2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SÔNG - REFLECTION 23RD SUNDAY - C

  •  
    Mo Nguyen
     
    Sep 7 at 4:33 AM
     
     
    download.jpg

           

            THE COST OF FOLLOWING JESUS        

     

                      TWENTY-THIRD SUNDAY IN ORDINARY TIME /C

                                           08 SEPTEMBER 2019

                         REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Luke 14: 25-33)

                                      THE COST OF FOLLOWING JESUS

    Today’s Gospel contains some of the most demanding utterances attributed to Jesus. Yet, Jesus is simply being honest with his disciples. He foresees that they will inevitably get caught up in the suffering and death he now sees to lie ahead of himself. It would do them no service to keep them ignorant of this. He must prick any illusions they have about where following him might lead.

    Jesus does this, initially, in the strong language about ‘hating’ one’s father, mother, etc.’. Here we should see a Semitic idiom at work. It is nota matter of literally coming to ‘hate’ one’s family members in the way that English expression might suggest. Semitic languages, by and large, do not have a word for ‘prefer’. What Jesus is saying, then, is that family allegiances – so strong in the Palestinian culture of Jesus – have to take second place as far as following him in concerned. Those who adopt his mission, his commitments, and his way of life will inevitably cause pain and sacrifice to those who hold them dear and who perhaps have other plans for them. Hence would-be disciples need to count the cost – a process Jesus illustrates with the parables concerning the builder and the king.

     

    Finally, the most radical challenge for a would-be disciple – to give up ‘all possessions’ – has to be heard in the context of the heart of Jesus’ message, that is, his invitation to the kingdom. His comparison with this supreme good the losses entailed in the present conditions of discipleship find some proportion.

    Brendan Byrne, SJ

    Elvis Presley - He Is My Everything with lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=9Gh0f6XSeJM

    The Cost // Inspirational Christian Video:

    https://www.youtube.com/watch?v=rXjFCzPgnJk

    Following Jesus - Counting The Cost:

    https://www.youtube.com/watch?v=YOGGEX5l9HU

     

              Following Jesus - Counting The Cost  

     

     

    anh.jpg
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - 23 RD SUNDAY - C

  •  
    Mo Nguyen
     
    Sep 5 at 4:29 PM
     
     
    God.jpg

     

     PUT GOD FIRST!

     

    Sunday 08 September 2019

     

    Reflection on the Gospel- 23rd Sunday in Ordinary Time C

    (Luke 14:25-33)

    -Veronica Lawson RSM

     

    On June 17 this year, the Vatican’s Dicastery for Integral Human Development issued a letter about the Season of Creation. It noted that during this season Christians across six continents work to put into practice Pope Francis’ encyclical on integral ecology, Laudato Si’,  and “participate in community events to deepen their love for Creator, creation, and each other”. As we move into the second week of the Season of Creation, we might renew our commitment to the gospel call to reverence for all that constitutes our planetary home.

    As we turn to the gospel reading for today, we are confronted by the pain involved in living a way of life that respects the rights of all created beings. On the long journey from Galilee through Samaritan territory to the city of Jerusalem, Jesus attracts a huge following and teaches relentlessly about the ways of God. By the time he reaches Jerusalem, the crowds have thinned considerably. Is this because it is too hard to persist with their initial impulse to follow the way of the gospel and the one who embodies its values? Implicit in Jesus’ teaching about carrying one’s cross is a reminder of the intense pain and sacrifice involved in being a disciple. It sometimes means going against what other family members want. It may even involve risking one’s life for the sake of others. In the context of the Roman Empire, criminals who were sentenced to die by crucifixion carried to the place of their execution the cross beam on which they would hang. The cross image is thus shocking for anyone. It is quite alienating for the faint hearted.

    The term “hate” (misein) in this context seems harsh. The English translation fails to do justice, however, to the original Greek or to the Hebrew that underlies this biblical notion. To “hate” in biblical terms is to “leave aside”. Disciples are expected to love one another. There are times, however, when they have to “leave aside” the wishes of those they love most for the sake of a gospel call to justice, compassion, and right relationship. If we are attentive to the gender bias of this ancient text, we might note that married men are addressed while married women are not. Here as elsewhere, women have to read against the grain of the text in order to hear its message. Finally, there is a call in this gospel passage to “leave aside” unnecessary possessions. In a time of planetary vulnerability and of growing division between the privileged and the marginalised of the Earth community, the teaching of the Lukan Jesus has a particular resonance. There is no place in a gospel way of life for self-indulgence, for exploitation of others, or for self-centred appropriation of the goods of the earth. 

