2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG- REFLECTION- NGÀY 19-8-2019

Change my heart, oh God

                                           May I be like You

Monday 19 August 2019  

A REFLECTION (Luke 12: 49-53)

THE FIGHT AGAINST SIN. Some of the first converts to Christianity were shocked to find that their lives as Christians still contained many difficulties. In some cases, becoming a Christian added to their troubles as they met opposition from non-Christian family members. We too face difficulties of one kind or another. Participating in the Eucharist does not eliminate our problems, but gives us the strength and courage we need not to give up in the face of them.

 

Change My Heart Oh God ~ Maranatha! Music ~ lyric video:

https://www.youtube.com/watch?v=IlSmG-_eJTU

 

Mold me and make me, 

                                           this is what I pray

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -REFLECTION 20TH SUNDAY -C

  •  
    Mo Nguyen
     
    Aug 16 at 5:14 PM
     
     
    hinh.jpg

    GIVE US PEACE

     

    Sunday 18 August 2019

    Reflection on the Gospel-20th Sunday in Ordinary Time C

    (Luke 12: 49-53)

    -Veronica Lawson RSM

     

    There is a sense of urgency in today’s gospel. Jesus feels constrained or under stress until the “fire” he has come to cast on the earth is kindled and the baptism of fire that John the Baptist foreshadowed in 3:16 takes effect. Elsewhere in Luke’s writing, fire is associated with judgement (3:9, 17; 9:17; 17:29), and with the presence of the Holy Spirit (3:16), especially in the Lukan story of Pentecost (Acts 2:3) where “tongues as of fire” appear and rest on all those assembled in the upper room. Fire is a sign of the end times when the Spirit of prophecy descends on all God’s people (Acts 2:18-19). Those who have experienced the effect of the all too frequent bush fires in Australia or the wild fires of California can appreciate the power of this image. Climate change is undoubtedly increasing the risk of destructive fires. Drier conditions wither plant life that then becomes fuel for the fires. Fire can take all before it. It can also bring the most astonishing new life in its wake.

     

    Linked with the image of fire is that of water: Jesus has a “baptism with which to be baptized”. Once more, a sense of urgency is expressed as the power of water is evoked. Like fire, water has power to destroy and power to save. Fire and water become metaphors for the hard won gospel path to peace. Jesus seems to be contradicting so much of what he has stood for to this point. At his birth, he is presented as the bringer of peace (Luke 1:79 and 2:14). He tells the hospitable woman of 7:50 and the faith-filled woman of 8:48 to “go in peace”. He instructs his disciples to bring peace to the families they visit (10:5-6). He refuses to be a divider (12:13-14). And now he declares that he has come not to bring peace but division. His hearers can expect members of families to be divided one against another. How can this be?

     

    The Lukan Jesus is almost certainly describing the status quo rather than prescribing what ought to prevail. In other words, by the time Luke is writing, it is clear that some have accepted the gospel way of peace and justice and compassion and others within the same families have not. Acceptance of the gospel and of Jesus as the Christ or Messiah would have involved a monumental shift for Jews on the one hand and for adherents of the diverse philosophies or faiths of the Roman world on the other. Today’s families of mixed faith might be able to get inside this experience and to understand the suffering involved when a family member makes a life choice that other members of the family find hard to accept. This is not an easy text to understand or even to accept. We need to struggle with its ambiguity.

     

    Give us peace - Martin Alfsen - Modern Gospel Choir - 24.11.2013 Emmauskirche Berlin:

    https://www.youtube.com/watch?v=EejoVXiPBrA

     

                             Give Us Peace

     

    hat.jpg
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -CN19TN-C

Chúa Nhật 19TN-C
CÁC CON HÃY SẴN SÀNG
 

Bài Ðọc I: Kn 18, 6-9

"Như Chúa đã làm hại đối thủ thế nào, Chúa cũng đã làm cho chúng tôi được vẻ vang như vậy".

