2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ SÁU TUẦN 1 TN

 

  •  
    Tinh Cao - Jan 16 at 6:19 PM
     
     

    Thứ Sáu TUẤN 1TN-A

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (năm II) 1 Sm 8,4-7.10-22a

    "Các ngươi sẽ ca thán vì nhà vua, nhưng Chúa sẽ không nhậm lời các ngươi, vì các ngươi đã xin ban cho các ngươi một nhà vua".

    Trích sách Samuel quyển thứ nhất.

    Trong những ngày ấy, tất cả các kỳ lão Israel tập họp lại và đến cùng Samuel ở Ramtha, và nói với người rằng: "Nay ông đã già rồi và con cái ông không đi trong đường lối của ông; vậy ông hãy đặt lên cho chúng tôi một nhà vua, để xét xử chúng tôi, như tất cả các dân tộc khác".

    Lời ấy làm cho Samuel phật lòng, vì họ đã nói: "Ông hãy cho chúng tôi một nhà vua, để xét xử chúng tôi". Samuel cầu nguyện cùng Chúa. Và Chúa phán cùng ông rằng: "Ngươi cứ nghe theo dân trong những gì họ sẽ nói với ngươi, vì không phải họ khinh bỉ ngươi, mà là khinh bỉ Ta, để Ta không còn cai trị họ nữa".

    Vậy Samuel đã nói tất cả những lời Chúa cho dân nghe khi họ xin một nhà vua. Người nói: "Ðây là quyền bính của vua sẽ cai trị các ngươi: Ông sẽ bắt con trai các ngươi xung vào đoàn chiến xa và đoàn kỵ binh, và họ sẽ chạy trước xa giá của ông. Ông cắt đặt người thì chỉ huy một ngàn, người thì chỉ huy năm mươi binh lính, kẻ thì cày ruộng gặt lúa, người thì chế tạo quân cụ và chiến xa. Còn con gái các ngươi, ông sẽ bắt làm thợ sản xuất dầu thơm, nấu ăn và làm bánh. Còn đồng ruộng các ngươi, vườn nho, vườn ô liu tốt nhất của các ngươi, ông sẽ tịch thu và ban cho các đầy tớ của ông. Ông sẽ đánh thuế một phần mười vào mùa màng và vườn nho các ngươi, để nuôi các vị thái giám và đầy tớ của ông. Ông sẽ bắt tôi tớ trai gái, các thanh niên cường tráng và cả lừa của các ngươi mà xung vào công việc của ông. Ông sẽ đánh thuế một phần mười vào đoàn vật của các ngươi, và chính các ngươi sẽ trở thành nô lệ của ông. Trong ngày đó, các ngươi sẽ ca thán vì nhà vua mà các ngươi tuyển chọn, nhưng Chúa sẽ không nhậm lời các ngươi, vì các ngươi đã xin ban cho các ngươi một nhà vua!"

    Nhưng dân không muốn nghe lời Samuel, và nói với người rằng: "Không, chúng tôi phải có vua, chúng tôi phải giống như mọi dân tộc khác; nhà vua sẽ xét xử chúng tôi, sẽ đi trước chúng tôi, và sẽ đánh giặc cho chúng tôi". Samuel nghe tất cả những lời dân nói, và thưa lại cùng Chúa. Nhưng Chúa nói cùng Samuel rằng: "Ngươi cứ nghe họ và thiết lập cho họ một nhà vua".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 88, 16-17. 18-19

    Ðáp: Tôi sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời (c. 2a).

    Xướng: 1) Phúc thay dân tộc biết hân hoan, lạy Chúa, họ tiến thân trong ánh sáng nhan Ngài. Họ luôn luôn mừng rỡ vì danh Chúa, và tự hào vì đức công minh Ngài. - Ðáp.

    2) Vì Chúa là vinh quang, quyền năng của họ, nhờ ân huệ Chúa, uy quyền của chúng tôi được suy tôn. Bởi chưng khiên thuẫn chúng tôi là của Chúa, và vua chúng tôi thuộc về Ðấng Thánh của Israel. - Ðáp.

     

     Alleluia: Tv 118, 27

    Alleluia, alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 2, 1-12

    "Con Người có quyền tha tội dưới đất".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Sau ít ngày, Chúa Giêsu lại trở về Capharnaum; nghe tin Người đang ở trong nhà, nhiều người tuôn đến đông đảo, đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng, và Người giảng dạy họ. Người ta mang đến cho Người một kẻ bất toại do bốn người khiêng. Vì dân chúng quá đông, không thể khiêng đến gần Người được, nên họ dỡ mái nhà trên chỗ Người ngồi một lỗ to, rồi thòng chiếc chõng với người bất toại xuống. Thấy lòng tin của họ, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi con, tội lỗi con được tha". Lúc ấy, có một ít luật sĩ ngồi đó, họ thầm nghĩ rằng: "Sao ông này lại nói thế? Ông nói phạm thượng. Ai có quyền tha tội, nếu không phải là một mình Thiên Chúa". Chúa Giêsu biết tâm trí họ nghĩ như vậy, liền nói với họ: "Tại sao các ông nghĩ như thế? Nói với người bất toại này: "Tội lỗi con được tha" hay nói: "Hãy chỗi dậy vác chõng mà đi", đàng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất". - Người nói với kẻ bất toại: "Ta truyền cho con hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà". Lập tức người ấy đứng dậy, vác chõng ra đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy sửng sốt và ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Chúng tôi chưa từng thấy như thế bao giờ".