     

    I'll Put Jesus First in My Life (The World All About Me):

    https://www.youtube.com/watch?v=GIwwey6jTSY

     

                I'll Put Jesus First in My Life  

     

    Jesus.jpg
     

CẢM NGIỆM SỐNG LC- NGÀY 02-9-2019

CẢM NGHIỆM SỐNG Lời Chúa

 

 

Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 2, 1-5

"Tôi đã công bố cho anh em bằng chứng của Chúa Kitô chịu đóng đinh".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan, tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, tôi không cho là tôi biết điều gì khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đã đến với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 118, 97. 99. 100. 101. 102

Ðáp: Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao (c. 97a).

Xướng: 1) Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao, suốt ngày con mải suy gẫm về luật đó. - Ðáp.

2) Chỉ thị Chúa khiến con thành khôn ngoan hơn quân thù, vì muôn đời chỉ thị đó vẫn theo con. - Ðáp.

3) Con khôn ngoan hơn những bậc tôn sư, nhờ suy gẫm về những lời nghiêm huấn của Ngài. - Ðáp.

4) Con am hiểu hơn những bậc lão thành, vì huấn lệnh của Ngài con tuân giữ. - Ðáp.

5) Con kìm hãm chân con xa mọi đường gian ác, để con giữ trọn lời dạy của Ngài. - Ðáp.

6) Con không bước trật đường thánh dụ của Ngài, bởi vì chính Ngài đã dạy bảo con. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 110, 8ab

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, mọi giới răn Chúa được lập ra cho tới muôn đời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 4, 16-30

"Người sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó... Không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nadarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabbat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".

Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"

Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: "Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình"; "điều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông". Người nói tiếp: "Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.

Ðó là lời Chúa.

 

 

Suy Niệm Cảm Nghiệm

 

 

Hôm nay, Thứ Hai, ngày trong Tuần XXII Thường Niên, chúng ta bắt đầu Phúc Âm của Thánh ký Luca cho tới hết Tuần XXXIV Thường Niên, tức kéo dài liên tục 13 tuần lễ, như Phúc Âm của Thánh ký Mathêu kéo dài 12 tuần, từ Tuần X đến hết Tuần XXI Thường Niên, và Phúc Âm của Thánh ký Marcô kéo dài 9 tuần đầu của Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh. 

 

Mỗi Phúc Âm theo thứ tự trên đây cho các ngày thường trong tuần (chứ không phải cho Chúa Nhật), được Giáo Hội chọn đọc theo thứ tự từ đầu đến cuối, tất nhiên sẽ có những chỗ trùng hợp nơi bộ Phúc Âm nhất lãm của 3 vị thánh ký 3 cuốn Phúc Âm đầu tiên này, và vì thế sẽ không được Giáo Hội lập lại. Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu cho các ngày thường trong tuần được bắt đầu từ đoạn 5 liên quan đến Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi, và Phúc Âm theo Thánh ký Luca cho các ngày thường trong tuần được bắt đầu từ đoạn 4, từ câu 14, vì 13 câu đầu của đoạn 4 này liên quan đến biến cố Chúa Giêsu chay tịnh 40 ngày trong hoang địa, một biến cố đã được đọc vào Chúa Nhất Mùa Chay Năm C

 

Một điều chúng ta nên nhớ nữa là nếu Phúc Âm của Thánh ký Marcô và Mathêu được viết cho dân Do Thái thì Phúc Âm của Thánh ký Luca, một người dân ngoại trở lại, được viết cho dân ngoại, bởi thế, Phúc Âm của ngài mang tính chất của Lòng Thương Xót Chúa, bao gồm nhiều dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa không có trong bất cứ một Phúc Âm nào, và liên quan đến Thánh Linh, từ biến cố Truyền Tin đến Phục Sinh (xem Luca 24:49), một Thánh Linh là Hồn Truyền Giáo cho Dân Ngoại trong Sách Tông Vụ của ngài. 

 

Đó là lý do mở đầu Phúc Âm Thánh ký Luca cho các ngày trong Tuần của Mùa Thường Niên, chúng ta đã thấy xuất hiện cả Thánh Linh lẫn các nhân vật thuộc thành phần dân ngoại. Đúng thế, bài Phúc Âm hôm nay trước hết quả thực có liên quan đến Thánh Linh

 

"Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nazarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: 'Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".

