2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - THỨ NĂM CN PHỤC SINH

  •  
    Chi Tra
    Apr 25 at 4:16 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Ðau khổ là một hồng ân.

    25/04 – Thứ năm tuần BÁT NHẬT PHỤC SINH.

    "Đấng Kitô phải chịu thương khó như vậy, rồi mới được tôn vinh".

     

    Lời Chúa: Lc 24, 35-48

    Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào. Mọi người còn đứng bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: "Bình an cho các con! Này Thầy đây, đừng sợ". Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma.

    Chúa lại phán: "Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây". Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: "Ở đây các con có gì ăn không?" Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Đoạn Người phán: "Đúng như lời Thầy đã nói với các con khi Thầy còn ở với các con, là: cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh". Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.

    Người lại nói: "Có lời chép rằng: Đấng Kitô sẽ phải chịu thương khó và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy".

     


    CẢM NGHIỆM SỐNG : Mở trí cho hiểu Kinh Thánh

    Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em” Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây!” (Lc. 24, 36-39)

    Trong đoạn Kinh thánh này, thánh Lu-ca đã thâu tóm lại vào buổi chiều phục sinh tất cả các việc xảy ra suốt bốn mươi ngày từ ngày phục sinh đến ngày Đức Giêsu lên trời. Thực vậy, mười một tông đồ chỉ có thể dần dần “lãnh hội được đầy đủ sứ điệp phục sinh” (theo chú giải bản dịch TOB).

    Đối với những kẻ thấy Người họ tưởng là ma, Đức Giêsu đã cho họ xem những lỗ đinh đóng ở chân tay Người. Đối với kẻ quá vui mừng khi thấy Thầy thật rồi, Đức Giêsu cho họ cùng ăn uống với Người. Đối với kẻ coi cuộc thương khó là gương mù, gương xấu, Người giải thích Thánh kinh để họ nhận ra chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đối với kẻ còn do dự, Người đòi họ trở nên nhân chứng rao giảng Tin mừng từ thành Giê-ru-sa-lem cho đến cùng cõi trái đất.

    Tin Đức Giêsu không phải là đặc ân riêng cho mình, mà chính là ơn gọi làm chứng về Tin mừng đến mọi nơi. Mỗi cuốn Tin mừng đều biểu lộ cho người ta thấy nhiệm vụ chính thức của các tông đồ và của Giáo hội là rao giảng Tin mừng “và có thể chỉ một đoạn nhỏ Tin mừng cũng đủ trình bày tổng quát về ý nghĩa mầu nhiệm phục sinh” (A. George). Đức Giêsu lên trời để Chúa Thánh Thần hiện xuống soi sáng cho những chứng nhân của Người thiết lập.

    Đức tin của chúng ta phải thành ơn gọi thúc đẩy chúng ta vượt ra khỏi những vấn đề cá nhân để tiến sâu vào sứ mệnh phổ biến ơn cứu độ. Chúa Thánh Thần luôn linh ứng hướng dẫn Giáo hội, nhưng chính chúng ta chậm trễ theo ơn Ngài, chính những cánh buồm tâm hồn chúng ta không mở căng ra. Các mầu nhiệm nói về các vết thương Đức Kitô như những môi miệng kêu gọi tình yêu của kẻ đã nhận biết. Chúng ta sẽ lấy gì, làm gì để tỏ lòng mến Thiên Chúa? Chịu lấy những vết thương hằn sâu trong hy sinh để thành chứng nhân của Đức Kitô, hay chỉ coi đó là những nhãn mác lòe loẹt ngoài mặt thôi?

    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Trong khi chờ đợi Chúa lại đến, TÔI CẦN sống âm thầm dấn thân mạo hiểm nhiều, chứ không chỉ giải những đáp số, . Khi Đức Giêsu hiện đến, Người chỉ hỏi một điều giản dị: “Các con có gì ăn không?”. Đối với BẠN VÀ TÔI phải sống cuộc đời tạm bợ, phải làm việc mò mẫm luôn, phải kiếm ăn vất vả nặng nhọc … không phải là những chứng nhân diễn kịch cho khán giả coi, nhưng là gợi lên ý nghĩa hy sinh tử đạo MỖI NGÀY …

    L.P

    ---------------------------------

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THƯ TƯ CN PHỤC SINH

  •  
    Chi Tran
    Apr 24 at 3:46 PM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa 

    24.04.19

    THỨ TƯ TUẦN BÁT NHẬT PS

    Lc 24,13-35

    CHÚA PHỤC SINH ĐỒNG HÀNH

    Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su đến gần và cùng đi với họ.(Lc 24,15)

    Cảm nghiệm sống: Sự kiện đau buồn của ngày thứ sáu đã làm tan nát cõi lòng các môn đệ. Đó cũng là tâm trạng của hai môn đệ trên đường Em-mau hôm nay.

    Em-mau nằm ở phía tây Giê-ru-sa-lem. Hai ông đang đi về phía tây, hướng mặt trời lặn, phía đêm đen của tuyệt vọng. Đấng Phục Sinh đã đến với hai ông, để đưa các ông quay trở lại phía bình minh ló rạng, hướng ánh sáng hy vọng của Phục Sinh.

