2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - FIRST SUNDAY OF LENT A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Feb 28 at 12:45 PM
     
     

              FIRST SUNDAY OF LENT – YEAR A - 1st March 2020

    hinh.jpg

     

      Temptations of Jesus in the Wilderness

     

    A REFLECTION (Matthew 4: 1-11)

    A TIME OF PREPARATION. The forty days spent by Jesus in the wilderness can be likened to the season of Lent. Jesus’ time in the wilderness was a time of preparation for his ministry, a time in which he confronted the temptation to choose self and not the Father. For us Lent is a time of preparation for the feast of Easter. It is a time in which we are invited to examine whether the will of God is central to our lives.

    Jesus Is Tempted - Bible For Kids

    https://www.youtube.com/watch?v=K01s7VxuDqo

     

    hat.jpg

    Chúa Giêsu chịu ma quỉ cám dỗ trong sa mạc:

    https://www.youtube.com/watch?v=5Okkh6cRPU0

    Tóm tắt Sứ điệp Mùa Chay 2020 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

    https://www.youtube.com/watch?v=NzjSKceYV

     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TƯ LỄ TRO

  •  
    Tinh Cao

    Tue, Feb 25 at 3:30 PM
     
     

    Dẫn Nhập tổng quan về Mùa Phụng Vụ trong Phụng Niên 

     

    Theo phụng niên của Giáo Hội thì Mùa Chay và Mùa Phục Sinh ở giữa Mùa Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh và Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh. 

    Thực ra có thể chia phụng niên của Giáo Hội thành hai phần chính yếu: phần đầu bao gồm Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh, và phần sau là phần bao gồm Mùa Chay, Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh. 

    Hai phần bất khả thiếu và bất khả phân ly làm nên phụng niên của Giáo Hội này, phần nào cũng liên hệ hết sức mật thiết với nhau về ý nghĩa của từng phần, được thể hiện qua chủ đề chung của nó, và cả hai phần cũng chặt chẽ liên kết với nhau.

    Trước hết, từng phần có liên hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, ý nghĩa chính yếu của Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh ở câu Phúc Âm chủ đề liên quan đến việc tỏ mình của Thiên Chúa: "Lời đã hóa thành nhục thể (Mùa Vọng) và ở giữa chúng ta (Mùa Giáng Sinh)... Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý (Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh)" (Gioan 1:14), như đã được suy diễn trọn phần đầu phụng niên này. 

    Cũng thế, phần hai của phụng niên bao gồm Mùa Chay, Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh, cũng liên hệ mật thiết với nhau vì liên quan đến việc Thiên Chúa thông mình ra, thông ban sự sống: "Tôi tự ý bỏ sự sống của Tôi (Mùa Chay và Tuần Thánh) và Tôi có quyền lấy nó lại (Mùa Phục Sinh)" (Gioan 10:18), vì "Tôi là sự sống lại (Mùa Phục Sinh - Tuần Bát Nhật) và là sự sống (Mùa Phục Sinh - sau Tuần Bát Nhật" (Gioan 11:25), và "Tôi đến cho chiên được sự sống và là sự sống viên mãn (Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh)" (Gioan 10:10). 

    Sau nữa, cả hai phần cũng liên hệ với nhau. Ở chỗ, nếu phần đầu của phụng niên bao gồm Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh liên quan đến việc Thiên Chúa tỏ mình ra, thì phần sau của phụng niên bao gồm Mùa Chay, Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh liên quan đến việc Thiên Chúa thông mình ra, sau khi tỏ mình ra ở phần phụng niên đầu, việc thông ban chính sự sống thần linh của Ngài cho nhân loại, chủ đích của việc Ngài muốn tỏ mình ra cho nhân loại, chủ đề của phần đầu của phụng niên, nhờ đó nhân loại mới có thể hiệp thông thần linh với Ngài và cũng nhờ đó thành phần lãnh nhận Phép Rửa Kitô hữu mới có thể làm chứng cho Ngài, thành phần qua họ Ngài tiếp tục tỏ mình và thông mình ra cho nhân loại.