Trích sách Khôn Ngoan.

Chính đêm ấy, cha ông chúng ta đã biết trước, để biết chắc mình đã tin tưởng vào lời thề nào mà được can đảm. Dân Chúa đã mong đợi sự giải thoát những người công chính và sự tiêu diệt kẻ thù. Vì như Chúa đã làm hại đối thủ thế nào, Chúa cũng kêu gọi để làm cho chúng tôi được vẻ vang như vậy.

Vì những con cái thánh thiện của các tổ phụ tốt lành đã lén lút tế lễ, và đồng tâm thiết lập luật thánh thiện, ấn định rằng những người công chính sẽ đồng hưởng vinh nhục, may rủi đều nhau; như vậy là họ đã xướng lên trước bài ca tụng của các tổ phụ.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 32, 1 và 12. 18-19. 20 và 22

Ðáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).

Xướng: 1) Người hiền đức, hãy hân hoan trong Chúa; ca ngợi là việc của những kẻ lòng ngay. Phúc thay quốc gia mà Chúa là chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. - Ðáp.

2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. - Ðáp.

3) Linh hồn chúng con mong đợi Chúa, chính Ngài là Ðấng phù trợ và che chở chúng con. Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Dt 11, 1-2, 8-19

"Ông mong đợi thành trì có nền móng mà Thiên Chúa là kiến trúc sư và là Ðấng sáng lập".

Trích thư gửi tín hữu Do-thái.

Anh em thân mến, đức tin là cốt yếu những thực tại người ta mong đợi, là bằng chứng điều bí ẩn. Vì nhờ đức tin mà các tiền nhân đã nhận được bằng chứng tốt.

Nhờ đức tin, Abraham đáp lại tiếng Chúa gọi, để ra đi đến xứ ông sẽ được lãnh làm gia nghiệp, và ông ra đi mà không biết mình đi đâu. Nhờ đức tin, ông đến cư ngụ trong đất Chúa hứa, như trong đất khách quê người, sống trong lều trại, cũng như Isaac và Giacóp, những kẻ đồng thừa tự cùng một lời hứa. Vì chưng, ông mong đợi thành trì có nền móng mà Thiên Chúa là kiến trúc sư và là Ðấng sáng lập.

Nhờ đức tin mà ngay cả bà Sara son sẻ được sức mang thai, mặc dầu bà đã già, bởi vì bà tin rằng Ðấng đã hứa sẽ trung tín giữ lời. Vì thế, do tự một người, mặc dầu người đó như chết rồi, mà có một dòng dõi đông đúc vô số như sao trên trời và như cát bãi biển.

Chính trong đức tin mà tất cả những kẻ ấy đã chết trước khi nhận lãnh điều đã hứa, nhưng được nhìn thấy và đón chào từ đàng xa, đồng thời thú nhận rằng mình là lữ khách trên mặt đất. Những ai nói những lời như thế, chứng tỏ rằng mình đang đi tìm quê hương. Giá như họ còn nhớ đến quê hương dưới đất mà họ đã lìa bỏ, chắc họ có đủ thời giờ trở về. Nhưng hiện giờ họ ước mong một quê hương hoàn hảo hơn, tức là quê trời. Vì thế, Thiên Chúa không ngại để họ gọi mình là Thiên Chúa của họ, vì Người đã dọn sẵn cho họ một thành trì.

Nhờ đức tin, khi bị thử lòng, Abraham đã dâng Isaac. Ông hiến dâng con một mình, ông là người nhận lãnh lời hứa, là người đã được phán bảo lời này: "Chính nơi Isaac mà có một dòng dõi mang tên ngươi". Vì ông nghĩ rằng Thiên Chúa có quyền làm cho kẻ chết sống lại, do đó, ông đã đón nhận con ông như một hình ảnh.

Ðó là lời Chúa.

 

Hoặc bài vắn này: Dt 11, 1-2, 8-12

"Ông mong đợi thành trì có nền móng mà Thiên Chúa là kiến trúc sư và là Ðấng sáng lập".

