2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- CHA BRIAN -CHO LARAZO SỐNG LẠI

  •  
    Mo Nguyen
    Thu, Mar 26 at 5:30 PM
     
     

    FIFTH SUNDAY OF LENT – YEAR A  -  29 MARCH 2020

     

    hinh.jpg

     

    LAZARUS IS RAISED FROM THE DEAD

     

    WEEPING AT ANOTHER’S DEATH: 5th SUNDAY OF LENT A

                                        (John 11: 1-45)

     

    ‘Jesus weeps’ with sadness at the death of his friend. He does not hide his tears. But then he calls out: 'Take the stone away.’ ‘Lazarus ... come out.’ ‘Unbind Lazarus and let him go free.’ Clearly Jesus is the Master of life and death, ‘the resurrection and the life’.

     

    Death comes in many forms other than our final exit. We may feel that we have lost our grip on life, that we are broken, defeated and destroyed. A kind of death may happen to us if or when we find ourselves suffering grief, hurt, illness, shame, humiliation, separation, or the end of our marriage. The dreadful experience, whatever form it takes, may even leave us feeling that we have no energy, no future, and nothing left to live for.

     

    It’s not difficult to see Lazarus as a symbol for us all. Perhaps many of us have felt at times that we too have ended up in a tomb! Dead and buried! Cut off from life and the joys of life! Languishing in some cold dark place! Helpless, frustrated, bound up, and falling apart! Feeling too that some huge boulder is blocking our path back to light, life, and freedom! A boulder too heavy for us to roll away on our own!

     

    A particularly virulent form of living death is the disease of alcoholism. It not only destroys the living physical organs of the patient but destroys their world of meaning and relationships as well. This has come home to me vividly in recent years when I was offering support to someone who Is a recovering alcoholic. One of the things he told me that will always stay with me is that until he finally turned to the AA programme of recovery, he had been slowly but surely committing suicide.

     

    Whatever form living death may take in our lives, we rarely recover without a great deal of help from other people, help which includes friendship every bit as much as professional therapy. This is where we all come into the lives of others. This is where we act like Jesus himself when he intervenes in the death of Lazarus, and in the grief of Martha and Mary. This is where we stand at the door of their tombs, call out to them by name, and help the ones we love and befriend, to get up from their living death, rise to new life, and get moving again on the road to life.

     

    So, it's a matter of being ready to be 'Godsends', in fact agents and instruments of the Holy Spirit, to anyone who may need us. It's a matter of being sensitive to, being responsible for, and being compassionate towards. It's a matter of caring enough, reaching out to, and being there for. It's a matter of believing in, hoping that, and supporting the struggling and stumbling ones, to get back on track, and rediscover that life is worth living after all, and that they still have a lot of living to do.

     

    Jesus wept at the loss of his dear friend Lazarus. So must we weep at the plight of people who mean much to us. 

     

    We cannot belong to Jesus without weeping with him at the tombs of our fellow human beings and calling them out of those tombs into the light and love of God’s embrace. An alternative Opening Prayer today of our celebration of Christ as our resurrection and our life, spells out beautifully what our communion with him and one another leads us to do and to be:

     

    ‘Father ...,’ we pray, ‘the love of your Son led him to accept the suffering of the cross in order that his brothers and sisters might glory in new life. Change our selfishness into self-giving. Help us to embrace the world which you have given us, that we may transform the darkness of its pain into the life and joy of Easter.’

     

    When the much-loved Pope St John XXIII was dying, he pointed to the crucifix near his bed and told those standing around him, that it was those open arms of Jesus crucified that inspired his whole programme of life and work.

     

    What an inspiration it is to you and me as well, to take our cue from Jesus, not only weeping at the death and loss of his close friend, but doing all he could to change death into life, darkness into light, and sadness into joy!

     

    For the sensitivity that you and I need, then, to become aware when a sister or brother is close to breaking-point, and for the courage, compassion and generosity to step in and offer our assistance before it’s too late to make any difference, let us keep praying to the Lord!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    And Jesus Wept:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=T8d-2tW8X8c

     

    hat.jpg

                                   JESUS WEPT

     

    Chúa Giê-su làm cho anh Lazaro chết chôn 4 ngày trong mồ được sống lại:

    https://www.youtube.com/watch?v=FkK9g_2gKAE

     

    CN 05 Mùa Chay A – TA LÀ SỰ SỐNG LẠI – Ca sĩ: Thanh Hải & Thanh Tâm:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=Molu8Lyxsu0

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHO CON ĐƯỢC SỐNG

Xin cho con được sống

Tin mừng hôm nay thuật lại phép lạ Đức Giêsu cho Ladarô sống lại. Có thể nói trong muôn vàn phép lạ Ngài làm, thì đây là phép lạ mà mọi người khao khát. Ai ai cũng muốn sống, chẳng ai thích chết. Người có tự tìm đến cái chết cũng là vì họ quá yêu bản thân mình cho nên bồng bột để cướp quyền Thiên Chúa.