      

     

     

    Thứ Tư Lễ Tro

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: Ge 2, 12-18

    "Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo các ngươi".

    Trích sách Tiên tri Giôel.

    Bấy giờ Chúa phán: Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van. Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi. Hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Người nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ. Biết đâu Người sẽ trở lại, sẽ hối tiếc và sẽ ban lại phần phúc để có của lễ hiến tế dâng lên Chúa là Thiên Chúa các ngươi?

    Hãy thổi kèn lên khắp Sion, hãy ra lệnh ăn chay, triệu tập một đại lễ, quy tụ dân chúng, ra lệnh mở đại hội, tập họp các bô lão, quy tụ các thiếu nhi và các trẻ còn măng sữa. Tân lang hãy ra khỏi nhà, và tân nương hãy ra khỏi phòng. Các tư tế là những kẻ phụng sự Chúa, hãy đứng giữa cửa chính và bàn thờ mà than khóc và kêu lên rằng: Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa, xin đừng để cho cơ nghiệp Chúa phải hổ thẹn, đừng để các dân tộc thống trị nó. Tại sao thiên hạ dám nói rằng: "Chúa của chúng ở đâu?" Chúa đã nhiệt thành với xứ sở Người và đã tha thứ cho dân Người.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 12-13. 14 và 17

    Ðáp: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa (x. c. 3a).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. - Ðáp.

    2) Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn; con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa. - Ðáp.

    3) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. - Ðáp.

    4) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Lạy Chúa, xin mở môi con, để miệng con sẽ loan truyền lời ca khen. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 2 Cr 5, 20 - 6, 2

    "Hãy làm hoà cùng Chúa đi... Bây giờ là cơ hội thuận tiện".

    Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

    Anh em thân mến, chúng tôi đây là sứ giả của Ðức Kitô, chính Thiên Chúa nhờ chúng tôi mà khích lệ anh em. Nhân danh Ðức Kitô, chúng tôi năn nỉ anh em hãy làm hoà cùng Thiên Chúa. Ðấng không hề biết đến tội lỗi thì Thiên Chúa đã làm Người thành thân tội vì chúng ta, để trong Người, chúng ta được trở nên sự công chính của Thiên Chúa.

    Với tư cách là những cộng sự viên của Người, chúng tôi khuyên anh em đừng nhận lấy ơn của Thiên Chúa một cách vô hiệu. Quả thật Chúa phán: "Dịp thuận tiện đến rồi, Ta đã nhậm lời ngươi, vào ngày giải thoát, Ta đã cứu vớt ngươi". Bây giờ là cơ hội thuận tiện, giờ đây là ngày cứu thoát.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 50, 12a và 14

    Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ.

     

    Phúc Âm: Mt 6, 1-6. 16-18

    "Cha ngươi, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không các con mất công phúc nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.

    "Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con rằng: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.

    "Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".

     

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    Suy niệm

     

     

       Mùa Chay là thời điểm phụng vụ cử hành mầu nhiệm "vượt qua sự chết mà vào sự sống   

     

    Vì Mùa Chay kéo dài 40 ngày, tiêu biểu cho 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang địa, cũng như cho 40 năm dân Do Thái băng qua sa mạc, một biểu hiệu cho hành trình đức tin của họ, "vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Gioan 5:24), từ vùng đất nô lệ Ai Cập biểu hiệu cho vùng đất của sự chết tiến về miền Đất Hứa tự do biểu hiệu cho vùng đất của sự sống, hay cũng tiêu biểu cho 40 ngày Moisen ở trên Núi Sinai để lãnh nhận Lề Luật của Chúa (xem Xuất Hành 34:38), hoặc cho 40 ngày hành trình của Tiên Tri Isaia tiến lên Núi Horeb để gặp gỡ Thiên Chúa (xem 1Kings 19:8), nên Mùa phụng vụ này cần phải bắt đầu từ Thứ Tư trước Chúa Nhật I Mùa Chay và mở đầu cho thời khoảng 5 tuần lễ Mùa Chay, và thời điểm Thứ Tư mở màn cho Mùa Chay này lại bao gồm cả nghi thức xức tro, nên được gọi là Thứ Tư Lễ Tro, một nghi thức dọn lòng cho tín hữu hiệp thông với Chúa Kitô là Đấng "tự ý bỏ sự sống mình đi".

