2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -THỨ NĂM CN6TN-A

 

  •  
    Tinh Cao
    Feb 19 at 3:22 PM
     
     

    Thứ Năm CN6TN-A

     

    BỮA TIỆC Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) Gc 2, 1-9

    "Không phải Thiên Chúa đã chọn người nghèo đó sao? Thế mà anh em khinh chê người nghèo khó".

    Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.

    Anh em thân mến, Anh em là những người tin vào Ðức Giêsu Kitô vinh hiển, Chúa chúng ta, anh em đừng thiên vị. Giả sử trong lúc anh em hội họp, có người đi vào, tay đeo nhẫn vàng, mình mặc áo sang trọng; lại cũng có người nghèo khó đi vào, áo xống dơ bẩn; nếu anh em chăm chú nhìn người mặc áo rực rỡ mà nói: "Xin mời ông ngồi chỗ danh dự này". Còn với người nghèo khó thì anh em lại nói rằng: "Còn anh, anh đứng đó", hoặc: "Anh hãy ngồi dưới bệ chân tôi". Ðó không phải là anh em xét xử thiên vị ở giữa anh em và trở nên những quan xét đầy tà tâm đó sao?

    Anh em thân mến, xin hãy nghe: Không phải Thiên Chúa đã chọn người nghèo trước mắt thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được thừa hưởng nước Người đã hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao? Thế mà anh em khinh chê người nghèo khó. Không phải những người giàu có dùng quyền hành áp bức anh em, và lôi anh em ra toà án đó sao? Không phải chính họ thoá mạ thánh danh tốt đẹp đã được kêu cầu trên anh em sao?

    Ðã hẳn, nếu anh em giữ trọn vương đạo như Thánh Kinh dạy, là "Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình", thì anh em làm phải. Nhưng nếu anh em thiên vị, là anh em phạm tội, bị lề luật lên án như những kẻ lỗi luật.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7

    Ðáp: Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe (c. 7a).

    Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.

    2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ. - Ðáp.

    3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 14, 5

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 8, 27-33

    "Thầy là Ðấng Kitô. Con Người sẽ phải chịu khổ nhiều".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đi về phía những làng nhỏ miền Cêsarê thuộc quyền Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các ông rằng: "Người ta bảo Thầy là ai?" Các ông đáp lại rằng: "Thưa là Gioan tẩy giả. Một số bảo là Êlia, một số khác lại cho là một trong các vị tiên tri". Bấy giờ Người hỏi: "Còn các con, các con bảo Thầy là ai?" Phêrô lên tiếng đáp: "Thầy là Ðấng Kitô". Người liền nghiêm cấm các ông không được nói về Người với ai cả. Và Người bắt đầu dạy các ông biết Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại. Người công khai tuyên bố các điều đó. Bấy giờ Phêrô kéo Người lui ra mà can trách Người. Nhưng Người quay lại nhìn các môn đệ và quở trách Phêrô rằng: "Satan, hãy lui đi, vì ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người".

    Ðó là lời Chúa.

    Image result for Mk 8, 27-33

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

     

     

    "Thày là Đức Kitô" - "dấu chỉ giao ước ký kết giữa Ta với các ngươi"

     

     

     

    Vấn đề chính yếu của Bài Phúc Âm cho ngày Thứ Năm tuần VI Thường Niên hôm nay là vấn đề nhận biết căn tính của nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét, một nhận thức vô cùng quan trọng đối với nền tảng đức tin Kitô giáo. Vì nếu nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét không phải "là Đức Kitô", nghĩa là không phải là Đấng Thiên Sai của dân Do Thái thì Người cũng không phải là Đấng Cứu Thế của chung nhân loại, mà chỉ là một vị giáo tổ thuần nhân như Đức Phật Thích Ca sáng lập Phật giáo hay Nhà Tiên Tri Muhammed sáng lập Hồi giáo, hoặc như Khổng Tử với Khổng giáo hay Lão Tử với Lão giáo thôi.

     

    Chính nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét đã sống cả cuộc đời trần gian của mình để chứng thực mình, bằng lời nói, việc làm, nhất là bằng chính biến cố Vượt Qua tột đỉnh của mình, "là Đức Kitô" (Marco 8:29), "Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), "đã đến trong thế gian" (Gioan 11:27). Đó là "tất cả sự thật" (Gioan 16:13) về một con người mang tên Giêsu ở Nazarét, con ông Giuse và bà Maria, một chân lý vô cùng quan trọng liên quan đến thực tại thần linh về nhân vật lịch sử thần linh này: Ngài là ai? Đó là lý do: "Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đi về phía những làng nhỏ miền Cêsarê thuộc quyền Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các ông rằng: 'Người ta bảo Thầy là ai?'"

     

    Đây là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất Chúa Giêsu tự động hỏi, đúng hơn trắc nghiệm thành phần môn đệ được Người tuyển chọn làm tông đổ để trở thành chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người xem các vị ý thức về Người ra sao hay tới đâu. Thật vậy, sau một thời gian được sống gần gũi với Người, được tận mắt xem thấy Người cùng các việc Người làm cùng thái độ Người sống, tận tai nghe Người giảng dạy và tận tay được chạm đến Người (xem 1Gioan 1:1-2), chính các tông đồ (chứ không phải "người ta bảo Thày là ai?") đã được Người trắc nghiệm và được các vị trả lời qua vị đại diện tông đồ đoàn là Thánh Phêrô rằng: "Thày là Đức Kitô".

     

    Hình như câu tuyên xưng này của tông đồ Phêrô rất chính xác rồi, nên "Người liền nghiêm cấm các ông không được nói về Người với ai cả", như các tông đồ đã quả thực nhận thức không sai. Đúng thế, việc Chúa Giêsu trắc nghiệm các tông đồ về căn tính chân thực vô cùng quan trọng của Người không phải là để các vị loan báo thực tại thần linh này, loan truyền chân lý cứu độ về Người này, mà là để cho Người tiếp tục tỏ mình ra cho các vị hơn nữa, tỏ cho các vị thấy một mầu nhiệm về Người, một mầu nhiệm vô cùng kinh hoàng mà Người không thể tiết lộ cho các vị biết cho đến sau khi trắc nghiệm các vị, một mầu nhiệm liên quan đến chính căn tính "là Đức Kitô" của Người, những gì vừa được các vị xác tín và chí lý tuyên xưng.