Người em trai của hai cô chị đã được Đức Giêsu thương mến đã qua đời vì đau nặng. Ngài đã rơi lệ vì thương anh, thương gia đình anh: “Thưa Thầy, nếu Thầy có ở đây, em con đã không chết.” (Ga 11, 21) Hai cô chị đều tin như vậy vì nghĩ rằng Chúa Giêsu sẽ làm phép lạ cứu em mình khỏi bệnh như bao phép lạ Ngài đã làm. Hai cô không biết rằng Đức Giêsu có thể cứu sống em mình mặc dù anh ấy đã chết cách đó hai ngày rồi. Đức Giêsu khẳng định với hai cô: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết.” (Ga 11, 25-26)

Câu chuyện trong Tin mừng hôm nay thật phù hợp với tâm tình của chúng ta trong Chúa nhật V mùa chay này, và cũng rất phù hợp với ta trong bối cảnh của đại dịch toàn cầu. Giữa ranh giới của sự sống và cái chết, lúc này có lẽ rất nhiều người đã nhận ra rằng không gì quan trọng bằng sự sống. Có sự sống là có tất cả, đó chỉ là cái sống ở trần gian này, còn sự sống đời sau thì quan trọng hơn rất nhiều. Vì sự sống đời này thì có giới hạn, có thời gian, còn sự sống vĩnh cửu đời sau thì không còn giới hạn, không có thời gian. Sự sống ấy là sự sống vĩnh cửu, có được sự sống ấy thì không bao giờ phải chết nữa. Thế nhưng sự sống vĩnh cửu lại được bắt đầu bằng chính sự sống nay còn mai mất hiện tại. Nếu như ta chỉ ích kỉ lo cho cái sống của thân xác thì chắc chắn ta sẽ mất đi sự sống đời đời. Ngược lại, ta biết sống tuân giữ lề luật Chúa, sống vâng phục thánh ý Ngài, thì ta sẽ có được sự sống đời đời. Lúc này chính là lúc thì có chết bằng thân xác nhưng ta cũng không chết linh hồn, lúc này chính là lúc cho dù thân xác có chết đi thì ta vẫn được sống đời đời.

Nhân loại ít nhiều đã hiểu ra sự sống ngắn ngủi ở đây này và sự bất lực của bản thân trước sự sống và cái chết. Tuy nhiên, không phải ai ai cũng có thể nhận ra được tiếng nói của Thiên Chúa qua từng biến cố của cuộc sống. Có những người lương tâm thực sự chai lỳ, cứng cỏi, với mọi người có thể biến cố này đã khiến cho họ suy nghĩ lại, tĩnh tâm lại và tìm ra được ý nghĩa cuộc sống và mục đích cuộc đời, nhưng với một số người vẫn không. Họ thực sự không còn niềm tin vào Thiên Chúa, họ thực sự đánh  mất lương tri chỉ biết làm điều ác, điều trái nghịch ý muốn của Ngài. Và hơn bao giờ hết, đó là những linh hồn mà Thiên Chúa thương yêu, tha thứ và cần họ hồi tâm, hoán cải, bởi Ngài đến là để cứu chữa những người tội lỗi.

Phép lạ Đức Giêsu cứu sống anh Ladarô để biểu lộ quyền năng của Ngài trên sự sống và cái chết, hầu cho tất cả chúng ta thấy mà tin. Ngài đã củng cố niềm tin của chúng ta: “Nếu chị tin, chị sẽ thấy được vinh quang Thiên Chúa.” (Ga 11, 40) Thế nhưng, vấn đề lúc này có lẽ không phải vì chúng ta không tin, cho bằng chúng ta khiếp sợ thánh ý Thiên Chúa, chúng ta sợ phải vâng phục quyết định của Ngài trên cuộc đời ta.

Lạy Chúa, Ngài lúc nào cũng ở bên con, đồng hành với con trên mọi nẻo đường. Ngài chăm lo, Ngài thấu biết mọi nhu cầu cuộc đời con, nhưng trái lại, con luôn luôn bỏ quên Chúa, chỉ những khi gặp gian nan, thử thách mới biết dừng lại để tạ ơn, để cầu xin, để tạ tội. Xin Ngài tha thứ và cứu chữa chúng con, chúng con thực sự đã tê liệt niềm tin vào quyền năng và sức mạnh của Ngài. Chúng con thực sự đã tê liệt lòng mến vào tình yêu của Ngài để rồi giờ đây đứng trước thế lực của bóng tối, sự dữ, đau khổ và chết chóc, chúng con mới biết dừng lại để cầu xin. Lạy Ngài nếu Ngài ở đây thì nhân loại đã không chết nhiều đến thế. Lạy Ngài nếu chúng con biết để Ngài ở đây thì chúng con không chết nhiều đến thế. Chúng con đã sai, sai trong niềm tin, sai trong cách sống.

Xin Ngài tha thứ và cứu chữa thế giới đang trước vực thẳm của diệt vong. Xin Ngài thương cứu chữa chúng con cho dù là sự sống nào cũng vậy, xin cho chúng con được sống. Sống đời sau là đã hạnh phúc, sống đời này để chúng con biết tôn kính Chúa và yêu thương nhau hơn. Lạy Chúa xin đừng bỏ rơi chúng con, lạy Chúa xin Ngài thương cứu chúng con, xin cho chúng con được sống dù là đời này, dù là đời sau.

M. Hoàng Thị Thùy Trang

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TĨNH CAO - CN5MC-A

  •  
    Tinh Cao
    Sat, Mar 28 at 5:23 AM
     
     

    Chúa Nhật 5MC-A

     

    THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

     

     Bài Ðọc I: Ed 37, 12-14

    "Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta, và các ngươi sẽ được sống".

