2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ SÁU CN3TN-A

  •  
    Chi Tran
    Jan 31 at 4:48 AM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Nước Thiên Chúa phát triển.

    31/01 – Thứ Sáu tuần 3 thường niên  – Thánh Gioan Boscô, linh mục. Lễ nhớ.

     

    LỜI CHÚA: "Người kia đã gieo hạt xuống đất, rồi đi ngủ, hạt giống mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết".

     

    * THÁNH GIOAN BOSCO Chào đời năm 1815 tại Cáttennôvô, giáo phận Tôrinô, Gioan đã trải qua thời thơ ấu trong hoàn cảnh khó khăn, vì thế, khi làm linh mục, người dấn thân lo việc giáo dục thanh thiếu niên.

    Người lập dòng các tu sĩ Salêdiêng và dòng Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu để huấn luyện thanh thiếu niên về nghề nghiệp và đời sống đạo. Người qua đời năm 1888.

     

    BẠN VÀ TÔI THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA: Mc 4, 26-34

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Ðất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".

    Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được".

    Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông.

     

    TÔI ĂN - NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA: Bông lúa trĩu hạt

     

    Một người có cái nhìn bi quan về Hội Thánh

    chắc sẽ tìm được nhiều dữ kiện để chứng minh.

    Tại một số nước phương Tây, có nhiều nhà thờ vắng người,

    chủng viện thiếu chủng sinh, tập viện tạm đóng cửa.

    Kitô hữu càng lúc càng chiếm tỉ lệ nhỏ

    trong tổng số dân trên thế giới.

    Có những khủng hoảng đức tin trong giới trẻ.

    Người ta tự hỏi Hội Thánh đã lỗi thời chưa.

    Có cần phải tin vào Ðức Kitô nữa không?

    Vào thời thánh Máccô viết sách Tin Mừng,

    cũng có những Kitô hữu bi quan về Hội Thánh.

    Hội Thánh ở Rôma chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi

    chịu bách hại dưới ách của bạo chúa Nêrô.

    Liệu Hội Thánh có tồn tại và phát triển không

    dưới sức mạnh hùng hậu của đế quốc?

    Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta niềm lạc quan.

    Ðó là hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa,

    cũng là hai dụ ngôn về hạt giống.

    Trong dụ ngôn thứ nhất, hạt giống được gieo xuống đất

    là bắt đầu nảy mầm và lớn lên,

    theo một tiến trình không gì ngăn cản nổi.

    Trước hết mọc lên thành cây lúa, rồi trổ đòng đòng

    và sau cùng thành bông lúa trĩu hạt.

    Tự nó, hạt giống mang một sức sống mạnh mẽ.

    Nó lớn lên cả đêm lẫn ngày,

    chẳng cần con người can thiệp.

    Có cái gì mầu nhiệm trong sự tăng trưởng này

    khiến chính người gieo cũng không sao hiểu nổi.

    Một cách âm thầm, chậm rãi nhưng vững vàng,

    hạt lúa đạt đến kết quả mỹ mãn.

    Dụ ngôn thứ hai lại cho thấy một sự tương phản.

    Nước Thiên Chúa như một hạt cải nhỏ xíu,

    vậy mà theo thời gian, nó mọc lên thành cây,

    và cây này lớn hơn mọi thứ cây cỏ khác.

    Hạt bé nhất lại cho cây lớn nhất.

    Nước Trời khởi đầu bằng Ðức Giêsu

    và một nhóm nhỏ môn đệ làm nghề chài lưới.

    Sau hai mươi thế kỷ,

    Kitô giáo đã lan khắp thế giới, đến với mọi dân tộc.

    Tuy nhiên, Nước Trời chỉ đến trọn vẹn vào ngày cánh chung.

    Thái độ ta phải có là kiên nhẫn chờ đợi.

    Hạt giống nào cũng phải vùi sâu dưới đất,

    và phải đương đầu với những khó khăn khi thành cây.

    Có lúc ta thấy nó như bị chững lại hay suy thoái.

    Có lúc ta sợ nó không đứng vững trước bão bùng.

    Ðây là lúc ta phải sống niềm tin:

    tin rằng Thiên Chúa sẽ đưa Nước Ngài đến thành tựu,

    bất chấp những khiếm khuyết và cản trở của con người.