     

    Mầu nhiệm kinh hoàng khủng khiếp đối với thành phần tông đồ theo Người đó là: "Người bắt đầu dạy các ông biết Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại. Người công khai tuyên bố các điều đó". Chính vì là một mầu nhiệm hết sức kinh hoàng khủng khiếp đối với các tông đồ như thế mà các vị chẳng hiểu gì hết, tá hỏa tam tinh lên khi vừa nghe xong, nhất là người tông đồ phải nói là hăng máu nhất là Phêrô, vị đã tỏ ra hoảng hốt tới độ "kéo Người lui ra mà can trách Người".

     

    Không ngờ, vị tông đồ đầy thành tâm thiện chí này và cả các tông đồ khác lại càng bàng hoảng sửng sốt hơn khi chính hành động đầy kính mến của các ngài, qua tông đồ Phêrô, tỏ ra muốn bảo vệ Người, muốn điều tốt nhất cho Người, lại bị Người thậm tệ quở trách như chưa bao giờ thấy: "Nhưng Người quay lại nhìn các môn đệ và quở trách Phêrô rằng: 'Satan, hãy lui đi, vì ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người'". Như thể các vị vừa vấp phạm một điều gì dữ dằn quá sức tưởng tượng, đến độ đã trở thành "Satan" trước nhan Người. Nghĩa là các vị đã cám dỗ Người (vì "Satan là tên cám dỗ cả và thế gian" - Khải Huyền 12:9) làm những gì trái ngược với Cha Người là Đấng đã sai Người, một điều quá cấm kỵ đối với Người, Đấng từ trời xuống thế gian không phải để làm theo ý mình mà là ý Đấng đã sai (xem Gioan 6:38).

     

    Thật ra, xét theo lý lẽ trần gian thì tông đồ Phêrô cũng chẳng sai gì, bởi theo ngài, cũng như bất cứ một người bình thường nào, đã là Đức Kitô, là Đấng Thiên Sai từ Thiên Chúa mà đến thì phải là Đấng có quyền năng vô địch, có thể giải thoát dân của Người khỏi lầm than khốn khó, khỏi cảnh làm nô lệ ngoại bang, như thời các Quan Án xưa sau khi dân vào Đất Hứa và trước thời kỳ quân chủ của dân Do Thái. Đằng này, Đấng Thiên Sai như được ngài tuyên xưng và được Thày công nhận như thế mà lại được chính Thày tiết lộ cho biết rằng chính bản thân Người "sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi" nghĩa là gì, không thể nào chấp nhận được.

     

    Đúng thế, tông đồ Phêrô bị Thày nặng lời khiển trách chỉ "vì ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người", mà "việc loài người" thì bao giờ cũng tầm thường, thậm chí hầu như lúc nào cũng phản ngược lại với ý muốn tuyệt đối tối cao, khôn ngoan thượng trí và toàn thiện toàn ái của Thiên Chúa, một ý muốn chỉ nhắm đến chỗ cứu độ loài người, tìm hết cách làm sao để loài người có thể được hiệp thông thần linh với Ngài theo đúng dự án thần linh tạo dựng của Ngài.

     

    Thực tế cho thấy Kitô hữu chúng ta, qua Phép Rửa, đã tin vào Chúa Kitô. Thế nhưng, trong đời sống đạo, lại hoàn toàn phản kitô, ngôn hành phản lại chính đức tin của mình, điển hình là trường hợp của Thánh Phêrô trong bài Phúc Âm hôm nay. Bởi thế, để trắc nghiệm xem chúng ta có thực sự tin vào Người hay chưa, hãy coi đức bác ái của chúng ta với tha nhân thì biết, vì đức ái là hoa trái của đức tin, là tột đỉnh của đức tin. Trong ngày chung thẩm, chúng ta sẽ bị Chúa phán xét bề ngoài về đức ái, nhưng bề trong về đức tin, và dê và chiên chỉ khác nhau ở chỗ tỏ lòng bác ái hay không thôi, trong khi cả hai đều nói "chúng tôi có thấy Chúa đâu?" Thánh Giacôbê trong Bài Đọc 1 hôm nay chủ trương đúng như vậy, theo công thức "nếu tin thì đừng" như sau: 

     

    "Anh em thân mến, Anh em là những người tin vào Ðức Giêsu Kitô vinh hiển, Chúa chúng ta, anh em đừng thiên vị. Giả sử trong lúc anh em hội họp, có người đi vào, tay đeo nhẫn vàng, mình mặc áo sang trọng; lại cũng có người nghèo khó đi vào, áo xống dơ bẩn; nếu anh em chăm chú nhìn người mặc áo rực rỡ mà nói: 'Xin mời ông ngồi chỗ danh dự này'. Còn với người nghèo khó thì anh em lại nói rằng: 'Còn anh, anh đứng đó', hoặc: 'Anh hãy ngồi dưới bệ chân tôi'. Ðó không phải là anh em xét xử thiên vị ở giữa anh em và trở nên những quan xét đầy tà tâm đó sao?... Nếu anh em thiên vị, là anh em phạm tội, bị lề luật lên án như những kẻ lỗi luật". 

     

    Tâm tình của những ai tin vào Chúa và sống đức bác ái yêu thương được phản ảnh qua Bài Đáp Ca hôm nay: 

    1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.

    2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ.

    3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    Thu.5.VI-TN.mp3  

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI CN6TN-A

  •  
    Chi Tran
    Feb 17 at 5:03 AM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa

    17/02/20 THỨ HAI TUẦN 6 TN
    Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ


    Mc 8,11-13

       CÙNG THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

                            MC 8, 11-13

     HÃY THÔI ĐÒI DẤU LẠ

    Họ đòi Chúa một dấu lạ từ trời để thử Người. Chúa Giê-su thở dài não nuột và nói: “Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả.” (Mc 8,11-12)

    SỐNG VÀ CHIA SẺ: Chúa Giê-su đã phải “thở dài não nuột” vì đám đông đòi Chúa làm một dấu lạ – mà phải là một “dấu lạ từ trời” – không phải để tin Chúa mà là “để thử Người”.

     Họ không đón nhận bản thân Chúa Giê-su cũng như cuộc đời và những việc làm của Ngài để tin. Thư gởi tín hữu Do Thái khẳng định: “Đức tin bảo cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11,1).

    Tin Mừng theo thánh Gio-an thuật lại rằng ngài đi vào ngôi mộ trống, thấy khăn liệm xếp gọn ghẽ một nơi, và cho biết “ông đã thấy và đã tin” (Ga 20,8).