     

    Ðó là lời Chúa.


     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

    Đức Kitô Quyền Linh

       

    Hôm nay, Thứ Sáu trong Tuần 1 Thường Niên hậu Giáng Sinh, chủ đề của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" vẫn tiếp tục phản ảnh nơi một phép lạ đặc biệt khác nữa được Chúa Giêsu thực hiện, chẳng những liên quan đến phần xác của nạn nhân mà còn đến cả phần hồn của đương sự nữa.

    Đó là trường hợp, như bài Phúc Âm hôm nay thuật lại, bấy giờ "Chúa Giêsu lại trở về Capharnaum", sau khi Người từ nhà của hai tông đồ Simon và Anrê ra đi (ở bài Phúc Âm hôm kia), cũng như sau khi Người chữa lành cho một người phong cùi (ở bài Phúc Âm hôm qua), một nơi đã được Người chọn làm như tổng hành dinh của Người để thường xuyên tỏ mình ra, và vì thế nó đã trở thành một nơi "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lýtrở nên nổi tiếng, đến độ "nghe tin Người đang ở trong nhà, nhiều người tuôn đến đông đảo, đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng, và Người giảng dạy họ". 

    Phúc Âm không cho chúng ta biết bấy giờ Người đang ở trong ngôi nhà của ai ở Capharnaum, cũng có thể lại là nhà của anh em Simon và Anrê như bài Phúc Âm Thứ Tư vừa rồi, và nếu quả thực như vậy thì lần này ngôi nhà ấy đã trở thành một ngôi nhà chưa từng thấy xẩy ra trong lịch sử chữa lành của Chúa Giêsu. Ở chỗ, như bài Phúc Âm cho biết:

    "Người ta mang đến cho Người một kẻ bất toại do bốn người khiêng. Vì dân chúng quá đông, không thể khiêng đến gần Người được, nên họ dỡ mái nhà trên chỗ Người ngồi một lỗ to, rồi thòng chiếc chõng với người bất toại xuống".

    Trước một sự kiện chưa từng bao giờ xẩy ra như thế, "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" không thể nào không đáp ứng lòng tin tưởng mãnh liệt của họ, lòng tin không phải chỉ của nạn nhân bất toại mà còn của chính những người thân nhân bạn hữu của đương sự, thành phần chẳng những khiêng nạn đến đến với Chúa Giêsu mà còn tìm hết cách để đưa nạn nhân đến tận nơi Người hiện diện nữa, như Phúc Âm hôm nay trình thuật: "Thấy lòng tin của họ, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: 'Hỡi con, tội lỗi con được tha'".

    Hình như lần chữa lành này, sau mấy lần chữa lành lần trước từ khi xuất thân công khai thực hiện thừa tác vụ Thiên Sai Cứu Thế của mình, Chúa Giêsu đã từ từ có ý muốn tỏ mình ra cho chung dân chúng và cho riêng thành phần môn đệ của Người biết thêm về bản thân và sứ vụ của Người, Đấng được Cha sai đến không phải chỉ để chữa lành những hậu quả nguyên tội liên quan đến thân xác của con người là bệnh nạn tật nguyền hay đến tâm thần của con người là bị quỉ ám, mà chính là để cứu con người khỏi tội lỗi của họ là căn nguyên gây ra tình trạng đau khổ trong ngoài như thế.

    Đó là lý do câu nói bật ra từ môi miệng của Người lần đầu tiên liên quan đền việc tha tội này, một câu nói hình như Người có ý chờ đến lần này mới chính thức công khai thốt lên, có thể là vì bởi Người biết rằng trong đám đông "lúc ấy, có một ít luật sĩ ngồi đó", (mà mấy lần trước hình như không có, vì tiếng tăm của Người chưa lừng lẫy cho lắm, không đáng họ chú ý và theo dõi), nên Người đã lợi dụng để tỏ mình ra là "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" một cách chính xác hơn nữa. 

    Bởi thế, sau khi chờ phản ứng của thành phần luật sĩ ấy, cho dù họ không dám công khai lên tiếng kẻo bị đụng đến chung dân chúng, mà đối với họ, như đang có vẻ "mù quáng" hay "cuồng tín" chạy theo Người, một phản ứng tự nhiên nổi lên trong óc của từng vị luật sĩ bấy giờ, như Phúc Âm thuật lại: "họ thầm nghĩ rằng: 'Sao ông này lại nói thế? Ông nói phạm thượng. Ai có quyền tha tội, nếu không phải là một mình Thiên Chúa'", Chúa Giêsu mới tỏ cho riêng họ và chung dân chúng lần đầu tiên biết vai trò Thiên Sai Cứu Thế cả hồn lẫn xác của loài người qua bài Phúc Âm hôm nay: 

    "Chúa Giêsu biết tâm trí họ nghĩ như vậy, liền nói với họ: 'Tại sao các ông nghĩ như thế? Nói với người bất toại này: 'Tội lỗi con được tha' hay nói: 'Hãy chỗi dậy vác chõng mà đi', đàng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất'. - Người nói với kẻ bất toại: 'Ta truyền cho con hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà'. Lập tức người ấy đứng dậy, vác chõng ra đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy sửng sốt và ngợi khen Thiên Chúa rằng: 'Chúng tôi chưa từng thấy như thế bao giờ'".

