CẢM NGHIỆM SỐNG LC - REFLECTION 2ND SUNDAY OF LENT- A
- Details
- Category: 2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa
SECOND SUNDAY OF LENT – YEAR A - 8 MARCH 2020
A REFLECTION (Matthew 17: 1-9):
OASES ON THE JOURNEY. As followers of Jesus, we have nowhere to pitch our tents. We must journey with Jesus through the hardships of life to glory. There will be oases along the way – moments of consolation which reveal the presence of God among us. We cannot remain in these moments for ever, but they give us refreshment. Remembering them will sustain us on our pilgrim way.
Casting Crowns - God of All My Days (Official Lyric Video):
https://www.youtube.com/watch?v=ZYkZE8AogDE
Chúa Nhật1MC-A
CHÚA CHỊU CÁM DỖ
LẮNG NGHE Lời Chúa
Bài Ðọc I: St 2, 7-9; 3, 1-7
"Nguyên tổ được tạo thành, và phạm tội".
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa lấy bùn đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở thành một vật sống.
Thiên Chúa lập một vườn tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên. Thiên Chúa cho từ đất mọc lên mọi thứ cây trông đẹp, ăn ngon, với cây sự sống ở giữa vườn, và cây biết thiện ác.
Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi dã thú mà Thiên Chúa tạo thành. Nó nói với người nữ rằng: "Có phải Thiên Chúa đã bảo: Các ngươi không được ăn mọi thứ cây trong vườn?" Người nữ nói với con rắn: "Chúng tôi được ăn trái cây trong vườn; nhưng trái cây ở giữa vườn thì Thiên Chúa bảo: "Các ngươi đừng ăn, đừng động tới nó, nếu không sẽ phải chết". Rắn bảo người nữ: "Không, các ngươi không chết đâu! Nhưng Thiên Chúa biết rằng ngày nào các ngươi ăn trái ấy, mắt các ngươi sẽ mở ra, và các ngươi sẽ biết thiện ác như thần thánh". Người nữ thấy trái cây đẹp mắt, ngon lành và thèm ăn để nên thông minh. Bà hái trái cây ăn, rồi lại cho chồng, người chồng cũng ăn. Mắt họ liền mở ra và họ nhận biết mình trần truồng, nên kết lá vả che thân.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 12-13. 14 và 17
Ðáp: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa (x. c. 3a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. - Ðáp.
2) Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn. Con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa. - Ðáp.
3) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. - Ðáp.
4) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Lạy Chúa, xin mở môi con, để miệng con sẽ loan truyền lời ca khen. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Rm 5, 12-19
"Chỗ mà tội lỗi đã đầy tràn, thì ân sủng đã đầy dàn dụa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội. Trước khi có lề luật, đã có tội ở trần gian. Nhưng nếu không có luật, thì tội không bị kể là tội. Thế mà, từ thời Ađam đến thời Môsê, sự chết đã thống trị cả những người đã không phạm tội bất tuân lệnh Thiên Chúa như Ađam đã phạm. Ađam là hình ảnh Ðấng sẽ tới.
Nhưng sự sa ngã của Ađam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Ðức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người. Ơn Thiên Chúa ban cũng khác với hậu quả do một người phạm tội đã gây ra. Quả thế, vì một người duy nhất phạm tội, con người đã bị xét xử để phải mang án, còn sau nhiều lần sa ngã, thì lại được Thiên Chúa ban ơn cho trở nên công chính.
Vì nếu bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị do một người đó, thì những người lãnh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một người là Ðức Giêsu Kitô.
Do đó, tội của một người truyền đến mọi người đưa tới án phạt như thế nào, thì đức công chính của một người truyền sang mọi người đưa tới bậc công chính ban sự sống cũng như thế. Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, thì do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế.
Ðó là lời Chúa.
Hoặc bài vắn này: Rm 5, 12. 17-19
Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi có sự chết, và thế là sự chết đã truyền đến mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội.
Vì nếu bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị do một người đó, thì những người lãnh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một người là Ðức Giêsu Kitô.
Do đó, tội của một người truyền đến mọi người đưa tới án phạt như thế nào, thì đức công chính của một người truyền sang mọi người đưa tới bậc công chính ban sự sống cũng như thế. Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, thì do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Mt 4, 4b
Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
Phúc Âm: Mt 4, 1-11
"Chúa Giêsu nhịn ăn bốn mươi ngày đêm, và chịu cám dỗ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Khi Người đã nhịn ăn bốn mươi đêm ngày, Người cảm thấy đói. Và tên cám dỗ đến gần, nói với Người rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh". Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: 'Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra'".