 

Ngoài ra, bài Phúc Âm hôm nay của Thánh ký Luca còn hướng về dân ngoại nữa, thành phần được tiêu biểu nơi bà góa xứ Sidon và quan Naaman người Syria: 

 

"Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

 

Thật ra, trong câu thứ nhất về Chúa Thánh Thần đã chất chứa tính chất truyền giáo cho dân ngoại rồi. Bởi vì trong đó đối tượng chính yếu được Thánh Thần nhắm tới là "người nghèo khó, những tâm hồn sám hối, kẻ bị giam cầm, người mù, những kẻ bị áp bức", thành phần không phải chỉ có duy ở nơi dân Do Thái mà là tất cả mọi người trên thế gian này, trong đó có bà góa xứ Sidon thời Elia và quan Naaman xứ Syria thời Elisê được nhắc đến trong bài Phúc Âm hôm nay, bởi vì nếu Chúa Kitô là Đấng Thiên Sai của dân Do Thái thì Người phải là Đấng Cứu Thế của chung nhân loại, Đấng đã được xức dầu Thánh Linh: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi", và được Thánh Linh "sai đi rao giảng Tin Mừng". 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

TN.XXIIL-2.mp3

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM CN22TN-C

Thứ Năm CN22TN-C


CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 3, 18-23

"Tất cả là của anh em, nhưng anh em thuộc về Ðức Kitô, và Ðức Kitô thuộc về Thiên Chúa".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, đừng có ai lừa dối mình. Nếu có ai trong anh em cho mình là người khôn ngoan ở đời này, thì kẻ ấy hãy nên điên dại để được khôn ngoan: vì sự khôn ngoan của thế gian này là sự điên dại đối với Thiên Chúa, vì có lời chép rằng: "Chính Người bắt chợt những người khôn ngoan ngay trong xảo kế của họ". Lại có lời khác rằng: "Chúa biết tư tưởng của những người khôn ngoan là hão huyền". Vậy đừng có ai còn tự phô trương nơi loài người. Vì tất cả là của anh em, dù là Phaolô hay Apollô, hoặc Kêpha, hoặc thế gian, sự sống hay sự chết, hoặc hiện tại hay tương lai. Tất cả là của anh em; nhưng anh em thuộc về Ðức Kitô, và Ðức Kitô thuộc về Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6

Ðáp: Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung mãn nó (c. 1a).

Xướng: 1) Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung mãn nó, chủ địa cầu và muôn loài cư trú ở trong. Vì chính Ngài xây dựng nó trên biển cả, và Ngài giữ vững nó trên chỗ nước nguồn. - Ðáp.

2) Ai khá trèo lên cao sơn của Chúa, ai được đứng trong nơi thánh của Ngài? Người tay vô tội và lòng thanh khiết, người không để lòng xu hướng bả phù hoa. - Ðáp.

3) Người đó sẽ được Chúa chúc phúc cho, và được Thiên chúa là Ðấng cứu độ ban ân thưởng. Ðó là dòng dõi người tìm kiếm Chúa, người tìm long nhan Thiên Chúa nhà Giacob. - Ðáp.

 

Alleluia: 2 Tx 2, 14

Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được chiếm lấy vinh quang của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 5, 1-11

"Các ông đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Chúa Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Ghênêsarét. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng.

Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: "Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu và thả lưới bắt cá". Ông Simon thưa Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới". Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm.

Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi". Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: "Ðừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta". Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người.

Ðó là lời Chúa.

 

 

 

Suy Niệm Cảm Nghiệm

 

 

Nếu thành Carphanaum là phố hội Chúa Giêsu thường lui tới gặp gỡ dân chúng thì Biển Hồ Galilêa cũng gọi là Gennesaret hay Tiberias cũng là khu vực tỏ mình ra của Chúa Giêsu, cách riêng cho thành phần môn đệ của Người, kể cả sau khi Người sống lại từ trong cõi chết như Phúc Âm của Thánh Gioan thuật lại ở đoạn 21 cuối cùng.  

 

Biển Hồ này rộng nhất ở nước Do Thái, với diện tích bao gồm 21 km chiều dài và 13 km chiều ngang. Bài Phúc Âm hôm nay cho thấy Chúa Giêsu lần đầu tiên tỏ mình ra cho một thiểu số người trẻ mà Người đã có ý tuyển chọn họ. Tiến trình tỏ mình để tuyển chọn các môn đệ đầu tiên này của Người được Phúc Âm thuật lại như sau:

 

"Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Chúa Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Gennesaret. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng".

 

Hình như Chúa Giêsu cứ muốn làm quen với chàng Simon sao ấy. Trong bài Phúc Âm hôm qua, Người đã cố ý vào nhà của chàng, chứ không vào nhà của một ai khác trong một thành phố đông người ở, và trong bài Phúc Âm hôm nay, Người lại cố ý xuống thuyền của chàng, cho dù bấy giờ có "hai chiếc thuyền đậu gần bờ", có thể là hai chiếc thuyền của 2 cặp anh em được Thánh ký Mathêu thuật lại: "Simon được gọi là Phêrô và anh mình là Anrê" và "Giacôbê con của Zêbêđê và em mình là Gioan" (4:18,21). 