    Như vậy, đức tin có nền tảng và đem lại cho chúng ta sự sống nhờ dựa vào Danh của Chúa Giê-su, chứ không phải nhờ vào dấu lạ.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Nhiều nơi, vì muốn thu hút khách hành hương đến viếng, đã nhấn mạnh nơi này phép lạ đã xảy ra, người kia đã chứng kiến phép lạ.

    Nghe nơi nào có phép lạ xảy ra, người ta liền tuôn đến. Lời Chúa hôm nay muốn chúng ta hãy thôi đòi hỏi dấu lạ, thay vào đó hãy sống đức tin dựa vào Lời Chúa và các bí tích trong Giáo Hội.

    Đừng để Chúa phải thở dài vì đức tin èo uột dựa vào phép lạ nơi chúng ta, nhưng hãy làm Chúa vui lòng vì đức tin mạnh mẽ đang dựa vào chính Chúa.

    Sống Lời Chúa: Tìm thời giờ dành riêng cho Chúa và chăm chỉ đọc Lời Chúa hằng ngày với tâm tình tín thác.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa ở trong con, mà con cứ tìm Chúa nơi những dấu lạ này, dấu lạ khác. NHỜ THÁNH THẦN NHẮC BẢO con biết tín thác vào Chúa và nương tựa vào Chúa.

    gpcantho
    Download all attachments as a zip file
    • 1581918563783blob.jpg
      138.7kB
    • 1581918563783blob.jpg
      138.7kB

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TƯ CN5TN-A

 

  •  
    Tinh Cao

    Feb 11 at 3:09 PM
     
     

    Thứ Tư CN5TN-A

     

     

    THAM DỰ BỮA TIỆC Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) 1 V 10, 1-10

    "Nữ hoàng Saba đã nhìn thấy mọi sự khôn ngoan của vua Salomon".

    Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.

    Trong những ngày ấy, nữ hoàng Saba nghe biết Salomon nổi tiếng vì danh Chúa, bà đến hỏi thử ông nhiều câu đố. Bà đến Giêrusalem với đoàn tuỳ tùng đông đảo và nhiều của cải, gồm có lạc đà chở thuốc thơm, vô số vàng và đá ngọc quý báu. Bà yết kiến Salomon và bày tỏ cùng vua mọi nỗi niềm tâm sự. Salomon giải đáp mọi vấn nạn bà nêu ra, và không một lời bí ẩn nào mà không được vua giải đáp.

    Nữ hoàng Saba nhìn thấy sự khôn ngoan của Salomon, thấy nhà ngài xây cất, món ăn ngài dùng, nhà của quần thần, trật tự của các công thần và y phục của họ, các quan chước tửu, và các của lễ toàn thiêu mà ngài hiến dâng trong đền thờ Chúa, thì bà hết hồn. Bà thưa cùng vua rằng: "Thật đúng như lời tôi nghe đồn trong xứ tôi về các công trình và sự khôn ngoan của ngài. Và lúc đó tôi không tin những điều người ta kể cho tôi, cho tới khi tôi đến đây, chính mắt tôi đã trông thấy, và tôi quả quyết rằng những điều đồn đại tôi nghe chưa bằng một phân nửa. Sự khôn ngoan và các công trình của ngài còn vĩ đại hơn tiếng đồn tôi đã nghe. Phúc cho thần dân của ngài, và phúc cho các cận vệ của ngài, luôn luôn được ở trước mặt ngài và nghe lời khôn ngoan của ngài. Chúc tụng Thiên Chúa của ngài là Ðấng yêu thương ngài, và đặt ngài lên ngôi báu Israel. Vì Chúa yêu quý Israel muôn đời, nên đã đặt ngài làm vua, để ngài cai trị công minh chính trực". Vậy bà tặng vua một trăm hai mươi nén vàng, một số rất lớn thuốc thơm và đá ngọc quý giá. Người ta không khi nào thấy một số thuốc thơm nhiều hơn thuốc thơm mà nữ hoàng Saba tặng cho vua Salomon. Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 36, 5-6. 30-31. 39-40

    Ðáp: Miệng người hiền thuyết đức khôn ngoan (c. 30a).

    Xướng: 1) Bạn hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, hãy trông cậy vào Người và để chính Người hành động. Người sẽ làm cho chính nghĩa bạn sáng như bình minh, và quyền lợi bạn tỏ như giờ ngọ. - Ðáp.

    2) Miệng người hiền thuyết đức khôn ngoan, và lưỡi người nói điều đoan chánh. Luật Thiên Chúa ở trong lòng người, và bước chân người không xiêu té. - Ðáp.

    3) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ, trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung thân. Chúa bang trợ và giải thoát họ, Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga. 15, 15b

    Alleluia, alleluia - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết.- Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 7,14-23

    "Những gì từ con ngùi ta xuất ra, đó là cái làm cho người ta ra ô uế"

    Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, Chúa Giêsu lại gọi dân chúng mà bảo rằng: "Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người ta xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Ai có tai để nghe thì hãy nghe".

    Lúc Người lìa dân chúng mà về nhà, các môn đệ hỏi Người về ý nghĩa dụ ngôn ấy.

    Người liền bảo các ông: "Các con cũng mê muội như thế ư? Các con không hiểu rằng tất cả những gì từ bên ngoài vào trong con người không thể làm cho người ta ra ô uế được, vì những cái đó không vào trong tâm trí, nhưng vào bụng rồi xuất ra".

    Như vậy Người tuyên bố mọi của ăn đều sạch.

    Người lại phán: "Những gì ở trong người ta mà ra, đó là cái làm cho người ta ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu, ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng.

    Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho ngươì ta ô uế".

    Ðó là Lời Chúa.

     

     

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

      

    Bài Phúc Âm cho Thứ Tư tuần 5 Thường Niên Hậu Giáng Sinh hôm nay liên quan đến bản thân của con người ta và những gì làm cho con người ra nhơ bẩn. Theo Lời Chúa Giêsu phán dạy cho các tông đồ ở bài Phúc Âm hôm nay thì "Những gì ở trong người ta mà ra, đó là cái làm cho người ta ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu, ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho ngươì ta ô uế". 