    Thật vậy, là Kitô hữu, qua Phép Rửa, họ đã được hiệp thông với Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô và với Chúa Kitô (xem Roma 6:3-5), Đấng đã "tự ý bỏ sự sống mình đi và có quyền lấy nó lại", vì thế và nhớ thế, "con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, tức là con người do tội lỗi thống trị đã bị hủy diệt để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa" (Roma 6:6), trái lại, "chúng ta được sống một đời sống mới" (Roma 6:4).

    Chính vì Mùa Chay là thời điểm phụng vụ cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, mầu nhiệm "vượt qua sự chết mà vào sự sống" của Người (Gioan 5:24 và xem Gioan 12:24), một mầu nhiệm theo nguyên tắc liên quan đến chính Phép Rửa Kitô giáo như vậy, và trên thực tế liên quan đến đời sống của những ai lãnh nhận Phép Rửa như thế, mà thành phần dự tòng mới được lãnh nhận Phép Rửa vào chính Đêm Vọng Phục Sinh để được tháp nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, nhờ đó, nhờ được hiệp thông với Cuộc Vượt Qua của Người, thành phần tân tòng Kitô hữu này mới có thể cùng với toàn thể Giáo Hội trở thành chứng nhân của Người và cho Người, cho đến khi Người lại đến.

    Trong Mùa Chay, một thời điểm có thể nói như Thánh Phaolô trong Bài Đọc 2 hôm nay, "là cơ hội thuận tiện... là ngày cứu thoát", Kitô hữu sống lại cái cảm nghiệm khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô và với Chúa Kitô, bằng những việc làm cụ thể, bao gồm cả con người của họ, cả linh hồn và thân xác của họ, bởi họ được Chúa Kitô cứu độ trọn vẹn bản tính của họ, bao gồm cả thân xác sẽ phục sinh của họ khi Người lại đến trong vinh quang, một việc làm cụ thể chứng tỏ họ thực sự cảm nghiệm khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô và với Chúa Kitô. 

    Việc làm cụ thể nhất Kitô hữu cần làm trong Mùa Chay liên quan đến cuộc khổ nạn và tử giá của Đấng "tự ý bỏ sự sống mình đi" cho phần rỗi của chung nhân loại và của từng Kitô hữu môn đệ của Người, không phải chỉ là những việc làm bề ngoài liên quan đến bộ ba tu đức Mùa Chay là bố thí, cầu nguyện và chay tịnh, như được liệt kê trong Bài Phúc Âm hôm nay, mà nhất là nhận biết tình yêu thương vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa, và có thực hành bộ ba tu đức này Kitô hữu cũng phải thi hành làm sao với tất cả tinh thần nhận biết của mình.

    Đó là lý do qua miệng Tiên Tri Joel ở Bài Đọc 1 hôm nay, Thiên Chúa đã nhắc nhở dân Ngài bao gồm cả thành phần Kitô hữu chúng ta rằng: "Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van. Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi. Hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Người nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ".

    Trong câu vừa nhắc nhở vừa kêu gọi này, Thiên Chúa chẳng những đề cập đến những gì là hình thức bề ngoài như "chay tịnh, nước mắt và than van", nhưng các việc này phải bắt nguồn từ bên trong với thái độ "thật lòng trở về với Ta", một thái độ chứng thực con người nhận biết "Chúa là Thiên Chúa ... nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ".