Bấy giờ ma quỷ đưa Người lên Thành thánh, và đặt Người trên góc tường Ðền thờ, rồi nói với Người rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống đi, vì có lời chép rằng: Ngài đã ra lệnh cho các Thiên Thần đến với ông, và chư vị đó sẽ nâng đỡ ông trên tay, để ông khỏi vấp chân vào đá". Chúa Giêsu đáp: "Cũng có lời chép rằng: "Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi".
Quỷ lại đưa Người lên núi rất cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nói với Người rằng: "Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi". Bấy giờ Chúa Giêsu bảo nó rằng: "Hãy lui đi, hỡi Satan! Vì có lời đã chép: "Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài". Bấy giờ ma quỷ bỏ Người. Và các thiên thần tiến lại, hầu hạ Người.
Ðó là lời Chúa.
SỐNG VÀ CHIA SẺ
Tội tràn làn - Phúc ngập lụt
Mùa Chay tuy được bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro, nhưng chính Thứ Tư Lễ Tro này cùng với 3 ngày sau đó chỉ là một dạo khúc mở màn cho Mùa Chay, hay như là ngưỡng cửa để tiến vào Mùa Chay, thời điểm bao gồm 5 tuần lễ liền, mà tuần đầu tiên được mở màn với Chúa Nhật Thứ Nhất hôm nay.
Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật 1 Mùa Chay này có thể nói xoay quanh trục sống đức tin, căn cứ vào lời Chúa Giêsu phán trong bài Phúc Âm hôm nay, một lời liên quan đến việc sống đức tin, được Giáo Hội sử dụng cho "Câu Xướng Trước Phúc Âm: Mt 4,4b": "Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra".
Thật vậy, năm nào cũng thế, Chúa Nhật I Mùa Chay bao giờ cũng là bài Phúc Âm về sự kiện Chúa Giêsu chay tịnh 40 đêm ngày trong hoang địa và bị ma quỉ cám dỗ. Cả 3 Phúc Âm trong bộ Phúc Âm Nhất Lãm đều thuật lại 3 chước cám dỗ giống nhau nhưng hơi khác nhau về thứ tự các chước cám dỗ được ma quỉ sự dụng tấn công Chúa Kitô, cách riêng ở hai chước cám dỗ thứ hai và thứ ba.
Ba chước cám dỗ này liên quan trực tiếp đến toàn thể con người, bao gồm cả xác thịt lẫn tâm can cùng phẩm giá của con người, được Thánh Gioan Tông Đồ liệt kê và diễn tả trong Thư Thứ Nhất của ngài, đó là "những quyến rũ của xác thịt (ám chỉ bản năng thỏa mãn), những hấp lực của con mắt (ám chỉ tham vọng hay lòng tham) và một đời sống huyênh hoang (ám chỉ thái độ kiêu hãnh)" (2:16).
Căn cứ vào thứ tự "đấy là tất cả những sự xuất phát từ thế gian" (1Gioan 2:16) vừa được liệt kê trên đây thì Phúc Âm của Thánh Ký Luca cho Chu Kỳ Phụng Niên Năm C dường như thuật lại thứ tự các chước cám dỗ hợp lý hơn, vì Chúa Giêsu bị cám dỗ về bản năng thỏa mãn đầu tiên, rồi Người mới bị cám dỗ về tham vọng và sau cùng Người bị cám dỗ về thái độ kiêu hãnh.
Thế nhưng, nếu căn cứ vào 2 bản tính nơi Chúa Kitô thì Phúc Âm Thánh Ký Mathêu hôm nay có lý hơn, ở chỗ, Chúa Kitô bị ma quỉ cám dỗ về thiên tính của Người trước, bằng hai câu mở đầu 2 chước cám dỗ 1 và 2 "nếu ngươi là Con Thiên Chúa", để thử xem quyền năng của Người đến đâu, và chỉ sau khi hắn không thấy Người tỏ quyền năng ra với tư cách là Con Thiên Chúa như hắn muốn biết để còn đối phó với Người, thì hắn mới quay sang cám dỗ nhân tính của Người, bằng câu thử thách "nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi".
