2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI CN33TN-C

  •  
    Tinh Cao - Nov 17 at 10:48 PM
     
     

    Thứ Hai CN33TN-C

     

    LẮNG NGHE Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) 1 Mcb 1, 11-16. 43-45. 57-60. 65-67

    "Dân Israel phải chịu một cơn thịnh nộ khủng khiếp".

    Trích sách Macabê quyển thứ nhất.

    Trong những ngày ấy, bởi dòng các vua Hy-lạp sinh ra một mầm mống tội lỗi, là Antiôcô Êpiphan, con vua Antiôcô, trước kia bị bắt làm con tin tại Rôma; năm vương quốc Hy-lạp một trăm ba mươi bảy, ông lên ngôi vua.

    Thời đó từ Israel cũng xuất hiện một số người bất lương mê hoặc được nhiều người, chúng nói rằng: "Này, ta hãy giao ước với các dân ở chung quanh chúng ta, vì từ ngày chúng ta đoạn giao với các dân ấy, chúng ta đã gặp nhiều tai hoạ". Họ cho lời nói ấy là đúng. Một số trong dân chúng hối hả đi yết kiến nhà vua và được nhà vua cho phép tuân giữ các luật lệ của dân ngoại. Họ liền xây cất một thao trường ở Giêrusalem theo tập quán của dân ngoại; họ tìm cách huỷ bỏ vết tích của phép cắt bì, chối bỏ Giao Ước thánh để rồi giao ước với kẻ ngoại. Họ tự bán mình để làm sự dữ.

    Vua Antiôcô ra chiếu chỉ khắp nước truyền cho mọi dân hợp thành một dân và mỗi dân phải bỏ tục lệ riêng mình; tất cả các dân ngoại đều tuân lệnh nhà vua. Nhiều người Israel cũng sẵn sàng theo việc phượng tự của nhà vua, họ liền hiến tế cho ngẫu tượng và phế bỏ ngày sabbat.

    Ngày rằm tháng Kislêu, năm một trăm bốn mươi lăm, vua Antiôcô đặt một ngẫu tượng ghê tởm ngay trên bàn thờ dâng của lễ toàn thiêu. Người ta cũng lập nhiều bàn thờ khác trong các thành lân cận của Giuđa: người ta đốt hương cúng tế trước cửa nhà và ở các công trường. Hễ gặp thấy sách luật nào, họ xé nát và đem đốt đi. Nếu người ta bắt gặp sách giao ước trong nhà người nào hoặc bắt gặp kẻ nào giữ Luật Chúa, thì kẻ ấy sẽ bị xử tử theo đúng chiếu chỉ của nhà vua. Nhưng cũng có nhiều người Israel tỏ ra kiên quyết, và nhất định không ăn của gì dơ nhớp; họ thà chết chẳng thà làm cho mình ra ô uế bởi của ăn dơ và phạm đến Giao Ước thánh, và quả thực họ đã chết. Dân Israel phải chịu một cơn thịnh nộ khủng khiếp.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 118, 53. 61. 134. 150. 155. 158

    Ðáp: Lạy Chúa, xin bảo toàn cho con sống, và con sẽ tuân giữ lời nghiêm huấn của Ngài (x. c. 88).

    Xướng: 1) Con nổi cơn uất hận vì những người tội lỗi, bọn chúng bỏ rơi luật pháp của Ngài. - Ðáp.

    2) Thừng chão bọn ác nhân đã trói buộc con, nhưng con chẳng lãng quên luật pháp của Ngài. - Ðáp.

    3) Xin Chúa cứu con khỏi người ta áp bức, để con tuân giữ các huấn lệnh của Ngài. - Ðáp.

    4) Những kẻ bách hại con cách độc ác đang tiến lại gần, bọn chúng sống xa pháp luật của Chúa. - Ðáp.

    5) Ơn cứu độ của Chúa xa bọn ác nhân, vì chúng chẳng lo giữ những thánh chỉ của Ngài. - Ðáp.

    6) Nhìn thấy những kẻ phản bội mà con chán nản, vì chúng không tuân giữ lời sấm của Ngài. - Ðáp.

     

    Alleluia: Lc 16, 31

    Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể xứng đáng đứng vững trước mặt Con Người. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 18, 35-43

    "Ngươi muốn Ta làm gì cho ngươi? - Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi Chúa đến gần thành Giêricô, thì có một người mù ngồi ăn xin bên vệ đường. Khi nghe tiếng đám đông đi qua, anh liền hỏi có chuyện gì đó. Người ta nói cho anh biết có Ðức Giêsu Nazareth đang đi qua. Bấy giờ anh liền kêu lên rằng: "Lạy ông Giêsu con vua Ðavít, xin thương xót tôi!" Những người đi trước mắng bảo anh nín đi, nhưng anh lại càng kêu lớn tiếng hơn: "Lạy con vua Ðavít, xin thương xót tôi!" Vậy Chúa Giêsu dừng lại, truyền dẫn anh đến cùng Người. Khi anh đến gần bên Người, Người hỏi anh: "Ngươi muốn Ta làm gì cho ngươi?" Anh thưa: "Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy". Chúa Giêsu bảo anh: "Hãy nhìn xem, lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi". Tức khắc anh thấy được và anh đi theo Người, và ca tụng Thiên Chúa. Thấy vậy toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.


     

    CẢM NGHIỆM SÓNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

     

    Một vũ điệu thần linh tuyệt vời 

     

    Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Hai Tuần XXXIII Thường Niên, cũng là bài Phúc Âm theo Thánh Marco (10:46-52) được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật XXX Thường Niên Năm B, về phép lạ chữa lành của Chúa Giêsu "cho một người mù ngồi ăn xin bên vệ đường".
     
     
    Tuy nội dung của 2 bài Phúc Âm này được cả hai Thánh Ký Marco và Luca thuật lại giống nhau, nhưng về chi tiết hơi khác nhau một chút. Chẳng hạn ở những chi tiết rõ ràng sau đây:
     
     
    Trước hết, về nơi xẩy ra phép lạ Chúa, trong khi Thánh ký Marco thuật lại rằng "Chúa Giêsu ra khỏi thành Giêricô", thì Thánh ký Luca trong bài Phúc Âm hôm nay lại viết rằng "Chúa đến gần thành Giêricô".
     
     
    Sau nữa, về bản thân của nạn nhân mù lòa ngồi ăn xin bên vệ đường ở thành Giêricô này, trong khi Thánh ký Marco (một vị thánh ký viết Phúc Âm ngắn nhất trong bộ 3 Phúc Âm Nhất Lãm, nhưng lại khá chi tiết về các biến cố xẩy ra) cho biết rõ lý lịch của nạn nhân là "con ông Timê tên là Bartimê", thì Thánh ký Luca lại chẳng nói gì hết.
     
    Còn nữa, về thái độ của người mù ngồi ăn xin bên vệ đường này, trong khi Thánh ký Marco cho biết rõ chi tiết về phản ứng của nạn nhân khi nghe thấy mình được Chúa Giêsu gọi đến là "anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu", thì Thánh ký Luca lại chỉ vắn tắt viết: "anh đến gần bên Người".
     
     
    Sau hết, về lời truyền chữa lành của Chúa Giêsu phán cùng nạn nhân, trong khi Thánh ký Marco ghi lại rằng: "Ðược, đức tin của anh đã chữa anh", thì Thánh ký Luca ở đây lại chi tiết hơn Thánh ký Marco một chút như thế này: "Hãy nhìn xem, lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".
     