 

Chưa hết, việc nhờ chiếc thuyền của chàng Simon để "giảng dạy dân chúng" mới là bước thứ hai trước khi Người tiến sang bước thứ ba cũng là bước quyết liệt, bước Người muốn lợi dụng để tỏ mình ra trước khi kêu gọi và tuyển chọn mấy môn đệ đầu tiên này. Và bước thứ ba được Phúc Âm hôm nay thuật lại đó là: "Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: 'Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu và thả lưới bắt cá'".

 

Đây không phải là một lệnh truyền của Thày đối với các môn đệ của mình, mà chỉ là một lời mời gọi, một thách đố, và là một thách đố đã được chàng Simon thành thực thưa lại và sẵn sàng tuân theo vì lòng cảm phục tự nhiên của mình đối với một Đấng mà chàng không biết làm sao cứ theo đuổi từ thành phố kia ra đến biển hồ này: "Ông Simon thưa Người rằng: 'Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới'".

 

Qua câu đối đáp đầu tiên vô cùng dễ thương này của chàng Simon chân thành trực tính thuộc dân chài lưới chuyên nghiệp thân thưa cùng Chúa Giêsu, chúng ta thấy ngài quả thực xứng đáng được Chúa Giêsu sau này tuyển chọn lãnh đạo tông đồ đoàn và thay Người chăn dắt đàn chiên thuộc Giáo Hội được Người thiết lập trên ngài là tảng đá (xem Gioan 21:15-17; Mathêu 16:18-19). Tại sao? 

 

Tại vì "đức tin tuân phục" (Roma 1:5) của chàng. Ở chỗ, cho dù chàng là một tay chuyên nghiệp đánh cá, đánh cá thâu đêm suốt sáng mà chẳng được gì, thế mà sẵn sàng tin tưởng nghe theo một Giêsu nào đó mới quen, một nhân vật dù sao quá khứ cũng chỉ là con của một bác thợ mộc quèn (xem Marco 6:3) và thậm chí còn hành nghề thợ mộc nữa (xem Mathêu 13:55). 

 

Thế nhưng, cũng chính nhờ "đức tin tuân phục" của chàng, tức nhờ quyền năng của Đấng mà chàng tin tưởng tuân phục, mà việc chàng làm đã đạt được thành quả ngoài sức tượng tượng của chàng, vượt sức tự nhiên của chàng, như Phúc Âm hôm nay thuật lại: "Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm".

 

Cho đến lúc ấy, đến lúc thấy được mẻ cá vô cùng lạ lùng như vậy, nghĩa là sau khi cả đêm thất bại theo sức tự nhiên chuyên nghiệp của mình và sau khi chỉ cần nghe lời của một tay chuyên nghề thợ mộc, tất cả mọi người trong cuộc, đặc biệt nhất là chàng Simon, mới bàng hoàng trước Đấng Tối Cao, đến độ chàng cảm thấy mình vô cùng bất xứng mới thành thực thưa với Người rằng

 

"Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: 'Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi'. Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế".

 

Đạt được mục đích của mình là làm cho đối tượng kinh ngạc và vô cùng cảm phục, Chúa Giêsu mới chính thức công khai tuyển chọn họ để họ có thể làm một cái nghề còn cao cả hơn nghề đánh cá bấy giờ của họ nữa, còn quan trọng hơn nữa, còn khẩn thiết hơn nữa: "Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: 'Đừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta'. Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người".

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

TN.XXII-5.mp3  

------------------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG- A REFLECTION 02-9-2019

  •  
    Mo Nguyen
    Sep 1 at 3:17 PM
     
     
    ca.jpg

     

                 TAKING THE LOWEST PLACE

                                 (Monday 02 September 2019)

    A REFLECTION (Luke 14:1, 7-14)

    TAKING THE LOWEST PLACE. In today’s Gospel Jesus offers some wise advice on table etiquette. For Luke, the story has implications for the relationship of the rich to the poor who gather for the Eucharistic banquet. Only if all members are treated with equal dignity can it truly be called the Lord’s Supper. Parishes prosper when all are treated equally regardless of how much each can put on the collection plate.

    Come to the Banquet:

    https://www.youtube.com/watch?v=XDIX_V7iBj4

                      Come to the Banquet

     
    anh.jpg