2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

A REFLECTION - 2ND SUNDAYOF EASTER -A

 

  •  
    Mo Nguyen
    Fri, Apr 17 at 1:25 AM
     
     

    SECOND SUNDAY OF EASTER - YEAR A                      19 APRIL 2020

     

     

                            

    hinh.jpg

     

                                  WHOM SHALL I SEND?

     

    A REFLECTION (John 20: 19 -31)

    I AM SENDING YOU. When we gather for Eucharist each Sunday the risen Christ comes among us and offers us his gift of peace. Our celebration gives us joy and strengthens our faith. But we cannot stay inside the church with its doors locked. At the end of Mass we are sent out, commissioned to bring the love and mercy of Christ to all who continue to bear in their bodies the wounds of crucifixion.

     

    Here I Am Send Me (lyrics) Darlene Zschech:

    https://www.youtube.com/watch?v=JwSa_1stNlY

     

     

    sing.jpg

     

    LIVE] Xin Hãy Sai Con - Phương Anh | Giáo Xứ Tân Lộc - Giáo Phận Vinh:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=GaWul8iaI2Y

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ SÁU CN PHỤC SINH

Vui Với Mặt Trời

Kính thưa Anh Chị em,

Câu chuyện Tin Mừng hôm nay tiếp nối trình thuật Emmaus hôm qua. Emmaus nằm về phía tây, phía mặt trời lặn, phía của bóng tối, đêm đen và chết chóc. May thay, Chúa Phục Sinh đã hiện ra; hai môn đệ thoáng thấy Ngài. Và hôm nay, cùng với các môn đệ khác, họ có mặt ở Giêrusalem, phía đông, phía bình minh rạng, họ đã gặp được Thầy mình. Mặt trời Giêsu sừng sững giữa họ, “Bình an cho anh em”. 

Chúng ta không tài nào hiểu được niềm vui vỡ oà của các môn đệ chiều ngày hôm ấy khi họ đang tranh nhau kể lể Chúa hiện ra thế này, Thầy hiện ra thế kia vì ngay lúc ấy, Chúa Phục Sinh bằng xương bằng thịt đứng sừng sững giữa họ. Ngài lên tiếng, “Bình an cho anh em, Thầy đây đừng sợ”. Ôi, một lời chào cũng là một lời trấn an mà với Ngài, dường như không có chuyện gì đã xảy ra trong mấy ngày qua. Đấng Phục Sinh như mặt trời ấm áp xua tan băng giá; Thầy trò gặp nhau, mừng mừng tủi tủi; và cùng nhau, họ vui với mặt trời.

Không chỉ “Bình an cho anh em, Thầy đây đừng sợ”, Chúa Giêsu còn đưa tay chân cho các môn đệ xem, “Hãy xem tay chân Thầy, chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem, ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây… Các con có gì ăn không?”. Làm sao tả hết nỗi mừng của những con người tưởng đã mất hết, nay được lại tất cả; bởi lẽ, chính lúc những áng mây xám xịt giăng mắc tâm hồn các môn đệ đang dần dà tản mát, chính lúc bão dông chiều thứ sáu đang từ từ lặng yên, chính lúc những khuôn mặt đang bán tín bán nghi nửa lo nửa mừng nhìn nhau thì ngay lúc ấy, Chúa Phục sinh đang có đó. Ngài có đó, ngay giữa những ký ức đắng cay về người Thầy loang máu; Ngài có đó, giữa những hoài niệm ngọt ngào nơi phòng tiệc yêu thương; Ngài có đó, tại đây, ăn bữa ăn sau cùng và cúi xuống rửa chân môn đệ; Ngài có đó, nơi họ thề thốt trung thành, mà xót xa thay, ngay trong đêm, họ đã thất trung. Yêu thương, phản bội; ngọt bùi, chua cay; tiếc xót, hạnh ngộ… xảy ra nơi đây, tại căn phòng này. Vậy mà hôm nay, Ngài vẫn có đó, giữa họ, một lần nữa, nói với họ, “Bình an cho anh em”.

Hôm qua, một bà cụ cùng đứa cháu nhỏ đến thăm tôi sau hơn hai tuần không đến nhà thờ. Bà biếu tôi hai trái đu đủ vườn, khuôn mặt hai bà cháu thật rạng rỡ. Bà kể, “Sáng Chúa Nhật vừa qua, giáp chúng con thật vui vì chưa bao giờ chúng con có một lễ Chúa Nhật lạ thường như thế. Giáp chúng con chỉ có một số nhà có tivi lớn vốn có thể kết nối trực tuyến thánh lễ. Vậy là chúng con, xóm trên xóm dưới, ai ai cũng áo xống đẹp đẽ chuẩn bị đi lễ. Các bà các cô thì mặc áo dài, các ông mặc áo vest, thiếu nhi cũng chỉnh tề trong đồng phục… và ai nấy đi đến các nhà có tivi để dự lễ. Kẻ đi lên, người đi xuống rộn rã như đi lễ mồng một Tết. Mấy anh cán bộ lo lắng chạy quanh hỏi người này, hỏi người kia. Chúng con bảo, chúng con đi lễ… họ càng cuống cuồng; nhất là khi nghe lễ tại nhà ông này, lễ tại nhà bà kia. Họ thắc mắc và không hiểu tại sao, “Lễ đâu mà nhiều thế?”, linh mục nào sẽ làm… Họ hốt hoảng, gọi điện thoại í oé và xem ra có vẻ rất lo lắng. Chúng con đúng giờ, tham dự thánh lễ Phục Sinh trực tuyến, cùng hát xướng đối đáp như đi lễ ở nhà thờ; chỉ tiếc một điều là không được rước Chúa mà chỉ rước lễ thiêng liêng. Lễ xong, chúng con ra về, lòng vui như hội”.

