2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BA CN30TN-C

 

  •  
    qua1955 . - Oct 28 at 3:59 PM
     
     

    CẢM NGHIỆM SỐNG&Chia sẻ Lời Chúa - Thứ Ba 29-10-19

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. (13: 18-21)

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Nước Thiên Chúa giống như cái gì? Và Ta sẽ so sánh nước đó với cái gì? Nước đó giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó".
    Người lại phán rằng: "Ta sẽ so sánh Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước đó giống như tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men."

    Suy niệm:

    Hai dụ ngôn được dùng để minh họa cho tỷ lệ tương lai của Nước Thiên Chúa, kết quả từ sự khởi đầu nhỏ bé trong mục vụ rao giảng và chữa lành của Chúa Giêsu (chú thích của USCCB).

    Từ lúc khởi đầu, Chúa Giêsu đã công bố: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."(Mc. 1, 15) Nước Thiên Chúa đã đến gần. Nước Thiên Chúa là chủ đề chính mà Chúa Giêsu tiếp tục giảng dạy và loan truyền cho tất cả mọi người.

    Chúa Giêsu đã xây dựng Hội Thánh duy nhất của mình trên các tông đồ của mình và ủy nhiệm Phê-rô làm nền tảng kể từ lúc đầu. Hội Thánh của Chúa Giêsu đã lan rộng trên toàn thế giới. Nhiều người có thể là một thành viên của Hội Thánh của ngài ở khắp mọi nơi như có thể.

    Để trở thành một thành viên trong Hội Thánh của ngài, Chúa Giêsu kêu gọi mọi người hãy ăn năn, sám hối tội lỗi và tin vào Ngài. Chúa Giêsu muốn mọi thành viên trở thành một hạt cải khác hoặc men như ngài. Điều đó có nghĩa là tôi có thể bắt đầu có Chúa Giêsu và bắt đầu từ chính mình sau đó mang Chúa Giêsu đến với mọi người bằng mọi khả năng do Chúa ban. Đó là cách để làm cho Nước Thiên Chúa ngày càng lớn mạnh cho đến khi Chúa Giêsu trở lại lần thứ hai.

    Chúng ta hãy vui mừng và cảm tạ. "Chúng ta không chỉ là trở thành một người Kitô hữu, mà chúng ta còn trở thành Chúa Kitô."(St. Augustine) "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi."(Gal. 2, 20)

    Bình an của Chúa Kitô!

    Đa-Minh Quang Hoàng, người Kitô hữu.

    --

    Bible sharing - Tuesday 10-29-19

    Gospel LK 13: 18-21

    Jesus said, "What is the Kingdom of God like? To what can I compare it? It is like a mustard seed that a man took and planted in the garden. When it was fully grown, it became a large bush and 'the birds of the sky dwelt in its branches.'"
    Again he said, "To what shall I compare the Kingdom of God? It is like yeast that a woman took and mixed in with three measures of wheat flour until the whole batch of dough was leavened."

    Reflection!

    Two parables are used to illustrate the future proportions of the kingdom of God that will result from its deceptively small beginning in the preaching and healing ministry of Jesus (USCCB footnote).

    In the beginning, Jesus has proclaimed, "This is the time of fulfillment. The kingdom of God is at hand. Repent, and believe in the gospel.”(Mk. 1, 15) God sent the Son Jesus coming to the world and the Kingdom has arrived. The Kingdom of God is the main theme in which Jesus kept teaching and preaching it to all people.

    Jesus built his only Church based on his apostles and appointed Peter as a leader since its beginning. The Church of Jesus has been spreading in all the world. Many people can be a member of his Church everywhere as possible.

    To be a member of his Church, Jesus calls everyone to repent and believe in him. Jesus wants every member to become another mustard seed or leaven like him. It means that I can begin to have Jesus and start from myself then to bring Jesus to the people by all capability of God-given. It is the way to make the Kingdom of God growing up more and more until Jesus returns for the second time.