    Câu hỏi Chúa Giêsu đặt ra cho riêng mấy vị luật sĩ đang ngồi đó bấy giờ là "'Tội lỗi con được tha" hay nói: 'Hãy chỗi dậy vác chõng mà đi', đàng nào dễ hơn?" hoặc "đằng nào đúng hơn" cũng thế. Bởi vì, về phía Thiên Chúa, Ngài chỉ cần cứu linh hồn con người, bằng cách tha tội cho con người, thì con người được cứu độ, được cứu độ cả hậu quả tội lỗi của họ là những gì họ phải gánh chịu nơi thể xác lẫn tâm thần của họ. Thế nhưng, về phía loài người, sự kiện họ được chữa lành cho khỏi các hậu quả của tội lỗi mới là dấu chứng thực họ thật sự được cứu độ.

    Bởi thế, để chiều theo cùng đáp ứng thị hiếu và xu hướng thực nghiệm không phải là hoàn toàn vô lý của loài người, nhờ đó chính họ mới có thể thấy được phần nào "tất cả sự thật" (Gioan 13:16) về "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý", Chúa Giêsu đã chữa lành cho cả thân xác bất toại của nạn nhân đương sự, một tật nguyền chẳng những là hậu quả của nguyên tội, mà còn là biểu hiệu cho tác dụng của tội lỗi là những gì đã khiến con người vốn được dựng nên để sống tự do đã trở thành bại liệt, bất lực và bất động, một tình trạng về linh hồn vô cùng trầm trọng liên quan đến phần rỗi đời đời của con người mới là những gì trên hết và trước hết cần phải được cứu độ và được giải thoát.

    Nếu trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu đã lợi dụng cái thắc mắc chính đáng của mấy vị luật sĩ về thẩm quyền tha tội của Người, thì trong Bài Đọc 1 cho năm chẵn hôm nay cũng thế, Thiên Chúa cũng đã có ý lợi dụng đòi hỏi chính đáng của dân Do Thái bấy giờ đã trưởng thành hơn về ý thức hệ tự lập của họ để tiếp tục tỏ mình ra cho họ.

    Đúng thế, sau khi được Thiên Chúa sai Moisen giải cứu họ ra khỏi Ai Cập, nơi họ đã sống 430 năm (xem Xuất Hành 12:40), cũng như sau khi vào Đất Hứa qua 40 năm hành trình băng qua sa mạc, họ đã được chính Thiên Chúa hướng dẫn khoảng thời gian 365 năm dưới quyền lãnh đạo của 15 vị được gọi là Quan Án (Judges) trong giai đoạn này, giờ đây, với ảnh hưởng văn hóa của các dân tộc chung quanh, họ ngỏ ý muốn lập quốc theo chế độ quân chủ (hoàn toàn tự lập bằng các vị vua của họ, dù vua cũng được Thiên Chúa chọn lựa và xức dầu phong vương, nghĩa là cũng từ Chúa mà đến và phải được Ngài công nhận), thay vì chế độ thần chủ (do chính Chúa hướng dẫn họ qua các trung gian loài người được Ngài tuyển chọn).

    Đó là lý do, bài Đọc 1 hôm nay đã trình thuật về sự kiện cũng là biến cố lịch sử đổi đời chưa từng thấy trong dân Do Thái bấy giờ, dưới thời của vị tư tế kiêm tiên tri Samuel như sau: "Trong những ngày ấy, tất cả các kỳ lão Israel tập họp lại và đến cùng Samuel ở Ramtha, và nói với người rằng: 'Nay ông đã già rồi và con cái ông không đi trong đường lối của ông; vậy ông hãy đặt lên cho chúng tôi một nhà vua, để xét xử chúng tôi, như tất cả các dân tộc khác'".

    Tất nhiên, bất cứ một biến đổi đột ngột nào cũng gây ra tình trạng hay hiện tượng chao đảo nơi con người, nhất là một con người truyền thống và trung thành với Thiên Chúa như Samuel, một con người đạo hạnh nhưng con cái lại hư thân, (giống như trường hợp của những cha mẹ đạo đức ngày nay có những đứa con chẳng ra làm sao vậy). Bởi thế, Bài Đọc 1 hôm nay mới có câu: "Lời ấy làm cho Samuel phật lòng, vì họ đã nói: 'Ông hãy cho chúng tôi một nhà vua, để xét xử chúng tôi'". 