    Trích sách Tiên tri Êdêkiel.

    Ðây Chúa là Thiên Chúa phán: "Hỡi dân Ta, này Ta sẽ mở cửa mồ các ngươi, Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi mồ và dẫn dắt các ngươi vào đất Israel. Hỡi dân Ta, các ngươi sẽ biết Ta là Chúa, lúc Ta mở cửa mồ các ngươi, và kéo các ngươi ra khỏi mồ, Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta, và các ngươi sẽ được sống, Ta sẽ cho các ngươi an cư trên đất các ngươi, và các ngươi biết rằng: Ta là Chúa, chính Ta đã phán và đã thi hành".

    Ðó là lời Chúa.  

     

       Ðáp Ca: Tv 129, 1-2. 3-4ab. 4c-6. 7-8

    Ðáp: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ (c. 7).

    Xướng: 1) Từ vực sâu, lạy Chúa, con kêu lên Chúa. Lạy Chúa, xin nghe tiếng con cầu; dám xin Chúa hãy lắng tai, hầu nghe thấu tiếng van nài của con. - Ðáp.

    2) Nếu Chúa con nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? Nhưng Chúa thường rộng lượng thứ tha, để cho thiên hạ tôn thờ kính yêu. - Ðáp.

    3) Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Ngài. Linh hồn con mong đợi Chúa con, hơn người lính gác mong trời rạng đông. - Ðáp.

    4) Hơn người lính gác mong hừng đông dậy. Israel đang mong đợi Chúa con: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ. Và chính Ngài sẽ giải thoát Israel cho khỏi mọi điều gian ác. - Ðáp. 

     

       Bài Ðọc II: Rm 8, 8-11

    "Thánh Thần của Ðấng làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Chúa. Còn anh em, anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo tinh thần, nếu thật sự Thánh Thần Chúa ở trong anh em. Nếu ai không có Thánh Thần của Ðức Kitô, thì kẻ ấy không thuộc về Người. Nhưng nếu Ðức Kitô ở trong anh em, cho dù thân xác đã chết vì tội, nhưng tinh thần vẫn sống vì đức công chính. Và nếu Thánh Thần của Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em.

    Ðó là lời Chúa.  

     

       Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 11, 25a và 26

    Chúa phán: "Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời đời".  

     

       Phúc Âm: Ga 11, 1-45

    "Ta là sự sống lại và là sự sống".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, có một người đau liệt tên là Ladarô, ở Bêtania, làng quê của Maria và Martha. (Maria này chính là người đã xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người. Em trai bà là Ladarô lâm bệnh). Vậy hai chị sai người đến thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, người Thầy yêu đau liệt". Nghe tin ấy, Chúa Giêsu liền bảo: "Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa và do đó Con Thiên Chúa sẽ được vinh hiển".

    Chúa Giêsu thương Martha và em là Maria và Ladarô. Khi hay tin ông này đau liệt, Người còn lưu lại đó hai ngày. Rồi Người bảo môn đệ: "Chúng ta hãy trở lại xứ Giuđêa". Môn đệ thưa: "Thưa Thầy, mới đây người Do-thái tìm ném đá Thầy, mà Thầy lại trở về đó ư?" Chúa Giêsu đáp: "Một ngày lại chẳng có mười hai giờ sao? Nếu ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì người ta thấy ánh sáng mặt trời; nhưng kẻ đi ban đêm sẽ vấp ngã vì không có ánh sáng". Người nói thế, rồi lại bảo họ: "Ladarô bạn chúng ta đang ngủ, dầu vậy Ta đi đánh thức ông". Môn đệ thưa: "Thưa Thầy, nếu ông ta ngủ, ông sẽ khoẻ lại". Chúa Giêsu có ý nói về cái chết của Ladarô, nhưng môn đệ lại nghĩ Người nói về giấc ngủ. Bấy giờ Chúa Giêsu mới nói rõ: "Ladarô đã chết. Nhưng Ta mừng cho các con, vì Ta không có mặt ở đó để các con tin. Vậy chúng ta hãy đi đến nhà ông". Lúc đó Tôma, cũng có tên là Ðiđimô, nói với đồng bạn: "Chúng ta cũng đi để cùng chết với Người".

    Ðến nơi, Chúa Giêsu thấy Ladarô đã được an táng bốn ngày rồi. (Bêtania chỉ cách Giêrusalem chừng mười lăm dặm). Nhiều người Do-thái đến nhà Martha và Maria để an ủi hai bà vì người em đã chết. Khi hay tin Chúa Giêsu đến, Martha đi đón Người, còn Maria vẫn ngồi nhà. Martha thưa Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, con biết Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy". Chúa Giêsu nói: "Em con sẽ sống lại". Martha thưa: "Con biết ngày tận thế, khi kẻ chết sống lại, thì em con sẽ sống lại". Chúa Giêsu nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?" Bà thưa: "Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian".

