2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - ÁNH SÁNG TỪ BELEM

Ánh sáng từ Bêlem

Lễ HIển linh có thể gọi là lễ ánh sáng. Từ ngàn xưa Isaia đã loan báo ánh sáng của Chúa sẽ chiếu tỏa: “Đứng lên, bừng sáng lên, Giêrusalem hỡi, vì ánh sáng của ngươi đến rồi.Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa trên ngươi”.

Bài Tin mừng cho thấy lời tiên tri đã ứng nghiệm. Ngôi sao xuất hiện trên bầu trời soi lối. Ba Vua từ phương đông đã tiến về Belem như Isaia đã báo trước: “Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước”.

Ánh sáng đó chính từ Thiên Chúa phát ra: “Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi, Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi”.

Chúa Giêsu đã chiếu lên làn ánh sáng nào để Ba Vua nhận biết và tuân phục Người? Ba loại lễ vật nói lên ba làn ánh sáng Chúa Giêsu chiếu tỏa.

1. Chúa Giêsu chiếu tỏa làn ánh sáng hi vọng. Ba Vua dâng vàng để tôn vinh Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa lại tự hạ làm loài người. Làm một em bé nhỏ sơ sinh, nghèo hèn. Con người cao ngạo muốn làm Thiên Chúa nến đã gieo bóng tối lầm lạc. Khi muốn làm Thiên Chúa, con người trở thành nô lệ cho cao vọng của mình. Khi phủ nhận Thiên Chúa con người lâm vào bế tắc. Khi loại bỏ Thiên Chúa, thế giới không có tương lai. Đó là một bóng tối tuyệt vọng dầy đặc. Để phá tan bóng tối đó, Thiên Chúa làm người chiếu lên ánh sáng hi vọng. Vì khi Thiên Chúa tự hạ làm người thân phận con người thay đổi. Phẩm giá được nâng cao. Được yêu thương kính trọng. Và có một tương lai tươi sáng.

2. Chúa Giêsu chiếu tỏa làn ánh sáng hạnh phúc. Ba Vua dâng trầm hương để tôn vinh chức vụ tư tế của Chúa. Chúa Giêsu là tư tế muôn đời. Người không dâng một lễ vật nào đó. Người dâng chính thân mình làm của lễ. Bêlem nghĩa là “nhà bánh”. Sinh trong “nhà bánh”, Chúa Giêsu trở thành tấm bánh nuôi sống con người. Nằm trong máng cỏ, Chúa Giêsu trở thành của ăn của uống nuôi đàn chiên. Thế giới chìm trong bóng tối áp bức. Cá lớn nuốt cá bé. Người mạnh hiếp người yếu. Người ta làm giầu trên người nghèo. Người ta chiếm đoạt của người nghèo. Người ta xây hạnh phúc trên khổ đau của người khác. Khi tự hiến thân mình, Chúa Giêsu chiếu lên ánh sáng hạnh phúc phá tan bóng tối đau khổ. Người chịu nghèo khổ để ta được giầu có. Người trở thành bé nhỏ để ta được tôn vinh. Người chịu đau khổ để ta được hạnh phúc.

3. Chúa Giêsu chiếu tỏa làn ánh sáng sự sống. Ba Vua dâng mộc dược để ướp xác Chúa. Đó là tôn vinh Chúa chịu chết cho nhân loại. Nhân loại chìm trong bóng tối chết chóc. Chiến tranh, hận thù, hưởng thụ đã làm tiêu hao bao sinh mạng. Người ta giết người khác để được sống. Giết người để được tự do hưởng thụ. Giết người để bảo vệ địa vị quyền lợi. Đó là thứ bóng tối hủy diệt thế giới. Khi chịu chết cho nhân loại, Chúa Giêsu chiếu lên ánh sáng sự sống phá tan bóng tối chết chóc đang vây phủ thế giới. Chúa chịu chết để xây dựng hòa bình. Chúa chịu chết để nhân loại được sống.

Đó là những làn ánh sáng cứu độ thế giới. Là giải pháp cho một thế giới đang bế tắc. Là ánh sáng cho một nhân loại đang đi trong tăm tối. Là hi vọng cho những ai tuyệt vọng. Là hạnh phúc cho những người đau khổ. Là sự sống hứa hẹn tương lai.

Ngày hôm nay thế giới vẫn chìm trong bóng tối. Vẫn còn những bóng tối lầm lạc, bóng tối áp bức bất công, bóng tối chiến tranh hận thù. Thế giới đang mong chờ những làn ánh sáng từ hang đá Bêlem tiếp tục chiếu tỏa.

