2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - BRENDAN -4TH SUNDAY OF ADVENT-A

  •  
    Mo Nguyen - Dec 21 at 11:14 PM
     
     

    FOURTH SUNDAY OF ADVENT / A                 22 DECEMBER 2019

                                             

    ở.jpg

     

                    REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Mt 1: 18-24)

                                              GOD WITH US

    A note of foreboding attends the circumstances of Jesus’ birth as told by St Matthew. We, the readers of the Gospel, know that Mary’s pregnancy has come about ‘through the Holy Spirit’ (Mt 1: 18). But no other actor in the drama, including Joseph, knows that at the time. In Jewish culture betrothal required the same fidelity as marriage. Mary’s situation is therefore precarious: she is liable to the severe penalties laid down by the Law of Moses for adultery.

    Joseph knows that obedience to the Law requires him to divorce Mary. But, being a ‘righteous person’, he wants to do so in a way that will spare her public shame and the full rigour of the Law. In this he ‘models’ keeping the Law in the way in which Jesus, with supreme authority, will interpret it – where what he calls the ‘weightier matters of the Law’ (justice, mercy and faith [23: 23] have priority.

    The angel’s announcement turns everything around. Mary’s pregnancy has not come about through infidelity but through the agency of the Holy Spirit. Her child will carry the same of Israel’s former saviour Josue, but his ‘saving’ role will have to do primarily with reconciliation with God (‘save the people from their sins’).

    It will also involve a new sense of God’s presence, reflected in a a second name ‘Emmanuel – God with Us’.

    In the presence of Jesus, people will experience the divine saving presence. And after his resurrection, he will continue to be ‘with’ his Church in its communal life and worldwide mission to the end of time (Mt 28: 19-20).

    Brendan Byrne, SJ

     

    All Sons & Daughters - God With Us (Official Lyric Video):

    https://www.youtube.com/watch?v=udJjT-LMnIs

     

     

    hinh.jpg

     

    Emmanuel-Chúa ở cùng chúng ta:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=PdgJAuPE9EE

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CN4MV-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

Chúa Nhật 4 thứ Mùa Vọng
(22-12-2019)

Tình yêu vị tha và dâng hiến

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is 7,10-14:(14) Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuen.
  • Rm 1,1-7:(3) Xét như một người phàm, Đức Giêsu Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Đavít. (4) Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng.
  • TIN MỪNG: Mt 1,18-24


Truyền tin cho ông Giuse


(18) Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. (19) Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. (20) Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: «Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. (21) Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ». (22) Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: (23) Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là «Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta». (24) Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. (25) Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu.

CÂU HỎI GỢI Ý

1. Nếu gặp hoàn cảnh của Giuse, tâm trạng của bạn sẽ thế nào? Bạn sẽ đối xử  thế nào với người yêu mà bạn ngỡ là đã phản bội bạn? 

2. Trong trường hợp này Giuse đã hành xử thế nào? Tình yêu của Giuse đối với Maria là thứ tình yêu nào? vị kỷ hay vị tha? chiếm đoạt hay dâng hiến? 

3. Tại sao Thiên Chúa lại chủ trương Đức Giêsu phải được sinh ra bởi một người mẹ đồng trinh, nghĩa là không do sự kết hợp với một người nam?  4. Giới răn yêu thương của Đức Giêsu phải được áp dụng ưu tiên hàng đầu cho những ai? Tại sao?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Tâm trạng của Giuse khi thấy Maria có thai

    Theo tục lệ Do Thái, để trở nên vợ chồng thực thụ, đôi nam nữ phải trải qua ba giai đoạn: 

    (1) Hai gia đình tiếp xúc với nhau, đồng ý cho đôi nam nữ tiến tới hôn nhân. 

    (2) Đính hôn hay hứa hôn: đôi nam nữ hứa hôn với nhau trước mặt hai gia đình, bà con, bạn bè và mọi người. Kể từ đây, đôi nam nữ được coi như vợ chồng, nhưng chưa được sống chung hoặc có quan hệ tính dục với nhau. Mối liên hệ này chỉ được hủy bỏ khi một trong hai người qua đời, hoặc khi tuyên bố ly dị. 

    (3) Lễ cưới: đôi nam nữ chính thức là vợ chồng và bắt đầu sống chung với nhau. Khi Maria thụ thai bởi quyền năng Thánh Thần và Giuse được sứ thần báo mộng, thì hai người đang ở giai đoạn thứ hai: đính hôn.