Tiếc thay, hắn đã lầm to và đã thua nặng... trước một nhân vật lịch sử mang tên Giêsu ở Nazarét bề ngoài có vẻ tầm thường, cũng lãnh nhận phép rửa của Gioan Tẩy Giả như bất cứ một con người tội lỗi nào muốn tỏ lòng thống hối, và sau đó nhân vật ấy còn vào hoang địa chay tịnh như bất cứ con người đam mê dục vọng nào muốn siêu thoát nên cần phải xa lánh thế gian tội lỗi, nhưng hắn lại không thể làm gì được nhân vật ấy, một nhân vật không đến nỗi dị chúng nhân như Gioan Tẩy Giả trước đó, như hắn vẫn dễ dàng làm chủ và chi phối hầu như bất cứ một con người thuần túy nào từ trước tới bấy giờ, trừ duy người mẹ của nhân vật này.
Cuối cùng, bất đắc dĩ thua trận "ma quỷ đã bỏ Người", và sau đó, "các thiên thần tiến lại, hầu hạ Người". Nếu theo dõi sát nhân vật lạ lùng này thì không biết ma quỉ đã suy đoán và quyết đoán ra sao khi thấy được sự kiện các thần trời xuống phục vụ một con người tầm thường như thế. Hắn làm sao có thể hiểu được chứ, đúng hơn chính vì hắn không thể nào chấp nhận được sự thật Thiên Chúa vô cùng cao trọng hơn chúng vốn là loài thần linh thiêng liêng sáng láng "đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), nên hắn lại càng không thể nào hiểu được, đúng hơn bị tẩu hỏa nhập ma khi thấy Vị Thiên Chúa Làm Người ấy đã tác hành như một con người tội lỗi lúc Người lãnh nhận phép rửa ở Sông Jordan và lại còn cần phải sống chay tịnh trong hoang địa nữa.
Đó là mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa vô cùng yêu thương mà chính các thần trời trên thiên đàng còn không thể nào hiểu nổi thì làm sao bọn ngụy thần kiêu ngạo ở trong hỏa ngục có thể với tới. Mầu nhiệm yêu thương cứu chuộc đây là ở chỗ Thiên Chúa sử dụng chính nhân tính đã bị băng hoại bởi nguyên tội của con người được Người mặc lấy để chẳng những bù đắp cho những sai khuyết nó, như khi Người lãnh nhận phép rửa thống hối của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả hay khi Người chay tịnh trong hoang địa, mà còn biến đổi những gì bại hoại của nó bằng chính việc tỏ mình ra của Người, như khi Người chiến thắng các chước cám dỗ của ma quỉ, nhất là khi Người phục sinh từ trong kẻ chết và thăng thiên về cùng Cha với nhân tính của Người.
Như thế, mầu nhiệm cứu chuộc chính là mầu nhiệm của Lòng Thương Xót Chúa, ở chỗ chính Thiên Chúa đã chẳng những thương cảm thân phận hèn mọn, yếu đuối và lầm lạc tội lỗi của con người sau nguyên tội và bởi nguyên tội, mà còn sống chính thân phận tội lỗi với con người, như con người và thậm chí thay cho con người, đến độ chính bản thân Người phải hứng chịu tất cả mọi hậu quả vô cùng khủng khiếp của tội lỗi do con người gây ra, để đền thay cho họ, để họ được tái sinh và được hưởng sự sống viên mãn của Lòng Thương Xót Chúa, một Lòng Thương Xót Chúa như thể hằng liên lỉ tìm dịp để tỏ mình ra nơi con người hèn yếu, luôn chộp lấy cơ hội con người tội lỗi để thương xót, nhờ đó con người nhận biết Ngài mà được cứu độ.
Đó là tất cả ý nghĩa của Bài Đọc 2 hôm nay, một bài đọc bao gồm nội dung của cả Bài Đọc 1 về sự kiện hai nguyên tổ sa ngã phạm tội theo chước cám dỗ của rắn quỉ, lẫn Bài Đáp Ca liên quan đến Lòng Thương Xót Chúa được con người thống hối tin tưởng cậy trông. Thánh Phaolô, trong Thư gửi Giáo đoàn Rôma ở Bài Đọc 2 hôm nay đã sâu xa cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa và phấn khích lòng tin tưởng Kitô hữu Rôma như sau:
"Nhưng sự sa ngã của Ađam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Ðức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người. Ơn Thiên Chúa ban cũng khác với hậu quả do một người phạm tội đã gây ra. ... Vì nếu bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị do một người đó, thì những người lãnh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một người là Ðức Giêsu Kitô".