Không lạ gì khi Đức Thánh Cha Phanxicô đã được tạp chí Time bầu làm nhân vật của năm 2013. Và mới 9 tháng trong cương vị Giáo hoàng, ngài đã đem đến niềm vui tươi phấn khởi cho Giáo hội và cho mọi người. Số người đi lễ trên thế giới tăng lên 20%. Số người tín nhiệm và yêu mến Giáo hội là 85%. Vì Đức Thánh Cha cũng đang tỏa sáng.

Noi gương Chúa Giêsu, ngài đã chiếu lên làn ánh sáng hi vọng khi tự hạ mình xuống. Không xưng mình là Giáo hoàng, nhưng ngài tự xưng mình là Giám mục Rôma. Không ở trong dinh Tông Tòa, nhưng ở trong nhà khách Thánh Mácta. Không để cho người khác khiêng vác, nhưng ngài tự tay mang hành lý.

Ngài đã chiếu lên làn ánh sáng hạnh phúc khi tự hiến thân mình. Dành thời giờ tiếp đón mọi người, đặc biệt những người nghèo khổ bệnh tật. Ngài đi thăm người tị nạn, thăm trại tù, rửa chân cho tù nhân. Ngài sẵn lòng gọi điện thoại thăm hỏi và an ủi những người đau khổ, bất hạnh.

Ngài đã chiếu lên làn ánh sáng sự sống. Chống lại quyết định của tổng thống Obama khi khi cầu nguyện và cổ võ cho hòa bình tại Syria. Lên án các chế độ chính trị kinh tế lấy tiền bạc làm trung tâm bóc lột người nghèo.

Ta hãy noi gương Chúa Giêsu, cùng với Đức Thánh Cha: sống hạ mình, sống tự hiến và sống hi sinh quên mình, để góp phần chiếu tỏa ánh sáng của Chúa. Đó chính là sống tích cực tinh thần Tân Phúc-âm-hóa.

Lạy Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian. Xin cho con luôn đi trong ánh sáng của Chúa. Amen.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM 02-1-2020

 

  •  
    Tinh Cao - Jan 1 at 5:50 PM
     
     

    Ngày 2/1 

     

    ĐỌC VÀ LẰNG NGHE Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: 1 Ga 2,22-28

    "Ước gì điều các con đã nghe từ ban đầu, vẫn ở lại mãi trong các con"

    Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Gioan Tông Ðồ.

    Các con thân mến, ai là kẻ nói dối, nếu chẳng phải là kẻ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô?

    Ai không nhận Chúa Cha và Chúa Con, chính nó là Phản Kitô, ai không nhận Chúa Con, thì cũng không được có Chúa Cha. Còn ai tuyên xưng Chúa Con thì cũng được có Chúa Cha. Còn ai tuyên xưng Chúa Con thì cũng được có Chúa Cha.

    Phần các con, ước gì điều các con đã nghe từ ban đầu, vẫn ở lại mãi trong các con.

    Nếu điều các con đã nghe từ ban đầu vẫn ở lại trong các con, thì các con cũng được ở lại trong Chúa Con và Chúa Cha nữa. Và này là điều Người đã hứa cho chúng ta, đó là sự sống đời đời.

    Ta đã viết những điều này cho các con biết về những người lừa dối các con.

    Về phần các con, việc xức dầu mà các con đã nhận lãnh nơi Người vẫn ở lại trong các con, nên các con không cần ai dạy dỗ, nhưng như việc xức dầu của Người đã dạy các con mọi sự, và lại là sự thật, chứ không phải sự dối trá, nên như các con đã được dạy dỗ, hãy ở lại trong Người.

    Và giờ đây, hỡi các con bé nhỏ, hãy ở lại trong Người, để khi Người tỏ hiện, chúng ta được dạn dĩ, không phải xấu hổ lìa xa Người, lúc Người đến.

    Ðó là lời Chúa. 

    Ðáp Ca: Tv 97,1.2-3a, 3cd-4

    Ðáp: (3c) Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.

    Xướng 1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng. Tay mặt Người đã đem lại toàn thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.

    2) Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành đối với nhà Israel. - Ðáp.

    3) Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy hân hoan mừng Chúa, hãy mừng vui, hoan lạc và đàn ca. - Ðáp. 

    Alleluia: Ga 1,14 và 12b

    Alleluia, Alleluia - Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. Alleluia. 