    Ðừng nản chí mà ngừng gieo vãi hạt giống Lời Chúa,

    dù nhiều khi chúng ta không thấy hạt giống lớn lên.

     

    *Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN:

    Lạy Chúa Giêsu,

    xin thương nhìn đến Hội Thánh

    là đàn chiên của Chúa.

    Xin ban cho Hội Thánh

    sự hiệp nhất và yêu thương,

    để làm chứng cho Chúa

    giữa một thế giới đầy chia rẽ.

    Xin cho Hội Thánh

    không ngừng lớn lên như hạt lúa.

    NHỜ ƠN CHÚA, CON QUYẾT TÂM không chùn bước,

    không dễ dãi, ngủ quên.

    Ước gì Hội Thánh trở nên men

    được vùi sâu trong khối bột loài người

    để bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.

    Ước gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp

    để chim trời muôn phương rủ nhau đến làm tổ.

     Hội Thánh

    trở nên bàn tiệc của mọi dân nước,

    nơi mọi người được hưởng niềm vui và tự do.

    Cuối chúng con

    biết xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,

    nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội Thánh.

    Ước gì khi thấy Hội Thánh ở trần gian,

    nhân loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA: Hạt giống, hạt cải

    Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng hạt giống và hạt cải làm ví dụ để nói về Nước Thiên Chúa.

    Nước Thiên Chúa được thiết lập giống hệt như một tiến trình gieo gặt trọn vẹn: từ hạt giống, hạt nẩy sinh thành cây, rồi thành bông lúc. Như người dân Palestina, sau khi gieo hạt giống, họ âm thầm chờ đợi lúa chín để gặt hái, chứ không hề biết hạt giống được gieo xuống đất đã phát triển như thế nào: Chúa Giêsu cũng gieo hạt giống Nước Trời nơi tấm lòng con người, cùng với ơn Chúa, Nước đó âm thầm phát triển lan rộng khắp thế giới, tạo nên mùa gặt các linh hồn. Chúa Giêsu chỉ đích thân có mặt trong mùa gieo giống và mùa gặt hái. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian chờ đợi, Ngài vẫn tiếp tục hoạt động một cách vô hình, qua Chúa Thánh Thần và Giáo Hội. Khi Nước Thiên Chúa đã phát triển đến mức tối đo, Ngài sẽ trở lại trong vinh quang, thu hoạch mùa gặt của Ngài.

    Dụ ngôn hạt cải là dụ ngôn cuối cùng trong năm dụ ngôn về Nước Thiên Chúa. Cũng như các dụ ngôn trước, dụ ngôn này được rút ra từ đời sống thôn dã. Nó đưa ra một nét tương phản hấp dẫn: hạt cải nhỏ xíu trở thành một cây to lớn. Nước Thiên Chúa cũng mang nơi mình một nghịch lý tương tự: Dưới cái nhìn của thánh Marcô, dụ ngôn hạt cải chứa đựng cách diễn tả tuyệt vời về bí mật Mêsia. Cho đến lúc này, hành vi của Chúa Giêsu có thể bị coi là vô nghĩa và Nước Thiên Chúa vẫn chỉ là một thực tế khiêm tốn. Dù vậy, các dân ngoại đang nhìn thấy sự tăng trưởng dị thường của nó như các Kitô hữu ở Rôma đã kinh nghiệm được điều này. Chính Giáo Hội tiên khởi, dù yếu đuối, vẫn ý thức được mình đang tham dự vào sự thành công của một công trình đã sẵn tiềm tàng nguồn sinh lực vô biên, công trình này sẽ đạt tới mức hoàn vũ vào cuối giai đoạn phát triển của nó.

    Hạt giống đã trải qua một quá trình phát triển âm thầm trước khi tới mùa gặt; hạt cải được trồng dưới đất cũng phải trải qua một quá trình cho đến khi trở thành một cây lớn.

     

    *SUY TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG: Trong những bổn phận dù âm thầm hằng ngày, chúng ta hãy tin tưởng phó thác cho quyền năng yêu thương của Chúa, chính Ngài sẽ làm cho công việc chúng ta thực hiện theo ý Chúa đạt tới kết quả vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta, và như vậy chúng ta sẽ làm ích cho chính bản thân, cho tha nhân và cho Nước Chúa.