     
    Ngoài ra, cả hai vị Thánh ký đều giống nhau ở thái độ của nạn nhân là khi nghe biết có Chúa Giêsu ở đấy thì van xin, và càng bị trấn át thì càng la to hơn, cho đến khi được Người gọi đến, và cũng giống nhau ở câu đối đáp giữa Chúa Giêsu và nạn nhân trước khi phép lạ xẩy ra, đó là Chúa Giêsu hỏi nạn nhân muốn Người làm gì cho nạn nhân và nạn nhân đã xin Người phục quang cho mình. 
     
     
    Ở đây, để thêm vào các suy niệm và suy diễn đã được chia sẻ cho Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XXX Thường Niên Chu Kỳ Bcó hai chi tiết khiến chúng ta suy nghĩ không ít:
     
     
    Chi tiết thứ nhất liên quan đến đấng chữa lành, đó là "Chúa Giêsu dừng lại, truyền dẫn anh đến cùng Người", và chi tiết thứ hai liên quan đến nạn nhân được chữa lành: "anh thấy được và anh đi theo Người, và ca tụng Thiên Chúa".
     
     
    Thật vậy, đây là quả là một vũ điệu thần linh tuyệt vời. Ở chỗ, tác động thần linh từ Đấng Chữa Lành đã được phản hồi hết sức tương xứng bằng một đáp ứng thần linh từ nạn nhân được chữa lành. 
     
     
    Nạn nhân trước khi được chữa lành không hề dám tự động quẳng áo choàng đứng lên tiến đến gần Chúa Giêsu khi thoạt tiên vừa nghe thấy Người đến gần chỗ nạn nhân đang ngồi ăn xin, mà chờ đợi cho tới khi được Người gọi tới. Thái độ cứ ngồi yên một chỗ đợi chờ không phải là thái độ không nhiệt tình, mà là một thái độ tin tưởng hơn hết, ở chỗ, một đàng thì kêu la van xin cho bằng được, trong khi lại ngồi yên tại chỗ như thể nạn nhân cảm thấy mình hoàn toàn bất xứng không đáng đến gần Chúa Giêsu, cũng như bất lực không thể nào làm gì được nếu không có Người. 
     
     
    Đúng thế, tác động thần linh bao giờ cũng đến trước đáp ứng thần linh của thụ tạo, như yếu tố thiết yếu và điều kiện bất khả thiếu để thụ tạo nhờ đó và do đó mới có thể bị động, mới có thể cảm động và mới có thể di động theo tác động thần linh. Bởi thế, chỉ khi nghe thấy Chúa Giêsu truyền gọi, nạn nhân mù lòa ngồi ăn xin bên vệ đường ở thành Giêricô này mới đến được và được đến với Người. 
     
     
    Thực tế sống đạo cũng cho thấy thực tại nàyở chỗ, những ước muốn tốt lành của chúng ta cũng cần phải được Thiên Chúa tác động trước, hơn là tự chúng ta có được, vì chúng ta theo bản tính tự nhiên đã bị hư đi theo nguyên tội, luôn hướng hạ hơn là hướng thượng. Một khi chấp nhận ước muốn tốt lành bởi tác động thần linh khởi động ấy, chúng ta mới bày tỏ lòng khát vọng của chúng ta bằng lời cầu nguyện, nhờ đó Thiên Chúa được dịp ban cho chúng ta chính những gì Ngài đã muốn ban nên đã soi động chúng ta ước muốn trước khi van xin. 
     
     
    Cuộc hội ngộ thần linh trong bài Phúc Âm hôm nay đã xẩy ra một cách hết sức ngoạn mục. Ở chỗ, nạn nhân kháo khát được chữa lành, trong khi Thiên Chúa vô cùng nhân hậu đã sẵn muốn chữa lành cho nạn nhân rồi, và chỉ chờ đến giờ của mình là ra tay lập tức, tức là cho đến khi nghe thấy nạn nhân kêu xin mình thì đáp ứng ngay, như thể Đấng Chữa Lành thụ động còn nạn nhân chủ động, như xẩy ra trong trường hợp được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại. 
     
     
    Nạn nhân mù ngồi ăn xin hằng ngày ở thành Giêricô tên Bartimê này, chắc đã lâu lắm rồi, với một thân phận nghèo khổ và tương lai mịt mù như bóng tối hằng che phủ đôi mắt của nạn nhân, có ngờ đâu lại bất ngờ được gặp và gặp được Đấng chữa lành cho mình, và như thế, quả thực cuộc đời của nạn nhân đã được Thiên Chúa sử dụng để tỏ mình Ngài ra, giống hệt như trường hợp của người mù từ lúc mới sinh trong Phúc Âm Thánh ký Gioan (9:3).
     
     
    Phải chăng cảm nhận được như vậy, nạn nhân diễm phúc này đã không còn thiết gì thế gian này nữa, vì nạn nhân được sáng mắt không phải chỉ thấy được ánh sáng tự nhiên mà nhất là thấy được chính "ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12), một thứ ánh sáng thần linh ban sự sống đã chữa lành cho nạn nhân, và vì thế nạn nhân đã "đi theo Người, và ca tụng Thiên Chúa"? 
     
     
    Bản thân của nạn nhân đã trở thành một cuộc thần hiển cho Thiên Chúa tỏ mình ra, chẳng những cho chính nạn nhân, mà còn cho cả cộng đồng gần xa của nạn nhân nữa. Mục đích của Thiên Chúa ban ơn cho bất cứ một ai không phải chỉ cho riêng người đó mà còn qua người đó cho các người khác nữa. Bao giờ cũng thế. Đó là nguyên tắc và đường lối tỏ mình ra của Ngài. Bởi thế, bài Phúc Âm hôm nay đã kết luận như sau: "Thấy vậy toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa".

    Chưa hết, nếu để ý chúng ta còn thấy người mù ăn xin bên vệ đường này phải là một con người có một đời sống nội tâm siêu việt, được bộc lộ ra qua lời van xin của anh ta ngỏ cùng Đấng mà anh ta tin có thể chữa lành cho anh ta: "Lạy ông Giêsu, con Vua Đavít, xin  thương xót tôi" (lần hai cũng thế, tuy không còn lập lại tên Giêsu).

    Tại sao anh mù ăn xin này lại kêu lên câu này, một câu nói cho thấy tất cả đức tin chân thực của anh ta vào nhân vật Giêsu Nazarét, một nhân vật lần đầu tiên anh được gặp dù không thấy nhưng vẫn tin, tin hơn cả thành phần lãnh đạo tôn giáo của dân Do Thái và tin hơn cả thành phần thông luật và dạy luật trong dân nữa, nếu không phải là vì anh ta tin rằng nhân vật "Giêsu" ấy chính là Đấng Thiên Sai Cứu Thế, Đấng được sai đến không phải để giải thoát dân Do Thái khỏi quyền lực chính trị như hầu hết dân chúng mong đợi, mà là để giải thoát con người khỏi tội lỗi và sự chết. Và vì sự chết và đau khổ là hậu quả của tội lỗi mà nếu nhân vật "Giêsu" là Đấng Thiên Sai Cứu Thế thì Người có thể cứu anh ta khỏi mù.

    Trong câu trả lời của anh ta cho câu hỏi của Chúa Giêsu "anh muốn tôi làm gì cho anh?" rằng "xin cho tôi được thấy" cũng hàm chứa một ước vọng sâu xa của anh ta trong thời gian anh ta bị mù lòa, một thứ mù lòa về thể lý nhưng không thể bịt bùng tâm hồn chiêm niệm tràn đầy ánh sáng siêu nhiên của anh ta. Ước vọng được anh ta bày tỏ qua lời "xin cho tôi được thấy" đó là được thấy "ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12) là chính Chúa Giêsu, hơn là chỉ được thấy ánh sáng mặt trời, thấy lại những người thân yêu, thấy lại họ hàng thân hữu v.v. Đó là lý do, vì "xin cho tôi được thấy" "ánh sáng thế gian" mà ngay sau khi được chữa lại, được thấy lại, anh ta đã "đi theo Người và ca tụng Thiên Chúa". 