    Phúc Âm: Ga 1,19-28

    "Có một Ðấng sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó đã có trước tôi"

    Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.

    Ðây là chứng của Gioan, khi những người Do thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các Thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?"

    Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng: "Tôi không phải là Ðấng Kitô".

    Họ liền hỏi: "Như vậy là thế nào? Ông có phải là Elia chăng?"

    Gioan trả lời: "Tôi không phải là Elia".

    "Hay ông là một đấng tiên tri?"

    Gioan đáp: "Không phải".

    Họ liền bảo: "Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?"

    Gioan đáp: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo".

    Và những người đã được sai đến đều thuộc nhóm biệt phái.

    Họ hỏi Gioan rằng: "Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không là Elia, hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?"

    Gioan trả lời: "Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết.

    Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó đã có trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người".

    Việc này xảy ra tại Betania, bên kia sông Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.

    Ðó là Lời Chúa. 

     


     

    Cảm Nghiệm Sống và Chia sẻ Lời Chúa

     

     

    Emmanuel Giêsu Kitô  

     


    Theo di
    ễn tiến của phụng niên trong Mùa Giáng Sinh thì sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh là đến những ngày trước và sau Lễ Hiển Linh, tột đỉnh của Mùa Giáng Sinh.

     

    Vì vẫn còn trong Mùa Giáng Sinh cho đến Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, nên nếu chủ đề chung của riêng Mùa Vọng là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14) thì chủ đề chung của riêng Mùa Giáng Sinh là "Lời ở cùng chúng ta", một chủ đề sẽ tiếp tục chi phối phụng vụ Lời Chúa của Mùa Giáng Sinh, bao gồm cả thời điểm của Tuần Bát Nhật Giáng Sinh cũng như thời điểm trước và sau Lễ Hiển Linh.

     

    Thật vậy, Bài Phúc Âm hôm nay, ngay sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh và trước Lễ Hiển Linh, cho chúng ta thấy sự thật "Lời ở cùng chúng ta", nghĩa là "ở cùng" dân Do Thái ("chúng ta") mà họ "không biết", và chính vì "không biết" nên họ mới tìm kiếm cho biết ở những nơi họ cảm thấy có thể là Người, như nơi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, nhờ đó họ đã được Người tỏ mình ra một cách gián tiếp qua bản thân và chứng từ của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả được sai đến trước Người để dọn đường cho Người, vị vừa phủ định về mình nhưng lại khẳng định về Người như sau: "Tôi không phải là Ðấng Kitô... Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó đã có trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người".

     

    Đúng thế, câu quan trọng nhất trong chứng từ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở đây về Đấng Thiên Sai Cứu Thế đến sau ngài là "Ðấng đó đã có trước tôi", Đấng vô cùng cao trọng và đầy quyền năng, đến độ chính ngài là một nhân vật được chung dân chúng và cả thành phần lãnh đạo trong dân kính nể tưởng là chính Đức Kitô, đã phải công khai xưng thú và công nhận rằng: "tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người".

     

    Vấn đề then chốt ở đây là nếu mục đích chính yếu của mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh là ý định Thiên Chúa muốn ở cùng chúng ta như một "Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Mathêu 1:23), nơi "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" (Gioan 1:14), thì chúng ta phải làm sao để nhận ra Người và ở với Người thì chúng ta mới viên trọn ơn gọi làm người của chúng ta và mới đạt đến tầm vóc trọn hảo của thân phận là người của chúng ta. 

     

    Theo Bài Đọc 1 hôm nay, để có thể nhận ra Người và ở với Người, Thánh Gioan Tông Đồ, vị tông đồ có thể nói sống thân mật với Chúa Kitô nhất trong các tông đồ, đã trao cho chúng ta một cái master key, một chiếc chìa khóa chính, đó là: "nhìn nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô", bằng cách "tuyên xưng Chúa Con", và "ở lại trong Người" bằng cách trung thành với "điều các con đã nghe từ ban đầu". 

     

    Vấn đề ở đây là cho dù có "nhìn nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô" mà không "ở lại trong Người" thì cũng vẫn còn sống trong dối trá, chưa nắm bắt được tất cả sự thật về Người, nghĩa là còn sống ở ngoài Người, trái lại, ai "ở lại trong Người" bằng cách trung thành với "điều các con đã nghe từ ban đầu" thì người đó quả thật "nhìn nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô". 