    Xin Chúa củng cố chúng ta trong niềm xác tín đó.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    ------------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- A REFLECTION 3RD SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Jan 24 at 3:09 PM
     
     



     

    MAI.jpg

          

                         THIRD SUNDAY IN ORDINARY TIME - YEAR A

                                                26 January 2020

     

    A REFLECTION (Matthew 4: 12-23)

     

    JESUS, OUR LIGHT. At times we can find ourselves ‘walking in darkness.’ We get caught up in difficulties and cannot see a way out. Today’s liturgy reminds us that Jesus is our light and our salvation. As with the first disciples, he calls us to follow him. In the Gospels we have the Good News that brings light into the dark moments of our lives.

     

    The Lord Is My Light and My Salvation (with lyrics) as sung by The Haven Of Rest Quartet:

    https://www.youtube.com/watch?v=_nZJL6Hauk0

     

    HOA.jpg

     

    live Dâng Chúa Mùa Xuân - Hiệp Lễ Mùng 1,2,3 tết (Ca đoàn Gx Ngọc Liễn):

    https://www.youtube.com/watch?v=5PxvzWfmUug

     

CẢM NGHIỆM SỐNG-SƯ HUYNH BRENDAN-CN2TN-A

  •  
    Mo Nguyen - Jan 18 at 2:48 AM
     
     
    anh.jpg
     
          THE LAMB OF RECONCILIATION  
     

                      SECOND SUNDAY IN ORDINARY TIME / A         

                                            19 JANUARY 2020

                                  REFLECTIONS ON THE GOSPEL

                   THE LAMB OF RECONCILIATION (Jn 1:29-34)

    In today’s Gospel John the Baptist bears witness to Jesus and clarifies his own role and status.

    John may well come ‘before’ Jesus in terms of arrival on the human scene. But, as the embodiment of God’s creative Word (John 1:1-18), Jesus has a priority in eternity completely transcending human history. The One who comes ‘after’ John actually ranks ‘before’ him.

    There is also difference in what each has to give. John’s water baptism is a simple rite of conversion, disposing people for salvation. Jesus is going to ‘baptise with the Holy Spirit’.

    To understand what this means we have to look forward to the climax of the Gospel. The moment of Jesus’ death upon the cross (19:30) is not simply a final expiration of breath. It is also a majestic imparting of the Spirit. The Beloved Disciple, who stands by the cross of Jesus and adopts his Mother as his own, represents all later believers, all who will constitute the later Church.

    Because his legs are not broken, Jesus dies as the Pascal Lamb. Two days later, as risen Lord, he will stand among his disciples, breathe upon them and say, ‘Receive, the Holy Spirit; whose sins you shall forgive, they are forgiven; who sins you shall retain, they are retained’ (20:22-23).

    In the light of all this we can grasp the full meaning of John’s hailing Jesus, as ‘the Lamb of God, that takes away the sin of the world’. The Church is being empowered by the Spirit to take up Jesus’ ministry of reconciliation and peace with God.

     

    Brendan Byrne, SJ

     

    Songs of Reconciliation:

    https://www.youtube.com/watch?v=Tu-5VKIQWyY

     

     

         JESUS CHRIST, THE PASSOVER LAMB

    hat.jpg
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BA CN2TN-A

 

  •  
    Tinh Cao
    Jan 20 at 4:55 PM
     
     

    Thứ Ba CN2TN-A

     

    ĐỌC-NGHE VÀ SỐNG Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (năm II) 1 Sm 16, 1-13

    "Samuel xức dầu cho Ðavít trước mặt các anh em ngài; và Thánh Thần ngự xuống trên ngài".

    Trích sách Samuel quyển thứ nhất.

    Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Samuel rằng: "Ta đã loại bỏ Saolê không cho cai trị Israel nữa, thế mà ngươi còn thương khóc nó đến bao giờ? Ngươi hãy đổ dầu cho đầy bình và lên đường; Ta sai ngươi đến nhà Isai dân thành Bêlem. Vì Ta chọn một người con của ông ấy lên làm vua". Samuel thưa: "Làm sao mà đi được? Vì nếu Saolê hay biết việc đó, ông sẽ giết con". Chúa nói: "Ngươi hãy tự tay bắt một con bê trong đàn, và nói: 'Tôi đến để dâng lễ tế lên cho Chúa'. Ngươi sẽ mời Isai đến để dự lễ tế, Ta sẽ tỏ cho ngươi biết việc phải làm, và sẽ chỉ cho ngươi biết phải xức dầu cho ai?"

    Vậy Samuel làm như lời Chúa dạy và đi đến Bêlem. Các vị kỳ lão trong thành bỡ ngỡ chạy đến Samuel mà nói rằng: "Ông đem bình an đến chăng?" Ông đáp: "Phải, bình an! Tôi đến để dâng lễ tế cho Chúa. Các ông giữ mình thanh sạch và cùng tôi đến dâng của lễ". Vậy ông làm cho Isai và con cái ông ấy được thanh sạch và mời họ đến dâng lễ tế. Khi (họ) vào nhà, Samuel gặp ngay Êliab và nói: "Có phải người xức dầu của Chúa đang ở trước mặt Chúa đây không?" Và Chúa phán cùng Samuel: "Ðừng nhìn xem diện mạo, vóc cao, vì Ta đã loại nó rồi; Ta không xem xét theo kiểu con người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn xem tâm hồn". Isai gọi Abinađab đến và dẫn đến trước mặt Samuel. Samuel nói: "Cũng không phải Chúa chọn người này". Isai cho dẫn Samma đến. Samuel lại nói: "Nhưng Chúa cũng không chọn người này". Isai lần lượt đem bảy đứa con mình ra trình diện với Samuel. Samuel nói với Isai: "Chúa không chọn ai trong những người này". Samuel nói tiếp: "Tất cả con ông có bấy nhiêu đó phải không?" Isai đáp: "Còn một đứa út nữa, nó đi chăn chiên". Samuel nói với Isai: "Ông hãy sai người đi gọi nó về, vì chúng ta không ngồi vào bàn ăn trước khi nó về". Isai sai người đi tìm đứa con út. Ðứa út này có mái tóc hoe, có đôi mắt xinh và gương mặt đẹp. Chúa phán: "Ngươi hãy chỗi dậy, xức dầu lên nó, vì chính nó đó". Samuel lấy bình dầu ra, xức lên nó trước mặt các anh em, và Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi. Còn Samuel đứng dậy trở về Rama.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 88, 20. 21-22. 27-28

    Ðáp: Ta đã gặp Ðavít là tôi tớ của Ta (c. 21a).

    Xướng: 1) Xưa trong cuộc thị kiến, Chúa đã phán cùng bầy tôi Chúa: "Ta đội mão triều thiên cho vị anh hùng, Ta cất nhắc người được kén chọn tự trong dân. - Ðáp.

    2) Ta đã gặp Ðavít là tôi tớ của Ta. Ta đã xức dầu thánh của Ta cho người, để tay Ta bang trợ người luôn mãi, và cánh tay Ta củng cố thân danh người. - Ðáp.

    3) Chính người sẽ thưa cùng Ta: "Chúa là Cha tôi, là Thiên Chúa và Tảng Ðá cứu độ của tôi". Và Ta sẽ đặt người làm trưởng tử, cao sang hơn các vua chúa ở trần gian. - Ðáp.

      

    Alleluia: Ga 8, 12

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta sẽ được ánh sáng ban sự sống". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 2, 23-28

    "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, môn đệ Người vừa đi vừa bứt lúa. Tức thì những người biệt phái thưa Người rằng: "Kìa Thầy xem. Tại sao ngày Sabbat người ta làm điều không được phép như vậy?" Người trả lời rằng: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy điều mà Ðavít đã làm khi ngài và các cận vệ phải túng cực và bị đói ư? Người đã vào nhà Chúa thời thượng tế Abiata thế nào, và đã ăn bánh dâng trên bàn thờ mà chỉ mình thượng tế được ăn, và đã cho cả các cận vệ cùng ăn thế nào?" Và Người bảo họ rằng: "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat; cho nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".

