks for life, health, happiness, meaning, purpose and fulfilment, the company of Jesus and of our fellow-Christians? To mention just a few of the blessings that flow from our good God day after day after day!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Ten Lepers (Choir):

    https://www.youtube.com/watch?v=pC129pDaIUI

     

    The Ten Lepers - Luke 17 | Thanksgiving Sunday School Lesson For Kids | ShareFaithkids.com:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=1_QOhNJ1Zuc

     

    hat.jpg

     

     

    Năm Xưa Trên Cây Sồi - Bảo Thy:

    https://www.youtube.com/watch?v=hwxk3GvJV5E

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- THỨ HAI CN27TN-C

  •  TĨNH CAO
    Oct 6 at 5:53 PM
     
     

    Thứ Hai CN27TN-C

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Gn 1, 1 - 2, 1. 11

    "Ông Giona chỗi dậy lánh xa mặt Chúa".

    Khởi đầu sách Tiên tri Giona.

    Có lời phán cùng Giona, con trai ông Amathi, rằng: "Ngươi hãy chỗi dậy đi sang Ninivê, một thành rộng lớn, và giảng tại đó, vì tội ác của nó thấu đến Ta".

    Giona liền chỗi dậy để trốn sang Tharsê lánh xa mặt Chúa; ông đi xuống Gioppê, gặp tàu đi sang Tharsê, ông liền mua vé, xuống tàu đi với hành khách sang Tharsê, lánh xa mặt Chúa.

    Nhưng Chúa khiến trận cuồng phong thổi trên biển và cơn bão táp dữ dội nổi lên, khiến tàu lâm nguy sắp chìm. Các thuỷ thủ lo sợ, hành khách cầu khẩn cùng thần minh của mình. Người ta vứt đồ vật trên tàu xuống biển cho nhẹ bớt, lúc đó ông Giona xuống lòng tàu nằm ngủ mê mệt. Thuyền trưởng đến gần ông và hỏi rằng: "Sao ông ngủ mê mệt như vậy? Hãy chỗi dậy cầu khẩn cùng Thiên Chúa của ông, may ra Thiên Chúa đoái đến chúng ta và chúng ta khỏi chết".

    Ai nấy đều bảo đồng bạn mình rằng: "Các anh hãy lại đây, chúng ta bắt thăm coi biết tại sao chúng ta gặp phải tai hoạ này". Rồi họ bắt thăm, thì trúng phải ông Giona. Họ bảo ông rằng: "Xin ông cho chúng tôi biết vì cớ nào chúng ta gặp phải tai hoạ này: Ông làm nghề gì? Ở nơi nào? Ði đâu? Hoặc thuộc dân nào?" Ông trả lời họ rằng: "Tôi là người Do-thái, tôi kính sợ Thiên Chúa là Chúa Trời, Ðấng tạo thành biển khơi và lục địa".

    Họ khiếp sợ quá sức và hỏi ông rằng: "Sao ông hành động thế này? (Vì theo lời ông thố lộ, các hành khách biết ông trốn lánh mặt Chúa). Họ liền hỏi ông rằng: "Chúng tôi phải đối xử với ông làm sao đây, để biển yên lặng? vì biển càng động mạnh thêm". Ông bảo họ rằng: "Các ông hãy bắt tôi vứt xuống biển, thì biển sẽ yên lặng, vì tôi biết tại tôi mà các ông gặp phải trận bão lớn lao này".

    Các thuỷ thủ cố chèo thuyền vào đất liền, nhưng không sao được, vì biển càng động dữ dội hơn. Họ kêu cầu cùng Chúa rằng: "Lạy Chúa, chúng tôi xin Chúa vì mạng sống người này cho chúng tôi khỏi chết. Xin chớ đổ máu vô tội trên chúng tôi, vì, lạy Chúa, Chúa hành động theo như Chúa muốn". Rồi họ bắt vứt ông Giona xuống biển, và biển liền hết nổi sóng. Mọi người rất kính sợ Chúa, họ tế lễ dâng lên Chúa và làm lời khấn hứa.