Trích thư gửi tín hữu Do-thái.

Anh em thân mến, đức tin là cốt yếu những thực tại người ta mong đợi, là bằng chứng điều bí ẩn. Vì nhờ đức tin mà các tiền nhân đã nhận được bằng chứng tốt.

Nhờ đức tin, Abraham đáp lại tiếng Chúa gọi, để ra đi đến xứ ông sẽ được lãnh làm gia nghiệp, và ông ra đi mà không biết mình đi đâu. Nhờ đức tin, ông đến cư ngụ trong đất Chúa hứa, như trong đất khách quê người, sống trong lều trại, cũng như Isaac và Giacóp, những kẻ đồng thừa tự cùng một lời hứa. Vì chưng, ông mong đợi thành trì có nền móng mà Thiên Chúa là kiến trúc sư và là Ðấng sáng lập.

Nhờ đức tin mà ngay cả bà Sara son sẻ được sức mang thai, mặc dầu bà đã già, bởi vì bà tin rằng Ðấng đã hứa sẽ trung tín giữ lời. Vì thế, do tự một người, mặc dầu người đó như chết rồi, mà có một dòng dõi đông đúc vô số như sao trên trời và như cát bãi biển.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 14, 5

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống: không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 12, 32-48

"Các con hãy sẵn sàng".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Hỡi đoàn bé nhỏ, các con đừng sợ, vì Cha các con đã vui lòng ban nước trời cho các con. Các con hãy bán những của các con có mà bố thí. Hãy sắm cho các con những túi không hư nát, và kho tàng không hao mòn trên trời, là nơi trộm cướp không lai vãng và mối mọt không làm hư nát. Vì kho tàng các con ở đâu, thì lòng các con cũng ở đó.

"Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở ngay cho chủ. Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức: Thầy bảo thật các con, chủ sẽ thắt lưng, đặt chúng vào bàn ăn, và đi lại hầu hạ chúng. Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy. Các con hãy hiểu biết điều này là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, ắt sẽ tỉnh thức, không để nó đào ngạch nhà mình. Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến".

Phêrô thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy nói dụ ngôn đó chỉ về chúng con hay về mọi người?" Chúa phán: "Vậy con nghĩ ai là người quản lý trung tín khôn ngoan mà chủ đã đặt coi sóc gia nhân mình, để đến giờ phân phát phần lúa thóc cho họ? Phúc cho đầy tớ đó, khi chủ về, thấy nó đang làm như vậy. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ đặt người đó trông coi tất cả gia sản mình. Nhưng nếu đầy tớ ấy nghĩ trong lòng rằng: "Chủ tôi về muộn", nên đánh đập tớ trai tớ gái, ăn uống say sưa: chủ người đầy tớ ấy sẽ về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, chủ sẽ loại trừ nó, và bắt nó chung số phận với những kẻ bất trung. Nhưng đầy tớ nào đã biết ý chủ mình mà không chuẩn bị sẵn sàng, và không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn đầy tớ nào không biết ý chủ mình mà làm những sự đáng trừng phạt, thì sẽ bị đòn ít hơn. Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn".

Ðó là lời Chúa.

 

Hoặc bài vắn này: Lc 12, 35-40

"Các con hãy sẵn sàng".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở ngay cho chủ. Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức: Thầy bảo thật các con, chủ sẽ thắt lưng, đặt chúng vào bàn ăn, và đi lại hầu hạ chúng. Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy. Các con hãy hiểu biết điều này là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, ắt sẽ tỉnh thức, không để nó đào ngạch nhà mình. Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến".

Ðó là lời Chúa.