    Let us rejoice and give thanks. "Not only are we become Christians, but we are become Christ."(St. Augustine) "Yet I live, no longer I, but Christ lives in me"(Gal. 2, 20)

    Peace of Christ!

    Bro. Dominic Quang Hoang, a Christian.

      
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- THỨ HAI CN30TN-C

Chọn Lựa Của Chúa.

28/10 – Thứ Hai tuần 30 thường niên – THÁNH SIMON VÀ THÁNH GIUĐA TÔNG ĐỒ. Lễ kính.

“Người chọn mười hai vị mà Người gọi là tông đồ”.

 

* Tông đồ Simon có biệt danh là Nhiệt Thành, có lẽ vì người thuộc nhóm cực đoan, chống người Rôma. Người được xếp thứ mười một trong bản danh sách các Tông Đồ.

Còn thánh Giuđa, cũng được gọi là Ta-đê-ô, là người đã hỏi Chúa trong Bữa Ăn Tối: “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình cho chúng con, mà không tỏ mình cho thế gian?”. Và ông đã nhận được lời Chúa hứa: “Ai yêu mến Thầy, thì Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”.

 

Lời Chúa: Lc 6, 12-19

Trong những ngày ấy Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là tông đồ: Đó là Simon mà Người đặt tên là Phêrô và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là nhiệt thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội.

Người đi xuống với các ông, và dừng lại trên một khoảng đất bằng phẳng, có nhóm đông môn đệ cùng đoàn lũ dân chúng đông đảo từ khắp xứ Giuđêa, Giêrusalem và miền duyên hải Tyrô và Siđôn đến nghe Người giảng và để được chữa lành mọi bệnh tật. Cả những người bị quỷ ô uế hành hạ cũng được chữa khỏi, và tất cả đám đông tìm cách chạm tới Người, vì tự nơi Người phát xuất một sức mạnh chữa lành mọi người.

 
SUY NIỆM : Gọi và chọn

Theo Tin Mừng Luca, Đức Giêsu thường cầu nguyện vào những thời điểm quan trọng.

Ngài cầu nguyện khi nhận phép rửa của Gioan Tẩy giả (3, 21).

Ngài cầu nguyện một mình trước khi loan báo cuộc khổ nạn (9, 18).

Khi đang cầu nguyện trên núi, Ngài được hiển dung (9, 29).

Khi đứng trước cái chết gần kề, Ngài cầu nguyện trong xao xuyến (22, 41).

Lúc bị treo trên thập giá, Ngài cũng cầu nguyện cho kẻ giết mình (23, 34).

Đức Giêsu suốt đời là con người cầu nguyện.

Cầu nguyện đối với Ngài đơn giản là một cuộc gặp gỡ Cha.

Ngài thích gặp Cha vì Ngài là người con thảo hiếu.

Ngài cần gặp Cha vì Ngài là người được Cha sai, để làm việc Cha giao.

Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy một lần cầu nguyện đặc biệt của Ngài.

Đức Giêsu vẫn thích cầu nguyện trên núi.

Núi cao làm Ngài thấy nhẹ nhàng và gần Cha trên trời hơn.

Tối hôm nay, Ngài muốn dành nhiều giờ để gặp Cha

trước khi đi đến một quyết định quan trọng,

quyết định chọn những môn đệ thân tín nhất mà Ngài gọi là tông đồ,

để đi sát với Ngài hơn và cộng tác với Ngài trong sứ vụ.

Đức Giêsu không chọn theo ý mình.

Ngài muốn gặp Thiên Chúa là Cha của Ngài để hỏi ý (c. 12).

Tìm ý Cha, ngay cả đối với Đức Giêsu, cũng không phải là quá dễ dàng.

Ngài đã thức suốt một đêm để cầu nguyện,

để tìm xem Cha muốn Ngài chọn ai trong số những môn đệ ở đây.

“Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con…

Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con…” (Ga 17, 6).