    Nếu những gì xuất phát từ nội tâm của con người mới làm cho họ ra ô uế xấu xa thì ngược lại những gì từ ngoài vào không thể nào làm cho họ ra ô uế, như chính Chúa Kitô đã khẳng định trong cùng bài Phúc Âm hôm nay: "Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế". Vì, như Người dẫn giải thêm cho các môn đệ khi ở riêng với các vị: "tất cả những gì từ bên ngoài vào trong con người không thể làm cho người ta ra ô uế được, vì những cái đó không vào trong tâm trí, nhưng vào bụng rồi xuất ra". Căn cứ vào đó, Thánh ký Marcô đã thêm chi tiết kết luận như sau: "Như vậy Người tuyên bố mọi của ăn đều sạch"

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những cái ở ngoài vào trong con người không phải chỉ có đồ ăn thức uống, là những gì qua cửa miệng của con người, mà còn bao gồm cả những thứ khác nữa, như hình ảnh qua mắt của con người, hay lời nói qua tai của con người, hoặc xúc giác kích thích qua làn da của con người, 3 giác quan có thể thu thập những cái xấu xa hay gương mù gương xấu từ bên ngoài xã hội vào trong tâm trí bên trong: chẳng hạn những hình ảnh xấu, những lời nói xấu hay những sờ mó xấu. Thế nhưng, vấn đề ở đây là nếu con người chấp nhận những cái xấu từ bên ngoài bất khả tránh trên thế gian này ấy thì chúng mới có tác dụng xấu đến nội tâm của họ. 

    Vấn đề tiếp theo vấn đề trên là con người khó đề phòng và ngăn cản nổi những hình ảnh xấu, những lời nói xấu và những đụng chạm xấu bất ngờ xẩy ra cho mình, dù mình không muốn, để rồi sau đó những chất liệu xấu từ ngoài đó một khi đã lọt qua mắt, qua tai và qua xúc giác của họ, họ bị chúng ám ảnh, bị chúng quấy nhiễu, trở thành như những chước cám dỗ khiến họ khó lòng mà chống trả, thậm chí chúng đã làm cho nội tâm của họ ra xấu bằng những ý nghĩ xấu kèm theo ước muốn xấu, chẳng hạn như ngoại tình trong lòng (xem Mathêu 5:28). 

    Bởi thế, vấn đề khổ chế mới được đặt ra để giải quyết hai vấn đề then chốt trên đây. Nếu chúng ta biết chúng ta không thoát khỏi, dụ chẳng có ý tìm kiếm, hoàn toàn bất ngờ, bị ảnh hưởng và chi phối bởi những thứ xấu xa từ bên ngoài vào, qua thị giác của chúng ta, hay quá thính giác của chúng ta, hoặc qua xúc giác của chúng ta, đến độ làm cho chúng ta bối rối, bất an, thậm chí sa ngã phạm tội... thì buộc chúng ta phải thực hành phương cách bất khả thiếu vô cùng cần thiết đó là khổ chế giác quan. Một khi đã khổ chế giác quan rồi mà vẫn thỉnh thoảng còn bị cái xấu bên ngoài lọt vào bên trong chúng ta vào một lúc nào đó thì nó cũng khó lòng chi phối chúng ta dễ dàng và mạnh mẽ như trước, bởi chúng ta đã cố ý tránh né nó rồi. 

    Chỉ có những tâm hồn Kitô hữu nào thực sự nhận biết mình vô cùng yếu đuối mới chịu khó và cẩn thận thực hành việc khổ chế khó khăn này có vẻ cổ hủ này. Nhờ đó họ có thể giữ tâm hồn trong trắng và mới dễ dàng sống cuộc đời "vô tội", hay cùng lắm chỉ "vô tình" tác hành xấu xa một chút nào đó hay vào một lúc nào đó thôi. Nếu nhờ khổ chế, không tò mò nhìn những gì không thực sự cần thiết, không đọc hay xem những cái chẳng giúp ích mấy cho đời sống thiêng liêng, không nghe những gì khiến bản thân bị phân tâm, không đụng chạm hay để mình bị đụng chạm gây xúc cảm không tốt, cho dù bất lịch sự v.v. mà Kitô hữu có được một đời sống nội tâm và bình an thì phải công nhận họ là một con người khôn ngoan. 

    Sự khôn ngoan của Vua Salomon trong Bài Đọc I hôm nay được nữ hoàng Saba hết lời khen tặng"Thật đúng như lời tôi nghe đồn trong xứ tôi về các công trình và sự khôn ngoan của ngài. Và lúc đó tôi không tin những điều người ta kể cho tôi, cho tới khi tôi đến đây, chính mắt tôi đã trông thấy, và tôi quả quyết rằng những điều đồn đại tôi nghe chưa bằng một phân nửa. Sự khôn ngoan và các công trình của ngài còn vĩ đại hơn tiếng đồn tôi đã nghe. Phúc cho thần dân của ngài, và phúc cho các cận vệ của ngài, luôn luôn được ở trước mặt ngài và nghe lời khôn ngoan của ngài. Chúc tụng Thiên Chúa của ngài là Ðấng yêu thương ngài, và đặt ngài lên ngôi báu Israel. Vì Chúa yêu quý Israel muôn đời, nên đã đặt ngài làm vua, để ngài cai trị công minh chính trực". 

    Tuy nhiên, sự khôn ngoan của vua dầu sao cũng vẫn ở lãnh vực tự nhiên hơn siêu nhiên. Bởi thế mà sau này, cho dù có khôn ngoan trước mặt trần gian đến như thế, có thể nói vô tiền khoáng hậu như vậy, vua vẫn không khôn ngoan trước nhan Thiên Chúa, vẫn không tỏ ra khôn ngoan về đời sống đức tin và thiêng liêng, đến độ, như Bài Đọc I ngày mai cho thấy, vua đã trắng trợn ruồng bỏ chính Đấng đã ban cho vua sự khôn ngoan mà theo các thứ tà thần ngẫu tượng của thành phần thê thiết của vua. Đó là lý do, Bài Đáp Ca hôm nay mới nhấn mạnh đến khía cạnh đạo lý nơi tất cả những gì xuất phát từ "miệng người hiền thuyết đức khôn ngoan":  

    1) Bạn hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, hãy trông cậy vào Người và để chính Người hành động. Người sẽ làm cho chính nghĩa bạn sáng như bình minh, và quyền lợi bạn tỏ như giờ ngọ.

    2) Miệng người hiền thuyết đức khôn ngoan, và lưỡi người nói điều đoan chánh. Luật Thiên Chúa ở trong lòng người, và bước chân người không xiêu té.