 

 

 

Suy Niệm - Cảm Nghiệm SỐNG VÀ CHIA SẺ

 

 

 

Cảm nghiệm Lời Chúa cho Chúa Nhật XIX Năm C hôm nay nhấn mạnh đến thái độ tỉnh thức đợi chờ bằng đức tin bất khuất và bền đỗ cho đến cùng của mình để nhờ đó được hiệp thong thần linh với Thiên Chúa. Hay nói ngược lại, sống hiệp thông thần linh là sống đức tin tuân phục, bằng việc liên lỉ khao khát chờ đợi cho tới cùng, để nhờ đó được đạt tới thực tại hiệp thông thần linh bất diệt và bất tận với chính nguồn sự sống thần linh là tình yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa.

 

Đúng thế, thực tại hiệp thông thần linh đây là chính sự sống thần linh của Thiên Chúa và nơi Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên con người theo hình ảnh thần linh của Ngài và tương tự như Ngài, để họ nhờ đó có thể được hiệp thông thần linh với Ngài, khi họ tin tưởng chấp nhận tất cả những gì Ngài tỏ ra cho họ.

 

Ở đây chúng ta thấy 2 yếu tố bất khả thiếu và bất khả phân ly để đạt tới thực tại hiệp thông thần linh hay được sống sự sống thần linh, đó là mạc khải thần linh về phía Thiên Chúa là Đấng tỏ mình ra cho con người, và cảm nghiệm thần linh về phía con người đáp ứng mạc khải thần linh của Thiên Chúa.

 

Trước hết là thực tại thần linh hay sự sống thần linh là gì và ở chỗ nào, nếu không phải là chính Nước Trời và là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa chủ tể và loài người tôi tớ, như chính Chúa Giêsu đã diễn tả trong Bài Phúc Âm hôm nay:

 

Thực tại thần linh là Nước Trời: "Hỡi đoàn bé nhỏ, các con đừng sợ, vì Cha các con đã vui lòng ban nước trời cho các con”.

 

Sự sống thần linh là được hiệp nhất nên một với Thiên Chúa: “Thầy bảo thật các con, chủ sẽ thắt lưng, đặt chúng vào bàn ăn, và đi lại hầu hạ chúng”.

Sau nữa, về mạc khải thần linh là những gì Thiên Chúa tỏ ra cho con người biết về chính mình Ngài cùng với các ý định của Ngài, về thực tại thần linh và về sự sống thần linh, được gói ghém trong chính lời hứa bất diệt của Thiên Chúa, liên quan đến chính “lời thề“, được Sách Khôn Ngoan ở Bài Đọc 1 hôm nay nhắc tới, hay đến “đất Chúa hứa” cũng như đến thành trì có nền móng mà Thiên Chúa là kiến trúc sư và là Ðấng sáng lập”, như được tác giả của Bức Thư gửi Giáo đoàn Do Thái ở Bài Đọc 2 hôm nay đề cập tới.

 

Sau hết, về cảm nghiệm thần linh, được thể hiện hay tỏ hiện qua đức tin tuân phục, tác động con người cần phải có để đáp lại mạc khải thần linh của Thiên Chúa, nhờ đó họ đạt tới thực tại thần linh là được hiệp thông thần linh với Ngài, được sống sự sống thần linh của Ngài và như Ngài, thì cả Bài Đọc 1, Bài Đọc 2 và Bài Phúc Âm đều cho thấy rõ là những gì bất khả thiếu.

 

Tác động đức tin tuân phục của  thành phần “cha ông” dân Do Thái ở trong Bài Đọc 1 đươc trích từ sách Khôn Ngoan hôm nay:

 

Chính đêm ấy, cha ông chúng ta đã biết trước, để biết chắc mình đã tin tưởng vào lời thề nào mà được can đảm. Dân Chúa đã mong đợi sự giải thoát những người công chính … Vì những con cái thánh thiện của các tổ phụ tốt lành đã lén lút tế lễ, và đồng tâm thiết lập luật thánh thiện, ấn định rằng những người công chính sẽ đồng hưởng vinh nhục, may rủi đều nhau; như vậy là họ đã xướng lên trước bài ca tụng của các tổ phụ”.