    Trước khi được sứ thần báo mộng, Giuse thấy Maria −người bạn đã đính hôn với mình– có thai. Cứ theo cách cắt nghĩa tự nhiên cũng là duy nhất, thì rõ ràng Maria đã ngoại tình. Chắc chắn Giuse rất bối rối, buồn phiền, thậm chí thấy mình bị xúc phạm mãnh liệt. Theo luật dân sự, trong trường hợp này, Giuse có quyền từ hôn. Chàng có thể tố cáo Maria về vụ việc này, và nhà cầm quyền Do Thái có thể xử tử nàng bằng cách ném đá cho đến chết, chiếu theo luật trong Đnl 22,23-24. Nhưng chàng không làm như thế. Mặc dù cảm thấy như bị xúc phạm và phản bội, chàng chỉ định tâm bỏ nàng cách kín đáo, cho đến khi được sứ thần báo mộng.

    Mặc dù chỉ biết qua giấc mộng –nghĩa là không chắc chắn và rõ ràng– rằng Maria thụ thai bởi Thánh Thần, Giuse đã chấp nhận đem Maria về nhà mình, bất chấp dư luận không hay về mình. Vì Giuse làm như thế, dư luận sẽ cho rằng: hoặc hai người đã quan hệ vợ chồng một cách bất chính trước khi được phép, điều này chứng tỏ hai người thiếu đạo đức; hoặc Giuse đã chấp nhận cái nhục «người ta ăn ốc, mình đổ vỏ». Do đó, việc chàng chấp nhận Maria phải nói là can đảm, hy sinh, và tình yêu của chàng đối với Maria quả là chân thật và mãnh liệt. Chàng đúng là một người công chính, cao thượng, biết tuân phục thánh ý Thiên Chúa.



    2. Đức Giêsu sinh ra bởi một người mẹ đồng trinh

    Việc Đức Giêsu được sinh ra bởi một người mẹ đồng trinh, không do ý muốn của người nam, mà do ý định khôn ngoan của Thiên Chúa. Điều này rất quan trọng trong Kitô giáo. Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, với sứ mạng giải phóng con người khỏi tội lỗi, Ngài phải hoàn toàn không bị vướng vào tội lỗi. Nếu chính Ngài mà còn có tội, còn sống dưới ách tội lỗi, thì Ngài có thể giải phóng tội lỗi cho ai? Mà mọi người sinh ra bởi người nam, đều vướng tội tổ tông do Ađam truyền lại. Vì theo quan điểm của xã hội phụ hệ Do Thái, sự kế thừa từ thế hệ trước sang thế hệ sau hoàn toàn qua người nam. Do đó, nếu Đức Giêsu sinh ra từ một người nam, Ngài không khỏi kế thừa tội tội tổ tông từ cha mình. 

    Để Ngài không chịu ảnh hưởng tội tổ tông, Thiên Chúa đã dùng quyền năng Thánh Thần của mình để Đức Giêsu chỉ được sinh ra duy nhất từ một người nữ –vốn là điều cần thiết để trở nên một người trần– mà không do sự kết hợp với người nam. Nhờ thế, Ngài không bị ảnh hưởng của tội tổ tông, lại hoàn toàn và duy nhất là Con của Thiên Chúa, đồng thời vẫn là một con người trọn vẹn.



    3. Tình yêu đích thực trong đời sống vợ chồng

    Trong sứ mạng cứu chuộc nhân loại, thì một trong những mục đích quan trọng của Đức Giêsu là dạy con người sống yêu thương nhau. Ngài đã lập nên luật mới cho kỷ nguyên của Ngài là: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em» (Ga 13,34). Ngài đã làm gương cho cả nhân loại bằng cách yêu thương đến tận cùng (x. Ga 13,1), hy sinh cả mạng sống cho nhân loại mà mình thương yêu (x. Ga 15,13). Nhưng Ngài không sống đời hôn nhân, nên Ngài không thể có một tấm gương cụ thể của một người chồng yêu thương vợ mình. Nhưng bù lại, cha nuôi của Ngài là thánh Giuse đã cho nhân loại gương sáng ấy. Bài Tin Mừng cho thấy Giuse đã yêu Maria bằng một tình yêu đầy tính vị tha và dâng hiến.