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Xin mời nghe chia sẻ bằng lời ở cái link sau đây:
--
Thứ Ba CN1MC-A
THAM DỰ BỮA TIỆC Lời Chúa
Bài Ðọc I: Is 55, 10-11
"Lời Ta thực hiện điều Ta mong muốn".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây Chúa phán: "Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 4-5. 6-7. 16-17. 18-19
Ðáp: Chúa cứu người hiền đức khỏi mọi nỗi âu lo (c. 18b).
Xướng: 1) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ. - Ðáp.
2) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tainạn. - Ðáp.
3) Chúa để mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu. Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai. - Ðáp.
4) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo. Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương dập nát. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Mt 4,17
Chúa phán: "Hãy hối cải, vì nước trời đã gần đến".
Phúc Âm: Mt 6, 7-15
"Vậy các ngươi hãy cầu nguyện như thế này".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại: họ nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. Ðừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện như thế này:
"Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ đến chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
"Vì nếu các con có tha thứ cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Ðấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con".
Ðó là lời Chúa.
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Trong Kinh Lạy Cha, ý nguyện chính yếu, ý nguyện nồng cốt, ý nguyện làm nên các ý nguyện và chi phối các ý nguyện khác đó là ý nguyện: "ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời"
Ngày Thứ Ba trong Tuần 1 Mùa Chay hôm nay, đề tài cho chung Mùa Chay, bao gồm cả Tuần Thánh, là "Tôi tự ý bỏ sự sống mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan 10:17), được tiếp tục ở bài Phúc Âm về lời cầu nguyện Chúa dạy "các con hãy cầu nguyện như thế này".
Thật vậy, qua nội dung của lời cầu nguyện Chúa Giêsu dạy cho "các môn đệ" trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh sống động của một Vị Thiên Sai, Đấng "từ trời xuống không phải để làm theo ý mình là là ý Đấng đã sai" (Gioan 6:38). Người quả thực đã "bỏ sự sống mình đi" ở chỗ "không làm theo ý mình", mà là "ý Đấng đã sai", nhờ đó, Người "đã lấy sự sống mình lại" ở chỗ Người đã tỏ ra sự sống thần linh thật sự ở nơi Người, sự sống của một Người Con Thiên Chúa mà Người muốn thông ban cho chung con người và riêng Giáo Hội của Người.
Đó là lý do, trong kinh nguyện Chúa dạy vẫn được gọi là Kinh Lạy Cha trong Bài Phúc Âm hôm nay đây, ý nguyện chính yếu, ý nguyện nồng cốt, ý nguyện làm nên các ý nguyện và chi phối các ý nguyện khác đó là ý nguyện: "ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời".
Trước hết, đối với hai ý nguyện đầu là "danh Cha cả sáng" và "nước Cha trị đến", cả hai ý nguyện này sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực nếu thiếu vắng ý nguyện thứ ba "ý Cha thể hiện".
Điển hình nhất ở nơi chính bản thân và cuộc đời của Chúa Kitô, Đấng đã làm cho "danh Cha cả sáng" khi hoàn thành ý Cha, bằng cuộc khổ nạn và tử giá của Người, nhờ đó và vì thế Người đồng thời cũng đã làm cho "nước Cha trị đến" nơi tâm hồn của những ai tin vào Người, một "nước" hay một vương quốc thần linh đang hiện diện nơi Giáo Hội được Người thiết lập và xuất phát từ cạnh sườn bị đâm vào của Người (xem Hiến Chế Lumen Gentium - 3).
Sau nữa, đối với 3 ý nguyện sau đó, đúng hơn 3 ý cầu sau đó cũng thế, cũng liên kết hết sức mật thiết bất khả phân ly với ý nguyện "ý Cha thể hiện" nằm ở giữa như cốt lõi của Kinh Lạy Cha này.
"Lương thực hằng ngày" được chúng ta có ý cầu đây là gì, nếu trước hết và trên hết không phải là của ăn phần xác mà chính là việc làm theo và chu toàn ý muốn của Thiên Chúa, như "lương thực của Thày là làm theo ý Đấng sai Thày và hoàn thành các công việc của Ngài" (Gioan 4:34), nhờ đó "ý Cha thể hiện dưới đất ('Nước Cha trị đến') cũng như trên trời ('danh Cha cả sáng')".