    Bài Đọc 2 hôm nay cũng thế, Thánh Phaolô Tông Đồ đã "nhân danh Đức Kitô" kêu gọi Kitô hữu Corintô trong Thư 2 của ngài "hãy làm hòa cùng Thiên Chúa". Tại sao vậy? Lý do duy nhất và chính yếu cũng xuất phát từ việc Kitô hữu nhận biết Vị "Thiên Chúa ... nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ", Vị Thiên Chúa vô cùng nhân hậu đến độ, như Thánh Phaolô cảm nhận và khẳng định trong Bài Đọc 2 hôm nay: "Ðấng không hề biết đến tội lỗi thì Thiên Chúa đã biến Người thành tội lỗi vì chúng ta, để trong Người, chúng ta được trở nên sự công chính của Thiên Chúa".

    Nếu Kitô hữu quả thực nhận biết Thiên Chúa, nhận biết tình yêu vô cùng nhân hậu của Ngài, Đấng "nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ", Đấng "đã biến (Đức Kitô vô tội) thành tội lỗi vì chúng ta", họ mới có được một tâm tình ăn năn thống hối tuyệt vời về những gì họ đã chẳng những phạm đến Ngài mà còn bất xứng với tình yêu đầy lòng xót thương của Ngài nữa, một tâm tình của Thánh Vương Đavít trong Thánh Vịnh 50 ở Bài Đáp Ca hôm nay:

    1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. 

    2) Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn; con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa. 

    3) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. 

    4) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Lạy Chúa, xin mở môi con, để miệng con sẽ loan truyền lời ca khen. 

    Việc Kitô hữu nhận biết Thiên Chúa là Đấng "nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ", Đấng "đã biến (Đức Kitô vô tội) thành tội lỗi vì chúng ta" không phải chỉ ở chỗ ăn năn thống hối về mặt tiêu cực mà thôi, còn cần phải được tỏ hiện bằng những việc tích cực thích hợp chứng thực việc nhận biết thần linh của họ nữa, những việc được chính Chúa Kitô nói đến trong Bài Phúc Âm hôm nay, cũng là những việc được Giáo Hội cho rằng rất thích hợp với Mùa Chay mà Kitô hữu không thể nào không thi hành, những việc chúng ta có thể gọi là bộ ba hành vi tu đức Mùa Chay, thứ tự là bố thí, cầu nguyện và chay tịnh, cả 3 đều phải làm hoàn toàn chỉ vì "Đấng thấu suốt mọi bí ẩn" mà thôi.

    "Bố thí" là việc làm đầu tiên trong bộ ba hành vi tu đức Mùa Chay, một hành động mà Kitô hữu cần làm trước hết và trên hết, bởi vì "bố thí" liên quan hết sức mật thiết với Lòng Thương Xót Chúa, một Lòng Thương Xót Chúa mà Kitô hữu đã được hoan hưởng một cách hoàn toàn nhưng không, nên họ cũng phải cho đi nhưng không, cũng phải san sẻ chính những gì họ cảm nghiệm thấy về Lòng Thương Xót Chúa này, như thể họ được Lòng Thương Xót Chúa đoái nhìn đến thân phận thấp hèn tội lỗi của họ thế nào thì họ cũng phải thương xót tha nhân như vậy. 

    "Cầu nguyện" là việc thứ hai, sau "bố thí" và trước "chay tịnh", mà Kitô hữu cần phải làm. Bởi vì, nhờ cầu nguyện mà họ mới cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa đã được tỏ ra cho họ trong đời sống của họ, để nhờ đó và từ đó họ mới có thể "bố thí", mới có thể yêu thương như họ được thương yêu, và cũng chỉ nhờ cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa là thần linh trong tinh thần và chân lý họ mới có thể sẵn sàng hiến mình cho Lòng Thương Xót Chúa như giá trả cho phần rỗi vô giá của các linh hồn tội nhân đáng thương bằng việc "chay tịnh".