    Về tình trạng mù lòa về thể lý được Chúa Kitô chữa lành trong bài Phúc Âm hôm nay, tiêu biểu cho tình trạng mù lòa thiêng liêng cũng cần được chữa lành bởi Người, một tình trạng mù quáng thiêng liêng vô cùng nguy hiểm và khốn nạn đến chính phần rỗi của con người, chẳng những của chung con người qua hai nguyên tổ ngay từ ban đầu, mà còn qua chính dân Do Thái được Thiên Chúa của tổ phụ họ tuyển chọn để làm dân riêng của Ngài và để Ngài có thể qua họ tỏ mình ra cho dân ngoại. Thế mà, qua giòng lịch sử cứu độ của họ, biết bao nhiêu lần họ đã mù quáng đến phản bội Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình, đến độ có 2 lần Ngài tính tiêu diệt họ (xem Xuất Hành 32:10; Đệ Nhị Luật 9:14; Dân Số 14:12). Thế mà họ vẫn chưa chừa, vẫn tiếp tục mù quáng chối bỏ Ngài và truất phế Ngài, nhất là dưới thời đế quốc Hy Lạp, như Bài Đọc 1 hôm nay cho thấy:

    "Ngày rằm tháng Kislêu, năm một trăm bốn mươi lăm, vua Antiôcô đặt một ngẫu tượng ghê tởm ngay trên bàn thờ dâng của lễ toàn thiêu. Người ta cũng lập nhiều bàn thờ khác trong các thành lân cận của Giuđa: người ta đốt hương cúng tế trước cửa nhà và ở các công trường. Hễ gặp thấy sách luật nào, họ xé nát và đem đốt đi. Nếu người ta bắt gặp sách giao ước trong nhà người nào hoặc bắt gặp kẻ nào giữ Luật Chúa, thì kẻ ấy sẽ bị xử tử theo đúng chiếu chỉ của nhà vua... Dân Israel phải chịu một cơn thịnh nộ khủng khiếp".

    Tuy nhiên, trong dân Do Thái không phải ai cũng bị mù quáng như vậy, trái lại "cũng có nhiều người Israel tỏ ra kiên quyết, và nhất định không ăn của gì dơ nhớp; họ thà chết chẳng thà làm cho mình ra ô uế bởi của ăn dơ và phạm đến Giao Ước thánh, và quả thực họ đã chết". Câu họa của bài Đáp Ca hôm nay phản ảnh tâm nguyện của thành phần sáng mắt tin tưởng này: "Lạy Chúa, xin bảo toàn cho con sống, và con sẽ tuân giữ lời nghiêm huấn của Ngài", một bài Đáp Ca (từ Thánh Vịnh 118) đồng thời cũng chất chứa tâm tình trung kiên của họ:

    1) Con nổi cơn uất hận vì những người tội lỗi, bọn chúng bỏ rơi luật pháp của Ngài.

    2) Thừng chão bọn ác nhân đã trói buộc con, nhưng con chẳng lãng quên luật pháp của Ngài.

    3) Xin Chúa cứu con khỏi người ta áp bức, để con tuân giữ các huấn lệnh của Ngài.

    4) Những kẻ bách hại con cách độc ác đang tiến lại gần, bọn chúng sống xa pháp luật của Chúa.

    5) Ơn cứu độ của Chúa xa bọn ác nhân, vì chúng chẳng lo giữ những thánh chỉ của Ngài.

    6) Nhìn thấy những kẻ phản bội mà con chán nản, vì chúng không tuân giữ lời sấm của Ngài.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    Thu.2.XXXIII.mp3  

    Kỷ Niệm Cung Hiến Ðền Thờ Thánh Phêrô Và Phaolô Tông Ðồ

     

    Vua Constantin Cả (270-337) đã chiến thắng quân Maxence dưới tường thành Rôma năm 312, nhờ sự xuất hiện lạ lùng của cây Thánh Giá lơ lửng giữa không trung với hàng chữ: "In hoc signo vince" (Tin vào dấu này, ông sẽ thắng). Năm 313, ngài đã ban hành chiếu chỉ (Edit de Milan) chấm dứt cuộc bách hại người Công Giáo và cho tự do tôn giáo. Sau đó, năm 323, nhà vua mới thật sự trở lại Công giáo. Ðể tỏ lòng biết ơn về chiến thắng Maxence, ngài đã xây cất nhiều đại thánh đường nguy nga, trong số đó phải kể vương cung thánh đường thánh Phêrô và thánh Phaolô.

    Ðền thờ thánh Phêrô được xây cất năm 326 và được nới rộng ra năm 1506 với sự cộng tác đắc lực của nhiều kỹ sư và nghệ sĩ có tiếng: Rosellinô. Bramante, Raphael, Michel Ange, Carlô Modernô và Silvestrê. Riêng cái tháp cao 138m, rộng 42m. Thánh Silvestrê và Ðức Giáo Hoàng Urbanô VIII đã thánh hiến ngày 18/11/1626.

    Ðền thờ thánh Phaolô được xây cất trên đường Ostie, bên "ngoài thành" Vatican, và được thánh hiến cũng cùng một ngày với đền thánh Phêrô. Năm 1823, một cuộc hỏa tai đã thiêu hủy gần hết và Ðức Grêgoriô XVI và Ðức Piô IX đã chọn ngày định tín "Ðức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội" để thánh hiến lại, với sự chứng kiến đông đảo của các Giám Mục.


     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFje8nO02eR6Ujvj2vaVxAXxc%3D8Sf5cjUVDL95h%2B19mfFg%40mail.gmail.com.
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LÀM CHỨNG CHO ĐỨC TIN

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi - Nov 15 at 12:48 AM
     
     

    TUYÊN XƯNG, SỐNG VÀ LÀM CHỨNG CHO ĐỨC TIN

    + TGM. Giuse Nguyễn Năng

    1- Không một tôn giáo nào có một lịch sử kỳ lạ như Kitô giáo. Quả vậy, không một tôn giáo nào bị bách hại nhiều, lâu dài và đau thương như Kitô giáo; và cho dù bị bách hại nhiều, lâu dài và đau thương, Kitô giáo không hề bị tiêu diệt, trái lại vẫn không ngừng tăng trưởng cả về phẩm chất lẫn số lượng. Đó là những bí ẩn của lịch sử không thể lý giải bằng lý lẽ tự nhiên, nhưng chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng của niềm tin.

    Quả vậy, ngay từ những năm tháng đầu tiên loan báo Tin Mừng, Hội Thánh đã trải qua 300 năm bị bách hại dưới thời các hoàng đế Roma. Rồi từ đó, Phúc Âm được rao giảng ở đâu, thì ở đó không sớm thì muộn, các Kitô hữu cũng bị bắt bớ và giết chết, Hội Thánh bị bách hại và loại trừ. Lịch sử Hội Thánh là một lịch sử đầy những cuộc tử đạo, ở khắp mọi miền trên thế giới, vào hết mọi thời kỳ trong lịch sử.

    Ngay trong thời đại chúng ta, trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI này, nếu tính tổng cộng tất cả các Kitô hữu, gồm Công giáo, Chính thống, Anh giáo và Tin lành, thì hằng năm có khoảng 170.000 người tử đạo, 200.000.000 người chịu bách hại vì đức tin Kitô giáo.

    Trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này, 117 vị thánh đã được phúc tử đạo trong một giai đoạn bách hại kéo dài đúng 117 năm, tính từ hai vị tử đạo tiên khởi vào năm 1745 đến vị cuối cùng vào năm 1862, qua các triều đại vua Lê chúa Trịnh, Tây Sơn và các triều nhà Nguyễn. Đó là chưa kể chân phước Anrê Phú Yên tử đạo vào năm 1644, và hằng trăm ngàn tín hữu chết vì đức tin nhưng chưa được phong thánh.