    Nói xong bà về gọi Maria em gái bà và nói thầm với em rằng: "Thầy ở ngoài kia, Thầy gọi em". Nghe vậy, Maria vội vàng đứng dậy và đi đến cùng Chúa. Vì lúc đó Chúa Giêsu chưa vào trong làng, Người còn đang đứng ở nơi Martha đã gặp Người. Những người Do-thái cùng ở trong nhà với Maria và an ủi bà, khi thấy bà vội vã đứng dậy ra đi, họ cũng đi theo bà, tưởng rằng bà đi ra khóc ngoài mộ. Vậy khi Maria đến chỗ Chúa Giêsu đứng, thấy Người, bà liền sấp mình xuống dưới chân Người và nói: "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt đây, thì em con không chết". Khi thấy bà khóc nức nở và những người Do-thái theo bà cũng khóc, Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi: "Ðã an táng Ladarô ở đâu?" Họ thưa: "Thưa Thầy, xin đến mà xem". Chúa Giêsu rơi lệ. Người Do-thái liền nói: "Kìa, xem Ngài thương ông ấy biết bao!" Nhưng có mấy kẻ trong đám nói: "Ông ấy đã mở mắt người mù từ khi mới sinh mà không làm được cho người này khỏi chết ư?" Chúa Giêsu lại xúc động; Người đi đến mộ. Mộ đó là một hang nhỏ có tảng đá đậy trên. Chúa Giêsu bảo: "Hãy đẩy tảng đá ra". Martha là chị người chết, thưa: "Thưa Thầy, đã nặng mùi rồi vì đã bốn ngày". Chúa Giêsu lại nói: "Ta đã chẳng bảo con rằng: Nếu con tin, thì con sẽ xem thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?" Thế là người ta cất tảng đá ra. Chúa Giêsu ngước nhìn lên và nói: "Lạy Cha, Con cảm tạ Cha đã nhậm lời Con. Con biết Cha hằng nghe lời Con, nhưng Con nói lên vì những người đứng xung quanh đây, để họ tin rằng Cha đã sai Con". Nói rồi, Người kêu lớn tiếng: "Ladarô! Hãy ra đây!" Người đã chết đi ra, chân tay còn quấn những mảnh vải, trên mặt quấn khăn liệm. Chúa Giêsu bảo: "Hãy cởi ra cho anh ấy đi".

    Một số người Do-thái đến thăm Maria, khi được chứng kiến những việc Chúa Giêsu làm, thì đã tin vào Người.

    Ðó là lời Chúa. 

    Hoặc đọc bài vắn này: Ga 11, 3-7. 17. 20-27. 33b-45

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, hai chị em của Ladarô sai người đến thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, người Thầy yêu đau liệt". Nghe tin ấy, Chúa Giêsu liền bảo: "Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa và do đó Con Thiên Chúa sẽ được vinh hiển".

    Chúa Giêsu thương Martha và em là Maria và Ladarô. Khi hay tin ông này đau liệt, Người còn lưu lại đó hai ngày. Rồi Người bảo môn đệ: "Chúng ta hãy trở lại xứ Giuđêa".

    Ðến nơi, Chúa Giêsu thấy Ladarô đã được an táng bốn ngày rồi. Khi hay tin Chúa Giêsu đến, Martha đi đón Người, còn Maria vẫn ngồi nhà. Martha thưa Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, con biết Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy". Chúa Giêsu nói: "Em con sẽ sống lại". Martha thưa: "Con biết ngày tận thế, khi kẻ chết sống lại, thì em con cũng sẽ sống lại". Chúa Giêsu nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?" Bà thưa: "Thưa Thầy: vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian".

    Người xúc động và hỏi: "Ðã an táng Ladarô ở đâu?" Họ thưa: "Thưa Thầy, xin đến mà xem". Chúa Giêsu rơi lệ. Người Do-thái liền nói: "Kìa, xem Ngài thương ông ấy biết bao!" Nhưng có mấy kẻ trong đám nói: "Ông ấy đã mở mắt người mù từ khi mới sinh mà không làm được cho người này khỏi chết ư?" Chúa Giêsu lại xúc động; Người đi đến mộ.

    Mộ đó là một hang nhỏ có tảng đá đậy trên. Chúa Giêsu bảo: "Hãy đẩy tảng đá ra". Martha là chị người chết, thưa: "Thưa Thầy, đã nặng mùi rồi vì đã bốn ngày". Chúa Giêsu lại nói: "Ta đã chẳng bảo con rằng: Nếu con tin, thì con sẽ xem thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?" Thế là người ta cất tảng đá ra. Chúa Giêsu ngước nhìn lên và nói: "Lạy Cha, Con cảm tạ Cha đã nhậm lời Con. Con biết Cha hằng nghe lời Con. Nhưng Con nói lên vì những người đứng xung quanh đây, để họ tin rằng Cha đã sai Con". Nói rồi, Người kêu lớn tiếng: "Ladarô! Hãy ra đây!" Người đã chết đi ra, chân tay còn quấn những mảnh vải, trên mặt quấn khăn liệm. Chúa Giêsu bảo: "Hãy cởi ra cho anh ấy đi".

    Một số người Do-thái đến thăm Maria, khi được chứng kiến những việc Chúa Giêsu làm, thì đã tin vào Người.

    Ðó là lời Chúa. 

     Image result for John 11, 1-45

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

     

    "Ta sẽ mở cửa mồ các ngươi, Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi mồ..." - Cái Chết Lần Thứ Hai!