     

    Ðó là lời Chúa.

    image.png

     

    BẠN VÀ TÔI THAM DỰ TIỆC LỜI CHÚA

     


      Đức Kitô
     Chủ Tể  

     

    Ngày Thứ Ba hôm nay, trong Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh, chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân " của chung Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh được tỏ hiện ngay lời tuyên bố của Chúa Kitô về chính bản thân Người rằng: "Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".

    Thật
     thế, câu tuyên bố này của Người xẩy ra trong trường hợp đưọc bài Phúc Âm hôm nay thuật lại là "vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, môn đệ Người vừa đi vừa bứt lúa. Tức thì những người biệt phái thưa Người rằng: 'Kìa Thầy xem. Tại sao ngày Sabbat người ta làm điều không được phép như vậy?'". 

    T
    rong câu giải đáp của mình cho lời trách móc hơn là vấn nạn của những người biệt phái bấy giờ, Chúa Giêsu bề ngoài có vẻ như biện minh cho hành động các môn đệ của Người làm khiến cho các người biệt phái ấy ngứa cặp mắt duy luật của họ, thế nhưng thật ra Người có ý bênh vực tinh thần của lề luật để giúp cho chính những người biệt phái y thấy được tất cả sự thật về luật lệ mà họ thông thạo và hằng tuân thủ một cách chặt chẽ và nghiêm chỉnh, nhờ đó họ có thể sống đẹp lòng Thiên Chúa hơn.

    T
    rước hết, như trong bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, Người đã dẫn chứng một trường hợp không được phép làm mà vẫn được làm trong trường hợp khẩn cấp ở trong Cựu Ước liên quan đến "điều mà Vua Đavít làm khi ngài và các cận vệ phải túng cực và bị đói ư? Người đã vào nhà Chúa thời thượng tế Abiata thế nào, và đã ăn bánh dâng trên bàn thờ mà chỉ mình thượng tế được ăn, và đã cho cả các cận vệ cùng ăn thế nào?"

    S
    au nữa, từ trường hợp không được phép làm mà vẫn được làm trong trường hợp khẩn cấp ở trong Cựu Ước liên quan đến Vua Đavít ấy, Chúa Giêsu đã đi đến kết luật liên quan đến tinh thần của lề luật là những gì trực tiếp liên hệ tới mục đích của lề luật như sau: "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbatcho nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat"

    C
    ó nghĩa là luật lệ được lập ra và ban bố là vì loài người, để phục vụ loài người như chủ nhân ông của nó, như là mục tiêu của nó, hầu mang lại lợi ích thiêng liêng cho họ, giúp họ thăng tiến, vươn lên, được cứu độ, chứ không phải để hủy diệt họ, khiến họ bị mất tự do, biến họ trở thành nô lệ lề luật, khi lề luật không còn thuần túy là một phương tiện cho họ mà là cùng đích của con người, nhất là đối với thành phần duy luật, thành phần cần phải được giải cứu cho khỏi cảnh làm nô lệ cho lề luật, nhờ bởi "Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat", như Người làm cho họ trong bài Phúc Âm hôm nay

    N
    hững gì "" kỹ được Chúa đề cập đến trong bài Phúc Âm hôm qua có liên quan mật thiết đến những gì Người nói về lề luật trong bài Phúc Âm hôm nay: "áo cũđây phải chăng là chữ nghĩa của lệ luật, hoàn toàn không hợp với tấm "vải mới" được Người cung cấp là ý nghĩa đích thực liên quan đến mục đích chính yếu của lề luật theo những lời dẫn giải của Ngườivà "bầu da cũ" đây phải chăng là chủ trương và thái độ duy luật, hoàn toàn không hợp với và không thể nào chấp nhận thứ "rượu mớihay chứa đựng nổi thứ "rượu mới" là tinh thần yêu thương bác ái làm nên chính lệ luật và làm trọn lề luật (xem Roma 13:10).