    Bức tranh trên đây là một thực tế, và đó cũng là một điều bí ẩn của lịch sử Hội Thánh. Các Kitô hữu bị ghét, vì trước hết, chính Chúa Giêsu đã bị ghét và đã chịu tử hình trên thánh giá. Chúa Giêsu chính là vị tử đạo đầu tiên vì Tin Mừng mà Ngài rao giảng. Ngài là con đường dẫn đến sự sống đích thực, nhưng thế gian lại yêu sự tối tăm hơn ánh sáng.

    Chúa nói: “Vì anh em không thuộc về thế gian, và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em… Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em… Họ chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy” (Ga 15, 19-21). Đơn giản chỉ là thế. Sâu xa là như vậy.

    Tuy nhiên, Chúa đã hứa ở cùng Hội Thánh mọi ngày cho đến tận thế, và Chúa đã tuyên bố không quyền năng nào có thể tiêu diệt Hội Thánh. “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33).

    2- Ngày lễ các thánh tử đạo tại Việt Nam hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại đời sống đức tin của các thánh tử đạo Việt Nam để xem các ngài đã tuyên xưng, đã sống và làm chứng cho đức tin thế nào.

    Tại sao các Kitô hữu bị ghét bỏ, bị bắt bớ và giết chết? Các thánh tử đạo đã làm gì?

    Các thánh tử đạo bị giết chỉ vì tuyên xưng lòng tin vào Chúa Giêsu. Lòng tin ấy biểu lộ qua việc tôn thờ thánh giá Chúa. Thánh Anrê Kim Thông nói với quan tỉnh: “Thánh giá tôi kính thờ, tôi giẫm lên sao được!” Thánh Têôphan Ven nói: “Tôi đã suốt đời thuyết giảng về đạo thập giá, nay tôi lại đạp lên thập giá thế nào được? Tôi thiết nghĩ sự sống đời này đâu quí hoá đến độ tôi phải bỏ đạo mà mua!”

    Chắc chắn không phải vì các ngài đã theo đạo Tây mà phản bội tổ quốc và dân tộc. Các ngài tôn trọng vua quan và hết lòng vì quê hương. Thánh linh mục Tự đối đáp với quan tòa: “Tôi kính Thiên Chúa như Thượng Phụ, kính vua như trung phụ, và kính song thân như hạ phụ. Không thể nghe cha ruột để hại vua, tôi cũng không thể vì vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa được”.

    Nhiều vị thánh đã ở trong hàng ngũ quân đội bảo vệ đất nước. Thánh Trần Văn Trung là một binh sĩ, đã bị giết vì khẳng khái tuyên bố: “Tôi là Kitô hữu, tôi sẵn sàng đi đánh kẻ thù của đất nước, nhưng bỏ đạo thì không bao giờ”. Thánh linh mục Khuông từng tuyên bố: “Đạo Giatô không những cấm tín hữu chống lại triều đình, mà còn khuyến khích để họ cầu nguyện và góp phần giúp quê hương an ninh thịnh vượng”.

    Yêu nước không có nghĩa là phải thù ghét loại trừ các Kitô hữu và chống lại Kitô giáo.

    3- Lời tuyên xưng của các thánh tử đạo không chỉ là lời tuyên bố trong một khoảnh khắc nhất thời trước khi chết, nhưng đó là hoa trái kết tinh từ một đời sống thấm nhuần Lời Chúa. Các ngài đã sống đức tin, đã thể hiện Tin Mừng yêu thương trong chính đời sống của mình.

    Trước hết, đời sống đức tin của các thánh tử đạo được biểu lộ ngay trong bổn phận hằng ngày của đời sống gia đình.

    Dù thời đó, chế độ đa thê vẫn đang thịnh hành trong xã hội Việt Nam, nhưng các thánh tử đạo đã trung thành với giáo huấn một vợ một chồng của Phúc Âm. Dĩ nhiên có những vị lúc đầu đã không trung thành với lời cam kết hôn nhân, như các thánh Gẫm, binh sĩ Huy, Cai Thìn, quan Hồ Đình Hy… đã có thời gian sa ngã, thế nhưng sau đó tất cả đều biết trở về để vun đắp lại mái ấm gia đình của mình.

    Các thánh chu toàn bổn phận nuôi dạy con cái theo tinh thần đức tin. Thánh Thọ căn dặn các con vào thăm trong tù: “Các con thân mến, cha không còn làm gì giúp các con ở thế gian này được nữa, cha chỉ còn lo chuẩn bị tâm hồn đón nhận những thử thách cuối cùng. Ý Chúa đã muốn cha xa lìa các con mãi mãi, nhưng các con còn có mẹ, hãy cố gắng vâng lời mẹ. Các con lớn hãy nhớ quan tâm săn sóc em mình. Các con nhỏ phải biết kính trọng vâng lời anh chị. Hãy thương yêu nhau, siêng năng làm việc đỡ đần mẹ. Hãy nhớ đọc kinh tối sáng và lần chuỗi Mân Côi hằng ngày. Chúa trao cho mỗi người một thánh giá riêng, hãy vui vẻ vác theo chân Chúa và kiên trung giữ đạo”.

    Về phần thánh Anê Lê Thị Thành, vị thánh nữ duy nhất trong số các vị tử đạo, người con gái thứ haicủa ngài làcô Anna Năm xác nhận:”Bố mẹ chúng tôi chỉ gả các con gái cho những người thanh niên đạo hạnh. Sau khi tôi kết hôn, mẹ tôi thường đến thăm chúng tôi và khuyên bảo những lời tốt lành. Có lần mẹ dạy tôi: “Tuân theo Ý Chúa, con lập gia đình là gánh rất nặng. Con phải ăn ở khôn ngoan, đừng cãi lời cha mẹ chồng. Hãy vui lòng nhận thánh giá Chúa gửi cho”.Người cũng thường khuyên vợ chồng tôi: “Hai con hãy sống hoà hợp, vui vẻ, đừng để ai nghe chúng con cãi nhau bao giờ”.”

    Kế đến, sống đức tin là sống Tin Mừng yêu thương.

    Thánh y sĩ Phan Đắc Hòa rộng tay giúp người nghèo khổ, riêng bệnh nhân túng thiếu, không những ông chữa bệnh miễn phí, lại còn giúp tiền giúp lúa. Thánh Martinô Thọ nói: “Công bằng chưa đủ, phải có bác ái nữa, mà muốn thực thi bác ái phải có điều kiện”, nên ngài trồng thêm vườn dâu kiếm tiền giúp người thiếu thốn. Người cùng tử đạo với ngài là Gioan Cỏn từng mạnh dạn đấu tranh cho người nghèo chống lại chính sách đòi sưu cao thuế nặng. Thánh Năm Thuông là ân nhân của viện cô nhi trong vùng. Còn thánh Trùm Đích thường xuyên thăm viếng trại cùi và sẵn sàng nuôi người mắc bệnh dịch tại nhà mình.

    Điều quan trọng trong đời sống đức tin của các thánh tử đạo là lòng tha thứ.

    Nếu lòng anh dũng giúp các vị tử đạo bình thản đón nhận cái chết không run sợ, không quỵ lụy khóc than, thì chính lòng bao dung thứ tha mới là đặc tính phân biệt vị tử đạo với những vị anh hùng vì lý do khác.

    Các tín hữu chỉ thực sự chết vì đạo nếu biểu lộ được tình yêu, lòng nhân ái, sự bao dung của Tin Mừng. Các vị chắc chắn không đồng ý với bản án bất công của triều đình, nhưng như Đức Giêsu trên thánh giá vẫn cầu nguyện cho quân lính giết hại mình, các chứng nhân tử đạo vẫn tiếp tục yêu thương vua quan và những người hành xử mình.