    Chúa chuẩn bị sẵn một con cá lớn để nuốt ông Giona, và ông Giona ở trong bụng cá ba ngày ba đêm. Sau đó, Chúa truyền lệnh cho cá nhả ông Giona vào bờ.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Gn 2, 2. 3. 4. 5. 8

    Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, từ vực sâu thẳm, Chúa đã cứu sống mạng con (c. 7c).

    Xướng: 1) Nằm trong bụng cá, ông Giona thưa cùng Chúa là Thiên Chúa của mình rằng: - Ðáp.

    2) Trong cảnh gian truân, con đã kêu cầu tới Chúa, và Ngài đã nhậm lời con; tự lòng vực sâu âm phủ, con đã kêu lên, và Ngài đã nghe rõ tiếng con. - Ðáp.

    3) Ngài đã ném con xuống vực sâu, trong lòng biển, các dòng nước đã lôi cuốn thân con, bao sóng cả ba đào đều lướt chảy trên mình con. - Ðáp.

    4) Bấy giờ con tự nhủ: Con đã bị loại xa khỏi thiên nhan Chúa, nhưng con sẽ còn được xem thấy thánh điện Ngài. - Ðáp.

    5) Khi mà trong người con, linh hồn tuyệt vọng, bấy giờ con đã nhớ (tới) Chúa. Lời cầu nguyện của con đã thấu đến tai Ngài, trong nơi thánh điện của Ngài. - Ðáp.

     

    Alleluia: 1 Sm 3, 9; Ga 6, 69

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 10, 25-37

    "Ai là anh em của tôi?"

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, có một người thông luật đúng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?" Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống". Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?"

    Chúa Giêsu nói tiếp: "Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa của mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho ông chủ quán mà bảo rằng: "Ông hãy săn sóc người ấy, và ngoài ra còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về tôi sẽ trả lại ông".

    "Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Related image

     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

    Phụng Vụ Lời Chúa cho Thứ Hai Tuần XXVII Thường Niên hôm nay liên quan đến sự sống đời đời là những gì bất khả phân ly với tính chất đại đồng của tình yêu thương nhau. 

    Thật vậy, vấn đề được đặt ra trong bài Phúc Âm hôm nay từ "một người thông luật đứng dạy hỏi Chúa Giêsu rằng: 'Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?'", đã được Người trực tiếp khẳng định "Ông trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống", ở chỗ, đúng như câu trả lời của chính nhân vật ấy: "Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". 

    Nghĩa là muốn được sống đời đời thì phải mến Chúa hết mình và yêu người như chính bản thân mình. "Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: 'Nhưng ai là anh em của tôi?'". Tại sao "người đó muốn bào chữa mình" bằng câu hỏi tiếp theo "ai là anh em của tôi?" Phải chăng vì nhân vật này khó có thể yêu thương bất cứ ai, cùng lắm chỉ yêu thương những ai là ruột thịt của mình, những ai mình thích và những ai thích mình, về phe mình, tức là còn đầy khuynh hướng kỳ thị, còn đầy những thành kiến trong đầu, còn đầy ác cảm với tha nhân v.v.?

    Có thể là thế. Bởi vậy, Chúa Giêsu đã phải sử dụng một dụ ngôn để cho nhân vật ấy biết "ai là anh em của tôi?", nhờ đó mà noi gương bắt chước: "đi và làm như vậy", sau khi nhân vật này đã nhận xét rất đúng theo câu hỏi Chúa Giêsu đặt ra để kết thúc dụ ngôn của Người: "'Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?' Người thông luật trả lời: 'Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy'".

    Vậy "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy" là ai và "người ấy" là người nào? Nếu không phải "người ấy" là "Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết".

    Và "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy" là ai - theo nhân vật thông luật trả lời thì không phải là "một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua", mà là "một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa của mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho ông chủ quán mà bảo rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy, và ngoài ra còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về tôi sẽ trả lại ông'". 

    Vấn nạn của nhân vật thông luật "ai là anh em của tôi", theo dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, không được Chúa Giêsu trả lời đó chính là nạn nhân bị rơi vào tay bọn cướp, mà vấn đề hoàn toàn ngược hẳn lại "ai là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp". 