    B
    ài Đọc 1 cho Năm Chẵn hôm nay là câu chuyện về Tiên Tri Samuel được lệnh Thiên Chúa sai "đi đến Bêlem" để "xức dầu" phong vương cho một người đã được Ngài tuyển chọn thay cho vị vua đương kim bấy giờ là Saulê mà Ngài "đã loại bỏ không cho cai trị Israel nữa". Vị vua tương lai thay cho Vua Saulê ấy "là ai?", Thiên Chúa không tiết lộ cho Tiên Tri Samuel biết khi sai ông đi đến quê hương của vị vua này là Bêlem. Để rồi, trong việc nhận diện vị vua tương lai được Ngài tuyển chọn mới xuất hiện một tiêu chuẩn liên quan đến ý nghĩa của Bài Phúc Âm hôm nay về lề luật và thành phần duy luật chỉ vụ hình thức hơn là tinh thần.

    T
    hật vậy, Bài Đọc 1 hôm nay thuật lại rằng: "Khi (họ) vào nhà, Samuel gặp ngay Êliab và nói: 'Có phải người xức dầu của Chúa đang ở trước mặt Chúa đây không?' Và Chúa phán cùng Samuel: 'Ðừng nhìn xem diện mạo, vóc cao, vì Ta đã loại nó rồi; Ta không xem xét theo kiểu con người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn xem tâm hồn'".

    T
    rong trường hợp này, Thiên Chúa vẫn không chỉ ngay cho Tiên Tri Samuel đứa con trai nào trong 8 đứa của gia đình vị vua tương lai, nhưng chỉ dạy cho vị tiên tri ấy biết cái tiêu chuẩn tổng quan chính yếu là "đừng bề ngoài mà bề trong" của Ngài. Bởi thế, căn cứ vào tiêu chuẩn ấy, Tiên Tri Samuel tiếp tục chọn lựa, cho đến khi ông hỏi bố của 8 người anh em trai rằng

    "
    'Tất cả con ông có bấy nhiêu đó phải không?' Isai đáp: 'Còn một đứa út nữa, nó đi chăn chiên'. Samuel nói với Isai: 'Ông hãy sai người đi gọi nó về, vì chúng ta không ngồi vào bàn ăn trước khi nó về'. Isai sai người đi tìm đứa con út. Ðứa út này có mái tóc hoe, có đôi mắt xinh và gương mặt đẹp. Chúa phán: 'Ngươi hãy chỗi dậy, xức dầu lên nó, vì chính nó đó'. Samuel lấy bình dầu ra, xức lên nó trước mặt các anh em, và Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi. Còn Samuel đứng dậy trở về Rama".

    P
    hải, chỉ ở trường hợp phong vương cho vị vua thứ hai là Đavít này mới có chuyện: "Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi", còn trong trường hợp phong vương cho Saule là vị vua đầu tiên của dân Do Thái cũng là vị vua bị Thiên Chúa loại trừ chỉ được Thánh Kinh trong Bài Đọc 1 cho Năm Chẵn Thứ Bảy tuần trước thuật lại như sau: "Samuel lấy bình dầu đổ trên đầu Saolê, rồi hôn anh và nói rằng: 'Ðây Thiên Chúa xức dầu phong anh làm vua thống trị cơ nghiệp của Người, và anh sẽ cứu dân Người thoát khỏi kẻ thù ở chung quanh'".

    P
    hải chăng chính vì "Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi" mà những gì vị vua này làm đều đúng ý Thiên Chúa, cho dù là điều vua không được phép làm như vụ vua và đoàn tùy tùng dám ăn thứ bánh tiến mà chỉ có vị thượng tế mới được ăn, một vụ việc bề ngoài có tính cách gương mù và bê bối sai quấy lộng hành này lại đã được chính Chúa Giêsu trích dẫn để minh chứng rằng: "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbatcho nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat". 

    B
    ài Đáp Ca hôm nay rõ ràng là liên quan đến bản thân của Vua Đavít, liên quan đến việc vua được tuyển chọn (câu 1) và Thiên Chúa ở cùng vua (câu 2), một vị vua là tiền thân báo trước một Vị Vua của các Vua, vị vua bất diệt (câu 3) là "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân ":

    1)
     Xưa trong cuộc thị kiến, Chúa đã phán cùng bầy tôi Chúa: "Ta đội mão triều thiên cho vị anh hùng, Ta cất nhắc người được kén chọn tự trong dân.