    Khi viên quan nói: “Tôi phải theo lệnh vua, đừng giận tôi nhé”, linh mục Théophane Ven đáp: “Tôi chẳngghét gì ai cả, tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho quan”. Thánh Hoàng Lương Cảnh làm cho quan quân phá lên cười khi ngài đọc: “Cầu Chúa Giêsu, xin cho các quantrị nước cho yên càng ngày càng thịnh”.

    4- Lời tuyên xưng và đời sống đức tin của các thánh tử đạo đã làm trổ sinh hoa trái phong phú trên quê hương Việt Nam thân yêu này.

    Chính đời sống của các thánh tử đạo đã cảm hóa và chiếm được tình cảm của bà con hàng xóm. Dù triều đình nhà Nguyễn ra chiếu chỉ bách hại, bà con hàng xóm vẫn tỏ dấu hiệu thân ái với người công giáo.

    Thánh linh mục Vũ Bá Loan là niên trưởng 84 tuổi, được mọi người kính trọng gọi bằng “cụ”, ngài không bị đánh đòn; và trong ngày xử, mười lý hình chạy trốn, đến người thứ mười một, đã lịch sự xin phép: “Việc vua truyền cháu phải làm, xin cụ xá lỗi cho. Cháu sẽ cố giúp cụ chết êm ái. Khi về trời cụ nhớ đến cháu nhé”.

    Trong vụ án thánh linh mục Gioan Đạt, viên cai ngục nói: “Tôi thấy cụ khôn ngoan, đạo đức, thì muốn kết nghĩa huynh đệ lắm, ngặt vì cụ sắp bị án tử rồi. Tôi xin hứa biếu cụ một cổ quan tài để biểu lộ lòng tôi quí cụ.”

    Hơn nữa, ngay trong lúc bị giam tù, các ngài đã đưa hằng trăm người đến với Chúa. Và từ đó đến nay, hạt giống Tin Mừng không ngừng lớn lên trong đất nước này. Tin Mừng như men đang thấm vào mọi sinh hoạt xã hội để đưa thế gian đi theo con đường của chân lý Phúc Âm.

    Là con cháu các thánh tử đạo, chúng ta hãy phát huy gia sản đức tin mà cha ông đã để lại cho chúng ta. Đức tin ấy đã lớn lên trong máu và nước mắt, trong hy sinh và gian khổ. Bao nhiêu thế hệ đã nằm xuống để chúng ta được trung kiên với đức tin tông truyền.

    Ngày nay, tuy không còn phải chịu những đau thương dữ dằn như trong quá khứ, nhưng chúng ta đang phải đối diện với một cuộc tấn công khác có thể còn nguy hiểm gấp bội, đó là sức mạnh của tiền bạc, địa vị, khoái lạc, tự do buông thả. Những sức mạnh này đã làm cho bao nhiêu tín hữu gục ngã, đã lôi kéo bao nhiêu Kitô hữu rời xa Hội Thánh, đã làm cho biết bao người quên Thiên Chúa.

    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Chúng ta hãy bắt chước các thánh tử đạo tuyên xưng đức tin một cách xác tín, ý thức. Chúng ta có thể nói như thánh Phaolô. "Tôi biết tôi đã tin vào ai?” (2 Tm 1,12). Hãy để cho lòng tin vào Chúa thấm nhuần và biến đổi cuộc sống chúng ta, để tất cả mọi hành vi, ứng xử, chọn lựa, thái độ, của chúng ta luôn tỏa chiếu sức mạnh của Tin Mừng và tạo nên một sức hấp dẫn đối với những người chung quanh để đưa họ đến với Chúa Giêsu Cứu Thế. .

     

    TÌNH CA TỬ ĐẠO VIỆT NAM

    Bài tình ca tử đạo

    Thắm màu máu đỏ tươi

    Trầm hùng và tuyệt diệu

    Âm vang cả đất trời.

    Những con người yếu đuối

    Có sức mạnh niềm tin

    Dẫu hiểm nguy không ngại

    Vẫn hiên ngang ngước nhìn.

    Da vàng và máu đỏ

    Sắc màu thiêng Việt Nam

    Kiên cường ôm thập giá

    Dám chết vì đức tin.

    Ác nhân luôn hèn hạ

    Dùng đủ mọi cực hình

    Nhưng tín nhân không sợ

    Vẫn yêu Chúa hết tình.

    Bài tình ca tử đạo

    Những nốt yêu hòa âm

    Êm đềm ngọt giai điệu

    Dệt tình khúc Việt Nam. 

    Viễn Dzu Tử

    Kinh nguyện 

    Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 

    Đội ơn Thiên Chúa muôn trùng

    Ban cho các Đấng Anh Hùng Việt Nam

    Một lòng chối bỏ trân cam

    Mặc ai dụ dỗ chẳng ham phúc trần.

    Máu đào dâng hiến trọn thân

    Quyết tâm theo Chúa- chứng nhân Nước Trời

    Ngày nay cho đến muôn đời

    Thanh nhàn vĩnh phúc, gương soi chiên đoàn.

    Chúng con còn ở trần gian

    Nguyện xin các Thánh thông ban hộ phù

    Ơn thiêng: sức mạnh, thân tu 

    Nếu không tử đạo, cần cù siêng năng.

    Vượt qua tục luỵ, lưới giăng

    Noi gương các Thánh, Chúa hằng xót thương

    Chờ ngày Chúa gọi lên đường

    Về cùng các Thánh đồng hương Nước Trời. Amen. .

    (Thế Kiên Dominic)

     

     

     

    --

CAM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TƯ CN31TN-C

  •  
    Hong Nguyen - Nov 5 at 5:36 PM
     

    THỨ 4 - TUẦN 31 THƯỜNG NIÊN C



    Tin mừng Lc 14: 25-33

     


    Bài đọc I: Rm 13, 8-10

    Sau khi nói trước hết với các Kitô hữu rằng họ phải xây dựng một cộng đoàn huynh đệ hiệp nhất, Phaolô đề cập đến một trường hợp cụ thể. Một "bổn phận" cốt yếu khác trong tương quan với "các quyền lực dân sự!".

    Kitô hữu ngày nay đôi khi tỏ ra khinh thường hay coi nhẹ có tính toán đối với luật pháp, nhất là các luật thuế má hay hình luật. Phaolô đòi các tín hữu của ngài "tuân phục các thẩm quyền!". và dám đòi các tín hữu trung thành với "thành đô thế tục"…và thấy trong các quy định của "xã hội", cách thế để yêu thương anh em mình. Đừng quên "quyền lực", thời đó là Rôma, nhà nước lương dân và bắt đạo! chính trong bổi cảnh đó mà chúng ta nghe điều này:

    Anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau.

    Vậy luôn luôn phải nhìn nhận "quyền lợi" của người khác. Phải "trả nợ" chúng ta mắc với người khác.

    " Không một"…món nợ!..với "bất cứ ai!" Trừ món nợ tình yêu, mà người ta không thể trả hết!

    người ta không hề biết yêu thương. Người ta không hề rảnh nợ. Luôn phải tiến xa hơn nữa. Tôi áp dụng nguyên tắc này với mọi người tôi chung sống.

    Vì ai yêu người thì đã giữ trọn lề luật.

    Đây là điều Chúa Giêsu đã nói.

    Tình yêu tóm gọn lề luật.

    "Kẻ yêu thương người khác"…một định nghĩa về Kitô hữu. Lạy Chúa, thường chúng con còn quá xa điều đó. Xin giúp chúng con đừng mơ tới tình yêu này, nhưng khiêm tốn thể hiện mỗi ngày.