 

Tác động đức tin tuân phục của  thành phần tổ phụ của dân Do Thái ở trong Bài Đọc 2, được trích từ Bức Thư gửi Giáo đoàn Do Thái hôm nay:

 

Nhờ đức tin, Abraham đáp lại tiếng Chúa gọi, để ra đi đến xứ ông sẽ được lãnh làm gia nghiệp, và ông ra đi mà không biết mình đi đâu. Nhờ đức tin, ông đến cư ngụ trong đất Chúa hứa, như trong đất khách quê người, sống trong lều trại, cũng như Isaac và Giacóp, những kẻ đồng thừa tự cùng một lời hứa. Vì chưng, ông mong đợi thành trì có nền móng mà Thiên Chúa là kiến trúc sư và là Ðấng sáng lập. Nhờ đức tin mà ngay cả bà Sara son sẻ được sức mang thai, mặc dầu bà đã già, bởi vì bà tin rằng Ðấng đã hứa sẽ trung tín giữ lời. Vì thế, do tự một người, mặc dầu người đó như chết rồi, mà có một dòng dõi đông đúc vô số như sao trên trời và như cát bãi biển”.

 

Tác động đức tin tuân phục của  thành phần tôi tớ môn đệ Chúa Kitô cần phải có ở trong B ài Ph úc Âm hôm nay:

 

"Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở ngay cho chủ. Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức: Thầy bảo thật các con, chủ sẽ thắt lưng, đặt chúng vào bàn ăn, và đi lại hầu hạ chúng. Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy. Các con hãy hiểu biết điều này là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, ắt sẽ tỉnh thức, không để nó đào ngạch nhà mình. Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến".

 

Ba tác động được Chúa Giêsu khuyên dạy các môn đệ của Người trong Bài Phúc Âm hôm nay là: “hãy thắt lưng (1), hãy cầm đèn cháy sáng trong tay (2,) và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về (3)” đây phải chăng ám chỉ 3 thần đức tin, cậy và mến:

 

Tin ở chỗ “thắt lưng” làm chủ mình, chứ không sống tự nhiên theo đường rộng.

 

Cậy ở chỗ “cầm đèn sáng trong tay”, một cây đèn đức tin chỉ sáng đức mến chỉ khi nào đầy dầu đức cậy, nhất là trong các cơn gian nan khốn khó thứ thách bất khả thiếu.

 

Mến ở chỗ “đợi chủ đi ăn cưới về”, nghĩa là luôn hướng về chủ, luôn khao khát chủ và lien lỉ trung thành với người chủ duy nhất của mình mà thôi, dù xa cách mấy chăng nữa.

 

Ba thần đức này được ban cho Kitô hữu khi họ lãnh nhận phép rửa tái sinh, nhờ đó, họ có thế tác hành như thành phần con cái của Thiên Chúa, thành phần được thông phần vào bản tính thần linh của Thiên Chúa và sống sự sống thần linh của Thiên Chúa, với Thiên Chúa và như Thiên Chúa.

 

Nếu “giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến" thì thật sự là Con Người luôn đến, tức Con Người luôn hiện diện một khi thành phần môn đệ Chúa Kitô sống sự sống thần linh họ được hiệp thong bằng 3 thần đức như Người khuyên nhủ họ, ở chỗ: thắt lưng, cầm đèn cháy sáng trong tay, và đợi chủ đi ăn cưới về”.

 

Thái độ sống sự sống thần linh bằng 3 thần đức tin cậy mến của Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô là thái độ của thành phần những “người hiền đức”, của “những kẻ kính sợ Ngài”, của những ai “mong đợi Chúa” và “tin tưởng ở nơi Ngài”, như đã được Thánh Vịnh gia diễn tả và tiên báo trong Thánh Vịnh 32 trong Bài Đáp Ca hôm nay:

 

1) Người hiền đức, hãy hân hoan trong Chúa; ca ngợi là việc của những kẻ lòng ngay. Phúc thay quốc gia mà Chúa là chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình.