    Thế rồi, cho dù "Chúa phán cùng ông rằng: 'Ngươi cứ nghe theo dân trong những gì họ sẽ nói với ngươi, vì không phải họ khinh bỉ ngươi, mà là khinh bỉ Ta, để Ta không còn cai trị họ nữa'", Samuel cũng hết sức cố gắng thuyết phục đám dân chúng đáng thương để họ từ bỏ ý nghĩ có vẻ phản loạn của họ đi, trong đó ông còn kèm theo lời đe dọa về hậu quả tai hại khôn lường có thể gây ra bởi chọn lựa ngang trái này của họ, mà ông vẫn không thành công, như đoạn kết của Bài Đọc 1 hôm nay cho thấy:

    "Nhưng dân không muốn nghe lời Samuel, và nói với người rằng: 'Không, chúng tôi phải có vua, chúng tôi phải giống như mọi dân tộc khác; nhà vua sẽ xét xử chúng tôi, sẽ đi trước chúng tôi, và sẽ đánh giặc cho chúng tôi'. Samuel nghe tất cả những lời dân nói, và thưa lại cùng Chúa. Nhưng Chúa nói cùng Samuel rằng: 'Ngươi cứ nghe họ và thiết lập cho họ một nhà vua'".

    Chiều hướng và đòi hỏi của dân Do Thái trong Bài Đọc 1 hôm nay tỏ ra như thể không muốn an phận, trái lại, có ý muốn tự lập hơn là theo chế độ thần chủ, hoàn toàn ngược lại với ý thức hệ và tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay, một Bài Đáp Ca tuy thế đã phản ảnh tâm tình của Tiên Tri Samuel, vị đã cố gắng thuyết phục họ sống trung thành với Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ:

    1) Phúc thay dân tộc biết hân hoan, lạy Chúa, họ tiến thân trong ánh sáng nhan Ngài. Họ luôn luôn mừng rỡ vì danh Chúa, và tự hào vì đức công minh Ngài. 

    2) Vì Chúa là vinh quang, quyền năng của họ, nhờ ân huệ Chúa, uy quyền của chúng tôi được suy tôn. Bởi chưng khiên thuẫn chúng tôi là của Chúa, và vua chúng tôi thuộc về Ðấng Thánh của Israel. 

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.Tuan1-Thu6.mp3  

     

    --

 

CẢM NGHIỆM SỐNG - THIS IS MY SON

  •  
    Mo Nguyen - Jan 12 at 12:39 AM
     
     
    baptized.jpg

     

             When Jesus Christ was Baptised

                        Sunday after Epiphany

           THE BAPTISM OF THE LORD - YEAR A

                (First Sunday in Ordinary Time)

                         12 JANUARY 2020
     

    A REFLECTION: THIS IS MY SON, THE BELOVED  (Matthew 3: 13 - 17)   . Just before he confronts the temper in the desert, Jesus is baptised in the Jordan. He is revealed as the beloved Son of GodHis baptism marks the beginning of his public ministry, of the time when the role of John the Baptist will decrease and Jesus' proclamation of the kingdom of God, by word and deed, will increase.

     

    This is my beloved Son with lyrics LDS primary:

    https://www.youtube.com/watch?v=czkzPmUndkY    

     

      

    hinh.jpg
     

    Để Con Đẹp Lòng Cha:

    https://www.youtube.com/watch?v=EQXx5510-iQ

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - 11-1-2020

 

  •  
    Tinh Cao
    Jan 10 at 6:05 PM
     
     

    Thứ Bảy sau Hiển Linh 11/1

     

    ĐỌC VÀ LẮNG NGHE Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: 1 Ga 5, 14-21

    "Chúa nhậm lời chúng ta kêu cầu".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

    Các con thân mến, này là sự chúng ta tin tưởng nơi Chúa: là hễ chúng ta xin sự gì hợp ý Người, thì Người nhậm lời chúng ta. Và chúng ta biết Người nghe nhận mọi điều chúng ta xin, vì chúng ta biết rằng chúng ta có kêu cầu Người. Ai biết anh em mình phạm thứ tội không đưa tới sự chết, thì hãy cầu xin và Người sẽ ban sự sống cho kẻ phạm thứ tội đó. Có thứ tội đưa đến sự chết, tôi không bảo ai cầu xin cho người phạm tội ấy đâu. Mọi sự gian tà đều là tội, và có thứ tội đưa đến sự chết.

    Chúng ta biết rằng ai sinh ra bởi Thiên Chúa, thì không phạm tội, chính sự sinh ra bởi Thiên Chúa gìn giữ họ, và ma quỷ không làm gì được họ. Chúng ta biết rằng chúng ta bởi Thiên Chúa mà ra, và toàn thể thế gian đều phục luỵ ma quỷ. Và chúng ta biết rằng Con Thiên Chúa đã đến và đã ban cho chúng ta ơn thông hiểu, để chúng ta nhận biết Chúa chân thật, và được ở trong Con chân thật của Người. Chính Ngài là Thiên Chúa chân thật và là sự sống đời đời. Các con thân mến, hãy giữ mình xa các tà thần.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 149, 1-2. 3-4. 5 và 6a và 9b

    Ðáp: Chúa yêu thương dân Người (c. 4a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội các tín đồ. Israel hãy vui mừng vì Ðấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân hoan vì vua của họ. - Ðáp.

    2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang. - Ðáp.

    3) Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố. Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Ðó là vinh quang cho mọi tín đồ của Chúa. - Ðáp.