    Tình yêu trong đời sống vợ chồng có thể phân thành hai loại:

    – Tình yêu vị kỷ hay chiếm đoạt: Trong thứ tình yêu này, người ta coi người mình yêu như một phương tiện để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của mình, hay như một đối tượng mà mình phải chiếm đoạt làm của mình. Với tình yêu vị kỷ, người ta coi người mình yêu phải phục vụ cho hạnh phúc của mình. Và người ta đặt hạnh phúc của mình lên trên hạnh phúc của người mình yêu. Khi có sự xung đột giữa hạnh phúc của mình và của người yêu, thì họ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của người yêu cho hạnh phúc của mình, sẵn sàng chấp nhận để người mình yêu đau khổ miễn mình được hạnh phúc. Và họ không thể chấp nhận bị người yêu phản bội. Họ sẵn sàng đày đọa người mình yêu vì sự phản bội ấy. Họ không thể chấp nhận cho người mình yêu được hạnh phúc với một ai khác ngoài mình. Thực ra, đây không phải là tình yêu đích thực. Người ta chỉ yêu chính bản thân mình một cách gián tiếp qua người yêu của mình, chứ không phải yêu thương người ấy thật sự.

    – Tình yêu vị tha hay dâng hiến: Với tình yêu này, người ta cảm thấy có nhu cầu ra khỏi chính mình để hướng về người mình yêu, sẵn sàng hy sinh để làm người mình yêu có giá trị hơn và được hạnh phúc hơn. Người ta sẵn sàng chấp nhận mình thiệt thòi để người mình yêu được lợi, chấp nhận đau khổ để người mình yêu hạnh phúc. Với tình yêu này, người ta sẵn sàng thông cảm và tha thứ cho người mình yêu khi người này lầm lỗi. Đây mới chính là tình yêu đích thực mà Thiên Chúa muốn mọi cặp vợ chồng phải có đối với nhau. Giuse đã yêu Maria bằng thứ tình yêu này.

    Người yêu bằng tình yêu vị tha hay dâng hiến, gặp trường hợp tương tự như Giuse –thấy người sắp kết hôn với mình có vẻ như phản bội– thì chỉ biết đau khổ cho mình, chứ không hề muốn làm một điều gì có hại cho người mình yêu. Người ấy sẽ nghĩ: nếu người mình yêu cảm thấy sống với người khác sẽ hạnh phúc hơn sống với mình, thì mình cũng sẽ an tâm và sẵn sàng chấp nhận đau khổ, hy sinh để người mình yêu được hạnh phúc.



    4.  Đối tượng phải yêu thương hàng đầu là người trong gia đình

    Giới răn yêu thương của Đức Giêsu cần được áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả kẻ thù hay người làm hại mình (x. Mt 5,44; Rm 12,20). Nhưng trước hết, nó phải được áp dụng ưu tiên cho những người gần mình nhất, có quan hệ ruột thịt với mình, cùng sống trong một gia đình hay một nhà với mình: cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái, cháu chắt… Trong số đó không ai gần gũi mình cho bằng vợ hay chồng mình, vì là vợ chồng thì «không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt» (Mt 19,5; x. St 2,24; Ep 5,31). Vì thế, giới răn yêu thương của Đức Giêsu phải được áp dụng ưu tiên hàng đầu cho vợ hay chồng mình, rồi tới cha mẹ, con cái mình. 

    Nếu những người ruột thịt này mà ta không yêu thương được bằng một tình yêu chân thật, vị tha, dâng hiến, thì ta không thể yêu ai khác bằng tình yêu này được. Mọi thứ tình yêu ta có đối với người khác đều chỉ là tình yêu vị kỷ, hoặc tệ hơn nữa, tình yêu môi miệng, tình yêu đóng kịch, tình yêu xây dựng trên sự đổi chác quyền lợi… Đó không phải là tình yêu đích thực.

    Thiết tưởng trong việc chuẩn bị đón Chúa đến, không gì thích hợp và đẹp lòng Thiên Chúa cho bằng canh tân, đổi mới lại tình yêu trong chính gia đình của mình. Hãy yêu mọi người trong gia đình mình bằng một tình yêu chân thật, mãnh liệt, đầy tính vị tha và dâng hiến. Tình yêu đối với gia đình sẽ là mẫu mực và là căn bản để từ đó ta áp dụng đối với tất cả mọi người.



    CẦU NGUYỆN VÀ THỰC HÀNH LỜI TÔI CẦU XIN


Lạy Cha, xin cho con có được một tình yêu đích thực, thứ tình yêu vị tha, dâng hiến, chứ không phải thứ tình yêu mang tính vị kỷ, chiếm đoạt, hay tình yêu giả hiệu, ngoài môi miệng. NHỜ THÁNH THÂN TÁC ĐỘNG con QUYẾT TÂM áp dụng tình yêu đích thực ấy ngay trong gia đình của con, để từ đó lan tỏa ra với tất cả mọi người.