    3) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ, trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung thân. Chúa bang trợ và giải thoát họ, Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.V-4.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpHGZne3Ew_0PioARL3XR0CSsRpQe9L6pYyj%2B8VgS5E1A%40mail.gmail.com.
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- CHÚA GIESU VÀ NGƯỜI ĐIẾC

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Chúa Giêsu và người điếc.

    14/02 – Thứ Sáu tuần 5 thường niên. – Thánh Syrilô, đan sĩ và thánh Mêtôđiô, giám mục. Lễ nhớ.

    "Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được".

     

    * Hai anh em Contantinô và Mêtôđiô được thượng phụ giáo chủ Contantinôpôli phái sang Mô-ra-vi-a để loan báo Tin Mừng. Năm 868, hai vị đi Rôma để trình bày với đức giáo hoàng những việc các vị làm, Contantinô qua đời tại đó dưới tên trong đan viện là Syrilô (năm 869).

    Còn Mêtôđiô được phong làm tổng giám mục Xiamium, đi loan báo Tin Mừng cho người Xi-la-vô-ni-a (+ năm 885). --------- Ngày 31 tháng 12 năm 1980, đức giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố hai thánh Syrilô và Mêtôđiô là bổn mạng châu Âu cùng với thánh Biển Đức.

     

    THAM DỰ BỮA TIỆC Lời Chúa: Mc 7, 31-37

    Khi ấy, Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh. Người ta đem đến cho Người một kẻ điếc và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh.

    Ðoạn ngước mắt lên trời, Người thở dài và bảo: Ephata, nghĩa là "hãy mở ra", tức thì tai anh được sõi sàng. Chúa Giêsu liền cấm họ: đừng nói điều đó với ai cả.

    Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán phục, mà rằng: "Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được".

     


    SỐNG VÀ CHIA SẺ: Nói được rõ ràng

    Suy niệm :1

    Khi đến thăm những trẻ em khuyết tật,

    ta thấy mình dễ tiếp xúc, gần gũi các em mù,

    hơn các em bị câm điếc.

    Thật khó làm cho các em câm điếc hiểu được chúng ta,

    và chúng ta cũng không hiểu được điều các em diễn tả.

    Ðôi bên cứ như ở hai thế giới, không gặp được nhau.

    Trong bài Tin Mừng hôm nay,

    Ðức Giêsu chữa một người vừa ngọng vừa điếc.

    Người ngọng là người gặp khó khăn khi trình bày,

    khi phải diễn đạt bằng lời nói cho người khác hiểu.

    Ta có cảm tưởng lưỡi anh bị một sợi dây trói buộc.

    Ðức Giêsu đã đụng đến lưỡi anh,

    và sợi dây đó được tháo cởi.

    Giờ đây anh có thể nói được tự nhiên và rõ ràng.

    Nói sao để người khác hiểu được mình,

    đó là ước mơ của nhiều người trong chúng ta.

    Nhưng ta lại thấy có cái gì đó trói buộc mình

    khiến mình ngần ngại, sợ hãi, né tránh...

    Nhiều người đã trở nên ngọng hay câm

    vì đã trải qua những kinh nghiệm đau đớn:

    kinh nghiệm bị châm chọc, bị khinh miệt, bị khước từ...

    Bao kinh nghiệm làm con người mất tự tin và khép lại.

    Có những đe dọa ám ảnh làm con người câm nín.

    Epphatha, xin hãy mở miệng con

    để con có thể hồn nhiên vén mở thế giới của mình,

    hầu gặp được sự cảm thông và nâng đỡ.

    Nếu bệnh ngọng làm chẳng ai hiểu tôi,

    thì bệnh điếc làm tôi chẳng hiểu ai.

    Tôi như người đang xem một phim trên truyền hình

    mà máy đột nhiên mất tiếng.

    Tôi chỉ thấy hành động, nhưng không hiểu được ý nghĩa.

    Chẳng ai muốn mình bị điếc hay lãng tai,

    nhưng trong thực tế, ta vẫn có thể mắc bệnh này,

    nghĩa là mất khả năng lắng nghe người khác.

    Chúng ta thường chỉ nghe điều mình muốn nghe,

    hay lắm khi nghe điều người khác nói

    nhưng lại hiểu dưới cái nhìn chủ quan của mình.

    như thế vẫn là chưa hiểu được điều người kia muốn nói.

    Nghe bằng tai, không đủ.

    Cần lắng nghe bằng cả trái tim.

    Chỉ trái tim yêu thương mới giúp ta hiểu đúng, hiểu đủ,

    hiểu ý nghĩa đàng sau lớp vỏ ngôn từ.

    Epphatha, xin giúp con ra khỏi cái tôi cứng cỏi,

    ra khỏi những thành kiến, những suy nghĩ cứng nhắc,

    để nghe được cái tôi của anh em.

    Thế giới hôm nay thiếu cảm thông và đối thoại,

    vì có nhiều người bị câm điếc về mặt tinh thần.

    Bệnh này làm người ta thành những hòn đảo,

    chẳng có gì để cho, chẳng có gì để nhận,

    để rồi chết dần trong sự nghèo nàn của mình.

    Xin cho con đừng câm điếc trước Thiên Chúa và anh em,

    đồng thời giúp người khác ra khỏi sự câm điếc của họ.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa,

    làm chân tay cho những người què cụt,

    làm đôi mắt cho ai phải đui mù,

    làm lỗ tai cho những người bị điếc,

    làm miệng lưỡi cho người không nói được,

    làm tiếng kêu cho người chịu bất công.

    Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đồng lúa,

    để đem cơm cho người đói đang chờ,

    và đem nước cho người họng đang khô,

    đem thuốc thang cho người đang đau ốm,

    đem áo quần cho người đang trần trụi,

    đem mền đắp cho người rét đang run.

    Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đường vắng,

    thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,

    đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,

    truyền cảm thông cho lữ khách đơn côi,

    nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,

    đem tự do cho những kiếp đọa đày.

    Lạy Chúa, xin cứ gởi con vào thôn xóm,

    đem an hòa cho những ai bất thuận,

    đem thanh bình cho kẻ sống âu lo,

    đem ủi an cho người đang sầu khổ,

    đem niềm vui cho những ai bất hạnh,

    đem vận may cho người gặp rủi ro.