Đức Giêsu coi các tông đồ là một quà tặng của Cha.

Bởi đó, thật ra Ngài chỉ chọn những người Cha đã chọn,

Ngài chỉ muốn những người Ngài biết Cha muốn (Mc 3, 13).

Khi làm người ở đời, chúng ta cũng phải chọn như Đức Giêsu.

Cuộc đời là một chuỗi những chọn lựa.

Những chọn lựa nhỏ và lớn làm nên cuộc đời.

Chúng ta có thể chọn dựa trên ý thích hay phán đoán riêng của mình.

Nhưng chúng ta cũng có thể chọn dựa trên ý Đấng Tạo Hóa.

Điều này đòi chúng ta phải ra khỏi mình, không coi mình là trung tâm.

Thánh Inhaxiô mời người làm linh thao

“không ước muốn sức khỏe hơn bệnh tật, giàu sang hơn nghèo khổ,

danh vọng hơn nhục nhã, sống lâu hơn chết yểu,

và tương tự như thế đối với mọi sự khác.”

Khi có thái độ siêu thoát như trên, ta mới có thể chọn điều Chúa muốn.

Sau một đêm cầu nguyện, đến sáng Đức Giêsu mới quyết định.

Ngài gọi và chọn nhóm Mười Hai tông đồ theo ý Cha.

Chúng ta cũng được gọi và chọn, dù là giáo dân hay tu sĩ.

Chúng ta cũng rất khác nhau như mười hai khuôn mặt các vị tông đồ.

Chỉ mong chúng ta đừng dùng tự do mình để trở nên kẻ phản bội.

 

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, chúng con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon,

một người đánh cá ít học và đã lập gia đình,

để làm vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội.

Chúa xây dựng Giáo Hội trên một tảng đá mong manh,

để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.

Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con theo Chúa, sống cho Chúa,

đặt Chúa lên trên mọi sự: gia đình, sự nghiệp, người yêu.

Chúng con chẳng thể nào từ chốiviện cớ mình kém đức kém tài.

Chúa đưa chúng con đi xa hơn,

đến những nơi bất ngờ, vì Chúa cần chúng con ở đó.

Xin cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon,

bỏ mái nhà êm ấm để lên đường,

hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

---------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - REFLECTION 19TH SUNDAY C 10-20-19C

  •  
    Mo Nguyen
     
    Oct 18 at 4:27 PM
     
     
    pray.jpg

     

               TWENTY-NINE SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR C

                                                 20 OCTOBER 2019

    A REFLECTION (Luke 18: 1-8)

    PRAY CONTINUALLY. The saving power of God flows into our world through human agents. In today’s First Reading, the Israelites are saved from destruction by the power of God mediated through Moses, their leader. In the Gospel Jesus assures us that God will see justice done on earth provided we pray for it night and day, and keep knocking at the doors of the unjust. Let us pray and word constantly for justice, never  losing heart.

     

    Pray Always:

    https://www.youtube.com/watch?v=xGitRiCTZCk

     

    Thánh Ca | Tỉnh Thức Và Cầu Nguyện - Thái Quân [Video Lyrics]:

    https://www.youtube.com/watch?v=C-qQDAHpgOg

     
    hat.jpg
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - A REFLECTION 30 SUNDAY-C

  •  
    Mo Nguyen
    Oct 25 at 7:55 PM
     
     

                THE PRAYER OF THE SINNER

                 THIRTIETH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR C

                                              27 OCTOBER 2019

    A REFLECTION (Luke 18: 9-14)

    THE PRAYER OF THE SINNER. Last Sunday’s Gospel told of the determined struggle of a good person, a widow, for justice. Through this story Jesus teaches that God hears the persistent cries of the just. In today’s Gospel it is sinner who prays to God for mercy and, wonderfully, God hears the sinner’s humble prayer also. The only prayer to which God cannot respond is that of the self-righteous who effectively says to God: ‘I do not need you.’