 

Nguyễn Chính Kết

Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: Hai thứ tình yêu: vị kỷ và vị tha
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2019/12/vong4b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 9:17 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 -----------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- REFLECTION 3RD SUNDAY ADVENT-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Dec 14 at 12:04 PM
     
     

                           THIRD SUNDAY OF ADVENT - YEAR A

                                          15 DECEMBER 2019

     

    sang.jpg

     

     

                                          NOW I SEE

    A REFLECTION (Matthew 11:2-11)

    THE BLIND SEE AGAIN. Many of the Jewish people did not expect a Messiah like Jesus. Many wondered: ‘Are you the one who is to come?’ Jesus came not to exercise sovereignty and power over the people but to bring blessing to the poor and needy. Let us celebrate his birth this Christmas by being good news for the poor.

    Was Blindbut now I see:

    https://www.youtube.com/watch?v=tGlMd53So0A

     

    anh.jpg
     
     

    VUI LÊN SION - Ns. Lm Thành Tâm - MP4PS:

    https://www.youtube.com/watch?v=KGEU9tBDl-M

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- CHA BRENDAN - 3RD SUNDAY ADVENT-A

  •  
    Mo Nguyen
    Dec 14 at 12:17 PM
     
     

    THIRD SUNDAY OF ADVENT / A  -  15 DECEMBER 2019

                                          REFLECTIONS ON THE GOSPEL

    anh.jpg

     

    THE KINGDOM OF GOD: ALREADY, 

     

    BUT NOT YET 

     

    THE KINGDOM OF GOD: ALREADY, BUT NOT YET (Mt 11: 2-12)

    In response to the question put to him by John the Baptist’s disciples. Jesus points to a great variety of miraculous deeds that he has performed. From this they – and John – should be able to conclude that he was the long-awaited Messiah, performing the deeds that Isaiah foretold.

    We may well think that this was all very good for the few thousands of afflicted people who accessed Jesus’ healing power during his lifetime. But where does that leave the vast mass of the afflicted down the centuries to our own day?

    Some kind of answer may live in the ‘already – not yet’ aspect of the Kingdom of God proclaimed by Jesus. It has dawned in his first coming but is by no means fully arrived. That must await  his second coming. We proclaim this in our Creed, expressing the hope that God’s sovereignty in the universe with one day be complete.

    In the meantime, the miracles remain a ‘beachhead’ of the kingdom to give us hope. They teach us to see the afflicted not as punished by God (an all too prevalent error) but as people particularly apt to receive and become instruments of God’s power.

    The same goes for the poor: the Good News that is ‘preached to them is of a piece with the first Beatitude proclaimed by Jesus at the beginning of his great Sermon (Matthew 5-7). The poor are ‘blessed’’ not precisely in their poverty, but because God has adopted their cause and one day will see that is prevails.

    Brendan Byrne, SJ

    Tiffany Daniels - Joyful in Hope (Official):

    https://www.youtube.com/watch?v=mymJT0Jov8w

      

    three.jpg

     

    mừng vui lên sion:

    youtube.com/watch?v=Eg9EdOrbWXQ

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM CN2MV-A

 

  •  
    Chi Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:Nguyen Dinh,Oanh Ohio
     
    Dec 12 at 6:01 PM
     
     
     
     


    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Thu, Dec 12, 2019 at 12:26 AM
    Subject: Fw: Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm 12/12/2019 gplongxuyen
    To:


     
     
    Ảnh cùng dòng
     

    Gioan Tẩy giả được Chúa khen.

    12/12 – Thứ Năm tuần 2 mùa vọng.

    "Chưa từng có ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả".

     

    LỜI CHÚA: Mt 11, 11-15

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Ta bảo thật các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả, nhưng người nhỏ nhất trong nước trời lại cao trọng hơn ông.

    Từ thời ông Gioan Tẩy Giả đến giờ, nước trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy, và những kẻ mạnh mẽ can đảm mới chiếm được. Tất cả các tiên tri và lề luật đã tuyên sấm cho đến Gioan và nếu các ngươi muốn hiểu, thì chính Gioan là Elia, kẻ phải đến.

    Ai có tai, thì hãy nghe!"

     


     

    1/ SỐNG VÀ CHIA SẺ: Ngôn sứ Gioan Tẩy Giả

     “Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông. Từ thời ông Gioan Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì sẽ chiếm được. Cho đến ông Gioan, tất cả các ngôn sứ cũng như Lề Luật đều đã nói tiên tri. Và nếu anh em chịu tin lời tôi, thì ông Gioan chính là Ê-li-a, người phải đến. Ai có tai thì nghe. (Mt. 11, 11-12)

    Trong mùa vọng, hình ảnh Gioan tẩy giả nổi bật, ông là nhân vật tích cực hoạt động: rao giảng, loan báo, làm phép rửa, kêu gọi ăn năn trở lại. Người ta cảm thấy ông rất lo lắng, rất vội vã thúc bách khẩn trương: “Có Đấng đang đến, đang ở giữa các anh chị em, anh chị em hãy cải thiện con tim gấp lên … Chiếc rìu đã kề gốc cây”.