 

Anh Chị em,

Chúa có trăm phương ngàn cách để tạo nên những sáng kiến hầu tiếp tục gây ngạc nhiên cho con cái và kinh ngạc cho người không tin. Ngạc nhiên lớn nhất chính là sự hiện diện mang theo bình an của Ngài ở khắp mọi nơi cho những người đi về phía mặt trời.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con quay lưng với hừng đông nhưng xô con về với mặt trời; vì biết rằng, ở đó, con được bình an, sưởi ấm và chiếu soi”, Amen.

 

(Lm. Minh Anh, Gp. Huế) 

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BA CN PHỤC SINH

 

  •  
    Tinh Cao
    Mon, Apr 13 at 3:41 PM
     
     
     

    Thứ Ba Bát Nhật Phục Sinh

    PHỤ NỮ RẤT CAN ĐẢM TÌM GẶP CHÚA

    Bài đọc 1
    Cv 2,36-41

     

    Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su.

    Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

    36 Trong ngày lễ Ngũ Tuần, ông Phê-rô nói với người Do-thái rằng : “Toàn thể nhà Ít-ra-en phải biết chắc điều này : Đức Giê-su mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Ki-tô.”

    37 Nghe thế, họ đau đớn trong lòng, và hỏi ông Phê-rô cùng các Tông Đồ khác : “Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì ?” 38 Ông Phê-rô đáp : “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, để được ơn tha tội ; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần. 39 Thật vậy, đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em, cũng như cho con cháu anh em và tất cả những người ở xa, tất cả những người mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi.” 40 Ông Phê-rô còn dùng nhiều lời khác để long trọng làm chứng và khuyên nhủ họ. Ông nói : “Anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này để được cứu độ.” 41 Vậy những ai đã đón nhận lời ông, đều chịu phép rửa. Và hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo.

    Đáp ca
    Tv 32,4-5.18-19.20 và 22 (Đ. c.5b) 

    Đ.Tình thương Chúa chan hoà mặt đất.

    4Lời Chúa phán quả là ngay thẳng,
    mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin.
    5Chúa yêu thích điều công minh chính trực,
    tình thương Chúa chan hoà mặt đất.

    Đ.Tình thương Chúa chan hoà mặt đất.

    18Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,
    kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương,
    19hầu cứu họ khỏi tay thần chết
    và nuôi sống trong buổi cơ hàn.

    Đ.Tình thương Chúa chan hoà mặt đất.

    20Tâm hồn chúng tôi đợi trông Chúa,
    bởi Người luôn che chở phù trì.
    22Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa,
    như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài.

    Đ.Tình thương Chúa chan hoà mặt đất.

    Tung hô Tin Mừng
    Tv 117,24

    Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.

    Đây là ngày Chúa đã làm ra,

    nào ta hãy vui mừng hoan hỷ. Ha-lê-lui-a.

    Tin Mừng
    Ga 20,11-18

     

    Tôi đã thấy Chúa, và Người đã nói với tôi.

    Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

    11 Khi ấy, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, 12 thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giê-su, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. 13 Thiên thần hỏi bà : “Này bà, sao bà khóc ?” Bà thưa : “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu !” 14 Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su. 15 Đức Giê-su nói với bà : “Này bà, sao bà khóc ? Bà tìm ai ?” Bà Ma-ri-a tưởng là người làm vườn, liền nói : “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” 16 Đức Giê-su gọi bà : “Ma-ri-a !” Bà quay lại và nói bằng tiếng Híp-ri : “Ráp-bu-ni !” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’). 17 Đức Giê-su bảo : “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ : ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’.” 18 Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ : “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.

     

     

     

    "Nhân vật chính trong các phụ nữ ra thăm mộ Chúa Kitô từ sáng sớm là Mai Đệ Liên... tai của chị nghe được rõ tiếng của Chúa mà chị lại cứ tưởng là người làm vườn nào đó, cho tới khi chị được chính Người gọi đích danh của chị"  - Tại sao?

     

    Nhân vật chính trong các phụ nữ ra thăm mộ Chúa Kitô từ sáng sớm là Mai Đệ Liên, có thể chị là người đầu tiên rồi các bà khác ra sau nhập bọn, và chị là người cuối cùng ở lại bên mộ Chúa để tìm cho bằng được xác của Vị Sư Phụ vô cùng kính mến của chị, thế mà, khi chị được chính Người hiện ra và tai của chị nghe được rõ tiếng của Chúa mà chị lại cứ tưởng là người làm vườn nào đó, cho tới khi chị được chính Người gọi đích danh của chị:  

     

     


    "
    Khi ấy, bà Maria đang còn đứng gần mồ Chúa mà than khóc. Nhìn vào trong mồ, bà thấy hai thiên thần mặc áo trắng đang ngồi nơi đã đặt xác Chúa Giêsu, một vị ngồi phía đàng đầu, một vị ngồi phía đàng chân. Hai vị hỏi: "Tại sao bà khóc?" Bà trả lời: "Người ta đã lấy mất xác Chúa tôi và tôi không biết người ta đã để Người ở đâu?" Vừa nói xong, bà quay mặt lại, thì thấy Chúa Giêsu đã đứng đó, nhưng bà chưa biết là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu hỏi: "Bà kia, sao mà khóc, bà tìm ai?" Tưởng là người giữ vườn, Maria thưa: "Thưa ông, nếu ông đã mang xác Người đi, thì xin cho tôi biết ông đã đặt Người ở đâu, để tôi đến lấy xác Người". Chúa Giêsu gọi: "Maria". Quay mặt lại, bà thưa Người: "Rabboni!" (nghĩa là "Lạy Thầy!"). Chúa Giêsu bảo bà: "Ðừng động đến Ta, vì Ta chưa về cùng Cha Ta. Nhưng hãy đi báo tin cho các anh em Ta hay và bảo họ rằng: Ta về cùng Cha Ta, cũng là Cha các con; về cùng Thiên Chúa Ta, cũng là Thiên Chúa các con". Maria Mađalêna đi báo tin cho các môn đệ rằng: "Tôi đã trông thấy Chúa và Chúa đã phán với tôi những điều ấy". 