    Lạy Chúa, xin cứ đặt con như một sự tình cờ,

    đem may mắn cho những ai gặp được,

    giữa đường đời khi lỡ bước bơ vơ,

    cứ cho con đừng bao giờ khiếp sợ:

    giữa biển đời mang con tim núi lửa

    với đôi tay êm ái của mẹ hiền.

    Lạy Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả

    cho mọi người được hạnh phúc yên vui ;

    còn phần con xin gởi hết nơi Ngài

    là Thiên Chúa, Tình Yêu và Lẽ Sống.

    Ngài cho con tất cả niềm hy vọng

    để tin yêu và vui sống trọn đời. Amen. (NCĐ)

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    Suy Niệm 2: Hãy mở ra

    Michel-Angelo là một trong những danh họa đã để lại nhiều tác phẩm bất hủ nhất, bất hủ vì giá trị nghệ thuật siêu vượt thời gian đã đành, mà còn bất hủ vì sự sống động mà ông đã mặc cho các tác phẩm của ông, điển hình là bức tượng Môsê. Người ta kể lại rằng sau khi hoàn thành bức tượng này, Michel-Angelo đứng chiêm ngắm một cách say sưa, và sự sống động của pho tượng làm ông ngây ngất đến độ ông đã cầm búa gõ vào và thốt lên: "Hãy nói đi".

    Quả thật, lời nói là một trong những biểu lộ sống động nhất của sự sống. Khi chúng ta mở miệng thốt ra lời, là lúc chúng ta muốn biểu lộ sự sống, đồng thời nói lên rằng chúng ta đang sống cùng và sống với người khác. Sự hiện diện của chúng ta trong thế giới này cần phải được xác nhận bằng tiếng nói của chúng ta. Những người câm điếc một phần nào bị hạn chế trong sự liên lạc với thế giới xung quanh, sự hiện diện của họ dễ bị người khác quên lãng. Nhưng đáng thương hơn, có lẽ là những người thấp cổ bé miệng, những người mà tiếng nói không được nhìn nhận, những người bị tước đoạt quyền được lên tiếng, quyền sống của họ gần như bị khước từ.

    Sống xứng với phẩm giá con người, đó là phải được có tiếng nói. Có lẽ đó cũng là điều mà Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể cũng muốn khẳng định với chúng ta qua cuộc sống và cái chết của Ngài. Phép lạ chữa người câm điếc như được ghi lại trong Tin Mừng hôm nay, không chỉ là một chữa lành bệnh tật thân xác, mà còn là dấu chỉ của một thực tại cao siêu hơn, đó là sự sống đích thực mà Chúa Giêsu muốn mang lại cho con người. Khi phục hồi người câm điếc trong khả năng nghe và nói, có lẽ Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng con người không chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng Lời Chúa nữa; con người chỉ có thể sống thực, sống trọn phẩm giá con người, khi nó biết mở rộng tâm hồn đón nhận và sống Lời Hằng Sống của Chúa.

    Cử chỉ Chúa Giêsu trong phép lạ chữa lành người câm điếc, đã có một thời được Giáo Hội lặp lại khi cử hành Bí tích Rửa tội. Thật thế, Bí tích Rửa tội cũng là một phép lạ trong đó chúng ta được chữa lành và tái sinh trong đời sống mới. Trong phép lạ này, Chúa Giêsu cũng nói với mỗi người chúng ta: Ephrata, Hãy mở ra. Hãy mở lớn đôi tai để nghe được tiếng Ngài trong từng biến cố, từng giây phút của cuộc sống. Hãy mở rộng con tim và đôi tay để cảm thông và chia sẻ với người khác. Hãy mở miệng để cảm tạ, chúc tụng và loan báo tình thương Chúa; để nói những lời của yêu thương và hòa bình, của cảm thông và tha thứ.

    Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Hằng Sống của Chúa, chính Ngài là lương thực mang lại sự sống đích thực cho chúng ta. Xin cho sự sống ấy tràn ngập tâm hồn chúng ta để chúng ta lớn lên trong tình yêu Chúa và không ngừng yêu thương, liên đới, chia sẻ với mọi người xung quanh.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    Suy Niệm 3: Với một chút nước miếng

    Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giêsu, và xin Người đặt tay trên anh ta. Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. (Mc. 7, 32-33)

    Các thánh sử thích những phép lạ chữa lành những người câm và điếc; ta đếm được ít nhất sáu câu chuyện được kể lại tỉ mỉ và Chúa Giêsu thì coi những phép lạ ấy như những dấu chỉ về Đấng Thiên sai đã được các ngôn sứ loan báo. Dầu sao đó cũng là những phép lạ nhỏ khi so sánh với những phép lạ về phục sinh và hóa bánh ra nhiều.

    Maccô dùng lại chủ đề của Cựu ước vốn coi tật câm, điếc và sự thiếu lòng tin như có liên hệ với nhau. Ta thấy nhiều lần Chúa Giêsu than phiền về điều người ta có tai mà không nghe. Việc mở tai và tháo cởi cho lưỡi như thế không chỉ đơn thuần là việc chữa khỏi, mà còn có ý nghĩa sâu xa hơn, nếu không các thánh sử đã chẳng gán cho một tầm quan trọng như thế trong các sách Phúc âm.

    Trình thuật của Maccô hình như bắt nguồn từ nghi thức đầu tiên trong nghi lễ thọ giáo trong đó có việc đặt tay lên mặt, mũi, tai. Theo quan niệm của Kinh thánh, nước miếng được coi như hơi thở đã đông đặc lại nên có đặc tính ám chỉ ơn ban của Thần Khí thực hiện ơn tái tạo trong con người. Tác giả còn giữ tiếng “Eppheta” vì trong phụng vụ phép rửa lúc buổi đầu người ta đã giữ lại lời này.

    Nên nhớ rằng ông Mô-sê có tật nói ngọng và Thiên Chúa đã chữa ông khỏi tật và nói: “Giờ đây, ngươi hãy ra đi, Ta ở với môi miệng ngươi và sẽ dạy cho ngươi biết phải nói gì” (Xh. 4, 10-12). Ngôn sứ I-sai-a kể lại việc Chúa kêu gọi ông như sau: “Một trong những thiên thần Xê-ra-phim bay đến với tôi, tay cầm một cục than hồng… cham vào miệng tôi và nói: khi cục than hồng này đã chạm tới môi ngươi, thì lỗi của ngươi được cất khỏi” (Is. 6,6). Giê-rê-mi-a trỏ thành ngôn sứ khi “Thiên Chúa giơ tay ra chạm vào miệng tôi và nói: đây Ta đặt lời Ta trong miệng ngươi.”