    Tôi dành thời giờ thinh lặng cần thiết để xác tín lại về sự quan yếu này: tôi nghe Chúa Giêsu nói lại với tôi..tôi nghe p nói…tôi nghe tiếng giới hiện nay. Yêu sách các Kitô hữu theo nghĩa này, nói với tôi.

    Khám phá lại các điểm nhập cuộc cụ thể, đối với tôi, trong tình yêu đối với người khác. Tôi phải yêu ai? tôi phải yêu họ làm sao? Những cử chỉ, thái độ, lời nói, đoàn kết nào..đợi chờ tôi?

    Đó là: chớ ngoại tình, chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ mê tham, và nếu có điều luật nào khác, thì cũng tóm lại trong lời này là: Người hãy yêu mến kẻ khác như chính mình.

    Còn hơn một tóm lược, đây là một sự đổi mới quan điểm hoàn toàn. Người ta chuyển từ "tiêu cực", từ "cấm cản", từ "được phép hay cấm đoán"…"chớ "…sang "tích cực", sang "nhiệt tình nội tại", sang đòi hỏi không cùng..hãy yêu!

    Các quy định của lề luật là một loại "tối thiểu": Khi hoàn thành, người ta có thể tin là mình đúng phép. Nhưng tình yêu là một "lời mời" dành cho mọi người.

    Người biệt phái trong dụ ngôn "đúng phép". Chúa Giêsu nói rằng, ông không được minh chính. Người thu thuế trái lại, là một tội nhân đáng thương, không đúng phép với lề luật. Nhưng "cởi mở với tình yêu". Chúa Giêsu nói rằng, ông được minh chính.

    Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác.

    "Làm hại"…

    Kiểu nói mạnh mẽ và mới mẻ.

    So sánh kiểu nói: "Làm sự dữ"…với "làm hại"…trong trường hợp thứ nhất, người ta đứng trước một sự trừu tượng, trước một nguyên tắc.

    Trong công thức hai, người ta đứng trước "ai đó", trước một người.

    Lạy Chúa, xin giúp chúng con đừng làm hại ai! Ít ra một cách tự ý. Xin giúp chúng con chữa lành, nếu có thể, những thương tích mà chúng con có thể gây nên.

    BÀI TIN MỪNG: Lc 14, 25-33

    Dân chúng cùng đi đường với Đức Giêsu đông lắm. Người quay lại bảo họ: "Ai theo tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn-đệ tôi được.

    Chúng ta được khuyến cáo cách nghiêm chỉnh.

    Tình yêu phổ quát, không đòi điều kiện và vượt qua mọi ranh giới, không phải là một chút tình cảm y6n ổn và dễ dàng đâu! đó là một cuộc cách mạng.

    Vì ngôn ngữ Aramên không thể "so sánh", nên Đức Giêsu dùng một từ mạnh hơn: "bỏ". Từ ngữ đó gây cảm giác lo sợ. Có người dịch là: "Ai không yêu mến tôi hơn cha mẹ…". Cũng có người sử dụng từ ngữ "ghét": "Nếu ai đến với tôi mà không ghét cha mẹ..".

    Ta biết rằng, Đức Giêsu luôn mong muốn ta yêu thương những người thân của mình. Tình yêu con cái, vợ chồng, anh em đều là những mối tình "thiêng thánh".

    Nhưng tình thương Thiên Chúa, vượt trên và tác động mọi thứ tình yêu khác, phải lớn lao hơn.

    Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn-đệ tôi được.

    Thoe Đức Giêsu, không phải là việc làm "chỉ riêng mình". Đó là côgn việc đòi hỏi hy sinh nhiều! yêu sách những đầu tư tốn kém! Cần phải đặt vốn vào đó! cần phải dấn thân trọn vẹn.

    "Vác thập giá mình". Sống ở thế kỷ hai mươi, chúng ta không còn nhìn thấy cảnh đo trên đường phố nữa. Nhưngc các thính giả của Đức Giêsu, các độc giả của Luca, một ngày nào đó đều đã có dịp chứng kiến một kẻ chịu đóng đinh, mang vác dụng cụ dành cho án phạt đến nơi hành quyết. Thời xưa, đó là khổ hình của những tên đào ngũ, những người Ngôi Lời! cũng đừng quên Đức Giêsu đang tiến lên Giêrusalem. Ơ đó bản thân Người cũng sắp tạo nên cảnh tượng mủi lòng trên các đường phố cho đến nơi tra tấn.

    "Bước theo Đức Giêsu". Tôi không còn ngạc nhiên trước những cạn bẫy, khổ đau, khó khăn của đời sống Kitô hữu nữa. Không chỉ chịu đựng chúng cách cau có, miễn cưỡng..nhưng đối mặt chấp nhận chúng như một thông điệp với Đức Giêsu, như một thông phần với công trình cốt yếu của Người, như một "bước chân theo người". Tôi chiêm ngắm Đức Giêsu đi phía trước…tối tiếp bước theo sau.

    "Ai trong anh em muốn xây một cây tháp..xây cất. Vua nào đi giao chiến…chiến đấu".

    Hai công việc này đều đòi hỏi suy tư và kiên nhẫn.

    "Ai khởi sự mà không ngồi…để tính toán.

    Ai khởi sự mà không ngồi..để bàn tính xem mình có thể đương đầu với đối phương".

    Theo Đức Giêsu, không thể hành động thiếu suy nghĩ, nhưng luôn phải nghĩ đến phía trước, như làm một việc gì, cần phải dự kiến, tổ chức.

    "Ngồi". Cần ngồi để suy nghĩ, với cây bút trên tay, tính toán những lợi lộc, thua lỗ. Cần nhìn ngắm, rà soát tới hai lần. Để "theo Đức Giêsu", tôi sẽ được lợi gì? tôi sẽ mất mát gì?

    Cũng vậy ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn-đệ tôi được.

    Tôi đã "liều" những gì đối với Đức Giêsu?

    Trong niềm vui tận hiến.
     
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CN32TN-C

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi - Nov 3 at 4:01 PM
     
     

    SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM C (10/11/2019)

    TIN CÓ SỰ SỐNG LẠI BÂY GIỜ VÀ CUỘC SỐNG MAI SAU

    [2Mcb 7,1-2.9.16-14; 2 Tx 2,16-3,5; Lc 20,27-38]

     

    ĐỐI VỚI CHÚA, TẤT CÀ ĐỀU ĐANG SỐNG (Lc 20, 38)

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

    Tháng 11 dương lịch là “Tháng các Đẳng” tức tháng người Công Giáo tưởng nhớ và cầu nguyện đặc biệt cho các linh hồn còn ở trong nơi thanh luyện. Điều đó giả thiết một niềm tin vào sự sống lại và vào cuộc sống đời sau. Còn những người không tin vào sự sống lại và sự sống đời sau, như nhóm Xa-đốc xưa và bao người vô thần duy vật thời nay, thì điều đó chẳng có ý nghĩa gì.

    Vì thế mà niềm tin của các Ki-tô hữu bị thử thách một cách quyết liệt. Muốn tồn tại và không bị cuốn đi, chúng ta cần củng cố niềm tin vào cuộc sống đời sau, vào sự sống lại của con người. Chúng ta cũng phải dũng cảm biểu lộ niềm tin vào sự sống lại, chống lại sự tấn công khốc liệt của các thế lực vô thần duy vật mà những người cộng sản là những chiến binh khiến chúng ta phải cảnh giác trước nhất.