    "Chay tịnh" là việc thứ ba trong bộ ba hành vi tu đức Mùa Chay mà Kitô hữu cần phải thực hiện để chứng tỏ mình nhận biết tình yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa đối với họ, một việc "chay tịnhnhư là thành quả của việc "cầu nguyện" và là chứng thực cho việc "bố thí", một việc "bố thí" cao cả nhất và quí giá nhất và khẩn thiết nhất, đó là "bố thí" chính bản thân mình, đến độ có thể sẵn sàng "hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người" (Mathêu 20:28) như Chúa Kitô, nghĩa là họ đạt tới tầm mức hiệp nhất nên một với chính Lòng Thương Xót Chúa!

    Căn cứ vào ý nghĩa sâu xa của bộ ba hành vi tu đức Mùa Chay và mối liên hệ bất khả phân ly của bộ ba này, có thể nói bộ ba hành vi tu đức Mùa Chay này cũng chính là linh đạo Kitô giáo. Linh đạo Kitô giáo nhắm đến đức ái trọn hảo và thể hiện đức ái trọn hảo (bố thí), ở chỗ "yêu nhau như Thày đã yêu thương các con", "thí mạng sống mình vì người mình yêu(xem Gioan 13:34;15:12,13), một đức ái trọn hảo xuất phát từ mối hiệp thông thần linh (cầu nguyện), ở chỗ "hiệp nhất nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Gioan 17:21), đến độ, "không phải tôi sống nữa (chay tịnh) mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Galata 2:20), nhờ đó tôi mới có thể sống đức ái trọn hảo yêu nhau như Chúa yêu đến thí mạng sống mình cho nhau (bố thí). 

    Thánh thi (giờ Kinh Phụng Vụ Chiều Thứ Tư Lễ Tro - trích từ Giờ Kinh Phụng Vụ)

     

    Lạy Ðức Kitô, Ngài thánh hiến

    Thời gian trai tịnh bốn mươi ngày,

    Và cho người thế mau siêu độ

    Ngài đã kêu mời phải ăn chay.

     

    Giờ đây Giáo Hội đang sám hối

    Xin lượng từ bi ghé mắt nhìn,

    Ðấm ngực cúi đầu, than khóc tội

    Ngài thương giải cứu, đỡ nâng lên.

     

    Bao lỗi lầm xưa, Ngài tha thứ

    Chính vì nghĩa nặng với ân sâu,

    Từ đây xin Chúa thương gìn giữ

    Kẻo lỡ một mai vướng tội nào.

     

    Hằng năm khi đến mùa trai tịnh

    Vẳng tiếng ăn năn thấm lệ nhòa

    Ta hãy rửa hồn cho thanh khiết

    Ðể mừng long trọng lễ Vượt Qua.

     

    Vũ trụ càn khôn cùng khép nép

    Tôn thờ ca ngợi Chúa Ba Ngôi

    Ðoàn con nhận lãnh ơn xá tội,

    Dâng khúc tân ca cảm tạ Ngài.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    MC.LeTro.mp3  

     

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHo9MD6mF5yenobdMy4%2B6LtUbP%3DH8%3DAQgWs6Jh0bx8%2BvoQ%40mail.gmail.com.
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - A REFLECTION 7TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Feb 21 at 2:32 PM
     
     

                   SEVEN SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A

                                                 23 FEBRUARY 2020

    anh.jpg

     

                             TAKE TIME TO BE HOLY!

     

    A REFLECTION (Matthew 5: 38 – 48): BE HOLY! The word ‘holy’ can conjure up the image of someone who is always praying and, perhaps, cut off from everyday earthly realities. Today’s readings, however, remind us that holiness is not measured by the calluses on our knees but by our love for others. Most essentially, holiness is God’s gift. We are a holy people because God loves us and dwells among us making us the temple of God.