    THE SINNERS PRAYER:

    https://www.youtube.com/watch?v=eIdFBlLRobg

     

     

     

    pray.jpg

    Xin Ngài Thương Con - Lệ Hằng:

    https://www.youtube.com/watch?v=BWi9qapPNkg

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- THỨ BA CN28TN-C

  •  
    Tinh CaoOct 14 at 5:48 PM
     
     

    Thứ Ba CN28TN-C

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Rm 1, 16-25

    "Dẫu loài người biết Thiên Chúa, họ không tôn vinh Người cho xứng với Thiên Chúa".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, tôi không hổ thẹn đạo Phúc Âm: vì đó là sức mạnh của Thiên Chúa để cứu độ mọi kẻ có lòng tin, trước là người Do-thái, sau là người Hy-lạp. Vì trong đó, đức công chính của Thiên Chúa được tỏ ra bởi đức tin, nhằm vào đức tin, như có lời chép rằng: "Người công chính sống bởi đức tin".

    Quả thực, cơn thịnh nộ của Thiên Chúa từ trời cao hiện ra trừng phạt những người vô đạo, bất công, cầm giữ chân lý của Thiên Chúa trong đường tà: vì chưng hễ sự gì có thể biết được về Thiên Chúa, thì đã được biểu lộ trong họ rồi, bởi Thiên Chúa đã tỏ bày cho họ. Từ khi sáng tạo thế gian, qua những loài thụ tạo, họ đã có thể nhìn nhận, hiểu biết những sự không trông thấy được của Thiên Chúa, nhất là quyền năng đời đời và thiên tính của Người, nên họ không thể chữa mình được. Vì dẫu họ biết Thiên Chúa, họ không tôn vinh, không cảm tạ Người cho xứng với Thiên Chúa, song họ đã lầm lạc trong những hư tưởng của họ, và tâm trạng ngu muội của họ đã ra mù tối. Họ tự khoe là khôn ngoan, nhưng họ đã hoá ra điên dại. Họ đã hoán đổi vinh quang của Thiên Chúa bất hủ ra giống như hình ảnh của loài người hay chết và của loài chim, loài thú bốn chân và rắn rết. Vì thế, Thiên Chúa để mặc cho họ buông theo lòng dục vọng tìm sự dâm ô, thậm chí làm ô nhục đến chính bản thân họ. Họ là những người đã hoán đổi sự chân thật của Thiên Chúa ra sự dối trá, đã thờ tự và phụng sự loài thọ tạo thay vì Ðấng Tạo Hoá, Người đáng chúc tụng muôn đời. Amen!

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 18, 2-3. 4-5

    Ðáp: Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa (c. 2a).

    Xướng: 1) Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp tay Người. Ngày này nhắc nhủ cho ngày khác, đêm này truyền tụng cho đêm kia. - Ðáp.

    2) Ðây không phải lời cũng không phải tiếng, mà âm thanh chúng không thể lọt tai. Nhưng tiếng chúng đã vang cùng trái đất, và lời chúng truyền ra khắp cõi địa cầu. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 6, 64b và 69b

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 11, 37-41

    "Hãy bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, lúc Chúa Giêsu còn đang nói, thì có một người biệt phái mời Người dùng bữa tại nhà ông. Người đi vào và ngồi bàn ăn. Nhưng người biệt phái ngạc nhiên, nghĩ trong lòng rằng tại sao Người không rửa tay trước khi dùng bữa.

    Bấy giờ Chúa phán cùng ông ấy rằng: "Này các ông, những người biệt phái, các ông lau rửa bên ngoài chén đĩa, nhưng nội tâm các ông đầy tham lam và gian ác. Hỡi những kẻ ngu dại, chớ thì Ðấng đã tạo thành cái bên ngoài, lại chẳng tạo thành cả cái bên trong sao? Hãy đem những cái bên trong ra mà bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Image result for Lc 11, 37-41

     


    Suy Nghiệm Lời Chúa

     

    Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, Thứ Ba Tuần XXVIII Thường Niên, tương tự như bài Phúc Âm của Thánh ký Marco cho Thứ Ba Tuần V Thường Niên về vấn đề rửa tay trước khi ăn. 