     

    Cái then chốt vô cùng quan trọng làm nên mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh đó là "Chúa Giêsu là Ðức Kitô", tức là Đấng Thiên Sai, Đấng Được Cha Xức Dầu, bằng không, nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét ấy sẽ không phải là "Con Thiên Chúa hằng sống", mà chỉ là một nhân vật thuần túy loài người mang tên Giêsu như nhiều người có cùng tên Giêsu như Người trong lịch sử dân Do Thái, và vì thế không thể cứu chuộc nhân loại, không phải là Đấng Cứu Thế. "Chúa Giêsu là Ðức Kitô" là tất cả sự thật về "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" (Gioan 1:14), một sự thật giải phóng (xem Gioan 8:32), một sự thật cứu độ.

     

    Mầu nhiệm "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" (Gioan 1:14) nơi "Chúa Giêsu là Ðức Kitô" đây quả thực là một trong "những việc lạ lùng" nhất Thiên Chúa đã thực hiện trong lịch sử loài người "vào lúc thời gian viên trọn" (Galata 4:4) cho phần rỗi của toàn thể nhân loại, cần phải được thành phần được cứu độ "ở lại trong Người" bằng tất cả tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay:

     

    1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng. Tay mặt Người đã đem lại toàn thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. 

     

    2) Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành đối với nhà Israel. 

     

    3) Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy hân hoan mừng Chúa, hãy mừng vui, hoan lạc và đàn ca.

     

    Ngay.2-1.mp3    

     

     

    xin mời nghe và đọc về 2 thánh kính cùng ngày 2/1 ở các links dưới đây

     

    ThanhBasilio-Gregorio.mp3  

     

    Ngày 2/1 cũng là lễ nhớ hai vị thánh giáo phụ, được ĐTC Biển Đức XVI chia sẻ, ở 2 cái link dưới đây

    Thánh giáo phụ Basil  &  Thánh Giáo Phụ Gregor Nazianzus

     

     

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THE HOLY FAMILY 12-29-2019

  •  
    Mo Nguyen
    Dec 27 at 12:53 PM
     
     
    flee.jpg

     

                                            FLEE TO EGYPT

                   Sunday in the Octave of the Nativity of the Lord

             THE HOLY FAMILY OF JESUS, MARY AND JOSEPH – YEAR A

                                                29 December 2019 

    A REFLECTION (Matthew 2: 13-15, 19-23)   

    FLEE TO EGYPT. The Gospel of Matthew highlights the many difficulties faced by Mary and Joseph before and after the birth of Jesus. But Matthew highlights also the abiding presence of God, who is with them on every step of their journey. We see in these early episodes what Jesus will make explicit at the end of the Gospel: ‘And know that I am with you always; yes, to the end of time.’

     

    escape.jpeg

     

    Joseph, Mary & Jesus Escape To Egypt

     

    Flight to Egypt: St. Joseph's faith and obedience:

    https://www.youtube.com/watch?v=43TlKcunkCE

     

    PERILS OF RAISING THE SAVIOR - Flight into Egypt (The Biblical Virgin Mary, #7):

    https://www.youtube.com/watch?v=42cHxJZwriY

     

    ISRAEL GIVES BIRTH TO THE MESSIAH - The Magnificat (The Biblical Virgin Mary, #4):

    https://www.youtube.com/watch?v=gILWkkMx5Ho

     

    tron.jpg

     

           Trốn sang Ai cập

     

     

    Lời Chúa: Mt. 2: 13-15, 19-23

    13 Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” 14 Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập. 15 Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai cập. 

    19 Sau khi vua Hêrôđê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Ai cập, 20 báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi.” 21 Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en.  22 Nhưng vì nghe biết Ackhêlao đã kế vị vua cha là Hêrôđê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về đó.  Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Galilê, 23 và đến ở tại một thành kia gọi là Nadarét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Nadarét.
     
    SỐNG VÀ CHIA SẺ

     

    Ðoạn Tin Mừng trên đây kể lại một biến cố không vui.
    Con Thiên Chúa bị Hêrôđê đe dọa tính mạng.

     Ðược mộng báo, đang đêm Giuse phải đem gia đình đi trốn.

     Ðất Ai cập vẫn được coi là chỗ trú ẩn an toàn

    Nhưng ngay cả khi vua Hêrôđê lìa đời,

     mối đe dọa vẫn còn tồn tại.