    Có nghĩa là, theo kinh nghiệm sống đạo và giao tiếp, bao lâu chúng ta còn đặt vấn đề "ai là anh em của tôi?" là chúng ta còn khuynh hướng kỳ thị, còn kẻ thù, thậm chí là chính những người ruột thịt của chúng ta, bởi chúng ta còn muốn chọn lựa anh em theo ý nghĩ, ý thích và ý muốn tự nhiên thiên lệch đầy vị kỷ của mình, và vì thế chúng ta vẫn còn gặp rất nhiều kẻ thù, rất nhiều đối phương, bất kể người ấy là ai, là thân nhân, ân nhân, thân hữu của mình một thời v.v.

    Ngược lại, nếu chúng ta coi mình là anh em của mọi người thì sẽ chẳng bao giờ còn kẻ thù, còn đối phương, còn tranh giành, còn ghen ghét, còn đố kỵ v.v. Chúng ta sẽ như Chúa Kitô đến không phải để được phục vụ mà là phục vụ (xem Mathêu 20:28), sống hòa đồng với mọi người, tiến đến với mọi người, bất kỳ ai, nhất là những con người thấp hèn bé mọn bần cùng khốn khổ trong xã hội, hơn là chờ mọi người đến với mình, hơn là quen thân gắn bó với thành phần giầu sang quyền quí thế lực v.v.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

     

     TDCTT-PVLC/Thu.2.XXVII.TN.mp3

     

     

     

    LeMeManCoi.mp3  

     

    Ngày 7 tháng 10

    Lễ Ðức Mẹ Mân Côi

    Lễ Kính

     

    Bài Ðọc I: St 3, 9-15. 20

    "Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa miêu duệ mi và miêu duệ người phụ nữ".

    Trích sách Sáng Thế.

    Thiên Chúa đã gọi Ađam và phán bảo ông rằng: "Ngươi đang ở đâu?" Ông đã thưa: "Con đã nghe thấy tiếng Ngài trong vườn địa đàng, nhưng con sợ hãi, vì con trần truồng và con đang ẩn núp".

    Chúa phán bảo ông rằng: "Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi không được ăn ư?" Ađam thưa lại:"Người phụ nữ Chúa đã cho làm bạn với con, chính nàng đã cho con trái cây và con đã ăn". Và Thiên Chúa phán bảo người phụ nữ rằng: "Tại sao ngươi đã làm điều đó?" Người phụ nữ thưa:"Con rắn đã lừa dối con và con đã ăn".

    Thiên Chúa phán bảo con rắn rằng: "Bởi vì mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người".

    Và Ađam đã gọi tên vợ mình là Evà: vì lẽ bà là mẹ của chúng sinh.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: 1 Sm 2, 1. 4-5. 6-7. 8

    Ðáp: Tâm hồn tôi nhảy mừng trong Chúa, Ðấng Cứu độ tôi (c. 1a).

    Xướng: 1) Tâm hồn tôi nhảy mừng trong Chúa, và sức mạnh tôi được gia tăng trong Thiên Chúa tôi; miệng tôi mở rộng ra trước quân thù, vì tôi reo mừng việc Chúa cứu độ tôi. - Ðáp.

    2) Chiếc cung những người chiến sĩ đã bị bẻ gãy, và người yếu đuối được mạnh khoẻ thêm. Những kẻ no nê phải làm thuê độ nhật, và những người đói khát khỏi phải làm thuê; người son sẻ thì sinh năm đẻ bảy, còn kẻ đông con nay phải héo tàn. - Ðáp.

    3) Chúa làm cho chết và Chúa làm cho sống, Chúa đày xuống Âm phủ và Chúa dẫn ra. Chúa làm cho nghèo và làm cho giàu có, Chúa hạ xuống thấp và Chúa nâng lên cao. - Ðáp.