    Người ta dùng những lối nói như trên để ám chỉ rằng người ngôn sứ không thể tự mình nói Lời-Cứu-độ được, rằng ông phải loan truyền điều ông nhận được từ AI đó.

    Nếu Chúa không mở tai tôi, không tháo cởi cho lưỡi tôi, tôi sẽ không biết nghe, lại càng không biết loan báo Lời Chúa. Khi tôi trưởng thành, người ta đưa tôi đi chịu phép rửa tội, lúc ấy vú bõ tôi như đưa đến một người điếc và không có thể nói được; người ta đã xin linh mục nhân danh Chúa đặt tay trên người ấy.Phép lạ chữa người điếc và câm đã được lặp lại và một ngôn sứ khác đã gia nhập Giáo hội vậy.

     

    Suy Niệm 4: HÃY BIẾT NHẠY BÉN VỚI NHỮNG DẤU CHỈ (Mc 7, 31- 37)

    Ngày nay, người ta nói nhiều về sự vô cảm, dửng dưng trước nỗi khổ của con người. Họ đưa ra rất nhiều lý do để giải thích cho sự dửng dưng và vô cảm đang trở thành phổ quát trong xã hội hôm nay.

    Nguyên nhân mấu chốt, căn bản có lẽ chính là thiếu sự nhạy bén!

    Thật vậy, nếu người ta có một chút nhạy bén thì hẳn họ đã không hờ hững khi thấy một người phải đói lả trong khi mình lại quá dư thừa; hay thiếu trách nhiệm khi xả rác cách bừa bãi trong khi hằng đêm vẫn có những người phải thức trắng để dọn dẹp đường phố; hoặc vô tâm đến mất nhân tính khi cướp đi từng gói mỳ tôm, từng nắm gạo của những người vô gia cư, nghèo khổ, đói khát đang thoi thóp mong chờ chút lương thực cho ấm lòng...! Tệ hơn nữa, đó là nhiều khi chúng ta lại phủi tay đến lạnh lùng trước tấm lòng của những người làm việc tốt, để rồi tung ra những lời nói không thật gây nên một sự hoang mang làm cho người ta bị khổ tâm!

    Tin Mừng hôm nay trình thuật việc Đức Giêsu ra tay cứu chữa cho một người điếc và nói ngọng được nghe và nói rõ ràng. Đây là niềm vui mừng của người bị bệnh và cũng là niềm vui của những người đã dẫn anh ta đến gặp Đức Giêsu.

    Tuy nhiên, nếu chúng ta đọc lui lại các chương trước thì chúng ta sẽ thấy rõ giữa Đức Giêsu và những người Pharisêu luôn có sự đối kháng, và họ luôn cho rằng: Đức Giêsu lấy quyền của tướng Quỷ mà trừ Quỷ. Như vậy, họ không hề có chút nhạy bén với điều thiện, mà ngược lại, họ luôn lạnh lùng, vô cảm và vô tâm trước những nghĩa cử tốt lành của Đức Giêsu.

    Lối sống và cái nhìn của những người Pharisêu khi xưa có thể cũng chính là quan điểm và lựa chọn của chúng ta! Nhiều khi vì thành kiến cá nhân, mà chúng ta không thể thấy được điều tốt nơi anh chị em mình. Lòng ích kỷ nơi bản thân nó đã làm cho lương tâm bị che khuất, sự thật bị bóp méo, vì thế, hậu quả chính là sự chia rẽ, bất công và không thể nhận ra chân lý.

    Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn có tâm tình như đám đông dân chúng trong bài Tin Mừng hôm nay, đó là luôn biết ca ngợi và chúc tụng những điều tốt đẹp Chúa đã làm chung quanh và cho bản thân chúng con. Amen.

    Ngọc Biển SSP

     

    GPLONGXUYEN
    Download all attachments as a zip file
    • 1581664458541blob.jpg
      155.3kB
    • 1581664458541blob.jpg
      155.3kB

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CN5TN-A

 

  •  
    Tinh Cao
    Feb 8 at 6:47 AM
     
     

    Chúa Nhật 5TN-A

     

    BỮA TIỆC Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Is 58, 7-10

    "Sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Này đây Chúa phán: "Hãy chia bánh của ngươi cho kẻ đói, hãy tiếp nhận vào nhà ngươi những kẻ bất hạnh không nhà ở; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy cho họ mặc đồ vào, và đừng khinh bỉ xác thịt của ngươi. Như thế, sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông, các vết thương của ngươi sẽ lành nhanh chóng; công lý của ngươi sẽ đi trước mặt ngươi, vinh quang của Chúa sẽ hậu thuẫn cho ngươi. Như thế, ngươi gọi, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ phán: "Này Ta đây". Nếu ngươi loại bỏ khỏi ngươi xiềng xích, cử chỉ hăm doạ, lời nói xấu xa, khi ngươi hy sinh cho người đói rách, và làm cho những người đau khổ được vui thích, thì ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên trong bóng tối, và bóng tối sẽ trở thành như giữa ban ngày".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 111, 4-5. 6-7. 8a và 9

    Ðáp: Trong u tối người xuất hiện như sự sáng soi kẻ lòng ngay (c. 4a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Trong u tối, người xuất hiện như sự sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và công chính. Phước đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công bình. - Ðáp.

    2) Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời. Người không kinh hãi vì nghe tin buồn thảm, lòng người vững vàng cậy trông vào Chúa. - Ðáp.

    3) Lòng người kiên nghị, người không kinh hãi, người ban phát và bố thí cho những kẻ nghèo, lòng quảng đại của người muôn đời còn mãi, sừng người được ngẩng lên trong vinh quang. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 1 Cr 2, 1-5

    "Tôi đã công bố cho anh em bằng chứng của Chúa Kitô chịu đóng đinh".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

    Anh em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan; tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, tôi không cho là tôi biết điều gì khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đã đến với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Ga 8, 12

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là ánh sáng thế gian; ai theo Ta sẽ được ánh sáng ban sự sống". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 5, 13-16

    "Các con là sự Sáng thế gian".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn sử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó.