     

    II. LẮNG NGHE & TÌM HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 1 (2Mcb 7,1-2.9-14): "Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi được sống lại trong cuộc sống đời đời" Trong những ngày ấy, có bảy anh em bị bắt làm một với mẹ mình, và bị vua cho đánh bằng roi da và roi gân bò, bắt ép ăn thịt heo mà lề luật đã cấm. Nhưng người anh cả của chúng tâu vua rằng: "Bệ hạ còn hỏi han và muốn dò xét chúng tôi làm chi? Chúng tôi sẵn sàng chịu chết hơn là phạm đến lề luật Thiên Chúa đã truyền cho tổ phụ chúng tôi".

    Khi sắp thở hơi cuối cùng, người con thứ hai tâu vua rằng: "Hỡi vua độc ác kia, vua chỉ cất mất mạng sống chúng tôi ở đời này, nhưng Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi, là những kẻ đã chết vì lề luật của Người, được sống lại trong cuộc sống đời đời".

    Sau khi người con thứ hai chết, thì đến người con thứ ba chịu cực hình, tên lý hình bảo cậu le lưỡi, cậu liền le lưỡi, dõng dạc giang hai tay ra và nói một cách tin tưởng rằng: "Tôi được Trời ban cho các phần thân thể này, nhưng giờ đây vì lề luật của Thiên Chúa, tôi khinh chê chúng, bởi tôi trông cậy rằng Người sẽ ban lại cho tôi các phần thân thể ấy". Nhà vua và những kẻ tuỳ tùng của ông lấy làm bỡ ngỡ thấy lòng mạnh bạo của cậu trẻ coi các cực hình như không.

    Người con thứ ba chết rồi, thì người ta bắt người con thứ tư chịu cùng một cực hình. Lúc sắp chết, cậu nói rằng: "Thà chịu chết do tay người đời mà trông cậy Thiên Chúa sẽ cho sống lại thì hơn: Phần vua, vua sẽ không được sống lại để sống đời đời đâu".

    2.2 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 2 (2 Tx 2,16-3,5):  "Chúa làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành" Anh em thân mến, nguyện xin Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, và Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng đã thương yêu chúng ta và dùng ân sủng của Người mà ban cho chúng ta sự an ủi đời đời và lòng cậy trông tốt lành, xin Người khuyên bảo và làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành.

    Anh em thân mến, ngoài ra, xin anh em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để lời Thiên Chúa chóng lan tràn và được vinh hiển như việc đã thể hiện nơi anh em, và để chúng tôi thoát khỏi tay những kẻ lầm lạc và xấu xa: vì không phải hết mọi người đều có lòng tin. Nhưng Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người sẽ làm cho anh em được kiên vững và gìn giữ anh em khỏi sự dữ. Chúng tôi tin tưởng anh em trong Chúa: những điều chúng tôi truyền dạy, anh em hiện đang thi hành và sẽ còn thi hành. Nguyện xin Chúa hướng lòng anh em đến tình yêu Thiên Chúa và lòng kiên nhẫn của Đức Ki-tô.

    2.3 Lắng nghe Lời Chúa trong bài Tin Mừng (Lc 20,27-38): "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống" Khi ấy, có mấy người thuộc phái Sa-đốc, là những người chối không tin có sự sống lại, đến gần Chúa Giê-su hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, Mô-sê đã viết cho chúng tôi: Nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới người vợ goá đó, để cho anh mình có kẻ nối giòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ goá đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ goá đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào; sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy? vì tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ".

    Chúa Giê-su trả lời họ rằng: "Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng. Họ sẽ không thể chết nữa: vì họ giống như thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Mô-sê đã cho biết điều ấy trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa A-bra-ham, Thiên Chúa I-sa-ac, và Thiên Chúa Gia-cóp. Nhưng Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa".

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung Thiên Chúa trong 3 bài Thánh Kinh    

    3.1.1 Bài đọc 1 (2 Mcb 7,1-2.9-14) là tường thuật hình phạt và cái chết kiên cường của bẩy anh em trong sách Ma-ca-bê quyển thứ hai. Những thanh niên này tin vào Thiên Chúa, tin có đời sau nên can đảm chấp nhận cực hình và cái chết oan uổng.   

    Trong đoạn Sách Ma-ca-bê quyển 2 (7,1-2.9-14) này, chúng ta thấy rõ lòng tin vào sự sống đời sau của mấy người thanh niên Ít-ra-en. Qua đó chúng ta thấy Thiên Chúa là sức mạnh vô song, là chỗ dựa vững chắc của các tâm hồn.

     

    3.1.2 Bài đọc 2 (2 Tx 2,16-3,5) là những lời Thánh Phao-lô viết cho các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca để củng cố niềm tin và lòng cậy trông của họ vào Thiên Chúa. Trong đoạn thư trên, Thánh Phao-lô còn xin các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca cầu nguyện cho ngài để Tin Mừng được phổ biến nhanh chóng và để ngài thoát khỏi sự hãm hại của những kẻ độc ác.

    Trong đoạn thư thứ 2 của Thánh Phao-lô gửi các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca (2,16-3,5), chúng ta được biết: Thiên Chúa là Đấng quyền năng và sẵn sàng trợ giúp các tín hữu hết lòng thờ kính và tìm vinh danh Người với tất cả thiện chí và bằng mọi công việc.  

     

    3.1.3 Bài Tin Mừng (Lc 20,27-38) là tường thuật về cuộc chạm trán giữa Chúa Giê-su và nhóm người Xa-đốc sống cùng thời với Người. Những người Xa-đốc này chủ trương không có sự sống lại. Họ tưởng tượng ra một trường hợp tuy hy hữu nhưng có thể xẩy ra và đúng luật Mô-sê, để thử thách Chúa Giê-su: “một phụ nữ có bẩy chồng ở đời này thì sẽ là vợ của ai ở đời sau?” Chúa Giê-su trả lời cách không thể minh bạch hơn: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.” Người nói thêm về sự sống lại: “Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống."

    Nhờ đoạn Phúc âm Lc 20,27-38 chúng ta khám ra Thiên-Chúa-làm-người là Chúa Giê-su Ki-tô, đã nhẫn nại chịu đựng những người Xa-đốc và quảng đại với họ như thế nào. Với dã tâm họ đến với Người thì bằng từ tâm Chúa Giê-su đối xử tốt với họ. Họ bám vào chuyện mặt đất thì Chúa Giê-su nâng họ lên để họ thấy chuyện trên cao. Họ chỉ nhìn thấy chuyện trước mắt thì Chúa Giê-su giúp họ nhìn thấy chuyện từ xa, rất xa, để thấy Thiên Chúa là Đấng hằng sống và là Chúa của kẻ sống.

     

    3.2 Sứ điệp của Lời Chúa       

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay được chứa đựng trong lời công bố của Chúa Giê-su trong Tin Mừng Lu-ca: “Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống."

    Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta biết rằng: sự sống của chúng ta nói riêng và của loài người nói chung, xuất phát từ Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, nên chúng ta là tạo vật bất tử. 

    Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta sống tương xứng với tư cách và phẩm giá của tạo vật bất tử và của con cái Đấng Thiên Chúa Hằng Sống.

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

    4.1 Sống với Thiên Chúa là Chúa tạo thành sự sống và là Chúa của những người sống. Người trân trọng sự sống con người và ban sự sống đời đời cho những ai sống đẹp lòng Người.

     

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa 

    Vì chúng ta là tạo vật bất tử nên mọi hành động của chúng ta đều có giá trị trường tồn: việc tốt được thưởng, việc xấu bị phạt. Đó là lẽ công bằng.

    Vì chúng ta là tạo vật bất tử và là con Thiên Chúa Hằng Sống nên chúng ta phải coi trọng những gì là linh thiêng, trường tồn hơn những gì là vật chất, chóng qua.