     

     

    Ba Chúa Nhật cuối của Mùa Chay thuộc chu kỳ phụng niên Năm A, cho tới hôm nay, Chúa Nhật V Mùa Chay, đã tiến đến bài Phúc Âm cuối cùng của cùng Thánh ký Gioan thuộc bộ 3 bài Phúc Âm liên quan đến ý nghĩa tái sinh của thành phần dự tòng Kitô giáo, thành phần sẽ được lãnh nhận Phép Rửa tái sinh vào lễ đêm Vọng Phục Sinh.

     

    Thật vậy, nếu bài Phúc Âm cho Chúa Nhật III Mùa Chay Năm A về mạch nước sự sống liên quan đến người đàn bà ngoại lai Samaritanô, và bài Phúc Âm cho Chúa Nhật IV Mùa Chay về ánh sáng sự sống liên quan đến người mù từ lúc mới sinh, thì bài Phúc Âm cho Chúa Nhật V Mùa Chay về sự sống phục sinh liên quan đến Lazarô hồi sinh sau khi chết 4 ngày.

     

    Trước hết, chúng ta lưu ý là cả 3 bài Phúc Âm này: 1- đều là truyện thật chứ không phải dụ ngôn; 2- ba nhân vật trong 3 bài Phúc Âm khác nhau ấy có một liên hệ với Chúa Giêsu từ xa tới gần: trước hết là người phụ nữ Samaritano ngoại lai đối với người Do Thái, sau đó tới người mù từ lúc mới sinh chính tông Do Thái ở giáo đô Giêrusalem, và sau hết là chính Lazarô ở Giêrusalem là một trong những người bạn thân của Chúa Kitô.

     

    Việc Chúa Giêsu hồi sinh cho Lazarô trong bài Phúc Âm hôm nay là một cuộc hồi sinh đặc biệt hơn lần Người hồi sinh đứa con trai của người mẹ góa (xem Luca 7:11-17), hay đứa con gái của ông Giairô coi sóc hội đường (xem Mathêu 9:18-26; Marcô 5:21-43), vì lần này Người làm cho người chết đã xông mùi rồi mà vẫn có thể tự động bước ra khỏi mồ với những tấm khăn vải niệm xác trước mặt nhiều người ở ngay gần thành Giêrusalem và vào thời điểm gần đến Lễ Vượt Qua của dân Do Thái.  

     

    Chúa Giêsu thực hiện phép lạ hồi sinh Lazarô trong bài Phúc Âm hôm nay, bởi thế, chẳng những để cứu con người khỏi tội lỗi và sự chết bằng cuộc khổ nạn và tử giá của mình bằng tình yêu vô cùng nhân hậu của Đấng Thiên Sai Cứu Thế, mà còn để công chính hóa con người được Người cứu chuộc bằng sự sống thần linh Người ban cho họ của một Đấng "là sự sống lại và là sự sống".

     

    Như thế, vì chính việc hồi sinh cho Lazarô và mục đích hồi sinh cho người bạn thân này của Chúa Kitô, một người bạn thân cho thấy hình ảnh cùng thân phận của dân Do Thái đối với Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất trong Cựu Ước, mà lời Tiên Tri Êzêkiên về Người đã thật sự ứng nghiệm và trở thành hiện thực trong Bài Đọc I hôm nay: "Hỡi dân Ta, này Ta sẽ mở cửa mồ các ngươi, Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi mồ và dẫn dắt các ngươi vào đất Israel. Hỡi dân Ta, các ngươi sẽ biết Ta là Chúa, lúc Ta mở cửa mồ các ngươi, và kéo các ngươi ra khỏi mồ, Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta, và các ngươi sẽ được sống, Ta sẽ cho các ngươi an cư trên đất các ngươi, và các ngươi biết rằng: Ta là Chúa, chính Ta đã phán và đã thi hành".

     

    Sự kiện Lazarô được hồi sinh dù đã chết đến độ xông mùi bao hàm ý nghĩa xác loài người ta sẽ sống lại nói chung, nhất là xác của kẻ lành, đúng với mục đích cứu chuộc theo dự án của Thiên Chúa muốn cứu trọn vẹn bản tính đã bị hư hoại bởi nguyên tội của con người, nghĩa là cả hồn lẫn xác của con người sau nguyên tội đều được Thiên Chúa cứu độ nơi cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô.

     

    Tuy nhiên, cuộc hồi sinh của Lazarô về phần xác, một xác chết đã xông mùi hôi thối kinh tởm ám chỉ bản tính băng hoại bởi nguyên tội của loài người nói chung và linh hồn tội lỗi bởi tư tội của từng cá nhân con người nói riêng, có thể ám chỉ và tiêu biểu cho tình trạng linh hồn tội lỗi của con người như đang ở dưới vực sâu cần được Lòng Thương Xót Chúa cứu độ, nhưng chính vì tội lỗi nên con người lại cảm thấy mình hoàn toàn bất lực không thể tự độ (không thể tự cứu độ mình theo học thuyết Phật giáo), bởi thế con người kêu cầu lên Đấng có thể cứu độ mình, tin vào Ngài là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất như chính Ngài đã tỏ mình ra trong lịch sử cứu độ của dân Do Thái. Tình trạng tội lỗi và bất lực của linh hồn con người cần được cứu độ và mong được cứu độ bằng tất cả lòng tin tưởng như thế đã được bày tỏ hết sức tha thiết và thảm thiết ở Thánh Vịnh 129 trong Bài Đáp Ca hôm nay: 

     

    1) Từ vực sâu, lạy Chúa, con kêu lên Chúa. Lạy Chúa, xin nghe tiếng con cầu; dám xin Chúa hãy lắng tai, hầu nghe thấu tiếng van nài của con.