    Take Time to be Holy:

    https://www.youtube.com/watch?v=Lexo0rUhBNc

     

    hat.jpg

    Hãy Yêu Kẻ Thù (Huỳnh Minh Kỳ - Đinh Công Huỳnh):

    https://www.youtube.com/watch?v=DH0a-Dg75S

     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- THỨ HAI CN7TN-A

  •  
    Hong Nguyen - Feb 23 at 1:55 PM
     
     


    THỨ HAI TUẦN VII THƯỜNG NIÊN A
     


    Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mac-cô (Mc 9: 14-29)

    14 Khi Đức Giê-su và ba môn đệ trở lại với các môn đệ khác, thì thấy một đám người rất đông đang vây quanh các ông, và các kinh sư tranh luận với các ông.15 Thấy Đức Giê-su, lập tức tất cả đám đông kinh ngạc. Họ chạy lại chào Người.16 Người hỏi các môn đệ: "Anh em tranh luận gì với họ thế? "17 Một người trong đám đông trả lời: "Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy; cháu bị quỷ câm ám.18 Bất cứ ở đâu, hễ quỷ nhập vào là vật cháu xuống. Cháu sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ người ra. Tôi đã nói với các môn đệ Thầy để họ trừ tên quỷ đó, nhưng các ông không làm nổi."19 Người đáp: "Ôi thế hệ cứng lòng, không chịu tin! Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem nó lại đây cho tôi."20 Người ta đem nó lại cho Người. Vừa thấy Người, quỷ liền lay nó thật mạnh, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi cả bọt mép.21 Người hỏi cha nó: "Cháu bị như thế từ bao lâu rồi? " Ông ấy đáp: "Thưa từ thuở bé.22 Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi."23 Đức Giê-su nói với ông ta: "Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Mọi sự đều có thể đối với người tin."24 Lập tức, cha đứa bé kêu lên: "Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi! "25 Khi thấy đám đông tuôn đến, Đức Giê-su quát mắng tên quỷ: "Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa! "26 Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: "Nó chết rồi! "27 Nhưng Đức Giê-su cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên.28 Khi Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy? "29 Người đáp: "Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi."
     

    SUY NIỆM

    Con người ngày nay dễ rơi vào tình trạng tin theo tiếng đồn. Nghe đâu Đức Mẹ hiện ra chỗ này chữa bệnh cho nhiều người, nghe đâu chỗ kia có ông cha đó làm phép lạ hay lắm, thế là người ta chạy đến đó để cầu xin.
     
    Trong bối cảnh bài Tin Mừng mà thánh Marcô trình thuật cho chúng ta sự kiện một người đàn ông chạy đến với Chúa Giêsu để xin chữa trị cho cậu con trai bị quỷ câm ám, ông cũng đi trong tình trạng tiếng đồn hay đi đại gặp chăng hay chớ. Ngay trước khi đến với Chúa, ông cũng đưa đại cho các môn đệ của Chúa Giêsu để họ trừ tên quỷ, nhưng các ông không làm nổi, nên ông mới đến với Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu đã khai mở và dạy cho ông bài học về đức tin. Bởi đó ông thốt lên rằng:  “Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi”.
     
    Đức tin là sự gắn bó cá nhân của toàn thể con người mình với Thiên Chúa. Đức tin bao hàm sự gắn bó của lý trí và ý chí với mặc khải mà Thiên Chúa đã bày tỏ về chính Ngài qua các việc làm và lời nói. Bởi thế khi tin, diễn tả chúng ta hai tương quan: với chủ vị và với chân lý; với chân lý vì tin vào chủ vị là Đấng làm chứng cho chân lý. Vì vậy, chúng ta không được tin vào ai khác ngoài Thiên Chúa, là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tất cả mọi ân ban đều phát xuất từ Thiên Chúa là Đấng quyền năng. Chúng ta cũng được đón nhận nhiều ơn ban khác nhau qua sự bầu cử của Mẹ Maria, các thánh và các đấng thánh thiện.
     
    Nguyện xin Chúa luôn ban cho chúng con đức tin mạnh mẽ, để chúng con luôn sống xứng đáng với ơn Chúa. Amen.