     

    Tuy nhiên, ở bài Phúc Âm Thánh ký Marco Tuần V Thường Niên, vấn đề không rửa tay trước khi ăn xẩy ra nơi một số môn đệ của Chúa Giêsu (xem Marco 7:2), trong khi ở bài Phúc Âm hôm nay lại xẩy ra với chính Chúa Kitô, như Thánh ký Luca thuật lại trong bài Phúc Âm hôm nay:

     

    "Khi ấy, lúc Chúa Giêsu còn đang nói, thì có một người biệt phái mời Người dùng bữa tại nhà ông. Người đi vào và ngồi bàn ăn. Nhưng người biệt phái ngạc nhiên, nghĩ trong lòng rằng tại sao Người không rửa tay trước khi dùng bữa".

     

    Chắc chắn Chúa Kitô đã biết cái thói lệ thông thường không phải là luật Chúa này của dân Do Thái mà lại là những gì những ai thông luật và giữ luật như thành phần biệt phái vốn coi trọng, nhưng có lẽ Người chủ ý không làm như vậy, không rửa tay trước khi ăn, để nhân cơ hội này dạy cho họ một bài học về những gì cần thiết và quan trọng hơn cả những gì là bề ngoài được họ đặt nặng:

     

    "Bấy giờ Chúa phán cùng ông ấy rằng: 'Này quí vị, những người biệt phái, quí vị lau rửa bên ngoài chén đĩa, nhưng nội tâm quí vị lại đầy những tham lam và gian ác. Hỡi những kẻ ngu dại, chớ thì Ðấng đã tạo thành cái bên ngoài, lại chẳng tạo thành cả cái bên trong sao? Thế nhưng nếu quí vị bố thí đi những gì quí vị có thì mọi sự sẽ được tẩy sạch cho quí vị'".

     

    Đúng thế, qua câu giáo huấn chí lý nhưng hết sức thực tế này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy rằng Người chú trọng đến nội tâm hơn hành động biểu hiện, đến tinh thần hơn hình thức bề ngoài. Cho dù vẫn cần đến hành vi cử chỉ bề ngoài và hình thức biểu hiệu đấy, nhưng chúng phải là những gì phản ảnh nội tâm, phản ảnh tinh thần, chứ không phải là những gì thuần hình thức và máy móc, bất xứng với con người là loài có tâm linh và ý thức.

     

    Nếu bề ngoài dù có những hành vi cử chỉ tốt lành hay có những việc làm có vẻ đạo đức như "lau rửa bên ngoài chén đĩa, nhưng nội tâm các ông đầy tham lam và gian ác" thì tất cả chỉ là giả hình che mắt thiên hạ, làm để lấy tiếng khen... Cho đến khi họ bị hiểu lầm hay chống đối hoặc bị chê bai bởi chính những việc giả hình họ làm, họ liền lộ cái chân tướng đầy kiêu căng tự ái của họ, thậm chí họ còn có những hành vi cử chỉ chọc gậy bánh xe, chống phá, thơ nặc danh v.v., như đã từng xẩy ra ở các cộng đoàn Việt Nam từ trước đến nay. 

     

    Đó là lý do Chúa Giêsu đã dạy cho thành phần biệt phái cũng như cho chúng ta là thành phần môn đệ của Người, nhưng vẫn bị nhập nhiễm men giả hình giả tạo của họ, một nguyên tắc hay một đường lối làm cho chúng ta không còn sống giả hình mà là sống chân chính đúng như Thiên Chúa muốn, đó là hãy: "Bố thí đi những gì quí vị có thì mọi sự sẽ được tẩy sạch cho quí vị'".