    Gioan tẩy giả là ngôn sứ cuối cùng. Mọi người kéo đến với ông, đến với sứ điệp của ông. Quả thực suốt dòng lịch sử dân Ít-ra-en, những lời tiên tri đã lan sâu rộng và được tập trung vào một Đấng. Tất cả mọi hy vọng đều đổ dồn vào một Đấng: Đấng thực hiện lời giao ước. Ngày nay, chúng ta suy nghĩ và tự hỏi xem thời hạn của Gioan đã chấm dứt chưa?

    Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nói kẻ bé mọn nhất trong nước trời còn cao trọng hơn Gioan. Nghĩa là, một đàng, sứ mệnh của Gioan đã kết thúc vì có Đấng đã đến phục hưng nước Thiên Chúa. Nhưng đàng khác, nước trời còn chịu nhiều bạo lực, nước trời này chưa đến thời toàn hảo, Đức Kitô chưa được hoàn toàn biểu lộ. “Từ thời Gioan tới chúng ta ngày nay, nước trời phải chịu đau khổ vì bạo hành”. Chính vì thế, Gioan tẩy giả đã sát nhập với tất cả những ai khẩn cấp kêu gọi đổi mới tâm can trong thế giới đang chịu đau khổ vì bạo lực, như: chiến tranh do chủng tộc, chiến tranh do chủ thuyết, chiến tranh do nội chiến, chiến tranh do phân hóa quốc tế.

    Gioan tẩy giả, một lần nữa, sát nhập với những người hô hào cần phải ăn năn trở lại với Đấng đến giải phóng, chỉ có Người mới có thể xây dựng công trình hòa bình toàn hảo thôi.

    Còn chúng ta, dâng tế lễ Thánh Thể là tiếp tục vai trò của Gioan, vì tế lễ Thánh Thể là tuyên xưng sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cộng đoàn tụ họp để chia sẻ với Người trong công trình cứu độ cho tới khi Người đến hoàn tất thế giới.

    Cử hành Thánh lễ, chính là tuyên xưng quyền phép ban hòa bình của Đức Kitô, là loan báo hoàng tử hòa bình và nước trời bình an.

    J.Y.G

     

    2/ CẢM NGHIỆM SỐNG: GIOAN TẨY GIẢ LÀ NGƯỜI CAO TRỌNG (Mt 11,11-15)

    Trong các cuộc diễn nguyện, lời dẫn phải đi sâu vào nội dung, và người dẫn chương trình phải là người biết truyền cảm hứng cho thính giả thì nội dung mới được toát lên và hấp dẫn. Nhưng điều quan trọng là làm sao cho người tham dự rút ra được bài học từ những cuộc diễn xuất đó mới là điều đáng nói!

    Thánh Gioan Tẩy Giả đã xuất sắc trong vai trò này khi ngài trở thành người tiền hô loan báo về Đấng Cứu Thế, và, ngài cũng thành công trong việc truyền cảm cho những người đương thời về tinh thần sám hối, chuẩn bị cho giáo huấn của Đức Giêsu. Ngoài những lý do trên, ngài còn là tiên tri cuối cùng của thời Cựu Ước, là người loan báo trực tiếp về Đức Giêsu. Cuối cùng, Gioan đã thực hiện thành công xuất sắc sứ mạng của mình bằng cái chết để làm chứng cho sự thật. Như vậy, ngài xứng đáng được Đức Giêsu khen ngợi: "Ta bảo thật các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”.

    Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy noi gương Gioan Tẩy Giả: sẵn sàng lên tiếng loan báo Đức Giêsu cho mọi người, dù thuận tiện hay không thuận tiện. Sẵn sàng sống sự khiêm tốn để cho nội dung lời loan báo có hồn và vui lòng nhường lại sân khấu cho diễn viên chính là Đức Giêsu. Có thế, chúng ta mới hy vọng Đức Giêsu khen ngợi là người có phúc như Gioan Tẩy Giả khi xưa.

    Lạy Chúa Giêsu, thánh Gioan khi xưa đã hết lòng vì sứ vụ và đã sống chết cho sự thật. Xin Chúa cũng ban cho chúng con hôm nay biết làm chứng cho Chúa bằng sự khiêm tốn, can đảm và trung thành như Gioan khi xưa. Amen.

    Ngọc Biển SSP

     

    gplongxuyen