    4) Từ nơi cát bụi, Chúa nâng người yếu đuối; từ chỗ phân nhơ, Chúa nhắc kẻ khó nghèo, để cho họ ngồi chung với các vương giả, và cho họ dự phần ngôi báu vinh quang. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: Rm 5, 12. 17-19

    "Nơi nào tội lỗi đầy tràn, thì Người ban ơn thánh dư dật".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền đến mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội. Vì nếu bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị do một người đó, thì những người lãnh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một người là Ðức Giêsu Kitô. Do đó, tội của một người truyền đến mọi người đưa tới án phạt như thế nào, thì đức công chính của một người truyền sang mọi người đưa tới bậc công chính ban sự sống cũng như thế. Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, thì do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Lc 1, 28

    Alleluia, alleluia! - Kính chào Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ; Trinh Nữ được chúc phúc giữa các người phụ nữ. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 1, 26-38

    "Này Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một Con trai".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Trinh Nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ". Nghe lời đó, Trinh Nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận.

    Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"

    Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".

    Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt trinh nữ.

    Ðó là lời Chúa.

    Image result for our lady of rosary

     

    Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: "Kinh mân côi là kinh nguyện tôi yêu thích"

    Trong Huấn Từ Truyền Tin đầu tiên mở màn cho giáo triều của mình, Chúa Nhật 29/10/1978, tức là sau Chúa Nhật 22/10/1978 là thời điểm Lễ Đăng Quang Giáo Hoàng của mình, vị tân Giáo Hoàng Thánh Mẫu với khẩu hiệu giáo hoàng “totus tuus” chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội, đã bày tỏ lòng biệt tôn Thánh Mẫu của mình bằng những lời lẽ kết thúc Tháng Mân Côi của Mẹ, những lời lẽ như dạo khúc cho thấy trước những gì ngài sẽ chính thức bày tỏ trong Tông Thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria”, một văn kiện được ngài ban hành vào chính dịp kỷ niệm đúng 24 năm được bầu làm giáo hoàng của mình, ngày 16/10/2002, để mở màn cho Năm Mân Côi là năm kéo dài cho tới ngày 19/10/2003, một Năm Thánh Mẫu dọn đường cho Năm Thánh Thể ngay sau đó, kéo dài từ ngày 17/10/2004 cho đến ngày 23/10/2005 cuối tháng này. Sau đây là nguyên văn những lời dạo khúc về Kinh Mân Côi của vị giáo hoàng totus tuus này:

     

    … Tôi muốn anh chị em hãy chú tâm đến kinh mân côi. Thật vậy, Tháng 10 là tháng được giành riêng cho kinh mân côi trong khắp cả Giáo Hội.

     

    Kinh mân côi là kinh nguyện tôi yêu thích. Một kinh nguyện tuyệt vời! Tuyệt vời ở tính cách giản dị của nó mà lại sâu xa của nó. Nơi kinh nguyện này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Trinh Nữ Maria đã nghe được từ vị Tổng Lãnh Thiên Thần, cũng như từ bà Isave chị họ của Trinh Nữ. Toàn thể Giáo Hội liên kết với những lời này. Có thể nói rằng kinh mân côi, ở một nghĩa nào đó, là lời dẫn giải nguyện cầu về chương cuối cùng của Hiến Chế Công Đồng Chung Vaticanô II Ánh Sáng Muôn Dân Lumen Gentium, một chương bàn đến việc hiện  diện tuyệt vời của Mẹ Thiên Chúa nơi mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Giáo Hội. 

     

    Thật vậy, trước bức phông có những lời “Kính Mừng Maria” linh hồn thấy hiện lên trước mắt những cảnh đời chính của Chúa Giêsu Kitô. Những cảnh đời này hợp lại thành những mầu nhiệm vui, thương và mừng, và chúng giúp chúng ta sống hiệp thông với Chúa Giêsu, có thể nói, nhờ trái tim của Mẹ Người.