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Kính chuyển:
    Hồng
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- CHA BRIAN 7TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
    Feb 20 at 2:02 PM
     
     

    SEVENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A

                                        23 February 2020

          

    violence.jpg

          

                     Nonviolence is our Strength

                 bringing justice and power

     

             NONVIOLENCE, THE WAY OF JESUS AND THE ONLY WAY

                                                 (Matthew 5: 38 – 48)

     

    We live in a world where pay-back, tit for tat, retaliation, seem an automatic response – from the playground to the halls of government. Contrast the teaching of Jesus in his Sermon on the Mount. Living his teaching, though, is not easy. For one thing, what Jesus seems to say and what he means are not exactly the same.

     

    In response to hatred, hostility, aggression and attack, Jesus seems to be saying not to resist, not to take revenge, and to go even further than people force us to go. In fact, he appears to be asking us to be stupid, passive doormats, that others can walk all over.

     

    While it’s true that Jesus does teach nonviolence, he does not require us to be dumb and silent doormats. What he really means can be seen by looking at his own life. He said: ‘If anyone hits you on the right cheek, offer him your left one too.’ But when he himself was struck on the face on the way to Calvary, he did not literally turn the other cheek but said to his attacker: ‘If what I said was wrong, tell me. If I was right, why did you hit me?’ (Jn 18:23). So, Jesus was asking his attacker to justify his behaviour. Indirectly he was challenging his aggressor to change his ways.

     

    For Jesus, tensions between people are to be resolved through open and honest dialogue, so that what may start as a misunderstanding or disagreement doesn’t develop into insults, grudges, hatred, rage, hitting or bashing. If, in fact, we let ourselves become hateful we burn up more energy than with any other emotion. Hate can become so demanding and consuming that it can take us over and leave us bitter and twisted - real train wrecks. Surely, we need to save our strength for better things!

     

    Nelson Mandela spent over twenty-seven years in South African prisons. When he was finally released, he had every reason to feel bitter, and to come out bristling for revenge on those who had unjustly deprived him of his freedom. Instead he came out smiling, and seeking reconciliation with the leaders of the regime that had put him in prison. He thus became the foundation stone of a new South Africa. In his autobiography, Long Walk to Freedom (1994), Mandela tells us:

     

    I knew that people expected me to harbour anger against whites. But I had none. In prison, my anger towards whites decreased, but my hatred for the system grew. I wanted South Africa to see that I loved even my enemies while I hated the system that turned us against one another. I saw my mission as one of preaching reconciliation, of healing the old wounds and building a new South Africa.

     

    Jesus dares to put the challenge to each one of us: ‘love your enemies’. He is talking about someone close – someone in my family, my community, my work-place, my neighbourhood, who is making life difficult for me. Who are the people we try to avoid, the ones we don’t want to talk to, the ones who make us frightened or angry, the ones we find it hard to forgive, and the ones we feel like hating and hitting, for what they have done to us?

     

    But hate poisons the heart and destroys relationships. It does nothing to build a better world. When Jesus says ‘love your enemies’ it is not only for their sake but for ours as well. It stops us stooping to the same base level and preserves our dignity and self-respect.

     

    But returning love for hatred is one of the most difficult things we can do. Only God can help us love like God loves. God is the Father of all, and loves all human beings without any exceptions. Jesus reminds us that God lets his sun shine on bad and good people alike, and lets his rain fall on both those who do good and those who do evil. It’s a matter, then, of ‘like parent, like child’, and a matter of loving with the great and generous heart of Jesus, who returned good for evil.

     

    This is the way to become whole and complete persons, persons of maturity and integrity. Isn’t that what Jesus means when he says: ‘You must be perfect – just as your Father in heaven is perfect’?

     

    Fr Brian Gleeson

     

    One Way Jesus By Hillsong:

    https://www.youtube.com/watch?v=pWem1xprUMc 

     

    hat.jpg

     NONVIOLENCE, THE WAY OF JESUS AND THE ONLY WAY

     

    Con Đường Chúa Đã Đi Qua - Lệ Hằng:

    https://www.youtube.com/watch?v=9SnifsxN0Yc

     

    https://www.youtube.com/watch?v=yx1ClyyNAJ4