 

2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.

 

3) Linh hồn chúng con mong đợi Chúa, chính Ngài là Ðấng phù trợ và che chở chúng con. Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 

TN.CNXIX-C.mp3  

 

CẢM NGHỆM SỐNG LC - SỬA LỖI CHO ANH EM

  •  
    Chi Tran
     
    Aug 13 at 10:27 PM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Yêu thương trong cầu nguyện và sửa lỗi nhau.

    14/08 – Thứ tư tuần 19 thường niên – Thánh Mácximilianô Maria Kônbê, lm tử đạo. Lễ nhớ.

    "Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em".

     

    Thánh nhân sinh ngày 8 tháng 1 năm 1894 tại Ba Lan. Người gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn và năm 1918 thụ phong linh mục tại Rôma. Đầy lòng yêu mến nồng nàn đối với Đức Trinh Nữ Maria Thánh Mẫu Thiên Chúa, người lập một hội đạo đức lấy tên là “Đạo binh Đức Maria Vô Nhiễm”. Hội này đã được truyền bá rộng rãi cả ở quê hương của người lẫn ở nhiều miền khác. Người đã đến Nhật Bản để truyền giáo, hăng say loan báo đức tin Kitô giáo dưới sự chăm sóc và bảo trợ của Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Khi đã trở về Ba Lan, người phải chịu biết bao cơ cực, nhọc nhằn một thời gian dài trong trại tập trung Ốt-suýt vì chính sách kỳ thị chủng tộc. Người đã hiến dâng mạng sống mình làm lễ toàn thiêu vì lòng bác ái ngày 14 tháng 8 năm 1941.

     

    Lời Chúa: Mt 18, 15-20

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu anh em con lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng con và nó thôi. Nếu nó nghe con, thì con đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe lời con, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, con hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế.

    "Thầy bảo thật các con, những gì các con cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và những gì các con tháo gỡ dưới đất thì trên trời cũng tháo gỡ.

    "Thầy cũng bảo thật các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy".

     

     

    Suy niệm : SỬA LỖI CHO ANH EM THEO TINH THẦN CỦA CHÚA ( Mt 18, 15-20)

    Xem lại CN 23 TN A.

    Nhận ra lỗi của mình và sửa lỗi cho anh chị em thật là khó. Khó là vì không ai muốn nhận lỗi về mình, và nếu có nhận ra lỗi của mình thì cũng khó chấp nhận sửa sai vì cái “tôi” quá lớn.

    Nguyên nhân chính là sự bảo thủ nên dễ nhận thấy lỗi của người khác hơn là lỗi của mình, còn người khác thì dễ nhận ra lỗi của mình hơn là lỗi của họ.

    Như vậy, nói về vấn đề sửa lỗi là chuyện rất khó! Tuy nhiên, bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu lại bảo các môn đệ hãy đi sửa lỗi cho anh em!

    Tâm tình mà Đức Giêsu muốn các môn đệ phải có trong khi sửa lỗi cho người khác là: yêu thương chân tình, tôn trọng, tế nhị, kiên trì và cầu nguyện. Làm được như thế thì mới thành công.

    * Sửa lỗi nhau trong yêu thương chân tình: khi muốn sửa lỗi cho người khác, chúng ta phải luôn tâm niệm rằng: lỗi của người anh em đôi khi cũng là lỗi của chính mình. Và có lúc lỗi của mình còn nặng hơn của họ. Có thế, chúng ta mới dễ thông cảm, nhẹ nhàng và bao dung.

    * Sửa lỗi trong tâm sự nhẹ nhàng, kín đáo: hãy đến với anh em bằng những lời nói nhẹ nhàng, đầy tình nghĩa trong sự yêu thương: "Một mình anh với nó mà thôi".