     

    Lòng của chúng ta, nơi những chục kinh mân côi này, đồng thời cũng có thể ấp ủ tất cả những sự kiện làm nên cuộc sống cá nhân, gia đình, quốc gia, Giáo Hội và nhân loại. Những vấn đề cá nhân và những vấn đề của tha nhân, đặc biệt là của những ai gần chúng ta nhất, những ai thân thiết với chúng ta nhất. Nhờ đó, nhịp điệu của cuộc đời con người rung động theo lời kinh nguyện mân côi chân thành giản dị này.

     

    Trong ít tuần vừa rồi, tôi đã có dịp được gặp gỡ nhiều người, nhiều đại diện thuộc một số quốc gia và những môi trường khác nhau, cũng như thuộc các Giáo Hội và cộng đồng Kitô giáo khác nhau. Tôi muốn anh chị em tin tưởng rằng tôi đã không ngừng chuyển dịch những mối liên hệ này thành ngôn ngữ của kinh mân côi, để mọi người tìm thấy bản thân mình nơi tâm điểm của thứ kinh nguyện cống hiến một chiều kích trọn vẹn cho tất cả mọi sự đây.

     

    Trong những tuần lễ cuối cùng này đây, tôi và Tòa Thánh thấy có nhiều dấu chứng tỏ thiện chí của dân chúng trên khắp thế giới. Tôi muốn chuyển dịch niềm tri ân của tôi thành những chục kinh mân côi để thể hiện niềm tri ân ấy bằng lời nguyện cầu, cũng như theo kiểu cách của con người; bằng kinh nguyện rất giản dị nhưng lại rất phong phú này.

     

                                        

    Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CN28TN-C

 

  •  
    JeromeOct 6 at 3:37 AM
     
     

    SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C (13/10/2019)

    LÒNG BIẾT ƠN VÀ LỜI TẠ ƠN

    [ 2 V 5,14-17; 2 Tm 2,8-13; LC 17,11-19]

     

    I. DẪN VÀO LỜI CHÚA

    Trong các nền văn hóa, dù Đông hay Tây Phương, dù văn minh hay mọi rợ, thì lòng biết ơn và lời cám ơn là nét đẹp văn hóa vô cùng quan trọng. Biết ơn và cám ơn không chỉ ở lãnh vực và cấp độ cá nhân, mà cả ở lãnh vực và cấp độ quốc gia. Lễ Tế Đàn Nam Giao của các vua triều Nguyễn là nét đẹp của văn hóa Việt Nam: Ngày đầu năm nhà vua dâng lễ vật và lời tạ ơn lên Trời Đất, thay cho bá quan văn võ và thần dân. Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) cuối tháng 11 mỗi năm là nét đẹp của văn hóa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Lễ này đã có từ thời những người Anh đến lập nghiệp trên mảnh đất mênh mông và trù phú này.

    Với các Ki-tô hữu, dù thuộc dân tộc và nền văn hóa nào, thì lòng biết ơn và lời cám ơn còn mang một chiều kích tôn giáo và tâm linh, vừa nhân bản vừa linh thiêng sâu sắc. Thánh Lễ Mi-sa được gọi là Lễ Tạ Ơn. Vì chưng, có ơn nào cao trọng cho bằng Ơn Cứu Độ mà Chúa Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa làm nguời, đã đem đến cho nhân loại bằng cuộc Thưong Khó và cái chết thập giá của Người?

      CAC BẠN CẦN học bài học của tướng Na-a-man (bài đọc 1), của Thánh Phao-lô (bài đọc 2), và của người bệnh phong Sa-ma-ri được chữa lành (bài Phúc Âm), mà sống và thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với Thiên Chúa và Chúa Giê-su Ki-tô. Vì thế cho nên mỗi khi chúng ta cầu nguyện cùng Thiên Chúa, thì tâm tình và lời “tạ ơn” phải là tâm tình và lời nói trước nhất của chúng ta.          

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 1 (2 V 5,14-17) : "Na-a-man trở lại gặp người của Thiên Chúa và ông tuyên xưng Chúa" Trong những ngày ấy, Na-a-man, quan lãnh binh của vua xứ Sy-ri-a, xuống tắm bảy lần ở sông Gio-đan như lời tiên tri, người của Thiên Chúa dạy, da thịt ông lại trở nên tốt như da thịt của đứa trẻ, và ông được sạch.