    "Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Related image

    TÔI ĂN - NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA

     

     

      

    Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật V Thường Niên Năm A hôm nay tiếp tục ngay sau bài Phúc Âm Chúa Nhật IV Thường Niên Năm A, một bài Phúc Âm về Các Phúc Đức Trọn Lành được Chúa Giêsu chỉ dạy riêng cho các môn đệ thân tín của Người, để các vị có thể "giảng dạy cho họ tất cả những gì Thày đã truyền dạy các con" (Mathêu 28:20), trước hết bằng đời sống chứng nhân của các vị, như "ánh sáng" chiếu tỏa trên "thế gian" này.  

    Đúng thế, nội dung của những lời Chúa Giêsu tiếp tục dạy cho các môn đệ của Người trong bài Phúc Âm hôm nay (5:13-16) đã cho thấy rõ ý hướng của Người, như câu mở đầu của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, tỏ lộ, ở chỗ Người dạy riêng cho các môn đệ nhưng nhắm đến lợi ích chung dân chúng và riêng đoàn chiên của các vị sau này: "Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng...". 

    Đó là lý do Người đã khẳng định với các môn đệ của Người rằng: "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn xử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời". 

    Chúa Giêsu đã ví các môn đệ của Người như "muối đất" và như "ánh sáng thế gian". Tại sao Người không đề cập đến "ánh sáng thế gian" trước mà là "muối đất" trước. Phải chăng Người có ý nói đến 2 phương diện tối yếu bất khả thiếu và bất khả phân ly của thành phần môn đệ được Người tuyển chọn, đó là phương diện nội tâm (cần phải có trước) và phương diện làm chứng (thành quả tất yếu đến sau)?  

    Đúng vậy, nếu một người tông đồ mà không có đời sống nội tâm sâu xa mặn mà như "muối đất", trái lại, nội tâm của họ hết sức nông cạn, hời hợt, sống theo tình cảm, đầy ắp kiến thức suông, mang tâm tình tự phụ tự mãn v.v., chẳng kết hợp với Chúa Kitô và theo tác động thần linh của Chúa Thánh Thần, thì làm sao họ có thể có cùng một tâm tưởng của Chúa Kitô, có những lời nói sưởi ấm lòng người như Chúa Kitô, có những tác hành và phản ứng nhân ái yêu thương với Chúa Kitô, và vì thế họ không thể nào làm chứng cho Người theo đúng như ơn gọi và sứ vụ chuyên biệt trổi vượt cao cả của họ như "một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được nữa". 

    Chính vì ý thức được thâm sâu những gì Chúa Giêsu truyền dạy như thế mà Giáo Hội, qua Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962 - 8/12/1965), đã khẳng định về căn tính và sứ vụ chính yếu bất khả thiếu của mình là "Ánh Sáng Chư Dân - Lumen Gentium", nhan đề của Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, một căn tính và sứ vụ chiếu soi muôn dân, sứ vụ làm chứng cho Chúa Kitô: "Tự bản chất, Giáo Hội lữ hành là truyền giáo" (Công Đồng Chung Vaticanô II - Sắc Lệnh 'Ad Gentes - Cho Chư Dân' về Việc Truyền Giáo của Giáo Hội - đoạn 2).

    "Các con là ánh sáng" trở thành căn tính chính yếu và sứ vụ bất khả thiếu của các tông đồ trong Bài Phúc Âm hôm nay chỉ có thể trở thành hiện thực nơi từng vị tông đồ nói riêng và nơi thành phần môn đệ của Người nói chung nếu trước hết và trên hết họ không trở thành "muối đất". Đó là lý do Chúa Giêsu đã, theo thứ tự giáo huấn của Người, bảo các vị "là muối đất" trước khi "là ánh sáng thế gian". Nghĩa là, nếu "ánh sáng thế gian" ám chỉ sứ vụ làm chứng và truyền giáo của các vị, của Giáo Hội trước thế giới, thì "muối đất" ám chỉ đời sống nội tâm và bỏ mình khổ chế của các vị, nhất là việc các vị cần phải hy sinh đến bồi cho thế gian. Bởi vậy, nếu các vị không có một đời sống nội tâm như "muối đất" như thế làm sao các vị có thể trở thành "ánh sáng thế gian", hay ngược lại, làm cho thế gian càng ung thối hơn bởi gương mù gương xấu của các vị, như thành phần "phản kitô".

    Chính vì chiều hướng "muối đất" và "ánh sáng thế gian" liên quan đến phần rỗi của nhân gian, đến đức ái trọn hảo như thế mà Bài Đọc 1 hôm nay cũng đã cho thấy ý nghĩa sâu xa của "ánh sáng" cần phải chiếu tỏa nhờ đức bác ái của những ai sống công chính như sau:

    "Hãy chia bánh của ngươi cho kẻ đói, hãy tiếp nhận vào nhà ngươi những kẻ bất hạnh không nhà ở; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy cho họ mặc đồ vào, và đừng khinh bỉ xác thịt của ngươi. Như thế, sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông, các vết thương của ngươi sẽ lành nhanh chóng; công lý của ngươi sẽ đi trước mặt ngươi, vinh quang của Chúa sẽ hậu thuẫn cho ngươi.... Nếu ngươi loại bỏ khỏi ngươi xiềng xích, cử chỉ hăm doạ, lời nói xấu xa, khi ngươi hy sinh cho người đói rách, và làm cho những người đau khổ được vui thích, thì ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên trong bóng tối, và bóng tối sẽ trở thành như giữa ban ngày".

    Bài Đáp Ca hôm nay cũng theo chiều hướng "ánh sáng" yêu thương của Bài Đọc 1 như sau: "Trong u tối, người xuất hiện như sự sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và công chính. Phước đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công bình" (câu 1), và "Lòng người kiên nghị, người không kinh hãi, người ban phát và bố thí cho những kẻ nghèo, lòng quảng đại của người muôn đời còn mãi, sừng người được ngẩng lên trong vinh quang" (câu 2).

    "Các con là ánh sáng thế gian", như Chúa Kitô khẳng định về căn tính của thành phần môn đệ tông đồ của Người, đã được thực sự thể hiện rạng ngời nơi một vị tông đồ được chính Người sai đi như "Ta sẽ làm cho con trở thành ánh sáng chư dân để mang ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất"  (Tông Vụ 13:47), đó là vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, một vị tông đồ đã sống ơn gọi và sứ vụ là "ánh sáng chư dân" của mình như chính ngài tỏ lộ ở Bài Đọc 2 hôm nay như sau:

    "Anh em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan; tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, tôi không cho là tôi biết điều gì khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đã đến với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa".

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.CNV-A.mp3