     

    Thánh thi (Giờ Kinh Sáng trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh - bản của Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Giò Kinh)

     

    Gió sớm lâng lâng quyện sáng về,

    Trong bình minh nhuốm sắc pha lê,

    Thấp thoáng bóng chân người thôn nữ,

    Viếng mồ chẳng ngại dẫm sương khuya.

     

    Vội vã dầu thơm đặt cạnh mồ,

    Nhưng kìa ai lật tảng đá to?

    Khăn liệm xếp đây: sầu tuyệt vọng!

    Xác Người đã lạc mất phương mô?

     

    Buồn ngấm hàng mi lệ ứa trào

    Hương lòng thờ kính gửi trời nao?

    Tín đồ mất Chúa, ôi cô quạnh!

    Mỏm đất trơ vơ, cả huyệt sầu.

     

    Thoạt đâu gió đẩy đất rung rinh,

    Thôn nữ sầu tan vội ngoảnh nhìn:

    Hai người xiêm áo in màu tuyết

    Reo vang: "Con Chúa đã phục sinh!"

     

    Thôi cả trào vui ngập biển lòng,

    Thả buồn cho gió cuốn mông lung;

    Xăm xăm quay gót băng đồng nội,

    Thôn nữ vui mừng vượt nắng trong.

     

    Ôi Chúa phục sinh, phút rợn trời,

    Thảo nào đêm dậy ánh sao tươi,

    Gió đàn, hương ngát trăng kiều diễm

    Hòa tấu lừng uy đón đợi Người!

     

     

     

    Tuy nữ nhân vật Mai Đệ Liên được bộ Phúc Âm Nhất Lãm liệt kê vào số những người phụ nữ ra mồ vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, như thể các bà suốt đêm không ngủ, chỉ chờ đến sáng, qua ngày hưu lễ, để ra thăm mộ của Đấng các bà kính mến và thương quí, nhưng, căn cứ vào các chi tiết được thuật lại ở cả bộ Phúc Âm Nhất Lãm cũng như Phúc Âm Thánh ký Gioan thì Mai Đệ Liên dường như là người ra mộ sớm nhất, đi một mình chứ không đi chung với các bà kia.

     

    Bởi thế, theo Phúc Âm Thánh Gioan của chính Chúa Nhật Phục Sinh Lễ Rạng Đông thì Mai Đệ Liên đã chạy về báo tin ngay cho các tông đồ và vì thế 2 môn đệ đại diện là Phêrô và Gioan đã chạy ra mộ (xem Gioan 20:1-10). Còn các bà kia ra sau cũng chạy về báo tin cho các tông đồ, như Phúc Âm Thánh Luca thuật lại ở Lễ Vọng Phục Sinh Chu Kỳ Năm C, thì bấy giờ chỉ có môn đệ Phêrô chạy ra mồ (chắc lần thứ hai) và lần thứ hai này có thể đã làm cho người môn đệ ấy "cảm thấy lạ lùng" hơn lần thứ nhất.

     

    Bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan hôm nay cho thấy lần hiện ra thứ hai của Chúa Giêsu, sau khi hiện ra cho chung các bà trong bài Phúc Âm hôm qua, cho riêng một mình Mai Đệ Liên, người phụ nữ ra mồ sớm nhất và đã chạy về báo cho các tông đồ, nhưng sau khi hai môn đệ Phêrô và Gioan từ mộ trở về thì chị vẫn tiếp tục ở lại mồ để "khóc" vì không thấy xác của Đấng chị đã từng được diễm phúc xức dầu thơm hai lần (xem Luca 7:37-38; Gioan 12:3) khi Người còn sống, và nhất định tìm cho bằng được thi thể vô cùng cao trọng của Người: "Thưa ông, nếu ông đã mang xác Người đi, thì xin cho tôi biết ông đã đặt Người ở đâu, để tôi đến lấy xác Người".

     

    Ở đây chúng ta mới thấy rằng cái tiền thức về Chúa Kitô là một con người đã chết và cái niềm tin về người chết chỉ sống lại vào ngày tận thế (xem Gioan 11:24) chứ không phải trước ngày tận thế đã hoàn toàn chi phối chính bản thân của một con người hết sức thiết tha kính mến Chúa Kitô, tha thiết tìm kiếm Người, nên chắc chắn có một cảm giác rất bén nhậy về Người, như "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" là Gioan, thế mà khi nghe thấy tiếng của Người, chị vẫn không nhận ra ngay lập tức, mà lại "tưởng là người giữ vườn". Cho đến khi, phải, cho đến khi chị nghe Người gọi đích danh tên của chị: "Maria". Bằng không, bị tiền thức chi phối, thậm chí bị thành kiến điều khiển, con người có khuynh hướng biến thực tại khách quan thành tưởng tượng chủ quan, chẳng như như Mai Đệ Liên đã biến thực tại Chúa Giêsu Phục Sinh thành một người làm vườn bởi tiền thức phục sinh không xẩy ra bấy giờ.

     

    Đúng thế, Thiên Chúa thường tỏ mình ra cho chung con người, nhưng đồng thời Ngài cũng tỏ mình ra cho từng người nữa, để họ cảm nghiệm thần linh về Ngài như Ngài tỏ mình ra cho họ, nhờ đó họ có thể trở thành chứng nhân trung thực của Ngài và cho Ngài. Cách thức Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người khiến họ dễ nhận ra nhất và cảm kích nhất đó là chạm đến đời tư của họ, như Chúa Kitô đã chạm đến đến tư của người phụ nữ Samaritanô sống với 6 người đàn ông không phải là chồng của chị (xem Gioan 4:16-18).

     

    Ở đây, Chúa Kitô đã chạm tên gọi của chị Mai Đệ Liên, khiến chị nhận ngay ra Người và trở thành chứng nhân của Người và cho Người: "Tôi đã trông thấy Chúa và Chúa đã phán với tôi những điều ấy". Đó là "Ta về cùng Cha Ta, cũng là Cha các con; về cùng Thiên Chúa Ta, cũng là Thiên Chúa các con".

     

    Hình như chỉ có những ai đã từng có một cái gì đó tiêu cực mới được Chúa gọi đích danh. Điển hình nhất có "Matta (Luca 10:41) lo lắng bối rồi nhiều chuyện nên ghen với Maria em mình, hay viên trưởng ban thu thuế lùn "Giakêu" trước khi thống hối ăn năn (Luca 19:5), hoặc "Simon" (Luca 22:31) để báo trước cho vị môn đệ sắp chối Thày 3 lần, hay "Philiphê" (Gioan 14:8) là người môn đệ xin Thày tỏ cho biết Cha trong khi chính Thày là hiện thân của Cha, hoặc "Saulê" (Tông Vụ 26:14) khi nhân vật Pharisiêu nhiệt thành này đang hung hăng bắt bớ Kitô hữu môn đệ của Chúa Kitô, hay "Lazarô" là một tử thi chết đã 4 ngày, tiêu biểu cho hậu quả tội lỗi của con người cần được cứu độ. Riêng chị Mai Đệ Liên ở trong bài Phúc Âm này,Chúa Kitô không gọi tên của chị khi chị đang sống cuộc đời bê tha tội lỗi mà là vào lúc chị đã trung thành theo Chúa cho đến cùng.

     

    Ở đây chúng ta còn thấy rằng những lời Chúa Kitô phán về thành phần mẹ của Người và anh chị em của Người, mà bấy giờ Người chỉ vào thành phần các môn đệ của Người (xem Mathêu 12:49-50), nay đã được ứng nghiệm nơi lời Người phán với chị Mai Đệ Liên: "Ta về cùng Cha Ta, cũng là Cha các con; về cùng Thiên Chúa Ta, cũng là Thiên Chúa các con". Bởi vì, Người sống lại để ban cho họ sự sống, sự sống thần linh của Thiên Chúa, qua Thánh Thần Người thông truyền ra cho các vị (xem Gioan 20:22), nhờ đó các vị được hiệp nhất nên một với Người, "như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Gioan 17:21). 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.BatNhat-3.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHoUtnwvYiCfRXMxjBGQ7rcjLX1VdJUyzYg2xyUaxHUDpA%40mail
     
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM CN PHỤC SINH

Ai tin vào Chúa sẽ được bình an của Người

— Trần gian thì ôi thôi ai cũng có cả gánh những lo toan chồng chất trên đôi vai mà càng ngày càng chất nó lên cao chớ không có buông bỏ được cái nào cả vì ngay cả cái giẻ cũng phải bỏ tiền mà mua chớ có ai cho không đâu. Mà con nhà nghèo thì được cha mẹ dạy làm thế ngay từ cái tuổi bé thơ; vì không làm vậy thì cứ ngày này qua tháng nọ chỉ trên răng dưới dép chớ không có gì đáng giá cả!.

— Nhưng cảm tạ Thiên Chúa của chúng ta đã cho chúng ta cơ hội làm con cái Chúa ngay từ 1 tháng tuổi là được cha mẹ đem đi nhà thờ để nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội và từ ngày đó chúng ta luôn được Thiên Chúa chăm lo và dưỡng nuôi trong tình yêu thương của Người, trong ân sủng Người. Thật là sung sướng, thật là hạnh phúc thay cho người con cái Chúa. Nhận biết Chúa & cảm nhận được tình Chúa là vô biên, vô tận.

— Nhưng cuộc đời trần gian thì không phải ai cũng được xuông sẻ suốt cuộc đời vậy đâu mà nó luôn là cạm bẫy giăng mắc; luôn là những đam mê gọi mời khó tránh khỏi, cho cả người nam và người nữ. Vì trong con người của chúng ta thì luôn có thiện và ác; tùy theo cái trí khôn của chúng ta nó nghe theo sự mách bảo của bên lành hay bên dữ mà thôi. Khó vô cùng vì có nhiều khi chúng biết nhưng cố tình bịt mắt, bịt tai, bịt miệng để làm theo lời dụ dỗ của chúng quỷ mà làm hại cho biết bao người.

— Chỉ khi chúng ta hướng về Chúa, về những sự trên Trời và khao khát để được lên Trời sau cuộc sống tạm bợ ở đời này thì Thiên Chúa sẽ mở lối cho chúng ta, dạy cho chúng ta cách sống theo thánh ý Chúa chớ không theo ý riêng của mình nữa … Có nghĩa chúng ta phải hy sinh buông bỏ những gì không thuộc về mình thì hãy trả lại cho người. Thiên Chúa, Người sẽ chỉ dạy cho ta cách sống sao để Nước Trời sẽ là nơi ta nhất định phải đến, phải hướng tới.

— Được thế thì chúng ta liền được Chúa ban cho chúng ta sự BÌNH AN ngay bây giờ vì thời giờ của chúng ta ai nấy đều có hạn kỳ. Có người ngay ngày mai đây sẽ không còn có cơ hội thức dậy được nữa – như trong cơn đại dịch Corona hiện giờ thì không ai mà không run sợ, lo lắng. Vì sao? Thưa vì chúng ta chưa có ai chuẩn bị đầy đủ hành trang cho ngày hồn lìa khỏi xác cả … Một vali trống rỗng … thật là đáng ngại vô cùng.

— Không gì đáng cho chúng ta phải lo nghĩ trong thời gian mà tất cả bị nhốt trong nhà; chúng ta hãy nên lợi dụng thời giờ để tìm về với Chúa để được Chúa ban cho Bình An trong tâm hồn, trong gia đình và tin tuyệt đối rằng Thiên Chúa Người hằng chăm sóc và nuôi dưỡng chúng ta. Vâng, ngay cả từng hơi thở mà Chúa ban cho rất nhưng không từ lúc sinh ra cho tới bây giờ!. Nếu tính ra tiền thì xin hỏi ai có thể sống quá 10 năm?. Amen.
 

**

Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
16 tháng 4, 2020

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHÚA NHẬT VÀ THỨ HAI

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Apr 12 at 2:09 PM
     
     


     

    Nếu trong Mùa Chay, nhất là từ Tuần Thư 4 trở đi, bao gồm cả Tuần Thánh, chủ đề chính yếu của phụng vụ Lời Chúa là Mầu Nhiệm Vượt Qua, hướng về (Mùa Chay) và cử hành (Tam Nhật Thánh) biến cố khổ giá và phục sinh của Chúa Kitô, tột đỉnh mạc khải thần linh của Thiên Chúa, thì trong Mùa Phục Sinh 7 tuần lễ, chủ đề của phụng vụ Lời Chúa phản ảnh đúng như lời Chúa Kitô đã tuyên bố về bản thân Người "Thày là sự sống lại và là sự sống", một chủ đề có 2 phần: phần 1 "Thày là sự sống lại" cho Tuần Bát Nhật Phục Sinh, và phần 2 "Thày là sự sống" cho 6 tuần lễ còn lại của Mùa Phục Sinh (rồi chúng ta sẽ thấy).

     

    Thật vậy, chủ đề của phụng vụ Lời Chúa cho Tuần Bát Nhật Phục Sinh, kể từ ngày đầu tiên là Chúa Nhật Phục Sinh (ở Thánh Lễ ban ngày, chứ không phải Thánh Lễ Đêm Vọng Phục Sinh) đến ngày thứ 8 là Chúa Nhật thứ 1 sau Phục Sinh là chính Lễ Lòng Thương Xót Chúa, toàn là những bài Phúc Âm (bao gồm toàn bộ 4 cuốn, nhưng chính yếu là Phúc Âm Thánh ký Gioan có 4 trong 8 bài mà 2 bài chính vào 2 Chúa Nhật đầu và cuối Tuần Bát Nhậtđược Giáo Hội cố ý chọn đọc về các lần Chúa Kitô sau khi sống lại từ trong cõi chết hiện ra khác nhau theo thứ tự thời gian, như sau:

     

    Trong các bài Phúc Âm đều cho thấy việc Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra là để chẳng những chứng thực Người đã sống lại đúng như Thánh Kinh và lời Người đã báo trước, mà còn để trở thành sứ vụ loan báo của thành phần chứng nhân tiên khởi là các tông đồ nữa, đúng như lời Chúa Giêsu đã tiên báo về mối liên hệ mật thiết bất khả phân ly giữa Ngài và Giáo Hội Truyền Giáo: "Thần Chân Lý từ Cha mà đến và là Đấng chính Thày sẽ sai đến từ Cha, Ngài sẽ làm chứng về Thày. Các con cũng phải làm chứng về Thày, vì các con đã ở với Thày ngay từ ban đầu" (Gioan 15:26-27). 

     

     

    Đó là lý do bài đọc 1, trong suốt Mùa Phục Sinh, không trích từ Cựu Ước, mà toàn là Sách Tông Vụ, thứ tự được Giáo Hội trích đọc từ đầu đến cuối (trừ Chúa Nhật Phục Sinh ở đoạn 10 là đoạn được coi là tổng hợp), và cuối lại là đầu (với biến cố Hiện Xuống vừa kết thúc Mùa Phục Sinh vừa mở màn Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh), một cuốn sách có thể nói là Phúc Âm về Thánh Linh liên quan đến Sứ Vụ Truyền Giáo của Giáo Hội. 

     

    "Thày là sự sống lại" ở 4 Phúc Âm Tuần Bát Nhật PS

     

     

     

    Thánh thi (Giờ Kinh Phụng Vụ Chiều Tuần Bát Nhật Phục Sinh - bản của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh)

     

    Ðoàn áo trắng mau chỉnh tề hàng ngũ,

    Ðã vượt qua Hồng Hải thật diệu huyền,

    Hãy tiến vào dự yến tiệc Con Chiên

    Dâng lên Ðức Kitô lời ca ngợi!

     

    Cùng nếm thử, nào anh em ta hỡi

    Thánh Thể Ngài trên thập tự hiến dâng

    Uống cho say ly bửu huyết đỏ hồng

    Ðể ta sống cho Chúa Trời mãi mãi.

     

    Ôi phúc cả ! Ðêm dài Vượt Qua ấy

    Lúc thiên thần chinh phạt khắp dân Ai,

    Bỗng vùng lên đoàn dân thánh của Ngài

    Thoát xiềng xích Pharaô độc dữ.

     

    Chiên Vượt Qua là Kitô Ðức Chúa

    Ðổ máu đào vô tội cứu sinh linh

    Này bánh không men nuôi dưỡng lòng thành

    Hồn trinh trắng khỏi sa vòng tục lụy.

     

    Ôi Tế Vật từ trời cao giáng thế,

    Duy mình Ngài phá vỡ ngục âm ty

    Bao tù nhân, Ngài giải phóng đưa về

    Rồi ân thưởng phúc trường sinh bất diệt!

     

    Tử thần hỡi, từ đây ngươi đã chết

    Lúc Con Người ra khỏi mộ hiên ngang,

    Chúa phục sinh khi mở cửa thiên đàng

    Ðã ra lệnh giam ngươi vào ngục tối!

     

    Ôi Giêsu, chúng con hằng mong mỏi

    Ngài trở thành niềm hoan lạc Vượt Qua

    Ðã tái sinh thì xin lượng hải hà

    Cho gia nhập đoàn hùng binh chiến thắng!

     

    Muôn vinh hiển, dâng lên tòa cao sáng

    Kính tôn Cha và Thánh Tử phục sinh

    Hằng trị vì cùng với Chúa Thánh Linh

    Từ muôn thuở đến thiên thu vạn đại.

     

     

    Theo phụng niên của Giáo Hội có hai mầu nhiệm được cử hành ở bậc Lễ trọng thể nhất, có tuần bát nhật trước cũng như sau chính đại lễ, đó là Mầu Nhiệm Giáng Sinh và Mầu Nhiệm Phục Sinh. Vì hai mầu nhiệm này đều cử hành vào nửa đêm: Đêm Giáng Sinh và Đêm Phục Sinh. Bởi Ngôi Lời giáng sinh vào nửa đêm và Chúa Kitô cũng phục sinh vào nửa đêm. Tại sao vậy?

     

    Tại vì, nơi Mầu Nhiệm Giáng Sinh, "Thiên Chúa là ánh sáng" (1Gioan 1:5), "chiếu soi trong tăm tối" (Gioan 1:5) là thế gian nơi "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta... đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14), như để xua tan bóng đêm tội lỗi và sự chết gây ra bởi nguyên tội trên thế gian và nơi loài người, như lấy lành thắng dữ lấy thiện báo oán.

     

    Và vì, nơi Mầu Nhiệm Phục Sinh, Chúa Kitô "là ánh sáng thế gian... ánh sáng ban sự sống" (Gioan 8:12), đã đi từ bóng tối ra ánh sáng, như muốn biến dữ thành lành, biến án thành thiện, ở chỗ, Người đã để cho sự dữ tội lội và sự chết chụp bắt, nơi thân xác khổ nạn và tử giá của Người, để nhờ đó, cũng bằng thân xác của mình, một thân xác đã thực sự bị chết đó, Người đã biến sự chết thành sự sống và tội lỗi thành ân sủng.

     

    Đó là tất cả Sứ Điệp Phục Sinh (Chúa Nhật Phục Sinh, đầu Tuần bát Nhật) cũng là Sứ Điệp của Lòng Thương Xót Chúa (Chúa Nhật II Phục Sinh, cuối Tuần Bát Nhật Phục Sinh).

     

     

     

    Chúa Nhật Phục Sinh (Gioan 20:1-9) 


    Cho dù trong bài Phúc Âm của ngày thứ 1 trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh hôm nay vẫn chưa thấy Thánh ký Gioan thuật lại rõ ràng Chúa Kitô hiện ra lần đầu tiên về thể lý trước mắt các môn đệ của Người như các lần sau này
    , nhưng vị Thánh ký này đã cho thấy một Chúa Kitô quả thực đã sống lại rồi trước con mắt đức tin của ngài là một người môn đệ được Người yêu đã trung kiên với Người cho đến cùng ở dưới chân cây thập tự giá

     

     

     

     

    "Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó... Ông thấy và ông tin... theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết".

     

    Phải chăng hai môn đệ chạy ra mồ đây, Phêrô và Gioan, là hai người môn đệ tiêu biểu cho hai thần đức quan trọng, đó là đức tin và đức mến?

     

    Có thể nói môn đệ Phêrô tiêu biểu cho đức tin, ở chỗ vị môn đệ này đã đại diện cho tông đồ đoàn tuyên xưng đức tin: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), và là người môn đệ chối bỏ đức tin nên đã được Thày cầu nguyện cho để có thể hoàn thành sứ vụ củng cố đức tin cho anh em của mình (xem Luca 22:31-32).

     

    Nếu môn đệ Phêrô tiêu biểu cho đức tin thì môn đệ Gioan tiêu biểu cho đức mến, ở chỗ, người môn đệ được ngả vào ngực của Thày trong Bữa Tiệc Ly (xem Gioan 13:24-25), và là "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" (Gioan 19:26, 20:2, 21:7,20), nhờ đó chỉ có người môn đệ này mới cảm nghiệm được "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8,16) và mới nhấn mạnh đến đức ái trọn hảo trong Thư của ngài theo tinh thần của giới răn mới của Thày là "các con hãy yêu thương nhau như Thày yêu các con" (Gioan 13:34; 15:12).

     

    Chính vì môn đệ Gioan tiêu biểu cho đức ái, liên quan đến con tim cảm xúc của con người, bao giờ cũng bén nhậy hơn đức tin là thần đức liên quan đến trí khôn hiểu biết cần đến suy luện và lý lẽ của con người, mà môn đệ Gioan chẳng những, về thể lý, đã "chạy nhanh hơn" môn đệ Phêrô, mà còn, về tinh thần, tin tưởng nhanh hơn môn đệ Phêrô, ở chỗ "thấy và tin", cho dù môn đệ Gioan này vào trong mồ sau môn đệ Phêrô, trong khi môn đệ Phêrô tiến vào mồ trước mà vẫn còn chưa hoàn toàn tin tưởng, ở chỗ, theo Thánh ký Gioan cho biết thì ngài quan sát hiện tượng ở trong mồ bấy giờ, và theo Thánh ký Luca thì sau khi quan sát ngài "cảm thấy lạ lùng về những gì đã xẩy ra" (Mathêu 24:12), thế thôi.

     

    Ngoài sự kiện môn đệ Gioan "chạy nhanh hơn" môn đệ Phêrô, như được suy diễn trên, còn một sự kiện khác nữa đáng chú ý, đó là môn đệ Gioan dù tới mồ trước nhưng vẫn không tự động bước vào bên trong trước, mà chờ cho tới khi môn đệ Phêrô vào rồi mới vào theo. Bởi vì, đức mến, được tiêu biểu nơi môn đệ Gioan, cần phải có nền tảng đức tin chứ không phải chỉ thuần tác hành và phản ứng theo cảm xúc tự nhiên của con người. Ở đây chúng ta thấy hai yếu tố bất khả thiếu và bất khả phân ly của Giáo Hội, đó là yếu tố phẩm trật (quản trị) nơi môn đệ Phêrô là vị lãnh đạo tông đồ đoàn với vai trò là một chủ chiên, và yếu tố đặc sủng (nội tâm) nơi môn đệ Gioan là vị được những ơn đặc biệt (xem Gioan 21:21-23), như các thị kiến huyền nhiệm về dự án thần linh đặc biệt liên quan Giáo Hội được ngài thuật lại trong sách Khải Huyền.

     

     

     

    Thứ Hai Bát Nhật (Mathêu 28:8-15)

     

     

     

    Trong sứ điệp nhắn gửi các môn đệ của Người qua các bà, Chúa Giêsu muốn các bà nói với các vị là thành phần bấy giờ Người gọi là "anh em Ta" "phải trở về Galilêa gặp Ta ở đó". Tại sao vậy?

     

     

     

    Trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Tuần Bát Nhật có những bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc để chứng tỏ "Thày là sự sống lại", chủ đề của chung Tuần Bát Nhật Phục Sinh, mà chúng ta sẽ thấy, theo thứ tự thời gian về những lần Chúa Giêsu hiện ra, trong suốt Tuần Bát Nhật này. Hôm nay, Thứ Hai trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh này, Giáo Hội chọn bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu thuật lại lần hiện ra đầu tiên của Chúa Kitô Phục Sinh, không phải là với chính các tông đồ mà là với các phụ nữ thuộc thành phần môn đệ đi theo phục vụ Người khi Người còn sống.

     

    Thật vậy, theo bộ Phúc Âm Nhất Lãm thì có một số phụ nữ theo Chúa Kitô khi Người còn sống, bao gồm cả Mai Đệ Liên, những người phụ nữ đơn sơ chất phác đạo hạnh này đã ra mồ từ sáng sớm, nhưng chỉ thấy ngôi mồ trống, rồi lại vừa thấy và vừa nghe thiên thần báo tin rằng Chúa Kitô đã sống lại, cần phải báo tin cho các môn đệ của Người. Thế nhưng có duy Thánh ký Mathêu mới thuật lại sự kiện Chúa Kitô phục sinh lần đầu tiên hiện ra, và hiện ra với các bà như sau:

     

     

     

     


     

    "Khi ấy, các bà vội ra khỏi mồ vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: 'Chào các bà'. Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: 'Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ gặp Ta'".

     

    Trong biến cố Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra lần đầu tiên với các người nữ này chúng ta thấy mấy điều đặc biệt như sau:

     

    Trước hết, các bà quả thật là quá dễ tin. Vừa thấy Chúa và nghe Chúa nói "chào các bà"các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy", trong khi đó, các tông độ là thành phần được tuyển chọn làm chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô và cho Chúa Kitô, thành phần được Người tỏ mình ra cho hơn các người phụ nữ này nhiều, ấy thế mà, như các bài Phúc Âm cuối Tuần Bát Nhật Phục Sinh này cho thấy, các vị rất khó tin Người sống lại, cho dù Người có tỏ tường hiện ra với các vị, băng qua cửa đóng kín, cho các vị thấy các dấu tích của Người, ăn uống trước mặt các vị, và lấy Thánh Kinh minh chứng về Người. Các vị chỉ tin sau khi được Chúa Kitô Phục Sinh soi lòng mở trí cho mà hiểu Thánh Kinh mà thôi (xem Luca 24:45).

     

    Chính vì tình trạng các tông đồ khó tin như thế mà chúng ta mới thông cảm được hiện tượng vùi dập đức tin của thành phần lãnh đạo Do Thái giáo bấy giờ khi được chính đám lính do họ đích thân sai đến canh mồ đề phòng môn đệ của người chết lấy trộm xác đi (xem Mathêu 27:62-66) báo cho biết rằng xác của người chết đã biến mất thì họ mua chuộc đám lính canh này mà phao tin bậy để đánh lạc hướng dân chúng cho tới bây giờ, như chính Thánh ký Mathêu thuật lại ở đoạn cuối của bài Phúc Âm hôm nay.

     

    Thánh thi (Giờ Kinh Phụng Vụ Ban Mai Các Chúa Nhật trong Mùa Phục Sinh - bản của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh)

     

    Vầng Ðông dậy, ánh hồng gieo rắc

    Chốn thiên cung nhã nhạc vang hòa,

    Dưới trần khắp cõi âu ca

    Quỷ trong địa ngục kêu la hãi hùng.

     

    Ấy Vua Cả oai phong lẫm liệt

    Cõi âm ty: hủy diệt tiêu tan,

    Chân Người dẫm nát tử thần

    Tù nhân đau khổ ân cần đưa lên.

     

    Ngoài cửa mộ ngày đêm lính gác

    Tảng đá to đã lấp lối vào.

    Chúa từ cõi chết thẳm sâu

    Hiệu kỳ chiến thắng phất cao khải hoàn.

     

    Ðã im bặt câu than tiếng khóc,

    Ðã hết rồi cảnh ngục thê lương,

    Sứ thần áo trắng vui mừng

    Loan tin Chúa đã oai hùng phục sinh.

     

    Xin cho mọi lòng thành hoan hỷ

    Mãi muôn đời mừng lễ Vượt Qua

    Tái sinh ơn nghĩa chan hòa

    Vang vang khúc khải hoàn ca reo hò.

     

    Muôn lạy Chúa Giêsu từ ái

    Ðấng lừng danh đánh bại tử thần,

    Ngàn đời hiển trị muôn dân.

    Cùng Ngôi Thánh Phụ Thánh Thần quang vinh.

     

    Sau nữa, trong sứ điệp nhắn gửi các môn đệ của Người qua các bà, Chúa Giêsu muốn các bà nói với các vị là thành phần bấy giờ Người gọi là "anh em Ta" "phải trở về Galilêa gặp Ta ở đó". Tại sao vậy? Tại sao các môn đệ giờ đây, sau khi Người sống lại, trở thành "anh em" của Người, còn hơn là "bạn hữu" của Người trước đó nữa (xem Gioan 15:15), phải chăng là vì nhờ việc phục sinh của Người mà họ "được tái sinh bởi trên cao" (Gioan 3:3) hay "được tái sinh bởi nước và Thánh Linh" (Gioan 3:5), một Thánh Linh chính Người sẽ thông ban cho các vị khi hiện ra với các vị lần đầu tiên vào tối ngay thứ nhất trong tuần sau đó cùng ngày (xem Gioan 20:22).

     

    Còn về sứ điệp Chúa Kitô Phục Sinh muốn các "anh em" của Người gặp lại Người ở "Galilêa" là vì Galilêa là nơi xuất phát của Người, không phải là vùng đất có quê quán Nazarét của Người mà còn là vùng đất có nhiều dân ngoại chung sống với dân Do Thái, vùng đất Người xuất hiện như ánh sáng chiếu trong u tối được Thánh ký Mathêu là tác giả của bài Phúc Âm hôm nay đã ghi nhận như vậy (4:15-16), nơi Người bắt đầu lời rao giảng tiên khởi của Người: "Hãy hoán cải đời sống! Nước Trời đã đến" (Mathêu 4:17). Nghĩa là Chúa Kitô muốn các "anh em" của Người "về nguồn" để từ đó Người ban lệnh truyền giáo cho các vị là "Hãy đi tuyển mộ các môn đồ ở khắp mọi dân nước..." (Mathêu 28:29).

     

    Thật ra, trong lệnh truyền truyền giáo trước khi Chúa Kitô Vượt Qua thăng thiên (xem Tông Vụ 1:8), Người hoàn toàn không đề cập gì đến "Galilêa", trong khi Người lại bao gồm tất cả mọi nơi khác: "từ Giêrusalem cùng khắp Giuđêa và Samaria cho tới tận cùng trái đất". Phải chăng "Galilêa" là vùng đất chính Người đã chẳng những đích thân tỏ mình ra mà còn sai các tông đồ và môn đệ đi rao giảng, cả Thày lẫn trò đều "cho con chiên lạc Israel" (xem Mathêu 10:6,15:24), và chính thành phần con chiên lạc nhà Isarael này, theo Thánh Ký Luca, đã kéo theo đồng hành với Người trong cuộc hành trình tiến về Giêrusalem?

     

    Tuy các tông đồ quả thực có về Galilêa, như Thánh ký Mathêu chứng nhận (xem 28:16), như để nhận lệnh truyền giáo của Chúa Kitô Phục Sinh ở ngay tại nơi xuất phát truyền giáo của Người, nhưng công cuộc truyền giáo của các vị, theo Thánh ký Luca ghi nhận lời của Chúa Kitô Phục Sinh phải được bắt đầu từ Giêrusalem (xem Luca 21:49; Tông Vụ 1:8) là giáo đô của Do Thái giáo và là nơi Chúa Kitô hoàn thành cuộc Vượt Qua của Người, nơi Người Thăng Thiên (ở Bêthany xem Luca 21:50) và là nơi Người từ Cha sai Thánh Thần xuống trên các tông đồ vào Ngày Lễ Ngũ Tuần (xem Tông Vụ 2:1-4), như chúng ta sẽ thấy qua các bài đọc Lễ Thăng Thiên (Thứ Năm Tuần VI Phục Sinh) và Hiện Xuống (Chúa Nhật kết Mùa Phục Sinh và mở màn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh).

     
     

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqy9BaPvh0vo99a2ybF%2Bc_VvBTVOy9CWQR7ZZ8sJDetKA%40mail.