    Sau đó, ông và đoàn tuỳ tùng trở lại gặp người của Thiên Chúa. Đến nơi, ông đứng trước mặt người của Thiên Chúa và nói: "Thật tôi biết không có Thiên Chúa nào khác trên hoàn vũ, ngoài một Thiên Chúa ở Is-ra-el. Vì thế, tôi xin ông nhận lấy phần phúc của tôi tớ ông".

    Tiên tri trả lời rằng: "Có Chúa hằng sống, tôi đang đứng trước mặt Người: Thật tôi không dám nhận đâu". Na-a-man cố nài ép, nhưng tiên tri không nghe. Na-a-man nói thêm rằng: "Tuỳ ý ông, nhưng tôi xin ông ban phép cho tôi, là đầy tớ của ông, được chở một ít đất vừa sức hai con la chở được, vì từ nay ngoài Chúa, tôi tớ của ông sẽ chẳng dâng của lễ toàn thiêu hoặc hy lễ cho thần minh nào khác".

     

    2.2 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 2 (2 Tm 2,8-13) : "Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Đức Ki-tô" Con thân mến, con hãy nhớ rằng Chúa Giê-su Ki-tô bởi dòng dõi Đa-vít, đã từ cõi chết sống lại, theo như Tin Mừng cha rao giảng. Vì Tin Mừng đó mà cha phải đau khổ đến phải chịu xiềng xích như một kẻ gian ác, nhưng lời của Thiên Chúa đâu có bị xiềng xích! Vì thế, cha cam chịu mọi sự vì những kẻ được tuyển chọn, để họ được hưởng ơn cứu độ cùng với vinh quang trên trời trong Đức Giê-su Ki-tô.

    Đây cha nói thật: Nếu chúng ta cùng chết với Người, thì chúng ta cùng sống với Người. Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Người. Nếu chúng ta chối bỏ Người, thì Người cũng sẽ chối bỏ chúng ta. Nếu chúng ta không tin Người, Người vẫn trung thành, vì Người không thể chối bỏ chính mình Người.

     

    2.3 Lắng nghe Lời Chúa trong bài Tin Mừng (Lc 17,11-19: "Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này" Khi Chúa Giê-su đi lên Giê-ru-sa-lem, Người đi qua biên giới Sa-ma-ri-a và Ga-li-lê-a. Khi Người vào một làng kia, thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: "Lạy Thầy Giê-su, xin thương xót chúng tôi". Thấy họ, Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế". Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giê-su và tạ ơn Người, mà người ấy lại là người xứ Sa-ma-ri-a.

    Nhưng Chúa Giê-su phán rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung Thiên Chúa trong 3 bài Thánh Kinh    

    3.1.1 Bài đọc 1 (2 V 5,14-17) là câu truyện ông Na-a-man, một vị tướng chỉ huy quân đội của vua A-ram (Xy-ri), được chữa lành khỏi bệnh phong nhờ tắm sông Gio-đan bẩy lần theo lời khuyên của ngôn sứ Ê-li-sa. Để tỏ lòng biết ơn, ông Na-a-man đã trở lại gặp vị ngôn sứ, long trọng tuyên bố rằng “trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Ít-ra-en”. Ông Na-a-man còn xin tặng quà cho ông Ê-li-sa. Vì vị ngôn sứ nhất định không nhận, nên ông xin được lấy một ít đất mang về quê hương để luôn nhớ đến ơn chữa lành của Thiên Chúa Ít-ra-en.   

    Nhờ đoạn của Sách Các Vua (5,14-17) này, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng đã dùng nước sông Gio-đan mà chữa lành ông Na-a-man khỏi bệnh phong. Bệnh phong là bệnh ngoài da nhưng có căn nguyên, gốc rễ từ bên trong thân thể con người. Bệnh phong là một bệnh gớm ghiếc trước mắt mọi người, nhất là ở thời xưa. Thiên Chúa chữa lành tướng Na-a-man khỏi bệnh phong là giải thoát ông chẳng những khỏi bệnh mà còn khỏi mặc cảm và xấu hổ với mọi người.