    2) Nếu Chúa con nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? Nhưng Chúa thường rộng lượng thứ tha, để cho thiên hạ tôn thờ kính yêu.

    3) Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Ngài. Linh hồn con mong đợi Chúa con, hơn người lính gác mong trời rạng đông.

    4) Hơn người lính gác mong hừng đông dậy. Israel đang mong đợi Chúa con: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ. Và chính Ngài sẽ giải thoát Israel cho khỏi mọi điều gian ác.  

    Nguyên lý hay tác lực làm cho con người được phục sinh về phần xác là do Thánh Thần, như vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô khẳng định trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma ở bài Đọc 2 hôm nay: "Thánh Thần của Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em".

    Chính Vị Thánh Thần phục sinh Chúa Kitô và làm cho xác loài người sống lại từ trong cõi chết đây là Thánh Thần được ban cho thành phần dự tòng Kitô giáo khi họ lãnh nhận Phép Rửa, để nhờ đó họ được tái sinh về phần hồn, nghĩa là chẳng những họ được thanh tẩy khỏi tội lỗi (bao gồm cả nguyên tội và tư tội cùng hình phạt gây ra bởi tội), mà còn được trở nên những dưỡng tử của Thiên Chúa, và là chi thể của Chúa Kitô trong Nhiệm Thể Giáo Hội, bằng không, như Thánh Phaolô trong cùng Bài Đọc 1 hôm nay xác định: "Nếu ai không có Thánh Thần của Ðức Kitô, thì kẻ ấy không thuộc về Người".

    Nhờ Thánh Thần được ban cho thành phần dự tòng Kitô giáo khi họ lãnh nhận Phép Rửa như thế, Vị Thánh Thần được chính Chúa Kitô Phục Sinh thông ban cho các tông đồ từ thân xác phục sinh vinh hiển của Người (xem Gioan 20:22), mà nơi Kitô hữu xẩy ra hai tác dụng thần linh bất khả thiếu và bất khả phân lý, như Thánh Phaolô đã xác tín trong cùng Bức Thư ở Bài Đọc 1 hôm nay:

    1- Họ có thể sống sự sống Thần Linh của Thiên Chúa: "Anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo tinh thần, nếu thật sự Thánh Thần Chúa ở trong anh em"; và

    2- Chúa Kitô mới có thể sống trong họ: "Nếu Ðức Kitô ở trong anh em, cho dù thân xác đã chết vì tội, nhưng tinh thần vẫn sống vì đức công chính", cho đến khi họ đạt đến tầm vóc của Chúa Kitô là đầu (xem Epheso 4:13,15), đến độ họ có thể nói như Thánh Phaolô: "Tôi sống nhưng không phải là tôi sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Galata 2:20).

    Nhưng thực tế sống đạo cho thấy, Kitô hữu sau khi lãnh nhận Phép Rửa, họ vừa là thánh nhân vừa là tội nhân, bởi nơi bản thân của họ vẫn phải chịu đựng hậu quả của nguyên tội là đau khổ và chết chóc, nhất là vẫn còn nguyên mầm mống tội lỗi là đam mê nhục dục cùng tính mê nết xấu. Bởi thế, họ khó lòng có thể sống xứng đáng với thân phận cao trọng là con cái Thiên Chúa của họ, và vì thế lại càng không thể nào "nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành" của họ (Mathêu 5:48). Trái lại, nếu không có ơn Chúa, họ có thể sa ngã bất cứ lúc nào trước ba thù: 1- "bản chất thì yếu nhược" (Mathêu 26:41) luôn hướng hạ về những gì là thấp hèn xấu xa bất xứng và hướng nội về những gì vị kỷ, 2- ma quỉ lại "là cha của các thứ gian ác" (Gioan 8:44) thật tinh quái cám dỗ, và 3- thế gian là vương quốc của ma quỉ lại tràn đầy những quyến rũ về nhục dục, tham lam và danh vọng (xem 1Gioan 2:16).

    Đó là lý do, cho dù đã được tái sinh, nhưng như thi thể hồi sinh của Lazarô vẫn còn bị cuốn chặt bởi những khăn vải táng liệm vướng víu cần phải được thân nhân bạn hữu cởi ra cho, Kitô hữu cũng cần phải được cộng đồng Dân Chúa của mình giúp tháo gỡ bằng mối hiệp thông yêu thương với họ và sự hướng dẫn cùng lời nguyện cầu của họ. Bằng không, con người sẽ trở nên "tệ hơn trước" (Mathêu 12:45; Luca 11:26), nghĩa là còn bị băng hoại đến độ không còn nghe thấy tiếng Chúa vốn sắc hơn gươm hai lưỡi có thể rạch cả tâm can lẫn xương tủy (xem Do Thái 4:12), tiếng quyền uy của Đấng mà kẻ chết (như Lazarô) cũng có thể nghe thấy (xem Gioan 5:28), và vì thế, vì không thể nghe thấy tiếng Chúa nữa, hay nhất định không muốn nghe thấy tiếng Người nữa, sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi trong nấm mồ hỏa ngục là "cái chết lần thứ hai" (Khải Huyền 20:14), một số phận vô cùng bất hạnh đã khiến cho Đấng trước khi hồi sinh Lazarô đã không thể nào cầm được nước mắt mà không khóc thương cho số phận vô cùng bất hạnh của họ (xem Gioan 11:35), chứ không phải khóc thương Lazarô là người bạn thân Người sẽ làm hồi sinh vì còn nghe thấy "lời ban sự sống" (Gioan 6:68) của Người, "lời là thần linh và là sự sống" (Gioan 6:63) của Người.

     Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

    MC.CNV-A.mp3  

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHp1he5Kn%3DevW40iEvaR2EggcUEzdrquAGCzocREQn6a7g%40mai
     
     

CẢM NGHIỆM SONG LC - SH BRENDAN-REFLECTION 5TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
    Sat, Mar 28 at 3:32 AM
     
     

        FIFTH SUNDAY OF LENT / A                       29 MARCH 2020

    hinh.jpg

     

                 I am the Resurrection and the Life  

     

                        REFLECTIONS ON THE GOSPEL (John 11: 1-45)

                                                ETERNAL LIFE

    In today’s Gospel, Jesus leaves what is for him safe country across the Jordan to go to Judea. He puts his own life at mortal risk in order to give life to his mortally ill friend.

    Strangely, of course, Jesus, on hearing the news of Lazarus’ grave illness, delays a few days before acting on the sisters’ message. In effect, he allows Lazarus to die. This means that he can enter into and address the grief of Martha and Mary, and of all those who subsequently mourn the death of loved one.

    Martha takes comfort in her conventional belief in the resurrection of the dead on the last day. But Jesus majestically proclaims, ‘I am the resurrection and the life’. For those who believe, ‘eternal life’ begins now; it transcends the barrier of death.

    Jesus in the end restores Lazarus to this present life. But, beyond a kindness to Lazarus and his sisters, this miracle is more importantly a sign and symbol that, in the sense mentioned above, Jesus is ‘the resurrection and the life’ for all believe.

    What Jesus does for Lazarus in fact plays out in miniature the whole pattern of his life and mission. As incarnate Son of God, he leaves the ‘safe country’ of his eternal dwelling with the Father (Jn 1: 1-2) to enter our world an, at the cost of his own life, give eternal life to us all. Each one of us, confronted with the prospect of death, is Lazarus, the friend for whom Jesus will give his own life. We should hear the Passion with this in mind.

    Brendan Byrne, SJ

    John 11:25-26 Song "I am the Resurrection and the Life" (Esther Mui) Christian Worship Praise:

    https://www.youtube.com/watch?v=7N0rDTsSSeI

     

    hat.jpg

    All - Chúa phán: Ta là sự sống lại ...

    https://www.youtube.com/watch?v=b4ZQq0lNZcg

    SN Chúa Nhật 5 MC-A "Ta là sự sống lại và là sự sống" - Nguyễn Thế Cường:

    https://www.youtube.com/watch?v=-_6staODmXc

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CN5MC-A

Chúa Kitô là Sự Sống Lại và là Sự Sống

Sau khi Giáo hội ngưng nghỉ để (Lætare) chuẩn bị tốt hơn niềm vui Phục Sinh dù còn hai tuần nữa, nhưng niềm vui ấy đã ló rạng trong các bài đọc Chúa nhật hôm nay, tuy không nói về sự sống lại của Chúa Giêsu vì đó là điều tất yếu, nhưng nói về sự phục sinh của chúng ta, chính Chúa Kitô ban cho chúng ta: trỗi dậy từ trong cõi chết.

Phục sinh Lagiarô báo trước cái chết của Chúa Giêsu

Sự kiện Lagiarô sống lại như một bi kịch giữa Sự Sống và Sự Chết, giữa Đấng được Chúa Cha sai đến là Đức Giêsu Kitô, Chúa của Sự Sống, và thủ lãnh sự chết tiềm ẩn nơi: bệnh tật, cái chết của Lagiarô, cũng như các âm mưu chống lại Chúa Giêsu.

Ngay từ đầu, Chúa Giêsu cho thấy những thử thách về bệnh tật của bạn mình, cũng như cái được cái mất trong cuộc thương khó của Người: “Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa” (Ga 11, 4). Chúa Giêsu biết rõ, Lagiarô chết và việc của Người nên nói với các môn đệ: ” Lagiarô đã chết” (Ga 11, 14). Nhưng Người sẽ cho sống lại, vì “sáng danh Thiên Chúa” (Ga 11, 4).

Đây là phép lạ thứ bẩy và cuối cùng thu hút sự chú ý nhất của dân chúng vào Chúa Giêsu trước khi Người bị bắt. Khi loan báo cho các môn đệ biết về ý muốn trở lại Giuđêa của Chúa Giêsu để gặp Lagiarô đã chết, các ông hết sức ngạc nhiên và lo lắng nên nói: “Thưa Thầy, mới đây người Do thái tìm ném đá Thầy, mà Thầy lại trở về đó ư? “(Ga 11, 8). Quả thật, các nhà lãnh đạo Do thái đã để mất Chúa Giêsu vào dịp này: “Bởi vậy từ ngày đó, họ quyết định giết Người” (Ga 11, 53 ). Nhưng phản ứng của Chúa Giêsu là: “Ladarô đã chết, chúng ta hãy đi với anh ta” (Ga 11, 15), Người sẽ đánh bại sự chết, cứu con người khỏi chết và ban cho sự sống.