     

    Alleluia: Dt 1, 1-2

    Alleluia, alleluia. - Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng các tiên tri mà phán dạy cha ông, nhưng đến thời sau hết, tức là trong những ngày này, Người đã phán dạy chúng ta nơi người Con. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 3, 22-30

    "Bạn hữu của tân lang vui mừng vì tiếng nói của tân lang".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ Người đến đất Giuđêa. Người ở lại đó với họ và làm phép rửa. Cũng có Gioan làm phép rửa tại Ainon, gần Salim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến để chịu rửa. Vì chưng, khi ấy Gioan chưa bị tống ngục. Xảy ra có cuộc tranh luận giữa các môn đệ của Gioan và người Do-thái về việc thanh tẩy. Họ đến cùng Gioan và nói với ông: "Thưa Thầy, người đã ở với Thầy bên kia sông Giođan, mà Thầy đã làm chứng cho, nay cũng làm phép rửa và ai nấy đều đến cùng người!" Gioan trả lời rằng: "Người ta không tiếp nhận gì mà không phải bởi trời ban cho. Chính các ngươi đã làm chứng cho tôi là tôi đã nói: Tôi không phải là Ðấng Kitô, nhưng tôi được sai đến trước Người. Ai cưới vợ, thì là người chồng, còn bạn hữu của tân lang đứng mà nghe tân lang nói thì vui mừng vì tiếng nói của tân lang. Vậy niềm vui của tôi như thế là đầy đủ. Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại".

    Ðó là lời Chúa.

     

    image.png

     

    TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT Lời Chúa

     

     

      Emmanuel Hôn Phu   

     

     

    Ngày Thứ Bảy cuối Tuần Lễ Hiển Linh ngay trước Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay, Bài Phúc Âm theo chủ đề "Lời ở cùng chúng ta" (Gioan 1;14) của chung Mùa Giáng Sinh, có liên hệ với Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, Vị sẽ làm phép rửa cho Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm ngày mai, như Thánh ký Gioan Tông Đồ thuật lại như sau:

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ Người đến đất Giuđêa. Người ở lại đó với họ và làm phép rửa. Cũng có Gioan làm phép rửa tại Ainon, gần Salim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến để chịu rửa. Vì chưng, khi ấy Gioan chưa bị tống ngục. Xảy ra có cuộc tranh luận giữa các môn đệ của Gioan và người Do-thái về việc thanh tẩy. Họ đến cùng Gioan và nói với ông: 'Thưa Thầy, người đã ở với Thầy bên kia sông Giođan, mà Thầy đã làm chứng cho, nay cũng làm phép rửa và ai nấy đều đến cùng người!' Gioan trả lời rằng: 'Người ta không tiếp nhận gì mà không phải bởi trời ban cho. Chính các ngươi đã làm chứng cho tôi là tôi đã nói: Tôi không phải là Ðấng Kitô, nhưng tôi được sai đến trước Người. Ai cưới vợ, thì là người chồng, còn bạn hữu của tân lang đứng mà nghe tân lang nói thì vui mừng vì tiếng nói của tân lang. Vậy niềm vui của tôi như thế là đầy đủ. Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại'".

     

    Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu không đóng vai chính như các bài phúc âm của những ngày trước, ngoài một chi tiết ở đầu bài Phúc Âm: "Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ Người đến đất Giuđêa. Người ở lại đó với họ và làm phép rửa". Tuy nhiên, qua chứng từ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong cùng bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy "Lời ở cùng chúng ta" như "là người chồng" mà Tiền Hô Gioan Tẩy Giả được đóng vai "bạn hữu của tân lang" đã cảm thấy hân hạnh và mãn nguyện lắm rồi: "niềm vui của tôi như thế là đầy đủ". 

     

    Với chứng từ của mình, Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này đã: 1- tái xác nhận một lần nữa rằng ngài không phải là Đức Kitô Thiên Sai như Chúa Giêsu; 2- nên ngài chỉ đóng vai phụ, với tư cách là "bạn hữu của tân lang", chứ không thể át được vai chính tân lang; 3- và chính vì Người là Đấng Thiên Sai nên Người được dân chúng mộ mến tuốn đến với Người là phải: "Thưa Thầy, người đã ở với Thầy bên kia sông Giođan, mà Thầy đã làm chứng cho, nay cũng làm phép rửa và ai nấy đều đến cùng người!"; 4- ngài chẳng những không ghen tương theo tinh thần cạnh tranh mà còn phải hết sức vui mừng nữa: "đứng mà nghe tân lang nói thì vui mừng vì tiếng nói của tân lang. Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại".  

     

    Ở chứng từ đặc biệt lần này, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã thêm một hình ảnh rất tuyệt vời về "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta", liên quan đến mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh của Người, đó là hình ảnh Người là một "tân lang", "là người chồng", một hình ảnh ám chỉ đến hai thực tại, thực tại thiên tính của Người nên một với nhân tính của Người, và thực tại Người là vị hôn phu của Giáo Hội nhiệm thể của Người.