     

    Câu này của Chúa Giêsu có nghĩa là gì? Người khuyên chúng ta ra sao đây để có thể thực hành cho chính xác và có hiệu nghiệm?? Tại sao "bố thí đi những gì (mình) có" là phương cách duy nhất và hiệu nghiệm nhờ đó "mọi sự sẽ được tẩy sạch" cho chúng ta???

     

    Phải chăng ở đây Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta rằng để mọi việc làm của chúng ta, để mỗi một và tất cả mọi hành vi cử chỉ được bày tỏ ra bề ngoài của chúng ta được chân thực, hoàn toàn không có gì là giả tạo, bôi bác, hình thức v.v. chúng ta cần phải sống hết mình, phải ý thức những gì mình làm, phải dứt khoát từ bỏ, như "bố thí đi những gì mình có", những ý hướng xấu xa vị kỷ ham danh hơn là sống hoàn toàn vì Chúa và cho tha nhân v.v.!?

     

    Trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, Thánh Tông Đồ Phaolô cũng cho chúng ta thấy chính vì con người chưa có đức tin, chưa nhận biết Thiên Chúa là những gì bề trong, nội tâm, thuộc tâm linh cao cả, như "Người công chính sống bởi đức tin", mà họ, cho dù theo tự nhiên vẫn có thể nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa trong trời đất: "Từ khi sáng tạo thế gian, qua những loài thụ tạo, họ đã có thể nhìn nhận, hiểu biết những sự không trông thấy được của Thiên Chúa, nhất là quyền năng đời đời và thiên tính của Người, nên họ không thể chữa mình được", vẫn hướng hạ, vẫn không thể nào sống theo sự thật, hoàn toàn sống phản lại sự thật đến độ đã biến đổi sự thật theo ý họ:

     

    "Vì dẫu họ biết Thiên Chúa, họ không tôn vinh, không cảm tạ Người cho xứng với Thiên Chúa, song họ đã lầm lạc trong những hư tưởng của họ, và tâm trạng ngu muội của họ đã ra mù tối. Họ tự khoe là khôn ngoan, nhưng họ đã hoá ra điên dại. Họ đã hoán đổi vinh quang của Thiên Chúa bất hủ ra giống như hình ảnh của loài người hay chết và của loài chim, loài thú bốn chân và rắn rết. Vì thế, Thiên Chúa để mặc cho họ buông theo lòng dục vọng tìm sự dâm ô, thậm chí làm ô nhục đến chính bản thân họ. Họ là những người đã hoán đổi sự chân thật". 

     

    Bài Đáp Ca hôm nay âm vang nội dung của Bài Đọc 1 hôm nay về vấn đề Thiên Chúa đã tỏ mình ra qua thiên nhiên tạo vật của Ngài để con người có thể nhận biết Ngài mà đến với Ngài và ca tụng Ngài, nhờ đó, họ được chân lý giải phóng mà sống trong chân thật, chứ không sống giả dối như thành phần cho dù giữ luật Chúa vẫn đầy những giả hình như những người biệt phái trong bài Phúc Âm hôm nay:

     

    1) Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp tay Người. Ngày này nhắc nhủ cho ngày khác, đêm này truyền tụng cho đêm kia. 

    2) Ðây không phải lời cũng không phải tiếng, mà âm thanh chúng không thể lọt tai. Nhưng tiếng chúng đã vang cùng trái đất, và lời chúng truyền ra khắp cõi địa cầu. 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    Thu.3.XXVIII.TN.mp3    

     

     

     

    Thánh Têrêxa Avila, Ðồng Trinh Tiến Sĩ Hội Thánh (1515-1582)

    15/10

     

    xin xem bài Giáo Lý của ĐTC Biển Đức XVI về vị thánh này ở cái link dưới đây:

     

    2/2/2011 – Bài 130 về Thánh Teresa d’Avila  

     

    Mời nghe về Thánh Teresa Avila ở cái link dưới đây

     

    LeThanhTeresaAvila.mp3   

     

     
     

     

    --