     

    3.1.2 Bài đọc 2 (2 Tm 2,8-13) là những lời giảng dậy hay đúng hơn là lời tâm sự hay chia sẻ thân tình của Thánh Phao-lô với người cộng sự thân yêu là ông Ti-mô-thê. Tuy chỉ là đôi lời ngắn ngủi nhưng lại mang một nội dung sâu sắc và cốt yếu của Ki-tô giáo: Chúa Giê-su đã sống lại từ cõi chêt. Người gắn bó và liên kết chặt chẽ với những ai tin vào Người, đến độ vẫn trung tín với ta ngay cả khi ta không trung tín với Người. Vì khám phá ra Chúa Giê-su là Đấng như thế nên Thánh Phao-lô sẵn sàng,  “chịu khổ” và “phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi” vì Tin Mừng của Chúa Giê-su.

    Trong đoạn thư thứ hai gửi ông Ti-mô-thê (2,8-13) chúng ta thấy Chúa Giê-su, - Thiên Chúa làm người - là Đấng thật tuyệt vời như Thánh Phao-lô đã quảng diễn trong câu này: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người. Nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta. Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ chính mình.”

     

    3.1.3 Bài Tin Mừng (Lc 17,11-19) là câu truyện Chúa Giê-su chữa lành 10 người bị bệnh phong mà chỉ có một người trở lại cám ơn Chúa. Câu truyện xẩy ra trong vùng biên giới giữa Sa-ma-ri và Ga-li-lê. Ga-li-lê là đất dân nội (có đạo); còn Sa-ma-ri là đất dân ngoại (không có đạo, đối với con mắt của người Do-thái thời Chúa Giê-su). 9 người có đạo được ơn chữa lành đều đi luôn. Chỉ có 1 người ngoại đạo được ơn chữa lành là biết quay trở lại để cám ơn Chúa Giê-su là người đã chữa lành anh. Chữa lành hiểu theo hai nghĩa: khỏi bệnh phần xác, được hội nhập cộng đồng.          

    Nhờ đoạn Phúc âm Lc 17,11-19 này chúng ta khám phá ra Thiên Chúa và Chúa Giê-su, Thiên Chúa làm người, là Đấng ban ơn cho hết mọi người: cho người ở trong cũng như kẻ ở ngoài (tức cho người giáo cũng như kẻ lương), cho người biết ơn cũng như người quên ơn, cho người lành cũng như kẻ dữ, cho kẻ trung tín cũng như kẻ bất trung…. 

    3.2 Sứ điệp của Lời Chúa       

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay gồm hai khía cạnh, một ở phía Thiên Chúa, một ở phía chúng ta:

    * Phía Thiên Chúa: Thiên Chúa và Chúa Giê-su, Thiên Chúa làm người, là Đấng ban ơn cho hết mọi người: cho người ở trong cũng như kẻ ở ngoài, (tức cho người giáo cũng như kẻ lương), cho người biết ơn cũng như người quên ơn, cho người lành cũng như kẻ dữ, cho kẻ trung tín cũng như kẻ bất trung….

    * Phía chúng ta:  Thiên Chúa làm ơn không phải để được đền ơn. Nhưng người chịu ơn phải biết thể hiện lòng biết ơn. Cách tốt nhất và đầy đủ nhất để thể hiện lòng biết ơn là nhìn nhận Thiên Chúa là Chúa duy nhất (như tướng Na-a-man), Chúa Giê-su la Chúa (như người phong Sa-ma-ri) và dấn thân loan báo Tin Mừng Cứu Độ của Thiên Chúa (như Thánh Phao-lô).

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

    4.1 Sống với Thiên Chúa Đấng đã ban muôn vàn ơn cho nhân loại, trong đó có mỗi người chúng ta. Ơn lớn lao nhất là Ơn cứu độ.