     Ackhêlao kế nghiệp vua cha, là người tàn ác không kém,

     khiến Thánh gia chẳng dám về ở vùng Giuđê,

     mà phải trở về quê nhà ở Nadarét.

     Như thế cuộc sống của Thánh gia chẳng phải là êm ả.

    Ðâu phải có Chúa là tránh được căng thẳng, long đong.

     Chỉ có một điều Thánh gia đã không để mất,

    đó là niềm tín thác vững vàng vào Thiên Chúa,

     ngay giữa những hiểm nguy từ phía bạo quyền,

    đó là tình yêu thương gắn bó với nhau,

     giữa những lúc khó khăn chồng chất.

     Rồi mọi sự sẽ qua, rồi bình an sẽ trở lại.

     

    Nhìn lại cuộc sống Thánh gia, ta thấy có nhiều sóng gió.

     Có lúc tưởng như tan vỡ, khi thánh Giuse định rút lui

    Có lúc bối rối khi ở Bêlem không tìm ra chỗ trọ.

    Có những ngày đôn đáo tìm con trong nước mắt.

     Có lúc họ hàng tưởng Ðức Giêsu mất trí, nên đi bắt về.

    Và nhất là có lúc Mẹ phải đứng bên xác con

    Thánh gia chẳng được hưởng một chút ưu đãi nào.

     Một gia đình vô cùng thánh thiện và gương mẫu

     cũng phải chịu bao khổ đau và nghịch cảnh,

     nhờ đó mọi gia đình Kitô hữu khác

     có thể yên tâm đứng vững giữa những lúc mây mù.

     

    Các gia đình hôm nay cũng bị đe dọa.

     Có những gia đình quá nghèo túng và nợ nần.

     Có những trẻ thơ bị thất học, bị bỏ rơi, bị lạm dụng

     Mối đe dọa lớn nhất là thiếu vắng tình yêu.

     Có những xung đột giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái.

     Kết quả là nạn phá thai, ngoại tình, ly dị.

    Gia đình chẳng còn là dòng suối ngọt ngào,

     nơi mọi người lớn lên nhờ yêu và được yêu,

     nhờ kiên nhẫn lắng nghe, nhờ dịu dàng đối thoại,

     nhờ bầu khí cảm thông khiến người ta dám chấp nhận nhau.

     

    Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, mẹ Têrêsa phát biểu:

    “Tôi nghĩ rằng không phải ai cũng ý thức

     về tầm quan trọng của gia đình.

     Nếu chúng ta đưa tình yêu trở lại gia đình,

     thế giới này sẽ đổi khác.”

    Thế giới băng hoại vì gia đình thiếu tình yêu.

     Giới trẻ nghiện ngập và hư hỏng vì bơ vơ, buồn chán.

    Ước gì mỗi gia đình Kitô hữu đều là một mái ấm,

    đầy ắp tình yêu, đầy ắp Thiên Chúa.    


    Cầu Nguyện 

     

    Lạy Chúa Giêsu,

     sau hơn 30 năm sống dưới mái nhà ở Nadarét,

     Chúa đã thành một người chín chắn và trưởng thành,

     sẵn sàng lãnh nhận sứ mạng Cha giao.

     

    Bầu khí yêu thương đã góp phần không nhỏ

    trong việc hình thành nhân cách của Chúa.

     Chúa đã học nơi thánh Giuse

     sự lao động miệt mài,

     sự mau mắn thi hành Thánh ý Thiên Chúa,

     sự âm thầm chu toàn trách nhiệm đối với gia đình.

     Chúa đã học nơi mẹ Maria

     sự tế nhị và phục vụ,

    sự buông mình sống trong lòng tin phó thác

     và nhất là một đời sống cầu nguyện thâm trầm.

     

    Xin nhìn đến gia đình chúng con,

     xin biến nó thành nơi sản sinh những con người tốt,

     biết yêu thương tha thứ,

    biết cầu nguyện và phục vụ.

     

    Ước gì xã hội chúng con lành mạnh hơn,

     Giáo hội chúng con thánh thiện hơn,

     nhờ có những con người khỏe mạnh, khôn ngoan

     và tràn đầy ơn Chúa. 
     

    Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

     

     

     

                  

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- SƯ HUYNH BREDAN DÒNG TÊN

  •  
    Mo Nguyen
     
    Dec 28 at 12:23 PM
     
     
    cuu.jpg

               

            Family Life: Family in Community

     

              THE HOLY FAMILY OF JESUS, MARY AND JOSEPH / A

                                               29 December 2019

              REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Mt 2: 13-15, 19-23)

                                               FAMILY LIFE IN GOD

    The glimpse of Jesus’ family life that we read in today’s Gospel presents a picture that is far from idyllic. The Holy Family lives in a brutal and violent world. The coming of the wise men (Magi) from the East, with their consoling homage and gifts for Mary’s newborn Child, has provokes suspicion and violence on the part of King Herod. His murderous intent requires Joseph to flee with Mary and Jesus into a foreign country – to become, in effect, refugees.

    But what the Gospel brings out is that it is precisely the Holy Family’s forced displacement to Egypt that enables the infant Messiah to replay the experience and captivity of his people, Israel, in Egypt, and to experience directly the liberating and saving power of God. Israel was metaphorically ‘God’s child’ (Hos 11:1), but Jesus is truly the Son of God. In the person of Jesus, God is ‘with us’ (‘Emmanuel’) in the intimacy and immediacy of family relationships, and in circumstances of danger and anxiety with which many families can identify.

    Matthew’s presentation of Jesus’ family life in this way may, then, be for us a greater consolation than if it were ‘idyllic’. Holiness, according to the scriptural understanding, is where God is. Today’s Gospel brings out the way in which God is present to the family of Jesus amid violence, forced movement, and perplexity. If our own family life is not perfect nor totally immune from such trials that is perhaps all the more reason to believe that God’s saving presence is also ‘with us’.

    Brendan Byrne, SJ

     

      Joseph, Mary & Jesus Escape To Egypt

     

    tron.jpg

     

    center.jpg
     
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ TÌNH YÊU

  • THÔNG BÁO TIN VUI # 207 - Website ChiaseLoiChua.com

    Nhớ Thánh Gioan, Tông đồ, Tác giả sách Tin Mừng GIOAN

    VỊ TÔNG ĐỒ CỦA TÌNH YÊU

    “Môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước… Ông đã thấy và đã tin.” (Ga 20, 4.8)

    CẢM NGHIỆM SỐNG VUI: Người ta không chạy khi người ta có thể nhẩn nha bước đi. Người ta chỉ chạy khi có một áp lực từ bên ngoài hay từ bên trong mình. Nghĩa là, người ta chỉ chạy khi người ta cảm thấy cần phải… chạy!

    1/ Có phải vì Gioan trẻ khoẻ hơn Phêrô mà ông chạy mau hơn đến mộ của Thầy không? Chưa chắc. Cứ xem Gioan nhường cho Phêrô bước vào mộ trước, ta sẽ thấy người môn đệ trẻ này vẫn còn ý tứ giữ lễ ‘kính trên nhường dưới’ đó chứ. Thế tại sao Gioan đã chạy mau hơn, dù chỉ là để ‘đến trước vào sau’?

    2/ Hẳn là vì trong lòng Gioan có một sức thúc giục rất mạnh. Gioan thấy cần phải chạy thật nhanh, để xem thực hư thế nào về chuyện mộ thầy trống rỗng. Sức thúc giục ấy chính là tình yêu. Gioan yêu mến Thầy tha thiết, vì ông biết mình là “người môn đệ Chúa yêu.”

    Mời VUI SỐNG VÀ HÀNH ĐỘNG: Chúng ta có thể đo lường lòng mến của mình đối với Chúa Giêsu đấy bạn ạ. Cách nào? Bằng cách xem mình có ‘chạy’ tìm Chúa hay không khi lỡ lạc mất Người. Bằng cách xem mình có cảm nhận được Người thúc giục để ‘chạy’ đến gặp Người nơi những anh chị em bé mọn nhất ở chung quanh đời mình hay không.

     Hình ảnh Gioan ‘chạy’ ra mộ Thầy cho thấy trong trái tim người môn đệ này có một ngọn lửa bùng cháy. Bạn nghĩ người tông đồ hôm nay có thể nhẩn nha bước đi hay thậm chí có thể bình chân như vại vì quá ‘dư thời giờ’ được không?

    Sống TIN VUI Lời Chúa: Yêu Chúa bằng cả trái tim, thể hiện nơi sự tận tình khi cầu nguyện cũng như khi thi hành sứ vụ.

    Cầu nguyện: NHỜ THÁNH THẦN đốt nóng trong con ngọn lửa Tình Yêu của Chúa. Amen.

    Đầy tớ Định Nguyễn - Mời thăm Website ChiaseLoiChua.org, để Sống và Chia sẻ Lời Chúa.