     

    Không phải "Lời ở cùng chúng ta" chỉ ở nơi Con Người Giêsu sống động trong xã hội Do Thái thời của Người, ở nơi việc Người giao tiếp với đủ mọi hạng người thời bấy giờ, ở nơi việc Người gắn bó với người nghèo và thành phần tội nhân vào lúc ấy v.v., mà còn ở chỗ chung nhân loại ở với Người nơi nhân tính của Người, một nhân tính đã chia sẻ với những nỗi yếu hèn của họ, một nhân tính đã gánh vác tội lỗi của họ, một nhân tính đã hy hiến mạng sống của mình làm giá chuộc họ và cho những ai tin vào Người thành nhiệm thể Giáo Hội của Người.

     

    Chính vì "Lời ở cùng chúng ta" và nhờ đó chung nhân loại chúng ta và riêng nhiệm thể Giáo Hội của Người được dự phần với Người, được kiến thức thần linh như Người và với Người, tức là được sự sống đời đời là chính bản thân Người, đúng như những gì Thánh Gioan Tông Đồ đã viết trong Bài Đọc 1 hôm nay: "chúng ta biết rằng Con Thiên Chúa đã đến và đã ban cho chúng ta ơn thông hiểu, để chúng ta nhận biết Chúa chân thật, và được ở trong Con chân thật của Người. Chính Ngài là Thiên Chúa chân thật và là sự sống đời đời". 

     

    Vì "Lời ở cùng chúng ta", nhờ đó chúng ta được ở với Người, tức được sự sống đời đời, và những ai được lãnh nhận sự sống đời đời vô cùng quan trọng và cao trọng không thể nào không cất tiếng ngợi khen cảm tạ Thiên Chúa cùng với Bài Đáp Ca hôm nay: 

     

    1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội các tín đồ. Israel hãy vui mừng vì Ðấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân hoan vì vua của họ. 

     

    2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang. 

     

    3) Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố. Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Ðó là vinh quang cho mọi tín đồ của Chúa. 

       

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    GS.ThuBaysauHienLinh.mp3  

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - BRENDAM -BAPTISM OF THE LORD

  •  
    Mo Nguyen
    Jan 11 at 4:29 PM
     
     
    Baptism.jpg

     

    THE BAPTISM OF THE LORD / A  -  12 JANUARY 2020

             REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Mt 3:13-17)

                      DRAWN INTO INTIMACY WITH GOD

    What is most significant in the account of Jesus’ baptism is not so much the baptism itself as what happens immediately afterwards. Jesus sees the Spirit descending upon him like a dove and hears an assurance of his Father’s love from heaven.

    The words, ‘This is my Son, the Beloved; my favour rests on him’, echo the divine address to the Servant of the Lord in the text from Isaiah featured as the First Reading.

    The identity of this Servant figure is mysterious – though he does seem to be representative of the people of Israel as a whole. The words of divine favour addressed to him to apply in some sense to all Israelites.

    The same wider reference applies also in the Gospel. Beyond Jesus personally, God’s address of choice, love, and favour reaches out to all those who, through faith and Christian baptism, become members of his Body, the Church. Drawn into the familial intimacy with God that Jesus has shared with us, we too are impelled by the Spirit to cry out with him ‘Abba, Father’ (Rom 8: 15; Gal 4:6).

    It is very fitting, then, that this Gospel passage be read at every baptism. Every baptised person has the right to hear from God, ‘You are my beloved son / daughter; my favour rests on you’.

    What if every morning, we began our day with that divinve address ringing in our ears – not because we deserve it or have earned it, but simply because we know that that is how God looks upon us in Christ?

    Brendan Byrne, SJ

    This Is My Beloved Son:

    https://www.youtube.com/watch?v=s6RxcZ35psM

     

    anh.jpg

    Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa dành cho những người không thể đến nhà thờ:

    https://www.youtube.com/watch?v=FNiyVpBehME

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - 09-1-2020

 

  •  
    Tinh Cao - Jan 8 at 3:26 PM
     
     

    Thứ Năm sau Hiển Linh 9/1

     

    ĐỌC VÀ LẮNG NGHE Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: 1 Ga 4, 19 - 5, 4

    "Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải thương yêu anh em mình nữa".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

    Các con thân mến, chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa, vì Người đã thương yêu chúng ta trước. Nếu ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì là người nói dối. Vì người anh em mình xem thấy mà không thương yêu họ được, thì làm sao yêu mến Thiên Chúa là Ðấng mình không thấy được? Ðây là giới răn chúng ta lãnh nhận nơi Thiên Chúa: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng phải thương yêu anh em mình nữa.

    Hễ ai tin Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, thì đã được sinh ra bởi Thiên Chúa. Vì hễ ai yêu mến Chúa là Ðấng đã sinh thành, thì cũng yêu mến những kẻ bởi Người mà sinh ra. Do điều này mà chúng ta biết mình yêu thương con cái Thiên Chúa, là hễ chúng ta yêu mến Thiên Chúa, thì chúng ta phải thực hành giới răn Người. Tình yêu Thiên Chúa là thế này: là chúng ta giữ các giới răn Người, và giới răn Người chẳng có nặng nề đâu. Hễ sự gì bởi Thiên Chúa mà sinh ra, thì thắng được thế gian, và đây là sự chiến thắng thế gian: đó là đức tin của chúng ta. Ai chiến thắng thế gian, nếu không phải kẻ tin Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa?