    2)
     Ta đã gặp Ðavít là tôi tớ của Ta. Ta đã xức dầu thánh của Ta cho người, để tay Ta bang trợ người luôn mãi, và cánh tay Ta củng cố thân danh người

    3)
     Chính người sẽ thưa cùng Ta: "Chúa là Cha tôi, là Thiên Chúa và Tảng Ðá cứu độ của tôi". Và Ta sẽ đặt người làm trưởng tử, cao sang hơn các vua chúa ở trần gian. 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     

     

     

     

     

    Ngày 21: Thánh Anê, đồng trinh tử đạo (290-304)

     

     

     

    Căn cứ vào sử liệu, chúng ta chỉ có thể phác họa được một vài nét chấm phá về thánh nữ: Thuộc dòng dõi quý tộc, chịu chết vì đạo khi lên 13 tuổi, năm 304 dưới thời hoàng đế Ðiôclêtianô. Cuộc sống đầy can đảm của thánh nữ được gói ghém qua hai truyền thống sau đây:

    Trong cuốn "Ðời sống các trinh nữ", thánh Ambrôsiô đã cho chúng ta biết: mặc dù chỉ là một cô bé thuộc lứa tuổi thiên thần, thánh nữ không bao giờ run sợ mà trái lại sẵn sàng lãnh chịu mọi cực hình dã man của bọn người khát máu. Với thân hình mảnh mai, với vẻ mặt ngây thơ, thánh nữ tiến ra pháp trường, khiến cho những kẻ ghét đạo cũng phải bùi ngùi thương cảm. Trước những lời dụ dỗ và ngăn cấm của quan tòa, cô bé Anê lúc nào cũng lẩm bẩm: "Tôi chỉ tin một Ðức Kitô, Ðấng tôi hằng yêu mến", để rồi một lưỡi gươm đã kết thúc cuộc đời thánh nữ, như của lễ trong sạch dâng lên Chúa.

    Qua những văn kiện của Giáo Hội Ðông Phương, chúng ta còn biết thêm rằng thánh nữ sinh quán tại La Mã. Mới mười hai tuổi đầu, cô bé đã mạnh dạn rao giảng Ðức Kitô là Thiên Chúa, vì thế ông đô trưởng bắt cô bé bỏ vào lầu xanh cốt làm hoen ố tâm hồn và thể xác. Tuy nhiên thánh nữ lúc nào cũng là một đóa sen, tỏa hương thơm giữa bùn nhơ, không một chàng trai nào dám đụng chạm tới thánh nữ. Trước sự căm phẫn của đám đông tàn bạo, ông đô trưởng đã ra lệnh thiêu sống thánh nữ.

     

    Mặc dù hai bản khác nhau về chi tiết, nhưng cũng đủ tạo nên một cái nhìn tổng quát. Hài cốt thánh nữ được an táng tại biệt thự của gia đình. Năm 321, công chúa của hoàng đế Constantin được thánh nữ chữa khỏi bệnh, đã xây trên phần mộ một thánh đường nguy nga. Thánh Ambrôsiô đã viết về ngài: Hôm nay là ngày sinh của một trinh nữ, chúng ta hãy noi gương khiết tịnh. Hôm nay là ngày sinh của một vị tử đạo, chúng ta hãy dâng lên như lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa.

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- A REFLECTION 2ND SUNDAY- A

  •  
    Mo Nguyen
    Jan 17 at 2:57 PM
     
     
    hinh.jpg

     

                      THE LAMB OF GOD

     

                    SECOND SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A

                                                19 January 2020

    A REFLECTION (John 1: 29 -34)

    THE LAMB OF GOD. Jesus is the servant of God who brings salvation to the ends of the earth. He is the lamb of God who takes away the sin of the world. He reveals the compassion of God who stoops down to hear the cries of those in distress.

    Jesus lamb of god, you take away, the sins of the world - Lyrics & Instruments:

    https://www.youtube.com/watch?v=VnV93klhC6E

    Lamb Of God You Take Away The Sins Of The World:

    https://www.youtube.com/watch?v=UvyEk8AKPR8

     

    hat.jpg

     

                 ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA

     

    Chấm Nối Chấm 2017: 15.01: Chiên Thiên Chúa:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=9pNts5aodNA