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa 

    Suy nghĩ một chút, tôi thấy để thực thi sứ điệp của Lời Chúa hôm nay, tôi phải làm 2 việc sau đây:

    Nhìn nhận Thiên Chúa là Chúa duy nhất, Chúa Giê-su là Chúa, của toàn thể nhân loại và của riêng tôi; là Đấng ban ơn cho hết mọi người; là Đấng đã ban cho tôi tất cả (sự hiện hữu, xác, hồn. sức khỏe, khả năng, của cải, thời gian, cơ hội, hoàn cảnh sống và phục vụ).

    Thể hiện lòng biết ơn đối với Thiên Chúa bằng tâm tình biết ơn và lời ca tạ ơn; bằng cống hiến cho công cuộc loan báo Tin Mừng và phục vụ tha nhân theo phương châm là chính lời của Chúa Giê-su “Được nhưng không, hãy cho đi nhưng không!”

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

    5.1 «Tướng Na-a-man bước vào, đứng trước mặt ông Ê-li-sa và nói: «Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Ít-ra-en.»  Cùng với Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta cùng dâng lời cầu xin Chúa cho các dân, các nước sớm nhận ra Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng và Cứu Độ mà tôn thờ một mình Người mà thôi.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.2 «Đây là lời đáng tin cậy: Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người.» Cùng với Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta cùng dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế và cho hết mọi Ki-tô hữu để mọi thành phần Dân Chúa sống gắn bó mật thiết với Chúa Giê-su Ki-tô là  Cứu Chúa của nhân loại.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.3 «Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu?  Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?»  Cùng với Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta cùng dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, để mọi giáo dân lớn bé già trẻ biết thể hiện lòng biết ơn đối với Thiên Chúa là Đấng ban mọi ơn lành.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.4 «Nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta.» Cùng với Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta cùng dâng lời cầu xin Chúa cho những người đã lãnh nhận Bí Tích Phép Rửa mà nay sao lãng với đời sống Đạo, để họ ý thức về sự thiệt thòi và nguy hiểm đang được dành cho họ.  

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    Sàigòn ngày 06 tháng 10 năm 2019

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.         

     

    -----------------------------------

 

CẢM NGHIỆM SỐNG - REFLECTION 27TH SUNDAY-C

  •  
    Mo Nguyen <m
     
    Oct 5 at 8:04 AM
     
     
    po.jpg

     

       FAITH AND GRATEFUL SERVICE 

                     TWENTY-SEVENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME / C

                                             SUNDAY 06 OCTOBER 2019

                                        REFLECTIONS ON THE GOSPEL

                                        FAITH AND GRATEFUL SERVICE

    Today’s Gospel falls into two distinct parts.

    First, the apostles ask Jesus to increase their faith. Jesus’ response does not imply that the disciples have no faith. His point seems to be that the little faith they have is enough to work miracles if only they exploited its possibilities to the full.

    As so often, Jesus employs everyday images – not without a touch of exaggeration – to drive home the point. On the one hand, a mustard seed is proverbially small. On the other hand, the extensive root system of the mulberry tree makes it notoriously difficult to uproot. Yet a word proceeding from a tiny amount of faith could bring about this effect. It is people of faith who channel God’s power into the world.

    In the second part of the Gospel we might find off-putting both the image of slavery and, even more, the suggestion that God regards us as ‘worthless slaves’ who deserve no gratitude whatsoever.

    Jesus draws upon an aspect of life familiar to his audience (slavery) without necessarily approving of it. His point is that we should not serve God in the hope of gaining payment or due reward. That would amount to the kind of ‘merit’ mentality that St Paul, in particular, excluded.

    Long before we do any good work ourselves, our faith should make us conscious of the immense benefits we have already received from God. Our Christian service, then, will be an expression of faith and love, motivated by abiding gratitude for all God has done for us.

    Brendan Byrne, SJ

    Give Me Faith - Elevation Worship (Lyrics):

    https://www.youtube.com/watch?v=dC0VW0chWps

     

     

    ca.jpg

     

     

    CHO CON VỮNG TIN - Ns. Lm ND - Cs. TCAT - Mp4. PS: 

    https://www.youtube.com/watch?v=tlWJR4Zsm50