Niềm hy vọng của chúng ta

Trọng tâm của Tin Mừng hôm nay là câu: “Ta là sự sống và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ “(Ga 11, 25-26). Nếu chúng ta đặt niềm tin vào Chúa Giêsu, Chúa Cha “Đấng đặt Thánh Thần của Ngài trong chúng ta, và chúng ta đang sống” sự sống của Người (Ez 1, 13) thì chúng ta sẽ được Thiên Chúa cho sống lại ngày sau hết.

Chúa cho Lagiarô sống lại như Người đã làm cho con gái ông Giairô, con trai của bà góa thành Naim trở lại sự sống tự nhiên lần thứ hai trong một thời gian ngắn. Trái lại, “Ðức Kitô sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa, sự chết không còn bá chủ được Người nữa” (Rm 6, 9) vì Người sống sự sống của Thánh Thần Thiên Chúa. Nhưng “nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em” (Rm 8,11). Sao chúng ta không thể hy vọng được.

Phần lớn chúng ta mong đợi trở lại cuộc sống tự nhiên. Chắc chắn chúng ta sẽ chết, bởi vì “thân xác chúng ta đã chết vì tội lỗi” (Rm 8, 10) nhưng “nếu Đức Kitô ở trong chúng ta” và chúng ta ở trong Người với đức tin sống động, thì linh hồn chúng ta sẽ sống bằng sự sống của Thiên Chúa và được tham dự vào sự bất tử của Người. Hơn nữa: chúng ta tin vào Phép rửa: “Vậy nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Người trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới “. (Rm 6, 4).

Thật là đại tin mừng: “Nơi Người là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại.  Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không tiêu diệt được sự sáng” (Ga 1, 4-5). Nếu như tác giả Tin Mừng đã hai lần thuật lại điều Martha và Maria than với Chúa về đau khổ của hai bà: “Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết” (Ga 11, 32), há không phải muốn nhấn mạnh rằng, từ nay, tiếng khóc không còn nữa đó sao? Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi: “Đã an táng Lagiarô ở đâu?” (Ga 11, 32) Nước mắt Chúa như mưa, Lagiarô như hạt giống, và ngôi mộ như một thửa đất. Chúa Giêsu hô lớn tiếng, tiếng Người làm cho sự chết run sợ, Lagiarô đã bung lên như hạt giống, anh bước ra khỏi mồ và tôn thờ Đấng đã cho anh sống lại.

Mãnh lực của sự chết đã thống trị Lagiarô bốn ngày. Chúa Giêsu đã đánh bại sự chết ngày thứ ba, đúng như lời Người đã hứa rằng, Ngài Người sẽ sống lại ngày thứ ba sau khi chết (x. Mt 16, 21).

“Hãy đẩy tảng đá ra” (11, 39). Cái gì vậy, Đấng đã làm cho kẻ chết sống lại, nay không thể mở cửa mồ hay phán một lời để di chuyển tảng đá đóng cửa mồ hay sao? Chắc chắn, Người có thế khiến tảng đá lăn ra khỏi mồ bằng lời Người phán, khi Người bị treo trên thập giá, Người đã từng chẻ đôi tảng đá và mở tung các cửa mồ (Mt 27,51-52).

“Hãy cởi ra cho anh ấy đi”(11, 44). Chúa bảo người chung quanh cởi cho anh để họ nhận ra chính anh là người họ đã bọc vào trong khăn an táng, thân xác đã phân hủy, nay sống lại nhờ quyền năng Chúa. 

Hình ảnh báo trước và là lời hứa phục sinh cho các dự tòng

Là người thật, Ðức Kitô đã khóc Lagiarô, bạn hữu Người; là Thiên Chúa hằng sống, Người đã truyền cho Lagiarô sống lại ra khỏi mồ. (Kinh Tiền Tụng). Hôm nay Chúa cũng tuyên bố: “Ta là sự sống lại và là sự sống” và hỏi “Con có tin điều đó không?” Cùng với Martha chị của Lagiarô các anh chị em dự tòng thưa: “Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian” (Ga 11,). Chúa phục sinh Lagiarô là hình ảnh báo trước sự phục sinh cho các dự tòng là những người mong đợi trong Đêm Vọng Phục Sinh. Khi dìm mình trong nước nước Rửa tội, người dự tòng được giải thoát khỏi sự chết và sống lại với Chúa Kitô. Sự sống lại này, như lời tiên tri Êgiêkiêl: “Ta sẽ mở cửa mồ cho các người, Ta sẽ kéo các người ra khỏi mồ” (Ez 37, 12-14). “Ta đặt thần khí ta vào tâm hồn anh em” (Ez 37, 6) : nhờ Phép Rửa tội, Thần Khí Đức Kitô ngự vào trong chúng ta (Rm 8, 8-11), Thần Khí kết hợp người chịu phép rửa trong tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con ; khi đón nhận, chúng ta được tham dự vào tình yêu này của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts