2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI CN4MC-A

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Mar 22 at 3:08 PM
     
     

    Thứ Hai CN4MC-A

     

    BỮA TIỆC Lời Chúa

    DÂN NGOẠI TIN LỜI CHÚA : CON ÔNG MẠNH RỒI

    Bài Ðọc I: Is 65, 17-21

    "Thiên hạ sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Ðây Thiên Chúa phán: "Này Ta tác tạo trời mới, đất mới; người ta sẽ không còn nhớ lại dĩ vãng, và cũng sẽ không bận tâm đến dĩ vãng nữa. Nhưng các ngươi hãy hân hoan và nhảy mừng cho đến muôn đời trong các việc Ta tác tạo, vì đây Ta tác tạo một Giêrusalem hân hoan và một dân tộc vui mừng. Ta sẽ hân hoan ở Giêrusalem, sẽ vui mừng nơi dân Ta, và từ đây người ta sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa. Ở đó sẽ không còn trẻ nhỏ chết yểu, không còn người già chết sớm nữa, vì người chết trăm tuổi cũng còn gọi là chết trẻ, người không sống đến trăm tuổi, kể là bị chúc dữ. Họ sẽ xây cất nhà cửa và cư ngụ ở đó, sẽ trồng nho và ăn trái nho".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 29, 2 và 4. 5-6. 11e-12a và 13b

    Ðáp: Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con (c. 2a).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ. - Ðáp.

    2) Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài. Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai lại được mừng vui hoan hỉ. - Ðáp.

    3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con, lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con, lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời. - Ðáp.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Lc 15, 18

    Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha.

     

    Phúc Âm: Ga 4, 43-54

    "Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: "Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình". Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ.

    Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt. Ðược tin Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống chữa con ông sắp chết. Chúa Giêsu bảo ông: "Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin". Viên quan chức trình lại Người: "Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết". Chúa Giêsu bảo ông: "Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi". Ông tin lời Chúa Giêsu nói và trở về.

    Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: "Hôm qua lúc bảy giờ cậu hết sốt". Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: "Con ông mạnh rồi", nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin. Ðó là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa.

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

     

    thành phần dân ngoại dễ tin vào Người hơn là chính dân của Người

     

    Hôm nay, Thứ Hai trong Tuần IV Mùa Chay, phụng vụ lời Chúa bắt đầu có chiều hướng càng sát nghĩa hơn bao giờ hết với chủ đề "Tôi tự ý bỏ sự sống mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan 10:17) của chung Mùa Chay, bao gồm cả Tuần Thánh. Bởi vì, từ hôm nay, dọc suốt 2 tuần liền của thời điểm cuối cùng của Mùa Chay, Giáo Hội cố ý chọn đọc cho các ngày thường trong tuần toàn là các bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan, không còn Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, Marco hay Luca như ba tuần trước đây nữa. 
     
    Tại sao? Tại vì chỉ có Phúc Âm của Thánh Gioan, cuốn Phúc Âm cuối cùng trong 4 cuốn Phúc Âm được Giáo Hội công nhận trong sổ bộ Thánh Kinh Tân Ước, cuốn Phúc Âm về thần tính của Chúa Kitô và về Giáo Hội, mới có những đoạn Chúa Giêsu tỏ thần tính của mình ra, hay nói cách khác, Người tỏ nguồn gốc thần linh của Người ra, vừa bằng phép lạ hay dấu lạ vừa bằng chính lời tự chứng của Người liên quan đến ý Cha là Đấng đã sai Người. 
     
    Tuy nhiên, đa số dân Do Thái nói chung và thành phần lãnh đạo dân Do Thái bấy giờ nói riêng đã không thể chấp nhận chứng từ cùng chứng cớ rất chân thực bất khả chối cãi của Người, cho đến giờ của Người, tức cho đến thời điểm họ có thể thực hiện mưu đồ sát hại Người, theo đúng như dự án cứu độ của Thiên Chúa và công cuộc cứu độ của Người, Đấng đã "tự ý bỏ sự sống mình đi để rồi lấy nó lại" bằng Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người, một mầu nhiệm là tột đỉnh của chung phụng niên và của riêng Tuần Thánh, đặc biệt là của Tam Nhật Thánh!
     
    Hai bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan đầu tiên cho 2 tuần cuối cùng của Mùa Chay liên quan đến 2 phép lạ Chúa Giêsu làm, phép lạ trước, trong bài Phúc Âm hôm nay, Người làm ở Galilêa, vùng đất miền bắc xa xôi, nơi có nhiều dân ngoại sinh sống, còn phép lạ sau, trong bài Phúc Âm ngày mai, Người làm ở ngay Giêrusalem xứ Giuđêa ở miền nam, một phép lạ xẩy ra ở ngay giáo đô của dân Do Thái, do đó, đã trở thành nguyên cớ dẫn đến cuộc đối đầu giữa Chúa Giêsu và dân của Người, nhất là với thành phần lãnh đạo ở đó bấy giờ. 
     
    Phép lạ được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại, "là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa", tiếp theo phép lạ Người đã hóa nước thành rượu ngon ở tiệc cưới Cana trước đó để tỏ mình ra cho các môn đệ và làm cho các vị tin vào Người là phép lạ đầu tiên (xem Gioan 2:11). Nếu phép lạ thứ nhất liên quan đến hôn nhân thì phép lạ thứ hai này liên quan đến gia đình. Bởi thế mà cuối Bài Phúc Âm Thánh ký Gioan đã cho biết tác dụng xuất phát từ phép lạ Chúa Giêsu thực hiện: "nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin".
     
    Tuy nhiên, sở dĩ Giáo Hội chọn bài Phúc Âm về phép lạ Chúa Giêsu làm cho "một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt", không phải để cho chúng ta thấy cái cân xứng giữa hai phép lạ: phép lạ thứ nhất Người làm cho các môn đệ tin Người và phép lạ thứ hai Người làm cho dân chúng tin Người, mà chính là để cho chúng ta thấy rằng thành phần dân ngoại dễ tin vào Người hơn là chính dân của Người, như phép lạ trong bài Phúc Âm ngày mai chứng thực.
     
    Đó là lý do ở đầu bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Gioan đã ghi nhận lòng khao khát thần linh và thái độ mộ mến của dân chúng đối với Đấng Thiên Sai của chính dân Do Thái: "Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: 'Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình'. Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ".
     
    "Chính Người đã nói: 'Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình'" ở câu Phúc Âm này không phải ám chỉ dân chúng ở Nazarét quê quán của Người đã đối xử với Người được Thánh ký Luca thuật lại (xem 4:14-30), mà là ám chỉ chung dân Do Thái là dân tộc của Người theo huyết nhục trần gian. Tuy nhiên, thành phần dân tộc của Người ít là cũng đưc chia làm hai loại hay hai hạng, hạng bình dân cởi mở và hạng trí thức lẫn quyền lực. 

    Đúng thế, "Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình" được Chúa Giêsu nói đến ở đây không áp dụng vào thứ "quê hương của mình" về địa dư cho bằng về huyết nhục, về chủng tộc. Nếu "quê hương của mình" được Người nói đến ở đây là Nazarét nói riêng và Galilêa nói chung là miền thuộc lãnh vực hoạt động chính yếu của Người thì hoàn toàn không đúng, bởi ở đây "dân chúng ra đón tiếp Người". Như thế thì Người ám chỉ gì đây?

    Câu cuối cùng của bài Phúc Âm hôm nay là chìa khóa mở nút thắt này: "Ðó là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa". Như thế có thể hiểu là Người ám chỉ Giuđêa, nơi không tiếp nhận Người, vì Người đã sinh ra ở Bêlem Xứ Giuđêa, sinh quán của Vua Đavít, và nhất là Đền Thờ Giêrusalem là "nhà Cha" của Người nữa (xem Gioan 2:16), nơi mà dân ở Galilêa cũng "đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ".


    Hình như dân Do Thái ở Galilêa thuộc miền bắc xa xôi, xa giáo đô Giêrusalem và sống chung với nhiều người dân ngoại đã có được một tinh thần cởi mở và phóng khoáng hơn là những người Do Thái ở Giuđêa nói chung và ở giáo đô Giêrusalem nói riêng. Bởi thế nên, Thánh Gioan đã cho thấy dân Do Thái ở Galilêa đã cởi mở hơn với Chúa Giêsu: "Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ".
     
    Sự kiện "dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ" đây có nghĩa là họ rất cảm phục Người, vì Người chỉ là một người Galilêa tầm thường như họ mà đã dám làm những gì không ai có thể làm và dám làm như Người. Chẳng hạn như Người đã chẳng những dám đánh đuổi đám buôn bán trong đền thờ mà còn dám thách thức những người Do Thái chính qui ở đó bấy giờ đã ngỏ ý muốn thấy dấu lạ Người làm để chứng tỏ thẩm quyền thực sự của Người trong việc Người thanh tẩy đền thờ là nhà của Cha Người như thế (xem Gioan 2:13-23).
     
    Chính vì tấm lòng cởi mở của chung dân Do Thái ở Galilêa như vậy mà hầu như các phép lạ Người làm đều xẩy ra ở Galilêa, hơn là ở Giuđêa. Phép lạ thứ hai Người làm ở Galilêa trong Bài Phúc Âm hôm nay lại xẩy ra ở Cana là "nơi Người đã biến nước thành rượu", một phép lạ được Chúa Giêsu thực hiện cho người con trai của một viên chức triều đình (royal officer), không biết là người Do Thái hay dân ngoại, nhưng có thể nắm chắc là dân ngoại, bởi vì cuối bài Phúc Âm Thánh ký Gioan đã ghi chú thêm chi tiết: "ông và toàn thể gia quyến ông đều tin", như trường hợp của gia đình viên đại đội trưởng Roma Cornelio (xem Tông Vụ 10:1-48).
     
    Trong Phúc Âm của Thánh Gioan, thường Chúa Giêsu tự động làm phép lạ để tỏ mình ra cho người ta tin vào Người, hơn là người ta phải có đức tin đã rồi Người mới làm phép lạ, như thường xẩy ra hầu hết ở bộ Phúc Âm Nhất Lãm. Tuy nhiên, trong bài Phúc Âm hôm nay, Người lại đề cập đến đức tin như là một điều kiện cần thiết trước khi Người làm phép lạ. 

    Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta vẫn thấy chiều hướng Chúa Kitô tỏ mình ra cho con người trước để con người tin vào Người sau theo chiều hướng chính yếu của Phúc Âm Thánh Gioan. Đó là lý do sau khi Người đặt vấn đề "nếu quí vị không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn quí vị sẽ không tin". Và Người đã tỏ uy quyền của Người ra cho người bố dân ngoại này thấy mà tin. Ở chỗ, Người không cần thực hiện những gì Người bố nghĩ là Người cần phải đến tận chỗ "đứa con trai đau liệt" của ông để chữa lành cho nó: "xin Ngài xuống trước khi con tôi chết". Trái lại, Người vẫn ở nguyên một chỗ mà vẫn chữa lành được nó. Thế mới hay. Mới làm cho ông càng lạ lùng và không thể không tin vào Người.

    Dầu sao thì người bố dân ngoại này cũng tin tưởng Người hơn ai hết, nên vừa khi nghe Chúa Giêsu nói "Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi", thì "Ông tin lời Chúa Giêsu nói mà trở về"
    Quả thật, ông đã tin sao thì được đúng như vậy, như bài Phúc Âm ở đoạn cuối cho thấy: "Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: 'Hôm qua lúc bảy giờ cậu hết sốt'. Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: 'Con ông mạnh rồi'. Nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin".

    Nội dung của Bài Đọc 1 hôm nay quả thực đã phản ảnh ý nghĩa tỏ mình ra của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay qua việc Người tỏ thần tính của Người ra nơi phép lạ chữa lành bằng ý muốn toàn năng vô cùng hiệu lực của Người, một phép lạ cho thấy ý muốn cứu độ của Thiên Chúa trong việc tiêu diệt tội lỗi và sự chết mà ban cho con người sự sống và hạnh phúc:
     
    "Này Ta tác tạo trời mới, đất mới; người ta sẽ không còn nhớ lại dĩ vãng, và cũng sẽ không bận tâm đến dĩ vãng nữa. Nhưng các ngươi hãy hân hoan và nhảy mừng cho đến muôn đời trong các việc Ta tác tạo, vì đây Ta tác tạo một Giêrusalem hân hoan và một dân tộc vui mừng. Ta sẽ hân hoan ở Giêrusalem, sẽ vui mừng nơi dân Ta, và từ đây người ta sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa. Ở đó sẽ không còn trẻ nhỏ chết yểu, không còn người già chết sớm nữa, vì người chết trăm tuổi cũng còn gọi là chết trẻ, người không sống đến trăm tuổi, kể là bị chúc dữ. Họ sẽ xây cất nhà cửa và cư ngụ ở đó, sẽ trồng nho và ăn trái nho".
     
    Theo chiều hướng của Bài Phúc Âm và Bài Đọc 1 hôm nay, Bài Đáp Ca được Giáo Hội chọn đọc cùng ngày đã chất chứa tâm tình thần linh của thánh vịnh gia cũng là của những tâm hồn thực sự nhận thức được Thiên Chúa là Đấng yêu thương và cứu độ của con người nói chung và của bản thân mình nói riêng:
     
    1) Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ. 
     
    2) Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài. Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai lại được mừng vui hoan hỉ. 
     
    3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con, lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con, lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời. 
     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    MC-IV-2.mp  

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHpjwsidCZtHNqOu%3DvgbatXvKj%3DDJaY7jd2kNN-3SQVjvw%40m
     
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - SH BRENDAN - CN4MC-A

  •  
    Mo Nguyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
    Sat, Mar 21 at 5:59 AM
     
     

     

    hinh.jpg

     

          TWO RESPONSES TO THE LIGHT

                 

           FOURTH SUNDAY OF LENT / A          22 MARCH 2020

                 REFLECTIONS ON THE GOSPEL (John 9: 1-41)

                           TWO  RESPONSES TO THE LIGHT

    In today’s Gospel story, the blind man’s physical disability is relieved in the opening scene. But his journey to the light (of day) in this physical sense is only a symbol of a much longer journey that he then begins: a journey out of the darkness of unbelief to discovery of the Light of the world in the person of Jesus.

    While Jesus’ role is the episode is crucial, he appears only at its beginning and end. In between, the healed man – and his parents – engage in a battle with the religious authorities. These constantly strive to get him to deny the truth of what Jesus has done for him. Far from discouraging him, however, the intensifying hostility only propels him on a journey of ever growing faith, that comes to a climax when he falls down and worships Jesus.

    An attractive feature is the way the man’s character emerges as the story develops. Questioned about how he came to be cured, he never goes beyond the evidence; he simply sticks to the facts and draws the inescapable conclusions. His journey into faith is a journey into ever deeper perception of reality.

    The adversaries, on the other hand, resort to denial of the obvious facts, then to unfounded accusations and personal abuse. Finally, they appeal simply to their own authority and status. While the man comes to the Light, they – despite their physical ability to see – journey to the darkness of sin and unreality.

    Going in opposite directions, the two journeys dramatically illustrate two responses to Jesus as Light of the world.

    Brendan Byrne, SJ

     

    Jesus light of the world – Lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=AK4QKYU77Cs

     

    hat.jpg

    Chúa Nguồn Ánh Sáng:

    https://www.youtube.com/watch?v=bxOc2DEe_N8

     

CẢM NGHIỆM SỐNG -MƠ NGUYỄN-4TH SUNDAY OF LENT-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Mar 20 at 12:22 AM
     
     

    FOURTH SUNDAY OF LENT - YEAR A                22 MARCH 2020

    hinh.jpg

     

                                                         NOW I CAN SEE!  

     

    NOW I CAN SEE! (John 9: 1-41) In today’s Gospel it is the man born blind who gradually come to see that Jesus is Lord. Meanwhile the Pharisees, the custodians of the traditional faith, fall steadily into blindness. Self-confident in their own knowledge, the Pharisees refuse to see the workings of God in Jesus. Let us humbly ask Christ to open our eyes that we may see his presence in our Eucharistic community and in our world.

     

    Amazing Grace Best Version By Far!- Nana Mouskouri- HD 1080P with lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=sweGOc--kZY

     

    hat.jpg

     

    Thánh Ca: Ngài mở mắt tôi - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy:

    https://www.youtube.com/watch?v=cQan6kmv1go

     

CẢM NGHIỆM SỐNG-CHA BRIAN -4TH SUNDAY OF LENT A

  •  
    Mo Nguyen
    Fri, Mar 20 at 1:02 AM
     
     

                   FOURTH SUNDAY OF LENT A                     22 MARCH 2020

        

       hinh.jpg

     

                                                       SEEING IN THE DARK  

     

    SEEING IN THE DARK: 4th SUNDAY OF LENT A (John 9: 1-41)

     

    You and I belong to a Christian community of stories and storytellers. In the telling of the stories of Jesus especially, our own stories are told. As we identify with the people in those stories, with their distress, anger, anxiety, hopes, fears, struggles, sadness and joy, we too make living contact with our Saviour. We are challenged by his words, supported by his love, and healed by his touch.

     

    Today's gospel reading is the story of Jesus the Light of the World. It’s the story too of the blind man. It’s our story too. Three stories are interwoven and interconnected.

     

    The blind man has lived in a world of darkness from the day he was born. He has never seen his room, his table, his chair, his bed, his door. He has never seen flowers, or trees, or children. He has never seen anything or anyone. Besides, he is poor and without any means of support. With nothing like an invalid pension to ease his distress, he is reduced to begging in the streets. His struggle for survival is aggravated by contempt, insults, and abuse from others.

     

    ‘Leading Lights’ in his town are baiting him with their ignorant accusation: 'Your blindness was caused by your sins.' Even after his blindness is plainly cured, they keep up their sneers: 'What you allege just didn't happen. This Jesus fellow is a sinner. Sinners cannot cure people. Anyway, you weren't blind in the first place. You were just faking it.'

     

    All through his ordeal the patient sufferer never loses his cool, and replies to every accusation with the unvarnished truth. And through it all he grows in his appreciation of the greatness of the one who helps and heals him.

     

    At first, he sees in Jesus a man with special powers, one who can smear mud on a blind person's eyes and make the sufferer see again. Next, he comes to see that Jesus is a prophet, a messenger of God. Finally, he recognises Jesus as his Lord and King, and bows down and worships him.

     

    As the blind man's story unravels bit by bit, the story of the greatness of Jesus is also told. He speaks and acts as the light shining in the darkness, one which will never be put out. He repudiates the prejudice that physical blindness is caused by sin. He speaks of getting on with God's healing work while there is daylight left to do it. He sees the urgency of the blind man's plight and goes to the rescue immediately. He ignores the ignorant and foolish chatter of his enemies. And when the man he delivers from blindness is expelled from the synagogue, Jesus seeks him out, and empowers him to develop a livelier faith, a surer hope and a deeper love.

     

    Where do we find our own story in all this? For each of us - old, middle-aged, or young - the blind man's story is the story of our becoming Christians, by means of both faith and baptism. In the early days of the Church, when people were baptised as adults rather than children, baptism had the name 'The Enlightenment'. At our baptism, our priest lit a candle from the Easter Candle, symbol of the Risen Lord, and handing it to our father or godfather for us, said: 'Receive the light of Christ.'

    Even as the story of the blind man's enlightenment shows us the influence of Jesus on the blind man’s honesty, courage, determination, faith, hope and love, it also shows us what it means, as the ritual for Baptism puts it, to ‘walk always as a child of the light' . It means nothing less than seeing, feeling, judging and acting, as Jesus himself has done. It involves asking again and again that WWJD question: ‘What Would Jesus Do?’

     

    In Peter Shaeffer's play Equus, the psychiatrist remarks: 'I need a way of seeing in the dark.' In today's gospel reading, St John leaves us in no doubt that Jesus is that way. We are hopelessly blind if we think that we've got life all figured out, or that we've got it all together, and that we don't need Jesus to enlighten us, and show us a purer, better, more genuine and more generous way of living.

     

    In the light of the gospel today, each of us might surely want to say to Jesus: 'Lord Jesus, how much blindness is there still left in me? How much selfishness do I still display? How much insensitivity, how much prejudice, how much snobbery, how much self-righteousness, how much hypocrisy, how much pride, how much contempt for others? Lord Jesus, just how many blind spots do I have?'

     

    And each of us might want to pray three famous short prayers: - 1. 'Lord, that I may see, Lord, that I may see.' 2. Lord Jesus, give us the grace to see ourselves as others see us.’ And 3. ‘Lord, I am not worthy that you should enter under my roof, but only say the word, and my soul shall be healed.’

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Amazing Grace ♪ Nana Mouskouri:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=8_OiBGRY2EA

     

    hat.jpg
     

    Cho Con Thấy Chúa (Sáng tác: Sr. Hiền Hòa) - Uyên Nguyên Lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=4SL9ai-dIBI

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- NGUYỄN THI LEYEN-THỨ TƯ CN3MC-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Wed, Mar 18 at 1:13 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Chu toàn lề luật.

    18/03 – Thứ tư tuần 3 Mùa Chay.

    “Ai giữ và dạy người ta giữ, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời”.

     

    Lời Chúa: Mt 5, 17-19

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành.

    Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời”.

     

    * Đọc GIỜ KINH PHỤNG VỤ  link CGKPV

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    SUY NIỆM 1: Kiện toàn

    Suy niệm :

    Vào thời Tin Mừng Mátthêu được viết, các người Do thái thuộc Hội Đường

    thường chỉ trích các người Do thái đã tin vào Đức Giêsu Kitô,

    coi họ như những người đã bỏ Luật Môsê, bỏ cái cốt lõi của Do thái giáo.

    Đức Giêsu của Mátthêu đã bác bỏ lối hiểu sai này.

    “Thầy không đến để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn” (c. 17).

    Kiện toàn là đưa Luật Môsê đến chỗ thành tựu, hoàn hảo,

    bởi lẽ nó có những hạn chế, bất toàn,

    do Thiên Chúa phải nương theo trình độ lúc đó của Dân Ngài.

    Kiện toàn là giải thích lại Luật Môsê theo đúng ý Thiên Chúa.

    Chẳng ai biết Ý Thiên Chúa Cha bằng Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô.

    Hơn ai hết, Đức Giêsu có quyền nói lên ý nghĩa mới mẻ của Lề Luật.

    Có một dòng chảy liên tục trong khoa sư phạm của Thiên Chúa.

    Ngài huấn luyện Dân Ngài qua Môsê và các ngôn sứ trong lịch sử.

    Đỉnh cao nhất là Đức Giêsu, Đấng vén mở trọn vẹn ý định của Thiên Chúa.

    Đức Giêsu không phá những công trình đi trước, ngài kiện toàn.

    Lời giáo huấn của Ngài vừa liên tục với,

    vừa vượt qua Giao Ước thứ nhất còn khiếm khuyết.

    Vượt qua về chiều rộng,

    khi Ngài mời ta đi xa hơn chuyện không được giết người,

    mà còn không được có hành vi, lời nói giận ghét anh em (Mt 5, 22).

    Vượt qua về chiều sâu,

    khi Ngài đòi ta không được giữ Luật kiểu giả hình bên ngoài,

    nhưng phải khởi đi từ trái tim, từ cái tâm bên trong (cc. 27-28),

    khi Ngài đưa ra những đòi hỏi tận căn trước đây chưa hề có

    về việc chẳng những không được trả thù mà còn yêu kẻ thù (cc. 38-48).

    Mọi lề luật đều qui về điều răn chính yếu là yêu thương.

    Phải yêu như Cha trên trời mới trở thành con cái Cha (c. 45).

    Đức Giêsu mời chúng ta nghiêm túc giữ Luật Môsê đã được Ngài kiện toàn.

    Luật ấy là lời giáo huấn của Ngài mà các môn đệ đã nghe.

    Con người thời nay thích tự do nên dị ứng với luật lệ.

    Nhưng giữ luật không phải là chuyện của nô lệ hay trẻ con.

    Khi tránh được thói nệ luật, cứng nhắc bám vào mặt chữ,

    ta có thể giữ luật như cách biểu lộ hồn nhiên tình yêu với Chúa và tha nhân.

    Trung tín với những đòi hỏi nhỏ bé của các điều răn chỉ vì yêu,

    và “dạy người ta mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28, 20),

    đó là con đường dẫn đến hạnh phúc mai sau cho người môn đệ.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa Giêsu,

    ai trong chúng con cũng thích tự do,

    nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.

    Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.

    Xin giúp chúng con được tự do thực sự:

    tự do trước những đòi hỏi của thân xác,

    tự do trước đam mê của trái tim,

    tự do trước những thành kiến của trí tuệ.

    Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,

    để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,

    để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.

    Lạy Chúa Giêsu,

    xin cho chúng con được tự do như Chúa.

    Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,

    khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi

    và chữa bệnh ngày Sabát.

    Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,

    khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.

    Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,

    vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.

    Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng,

    để chúng con được tự do bay cao. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2: Chu toàn lề luật

    Vào một ngày thứ sáu buộc kiêng thịt, có người tín hữu nọ đi ăn quán. Anh biết quán có món cá, nhưng trong lòng thì thích ăn thịt. Thế là anh gọi những món cá mà anh biết chủ quán sẽ trả lời là không có. Rồi anh tự nhủ: “Lạy Chúa, Chúa biết đấy, con đã làm hết cách để gọi nhiều thứ cá mà chẳng có, thôi con đành gọi một tô phở tái để ăn trong ngày thứ sáu buộc kiêng thịt vậy”. Cầu nguyện xong, anh thi hành liền. Anh đã tự tạo ra những lý do, những hoàn cảnh để có thể khỏi lỗi luật Chúa.

    Nếu không có lòng yêu mến Chúa thật, chúng ta sẽ dễ tạo ra những cách để tự an ủi và chuẩn miễn khỏi phải tuân giữ luật Chúa, hoặc giải thích lời Chúa theo sở thích riêng.

    Bài Tin mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta về việc tuân giữ luật Chúa. Những lãnh đạo tôn giáo Do thái thời Chúa Giêsu hơn ai hết là những người bảo tồn luật Chúa trong lời dạy của Môsê và các tiên tri. Nhưng những đổi thay lịch sử đặt ra những vấn nạn mới và thôi thúc họ giải thích và áp dụng luật Chúa vào hoàn cảnh mới. Tinh thần vụ hình thức đã làm cho họ lạc đường đến nỗi đã bị Chúa Giêsu trách là giả hình.

    Chúa Giêsu đến không phải để huỷ bỏ nhưng để kiện toàn lề luật và các tiên tri. Ngài kêu gọi các môn đệ tuân giữ luật Chúa với một tinh thần mới, với một dấn thân để sống trọn vẹn sứ điệp của Ngài. Tác giả tập sách Đường Hy Vọng đã nhắn nhủ:

    “Ngôi Lời đã nhập thể và Chúa Cha đã phán: “Đây là Con Ta yêu dấu và đẹp lòng Ta, hãy nghe lời Ngài”. Ngài là sự sống, con chỉ sống bằng tinh thần của Ngài. Ngài là sự thật, con chỉ tin lời dạy của Ngài. Ngài là Đường, con chỉ theo bước chân Ngài. Có thứ Công giáo vụ lợi, có thứ Công giáo lý lịch, có thứ Công giáo xu thời, có thứ Công giáo giải nhiệt, Chúa chỉ chấp nhận hạng Công giáo 100% đã bỏ mọi sự mà theo Ngài. Hội thánh có nhiều khuyết điểm và gương xấu, nhưng Hội thánh có lời hứa của Chúa. Hội thánh là một phép lạ liên lỉ. Nhưng đừng vì thế mà phơi bày khuyết điểm và gương xấu cho mọi người. Hãy làm thế nào để tư tưởng lời nói hành động của con khiến người ta phản ứng: con người này đã say mê cuốn sách Phúc âm, đã bị lôi cuốn bởi lý tưởng cuộc đời Chúa Giêsu.”

    Trong những ngày canh tân đời sống này, xin Chúa cho chúng ta một ý chí mạnh mẽ, một xác tín sâu xa, nhất là thật nhiều ơn Chúa để trung thành với ơn gọi của mình.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    SUY NIỆM 3: Trung tín giữ điều nhỏ nhất

    “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng không thể qua đi được, cho đến khi mọi sự được hoàn thành”. (Mt. 5, 17-18)

    Ý Thiên Chúa và sách thánh đã viết ra đều phải được kiện toàn. Cho nên Đức Giê-su nói: “Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn”. Điều mới Đức Giê-su thực hiện, không hoàn toàn khác biệt, mà là kiện toàn luật đã có. Lề luật và lời các tiên tri viết về mặc khải của Thiên Chúa, không phải đã hoàn tất. Ý Thiên Chúa tỏ ra qua lề luật và lời tiên tri được bày tỏ dần dần cho đến thời Đức Giê-su ngự đến.

    Lề luật và lời các tiên tri có một ý nghĩa mới nhờ mặc khải của Đức Giê-su Ki-tô. Chính Đức Giê-su đã tuyên bố chắc chắn về những mặc khải cuối cùng của Thiên Chúa, Người đã kiện toàn mặc khải cho chúng ta từ nay cho tới mãi mãi. Sự kiện toàn này của Đức Giê-su không cho phép quay lại quá khứ do loài người đặt ra như Mô-sê cho phép rẫy vợ, như cấm chữa bệnh trong ngày Sa-bát. Sự kiện toàn này của Đức Giê-su không cho phép chỉ làm những điều luật đã viết trước đó.

    Luật tiếp tục tồn tại, nhưng được kiện toàn những gì luật còn thiếu sót cho đến khi Đức Giê-su kiện toàn lần chót. Sự kiện toàn bắt đầu mặc khải từ khi Chúa Giê-su giảng dạy vì Người là lời Thiên Chúa. Đức Giê-su không phải chỉ kiện toàn lề luật bằng lời dạy, mà còn bằng chính bản thân Người, bằng chính đời sống Người, bằng chính sự nhập thể và cuộc đời tại thế của Người.

    Chúng ta phải giữ những điều răn nhỏ mọn nhất với quyết tâm cam kết toàn diện con người chúng ta, với tình yêu mến hảo hạng. Như vậy mới giải thoát chúng ta khỏi mọi kiêu căng của lòng trí, khỏi thứ trí thức tôn giáo hay khỏi cái lối thuần túy giữ “đạo tại tâm”, bỏ lơ, trễ nải với lối sống giữ đạo khiêm tốn hiện tại thường ngày.

    Chúng ta biết quan tâm giữ cặn kẽ những điều nhỏ mọn, thì chúng ta được đánh giá để xếp hạng trong nước trời, không phải chúng ta được đánh giá theo ý tưởng, hay theo khuynh hướng bản thân, theo tính tình mỗi người … mà theo toàn bộ, toàn bộ trao phó cho chúng ta tất cả những điều nhỏ nhất, tất cả đều quan trọng đối với nước trời.

    J.M

     

    SUY NIỆM 4: “TA ĐẾN KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY MÀ LÀ KIỆN TOÀN” (Mt 5, 17-19)

    Thánh Gioan Bosco nói với các môn sinh của ngài rằng: “Hãy trung thành giữ luật, luật sẽ gìn giữ con”.

    Thật vậy, lề luật nó như cái bản lề để giúp cho cánh cửa cuộc đời được đứng vững.

    Chính Đức Giêsu đã trung thành giữ luật cách yêu mến và trung thành. Chỉ khi nào luật không làm cho con người ta tốt hơn, mà ngược lại, nó đè bẹp con người, thì lúc đó Ngài lên tiếng chống đối.

    Hai lối hiểu và hai cách giữ luật khác nhau, nên những nhà lãnh đạo Dothái và Đức Giêsu có sự đối kháng kích liệt. Họ cho rằng Đức Giêsu đến để bãi bỏ lề luật, còn Đức Giêsu thì khẳng định: “Các người đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ các lề luật hay các tiên tri. Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn”.

    Nói cách khác, Đức Giêsu vẫn rất tôn trọng luật Cựu Ước, mà cụ thể là trong Ngũ Kinh, vì ở đó chứa đựng ý muốn và lệnh truyền của chính Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhiều lúc, vì họ đã giữ luật theo kiểu mặt chữ, nên không còn tình thương, lòng mến, và luật đã trở thành phương tiện cho người ta hà hiếp, bóc lột và kết án nhau.

    Khi phản đối lối gán ghép tội của các Luật Sĩ và Pharisêu gây ra cho mình, Đức Giêsu khẳng định không những không phá bỏ, mà còn kiện toàn và làm cho luật trở nên nhân nghĩa hơn.

    Sứ điệp Lời Chúa hôm nay nhắc cho chúng ta rằng: hãy biết giữ luật trong lòng mến. Trung thành yêu mến luật vì nơi đó Thiên Chúa tỏ bày thánh ý của Ngài. Tuy nhiên, giữa việc giữ luật và đời sống phải đi đôi với nhau. Không thể sống theo kiểu “ngôn hành bất nhất” như Luật Sĩ và Pharisêu, vì họ dùng luật của Chúa để triệt hạ nhau khi luật của Chúa đã bị bóp méo.

    Lạy Chúa Giêsu, luật của Chúa là luật vì con người và hạnh phúc của nhân loại. Xin Chúa ban cho chúng con biết yêu mến và thi hành luật ấy cách trung thành trong lòng mến Chúa và yêu người. Xin cho chúng con đừng vì luật mà cứng ngắc với anh chị em mình khi chúng con rơi vào tình trạng giả hình, chỉ câu nệ vào những hình thức bên ngoài mà quên đi những cái chính yếu bên trong. Amen.

    Ngọc Biển SSP