    Ðó là lời Chúa. 

    Ðáp Ca: Tv 71, 2. 14 và 15bc. 17

    Ðáp: Lạy Chúa, muôn dân khắp mặt đất sẽ thờ lạy Chúa (x. c. 11).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. - Ðáp.

    2) Người sẽ cứu tâm hồn họ khỏi bất công và đàn áp, giá máu của họ đáng kể trước mặt người. Họ sẽ cầu nguyện cho người luôn và sẽ chúc phúc người mãi mãi. - Ðáp.

    3) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người. - Ðáp. 

    Alleluia: Lc 7, 16

    Alleluia, alleluia! - Một Tiên tri cao cả đã xuất hiện giữa chúng ta và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. - Alleluia. 

    Phúc Âm: Lc 4, 14-22a

    "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh này".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Galilêa trong quyền năng của Thánh Thần và danh tiếng Người đồn khắp miền xung quanh. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và ai nấy đều ca tụng Người. Người đến Nadarét là nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, Người vào hội đường ngày Sabbat, và đứng dậy đọc sách. Người ta trao cho Người cuốn sách Tiên tri Isaia. Người mở sách và gặp chỗ có chép rằng: "Thánh Thần Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa".

    Người xếp sách lại, trao cho viên phụ trách, đoạn ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều đưa mắt chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ rằng: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai các ngươi vừa nghe". Và ai nấy đều công nhận lời Người và ngạc nhiên vì những lời hấp dẫn thốt ra từ miệng Người.

    Ðó là lời Chúa. 

     

    image.pngimage.png
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

     

     

    Emmanuel Thiên Sai    

     

    Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, vẫn còn trong thời điểm của Mùa Giáng Sinh kéo dài cho tới Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, chủ đề "Lời ở cùng chúng ta" (Gioan 1;14) tiếp tục được phản ảnh nơi phụng vụ Lời Chúa như sau.

     

    Trước hết, trong Bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Luca thuật lại biến cố Chúa Giêsu "đến Nadarét là nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, Người vào hội đường ngày Sabbat, và đứng dậy đọc sách".

     

    Bài Phúc Âm còn tiếp tục cho biết thêm những chi tiết chính yếu và cần thiết liên quan đến chủ đề "Lời ở cùng chúng ta" qua đoạn "sách Tiên tri Isaia" được "Người ta trao cho Người", và khi "Người mở sách" thì "gặp chỗ có chép" về chính bản thân Người, như chính Người đã tự xác nhận ngay trong bài Phúc Âm này: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai các ngươi vừa nghe".

     

    Vậy đoạn Sách Tiên Tri Isaia mà Người bất chợt mở ra và đọc lên cho mọi người trong Hội Đường ở Nazarét nghe thấy đây là gì và như thế nào, Thánh ký Luca đã cho chúng ta biết như sau: 

     

    "Thánh Thần Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa".

     

    Phải, "Lời ở cùng chúng ta", Đấng "đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), chính  Đấng Được Xức Dầu Thánh Linh, bởi Cha của Người, hay được Cha thánh hiến cũng thế (xem Gioan 10:36), tức Người là Đức Kitô Thiên Sai, là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa.

     

    Vậy vai trò và sứ vụ bất khả thiếu và bất khả phân ly với Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa ở đây là gì, đã được Tiên Tri Isaia trong Bài Đọc 1 cho biết và cũng đã được chính Chúa Giêsu công nhận là hoàn toàn ứng nghiệm sau đó trong cùng bài Phúc Âm, đó là Người được "sai đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa".

     

    Đúng thế, "Lời ở cùng chúng ta" chính là Đấng Thiên Sai, Đấng được xức dầu bởi Thánh Linh và được tràn đầy Thánh Linh, được Thánh Linh thúc đẩy thực hiện 3 sứ vụ chính yếu của Người và hợp với Người, đó là "rao giảng" - như một ngôn sứ, "chữa lành" - như một tư tế, và "giải thoát" - như một đế vương. 

     

    Trước hết, "Lời ở cùng chúng ta" như một ngôn sứ để "rao giảng": "rao giảng tin mừng cho người nghèo khó", nghĩa là tin mừng cứu độ của Người chỉ hợp với "người nghèo khó", và Chúa Giêsu cũng chỉ đến để "tìm kiếm và cứu vớt những gì hư hoại" (Luca 18:8), những gì tầm thường đáng khinh trước mặt trần gian, nhưng lại là thành phần không ham mê trần gian, thành phần bản thân không tham vọng, chỉ khao khát thần linh và tìm kiếm sự thật với một lương tâm chân chính, và chỉ có họ mới có thể đón nhận tin mừng cứu độ là chính "Lời ở cùng chúng ta".