"Xin Cha tha nợ chúng con" là ý cầu thứ hai ở phần sau của Kinh Lạy Cha, một ý cầu gắn liền với ý cầu thứ nhất "xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày". Bởi vì, nếu "lương thực hằng ngày" của chúng ta là việc chu toàn ý muốn Thiên Chúa thì bất cứ khi nào và vì bất cứ lý do nào chúng ta không chu toàn ý muốn của Ngài là chúng ta đã làm buồn lòng Ngài, đã không làm "danh Cha cả sáng" và "nước Cha trị đến" như lòng Ngài ước mong nơi chúng ta, và vì thế chúng ta cần được Ngài tha thứ cho.
"Xin chớ đến chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ" là ý cầu cuối cùng ở phần hai của Kinh Lạy Cha cũng bất khả tách lìa với ý nguyện thứ 3 "ý Cha thể hiện" ở phần trên và ý cầu thứ 1 "xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày" ở phần dưới. Tại sao?
Bởi vì, theo kinh nghiệm tu đức sống đạo, Kitô hữu chúng ta, với bản tính nhiễm lây nguyên tội, luôn luôn bị "cám dỗ" làm theo ý riêng của mình và đam mê nhục dục của mình hơn là ý muốn của Thiên Chúa và lề luật của ngài, hơn là tinh thần Phúc Âm của Chúa Kitô, và thường chúng ta bị "sa chước cám dỗ" nếu không có ơn đặc biệt của Thiên Chúa để có thể chẳng những nhận ra chước cám dỗ vô cùng tinh quái quỉ quyệt mà còn chống trả chước cám dỗ cho đến cùng.
Và "sự dữ" chúng ta cầu xin cho khỏi bị rơi vào hay phạm đến đây là gì, nếu không phải là chính những gì chúng ta dám ngang nhiên và ngạo mạn làm trái với ý muốn toàn thiện và tối thượng của Thiên Chúa, là chính thái độ phạm thượng của chúng ta đối với Thiên Chúa vô cùng cao cả, ở chỗ chúng ta đã coi mình hơn Thiên Chúa, coi ý muốn của Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng, quan phòng thần linh trên tất cả mọi sự, không bằng ý muốn thấp hèn thiển cận rất hạ cấp của chúng ta là tạo vật đã được Ngài yêu thương dựng nên và cứu chuộc.
Chính vì là loài người vô cùng thấp hèn, khốn nạn và yếu đuối mà chúng ta tự mình không thể nào không "sa chước cám dỗ", không thể nào không gây ra "sự dữ" là tội lỗi phạm đến Thiên Chúa, và vì thế mà chúng ta, trong ý cầu thứ hai ở phần sau của Kinh Lạy Cha, chúng ta đã "xin Cha tha nợ cho chúng con", ở chỗ "như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con", bằng không, không tha cho người khác mà cứ muốn được Thiên Chúa thứ tha là chúng ta đã "sa (vào một) chước cám dỗ" khác đối với anh chị em chúng ta, nghĩa là chúng ta đã gây ra một "sự dữ" khác, ở chỗ chúng ta đã sống hoàn toàn phản nghịch lại với bản tính và sự sống thần linh của chúng ta là đức ái trọn hảo như Cha trên trời của chúng ta (xem Mathêu 4:48).
Bởi thế, trước khi kết thúc bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh ngay sau Kinh Lạy Cha rằng: "Nếu các con có tha thứ cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Ðấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con".
Đúng vậy, tự mình chúng ta không thể nào trả nợ cho Thiên Chúa là Đấng vô cùng cao cả bị chúng ta xúc phạm, ngoài một cách nhẹ nhàng hơn, dễ dàng hơn và khả dĩ hơn đó là cách chúng ta tha nợ cho anh chị em của chúng ta, những người xúc phạm đến chúng ta, thành phần chỉ là một tạo vật thấp hèn đầy khốn nạn đáng bị xúc phạm hơn ai hết, vì chúng ta đã xúc phạm đến Thiên Chúa tối cao không bao giờ được xúc phạm đến, bởi thế chúng ta mới đáng bị trừng phạt bằng cách bị người khác xúc phạm đến.