    * Sửa lỗi trong tôn trọng: khi sửa lỗi cho nhau mà thiếu đi sự tôn trọng thì chỉ còn những lời chỉ trích, nguyền rủa. Có được sự tôn trọng, chúng ta sẽ nhẹ nhàng, khiêm tốn khi sửa lỗi.

    * Sửa lỗi trong sự tế nhị: thường những người phạm tội luôn mang hai trạng thái, một là tự ái, hai là mặc cảm, xấu hổ. Vì thế, nếu không tế nhị thì sẽ dễ dẫn đến thất bại và đào thêm hố ngăn cách cho anh chị em, làm cho sự việc trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, cần phải tế nhị và kín đáo.

    * Sửa lỗi trong kiên trì: thi hành việc sửa lỗi là cả một quá trình. Chuyện liên quan đến toàn thể con người, nó đụng đến tận gốc rễ của cái “tôi”, vì thế, không phải là chuyện làm một lần là xong. Hãy nhớ lại sự kiên trì của thánh nữ Mônica với thánh Âutinh con của ngài!

    * Sửa lỗi  trong cầu nguyện: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Mọi chuyện sẽ trở thành “công dã tràng” nếu không biết cậy dựa vào ơn Chúa. Đời sống cầu nguyện, kết hợp với hy sinh là điều quan trọng để quyết định thành công hay thất bại. Chúng ta nên nhớ rằng: sửa lỗi là việc của chúng ta, nhưng kết quả là việc của Chúa. Tự thân, chúng ta không có khả năng để thay đổi người khác.

     

    Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết ý thức mình cũng là con người bất toàn nên cần đến ơn Chúa trợ giúp. Đồng thời, xin cũng cho chúng con ý thức rằng: Chúa luôn muốn chúng con cộng tác với Chúa trong việc thánh hóa anh chị em bằng việc sửa lỗi cho nhau trong tình thương. Amen.

    Ngọc Biển SSP

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC-REFLECTION 19TH SUNDAY-C

  •  
    Mo Nguyen
     
    Aug 10 at 5:19 AM
     
     

    NINETEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME / C 

                                             11 AUGUST 2019

    ready.jpg

     

         READINESS TO RECEIVE GOD’S GIFT  

     

                      REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Lk 12: 32-40)

                             READINESS TO RECEIVE GOD’S GIFT

    The rather mixed series of instructions in today’s Gospel come together around two related themes: God’s desire simply to load us with blessings and our need to be on the watch so as not to put obstacles in the way.

    In view of the Lord’s generosity, the best thing we can do with present wealth is to use it to give alms to the poor. This converts it into ‘credit’ in a heavenly bank, literally, ‘treasure in heaven’. Such is the only credit that survives the barrier of death.

    We may not share the anticipation of the Lord’s imminent return that the early generations of believers had. But the gospels leave us with a keen sense of life as something for which we are accountable. Like the slaves awaiting their master’s return, we are responsible and accountable – responsible for the welfare of others, especially the poor and disadvantaged, who, Jesus makes clear, are particularly precious to God.

    This sense of accountability is not at odds with God’s being ‘determined’ to give us the Kingdom. It is precisely because such riches are at stake that the responsibility is grave.

    To make the point Jesus uses examples familiar to his audience from the practice of slavery at the time, including references to punishments that defaulting slaves were wont to incur.

    In so doing he neither endorses slavery nor implies that God acts just like the returning slave-owner. God’s generosity is not in doubt. What needs to be attended to is our capacity and readiness to receive what God has in store.

    Brendan Byrne, SJ

    Will I Be Ready When He Comes:

    https://www.youtube.com/watch?v=6RIkK2XOVKA

     

     

    Be Ready When He Comes (Skip James):

    https://www.youtube.com/watch?v=ZFI21TIkqd0

     

     

                               No Eye Has Seen

    hat.jpg

    Paul Baloche - No Eye Has Seen

    Paul Baloche - No Eye Has Seen:

    https://www.youtube.com/watch?v=m7HN-6Z43Ik