     

    Sau nữa,  "Lời ở cùng chúng ta" như một tư tế để "chữa lành": "chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn", bằng tình thương của Người, như Người đã kêu gọi "Hãy đến với Tôi, hỡi những ai mệt mỏi và nặng gánh, Tôi sẽ bổ sức cho" (Mathêu 11:28), ở chỗ, đích thân Người "đã mang lấy thương tích của chúng ta và đã chịu đựng những đau khổ của chúng ta" (Mathêu 8:17; Isaia 53:4), một cách "hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mathêu 11:29), nhất là ở chỗ: "Tuy là con, Người đã biết tuân phục nơi những gì phải chịu, để khi hoàn tất, Người trở nên căn nguyên cứu độ cho những ai tín phục Người" (Do Thái 5:8).

     

    Sau hết, "Lời ở cùng chúng ta" như một đế vương để "giải thoát": "giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế". Thành phần "bị giam cầm" và "bị áp chế" đây là ai, nếu không phải là chung loài người, thành phần đã bị hư đi theo nguyên tội, đã bị Satan cùng bọn ngụy thần của hắn giam cầm và khống chế bằng quyền lực sự dữ và chết chóc của chúng, nhưng đã được quyền năng cứu độ của Đấng bị đóng đanh như "Vua dân Do Thái" (Mathêu 27:37) cũng là Đấng đã phục sinh từ trong kẻ chết "được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu 28:18) giải thoát, một quyền năng giải thoát và cứu độ đã được báo trước bằng những phép lạ chữa lành bệnh nạn tật nguyền và chết chóc nơi dân chúng, cũng như bằng lời rao giảng khôn ngoan soi sáng "cho người mù được thấy".

     

    Những loại người trở thành đối tượng cho 3 vai trò của "Lời ở cùng chúng ta" trên đây, một khi được Người "rao giảng", "chữa lành" và "giải thoát", những tác động thần linh cứu độ vô cùng cao quí và trọng đại cho thấy Thiên Chúa hết tình yêu thương con người, và vì thế, họ cũng phải nhận biết tình yêu ấy và đáp ứng tình yêu ấy, như Thánh Gioan Tông Đồ trong Bài Đọc 1 hôm nay nhắc nhở: "Các con thân mến, chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa, vì Người đã thương yêu chúng ta trước".

     

    Tuy nhiên, con người là tạo vật không thể nào đáp trả được tình yêu vô cùng bất tận và trọn lành của Thiên Chúa, họ cùng lắm chỉ có thể trả nợ tình cho Thiên Chúa bằng tình họ yêu thương tha nhân là đồng loại ngang hàng với họ; thế nhưng, cho dù là thế, họ cũng vẫn không thể nào yêu thương tha nhân như Chúa muốn và như Ngài yêu, nếu chính họ không yêu thương tha nhân bằng chính tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã yêu họ trước.  

     

    Đó là lý do Thánh Gioan Tông Đồ, cũng trong Bài Đọc 1 hôm nay, đã nhắc nhở chúng ta là thành phần được Thiên Chúa yêu trước, thành phần vì thế cần phải và nhờ thế có thể yêu thương tha nhân đồng loại nói chung và những ai cũng được tái sinh bởi Thiên Chúa như chúng ta nói riêng, như sau:

     

    "Nếu ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì là người nói dối. ... Ðây là giới răn chúng ta lãnh nhận nơi Thiên Chúa: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng phải thương yêu anh em mình nữa. Hễ ai tin Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, thì đã được sinh ra bởi Thiên Chúa. Vì hễ ai yêu mến Chúa là Ðấng đã sinh thành, thì cũng yêu mến những kẻ bởi Người mà sinh ra". 

     

    Tình yêu thương tha nhân chẳng những là dấu chứng tỏ tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, Đấng "đã yêu chúng ta trước", nơi "Lời ở cùng chúng ta", mà còn cho thấy đức tin chân chính và mãnh liệt của chúng ta vào Đấng Thiên Sai Cứu Thế nữa, một đức tin thắng vượt thế gian, thắng vượt con người cũ vị kỷ của mình để sống chết cho tha nhân như Chúa Kitô, và đức tin ấy như thế nào cùng với tác dụng thần linh ra sao đã được Bài Đọc 1 hôm nay cho biết như sau:

     

    "Hễ ai tin Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, thì đã được sinh ra bởi Thiên Chúa... Hễ sự gì bởi Thiên Chúa mà sinh ra, thì thắng được thế gian, và đây là sự chiến thắng thế gian: đó là đức tin của chúng ta. Ai chiến thắng thế gian, nếu không phải kẻ tin Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa?"

     

    Bài Đáp Ca hôm nay phản ảnh ý nghĩa của bài Phúc Âm nói chung và câu của Tiên Tri Isaia tiên báo về vai trò và sứ vụ chính yếu của Đấng Thiên Sai Cứu Thế nói riêng, một đoạn sách tiên tri đã được chính Chúa Giêsu công nhận là đã ứng nghiệm nơi bản thân của Ngưi là "Lời ở cùng chúng ta": 

     

    1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. 

     

    2) Người sẽ cứu tâm hồn họ khỏi bất công và đàn áp, giá máu của họ đáng kể trước mặt người. Họ sẽ cầu nguyện cho người luôn và sẽ chúc phúc người mãi mãi.

     

    3) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người. 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    GS.ThuNamsauHienLinh.mp3  

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHomvsGXdttjY_cWYejA2CA03%2B6z4AyXcN0yKmZcyzR7qw%40mail.gmail.com.