Một khi chúng ta không tha thứ cho anh chị em phạm nhân của chúng ta là chúng ta chứng tỏ chúng ta thực sự chưa hoàn toàn cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa đối với con người khốn nạn tội lỗi của chúng ta, và chưa thấu hiểu được hết tất cả giá trị vô cùng quí báu của ơn Thiên Chúa thứ tha.
Và vì chưa thực sự cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa và ơn tha thứ của Ngài, mà chúng ta thậm chí còn lấy lòng thù hằn báo oán của mình đối với những người anh chị em phạm nhân của chúng ta để vùi dập đi Lòng Thương Xót Chúa nơi chúng ta, không muốn chia sẻ Lòng Thương Xót Chúa nơi chúng ta qua ơn tha thứ vô cùng bao la bất tận của Ngài ra cho chung tha nhân, nhất là cho riêng thành phần phạm nhân của chúng ta, như chúng ta đã từng là phạm nhân của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, còn một "chước cám dỗ" nữa, nguy hiểm hơn, mà chúng ta cần phải cầu xin "cho khỏi sự dữ" kinh khủng này, đó là "chước cám dỗ" chán nản thất vọng bởi thấy mình tội lỗi quá sức, tội lỗi không ngừng, đến độ chúng ta tiến đến một "sự dữ" trên hết mọi "sự dữ" đó là chúng ta đặt vấn đề với ân sủng của Chúa, cho rằng ân sủng của Chúa không có tác dụng gì nơi chúng ta, nên chúng ta cứ sa ngã phạm tội mãi, không thể nào vươn lên được, không thể nào tránh phạm tội, do đó chúng ta không còn tin tưởng vào Lòng Thương Xót Chúa nữa.
Trong khi đó, theo sự khôn ngoan vô cùng của mình, Thiên Chúa vẫn âm thầm làm việc nơi họ, thậm chí để cho họ chết đi, chết đến "xông mùi" (Gioan 11:39) Người mới chịu ra tay, để vinh quang của Ngài càng rạng ngời hơn nơi họ, như nơi trường hợp của tử thi Lazarô bước ra khỏi huyệt mộ theo lời tuyên phán đầy quyền linh tái sinh của Người (xem Gioan 11:43-44), "những lời là thần linh và là sự sống" (Gioan 6:63) có một giá trị và tác dụng thần linh vô cùng công hiệu, như chính Thiên Chúa qua miệng tiên tri Isaia đã khẳng định về Lời của Ngài trong Bài Đọc 1 hôm nay:
"Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác".
Phải, một khi thực sự cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa, nơi tận cùng khốn nạn của mình, con người càng tin tưởng vào Lòng Thương Xót Chúa hơn và tri ân chúc tụng Chúa hơn ai hết và hơn bao giờ hết, như tâm tình và cảm nhận của Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ.
2) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tainạn.
3) Chúa để mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu. Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai.
4) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo. Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương dập nát.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên
--
JESUS TEMPTED BY SATAN
FIRST SUNDAY OF LENT – YEAR A – 01 MARCH 2020
REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 4: 1-11)
TRUST UNDER TEST
Both Scripture and the lives of the saints suggest that when people are called by God for some purpose they soon go through a period of test. In hearing and following God’s call they may experience a great sense of affirmation and freedom. But then comes a ‘desert’ experience, often prolonged, in which they learn far more deeply what it is to be a human being in close relationship to God. Stripped of the usual props and comforts, and with all illusions unmasked, they come to feel their own human powerlessness and utter dependence upon God. Only so can they become effective instruments and channels of God’s grace in the world.
Each of the first three Evangelists portrays Jesus undergoing such an experience of test following his baptismal reception of the Spirit.
Matthew’s account has strong echoes of the experience of Israel recorded in Deuteronomy, chapters 6-8. During their forty-years wandering in the desert the people could expect God to give them food (the manna), protection from enemies, and eventual entrance into the Promised Land. But they were not to put God to the test by trying to force the divine hand.
The three temptations put to Jesus all contrive to get to him to do precisely this: force God’s hand in these same areas: food, protection, and possession of the land (understood now as involving lordship of the entire world). Dismissing each suggestion with a word from Scripture, Jesus sets the direction of his life irrevocably. He will carry out his messianic task in complete trust, obedience and unselfish love.
Brendan Byrne, SJ
https://www.youtube.com/watch?v=4WYK6TxWX7s