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

    5.1 «Nhóm Xa-đốc chủ trương không có sự sống lại.» Cùng với các Thánh và các Đẳng, chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả những ai không tin có sự sống lại và sự sống đời sau, để họ sớm nhận ra sự bất toàn và vô lý của thế giới này mà nhận ra rằng: chết không phải là hết mà là bắt đầu một cuộc sống trường cửu muôn đời.

    Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.2 «Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.» Cùng với các Thánh và các Đẳng, chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ  để các vị ấy sống và làm chứng cho mọi người biết họ là con cái Thiên Chúa, là con cái sự sống lại.  

    Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.3 «Xin Chúa Ki-tô và Thiên Chúa an ủi và cho tâm hồn anh em được vững mạnh, để làm và nói tất cả những gì tốt lành.» Cùng với các Thánh và các Đẳng, chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, nhất là cho những người đang gặp gian nan thử thách, để mọi người được vững mạnh trong lòng tin mà đời sống yêu thương, bác ái với mọi người.  

    Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.4 «Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.» Cùng với toàn thể các Thánh trên trời, chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các linh hồn còn ở nơi thanh luyện để họ sớm được hưởng hạnh phúc bên Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống.   

    Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.              

    Sàigòn ngày 03 tháng 11 năm 2019

     

    -----------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TƯ CN30TN-C

 

  •  
    qua1955 . Oct 29 at 4:29 PM
     
     
    CẢM NGHIỆM SỐNG&Chia sẻ Lời Chúa - Thứ Tư 30-10-19
     
    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. (13: 22-30)
     
    Khi ấy, Chúa Giêsu rảo qua các đô thị và làng mạc, vừa giảng dạy vừa đi về Giêrusalem. Có kẻ hỏi Người rằng: "Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?" Nhưng Người phán cùng họ rằng: "Các ngươi hãy cố gắng vào qua cửa hẹp, vì Ta bảo các ngươi biết: nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được. Khi chủ nhà đã vào đóng cửa lại, thì lúc đó các ngươi đứng ngoài mới gõ cửa mà rằng: "Thưa ngài, xin mở cửa cho chúng tôi". Chủ sẽ trả lời các ngươi rằng: "Ta không biết các ngươi từ đâu tới". Bấy giờ các ngươi mới nói rằng: "Chúng tôi đã ăn uống trước mặt Ngài và Ngài đã giảng dạy giữa các công trường của chúng tôi". Nhưng chủ sẽ trả lời các ngươi rằng: "Ta không biết các ngươi từ đâu mà tới, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt ta". Khi các ngươi sẽ thấy Abraham, Isaac, Giacóp và tất cả các tiên tri ở trong nước Thiên Chúa, còn các ngươi bị loại ra ngoài, nơi đó các ngươi sẽ khóc lóc nghiến răng. Và người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa. Phải, có những người sau hết sẽ trở nên trước hết, và những người trước hết sẽ nên sau hết."
     
    SỐNG VÀ CHIA SẺ:
     
    Có người hỏi Chúa Giêsu: "Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?"(Lc. 13, 23) Chúa Giêsu không nói sẽ có bao nhiêu người được cứu nhưng ngài nói có một ít người chứ không phải nhiều người. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã dạy làm thế nào để vào Nước Thiên Chúa. "Các ngươi hãy cố gắng vào qua cửa hẹp."(Lc. 13, 24)
     
    "Cửa hẹp" có thể được nói đến chính là Chúa Giêsu và giáo huấn của Ngài. Đi qua cửa hẹp có nghĩa là tin vào ngài, lắng nghe lời dạy của ngài và sống lời ngài. Chúa Giêsu nói: "Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu."(Ga. 10, 9)
     
    Chúa Giêsu đã dạy chàng thanh niên trẻ giàu có vào Nước Trời. Đầu tiên, anh ta phải tuân giữ tất cả các mệnh lệnh của Chúa Trời. Thứ hai, anh ta phải từ bỏ mình bằng cách bán tài sản của mình và phân phát cho người nghèo. Sau đó, anh theo Chúa Giêsu để vào Nước Trời.
     
    Chúa Giêsu đã nói: "Phải, có những người sau hết sẽ trở nên trước hết, và những người trước hết sẽ nên sau hết."(Lc. 13, 30) Trước tiên, Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài đến cho những người dân được tuyển chọn nhưng họ đã từ chối Ngài. "Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận."(Ga. 1, 11) Họ là những kẻ không tin Chuá Giêsu thì sẽ bị loại khỏi Nước Trời. Những người sau hết từ khắp nơi trên thế giới tin vào Chúa Giêsu sẽ vào Nước Thiên Chúa vì họ lắng nghe lời ngài và sống theo lời ngài.
     
    Đừng tự hào mình là một Công giáo gốc bởi vì tôi có thể bị mất Nước Thiên Chúa nếu tôi từ chối lời ngài dạy và không sống theo lời ngài giống như những người Do Thái sống cùng thời với Chúa Giêsu.
     
    Để được vào Nước Thiên Chúa, thánh Phao-lô dạy: "Anh hãy thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp vì đức tin, giành cho được sự sống đời đời."(1 Tim. 6, 12) Lạy Chúa Giêsu, con tin vào Chúa!
     
    Bình an của Chúa Kitô!
     
    Đa-Minh Quang Hoàng, người Kitô hữu.
     
    --
    Thiên Đàng cửa hẹp ít người vô,
    Hoả ngục mở toang lắm kẻ vào.
    --
     
    Bible sharing - Wednesday 10- 30-19
     
    Gospel LK 13: 22-30
     
    Jesus passed through towns and villages, teaching as he went and making his way to Jerusalem. Someone asked him, "Lord, will only a few people be saved?" He answered them, "Strive to enter through the narrow gate, for many, I tell you, will attempt to enter but will not be strong enough. After the master of the house has arisen and locked the door, then will you stand outside knocking and saying, 'Lord, open the door for us.' He will say to you in reply, 'I do not know where you are from.' And you will say, 'We ate and drank in your company and you taught in our streets.' Then he will say to you, 'I do not know where you are from. Depart from me, all you evildoers!' And there will be wailing and grinding of teeth when you see Abraham, Isaac, and Jacob and all the prophets in the Kingdom of God and you yourselves cast out. And people will come from the east and the west and from the north and the south and will recline at table in the Kingdom of God. For behold, some are last who will be first, and some are first who will be last."
     
    Reflection!
     
    Someone asked Jesus, "Lord, will only a few people be saved?"(Lk. 13, 23) Jesus did not say how many people would be saved but he said there were a few, not many. However, Jesus did teach how to enter the Kingdom of God. "Strive to enter through the narrow gate."(Lk. 13, 24)
     
    "The narrow gate" can be referred to Jesus himself and his teaching. To enter the narrow gate means to believe in him, to listen to his teachings and to act on it. Jesus said, "I am the gate. Whoever enters through me will be saved, and will come in and go out and find pasture."(Jn. 10, 9)
     
    Jesus taught the young rich man to enter the kingdom of heaven. First, he must keep all God's commandment. Second, he must empty himself by selling his property, and giving it to the poor. Then, he follows Jesus to enter the Kingdom of heaven.
     
    Jesus said, "For behold, some are last who will be first, and some are first who will be last."(Lk. 13, 30) First, God sent his Son to his chosen people but they rejected him. "He came to what was his own, but his own people did not accept him." They would be cast out of heaven. The last ones from all over the world believe in Jesus would come in the Kingdom of God because they listen to his word and act on it.
     
    Do not proud of being a cradle Catholic because I can lose the Kingdom of God if I reject his teaching and do not live his word like the Jewish contemporaries of Jesus.
     
    In order to enter the Kingdom of God, Paul said, "Compete well for the faith. Lay hold of eternal life."(1 Tim. 6, 12) Jesus, I trust in You!
     
    Peace of Christ!
     
    Bro. Dominic Quang Hoang, a Christian.