    Ngài khởi đầu câu chuyện bằng vấn đề hiện sinh muôn thuở của con người: nỗi buồn, ước mơ. Ngài đồng hành với họ trên suốt đường đi để giải thích Kinh Thánh.

    Sự hiện diện của Đấng Phục Sinh cùng với Lời Kinh Thánh dưới ánh sáng Phục Sinh đã sưởi ấm cõi lòng hai ông, giúp hai ông quay trở lại hướng mặt trời mọc, hướng ánh sáng Phục Sinh, và chia sẻ cảm nghiệm gặp gỡ Đấng Phục Sinh cho anh em.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Tựa như hai môn đệ trên đường Em-mau, cũng có lúc bạn sa lầy trong một biến cố đau buồn, không còn biết nếm cảm niềm vui và hy vọng, cũng chẳng tha thiết gì đến cộng đoàn.

    Những lúc ấy, bạn hãy nhớ rằng người Ki-tô hữu lúc nào cũng đi về hướng bình minh của sự phục sinh hy vọng, với sự nâng đỡ của cộng đoàn Thánh Thể.

    * Những lúc thất vọng, buồn chán, tôi làm gì để giúp mình vượt qua?

    Sống Lời Chúa: Tôi sẽ ghi nhớ hướng đi và mục đích đời mình, để điều chỉnh sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, cuộc đời chúng con không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Trong những lúc ấy, xin cho chúng con nhớ rằng Chúa Phục Sinh đang đồng hành và nâng đỡ mình, để chúng con luôn sống trong hy vọng.

    gpmytho 

    -------------------------

    *CA NGỢI: "Xin ban thêm niềm tin để con thấy chúa luôn đồng hành.

    xin ban thêm sức mạnh để con thắng vượt ngàn gian nan...."

    ------------------------------

     

     

     

     

     

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI TUẦN THÁNH

  •  
    Chi Tran
    Apr 14 at 10:39 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Yêu là cho đi.

    15/04 – Thứ Hai tuần thánh.

    "Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta".

     

    Lời Chúa: Ga 12, 1-11

    Sáu ngày trước Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đến làng Bêtania, nơi Ladarô đã chết được Người cho sống lại. Tại đây người ta dọn bữa cho Người ăn. Martha hầu bàn. Còn Ladarô cũng là một trong những kẻ đồng bàn với Người. Bấy giờ Maria lấy một cân dầu thơm, dầu cam tùng hảo hạng, và xức chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mình mà lau. Hương thơm toả đầy nhà.

    Một môn đệ là Giuđa Iscariô, kẻ sẽ phản nộp Người, liền nói: "Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng mà cho người nghèo khó?" Hắn nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo khó đâu, mà vì hắn là tên trộm cắp, lại được giữ túi tiền, nên bớt xén các khoản tiền người ta bỏ vào đó. Vậy Chúa Giêsu nói: "Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta. Vì các ngươi sẽ có người nghèo luôn bên cạnh các ngươi, còn Ta, các ngươi sẽ không gặp Ta mãi đâu".

    Có đám đông người Do-thái biết Người đang ở đó, nên tuôn đến, không những vì Chúa Giêsu, mà còn để thấy Ladarô, kẻ đã chết được Người cho sống lại.

    Thế là các Thượng tế quyết định giết luôn cả Ladarô, vì tại ông mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin theo Chúa Giêsu.

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG: Yêu là cho đi.

    Một đôi vợ chồng nghèo nhưng yêu thương nhau tha thiết. Mỗi người sở hữu một vật quý giá: Della có mái tóc đen huyền dài và đẹp, nàng rất quý nó và hãnh diện về nó. Còn Jim chỉ có chiệc đồng hồ vàng, đó là kỷ vật duy nhất của cha anh trối lại.

    Một ngày lễ Giáng sinh, Della quyết định cắt ngắn bộ tóc và đem bán để mua cho Jim sợi dây đồng hồ thật đẹp. Hôm ấy về đến nhà, Jim ngỡ ngàng nhìn Della khi thấy nàng tóc ngắn, vì không biết phải làm gì với món quà là bộ lược bằng xà cừ rất đẹp mà anh đã bán chiếc đồng hồ để mua tặng nàng. Della và Jim đã cho nhau tất cả những gì mình có, họ đã hy sinh tất cả cho nhau.

    Vào đầu tuần thánh, Giáo Hội cũng nhắc đến hai người bạn của Chúa Giêsu, cũng như Della và Jim, họ đã cho Chúa Giêsu tất cả những gì mình có. “Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đến làng Bêtania… Ở đố người ta thiết tiệc Ngài. Có Marta phục dịch, Lazarô là một trong những người đồng bàn với Ngài. Maria lấy bình bạch ngọc đựng đầy dầu thơm xức lên chân Chúa Giêsu và lấy tóc mình mà lau chân Ngài”.

    Một lần nữa, Tin Mừng cho chúng ta gặp lại Marta và Maria. Tuy lần ghé trước Marta đã nghe Chúa Giêsu nói chỉ có một việc cần đó là lắng nghe lời Chúa. Nhưng lần này, Marta cũng chẳng đừng được, đã biết cuộc hội ngộ với Chúa Giêsu thành một yến tiệc, bởi lẽ theo chị, nấu những món ăn thiết đãi Chúa và các môn đệ là để tỏ lòng hiếu khách, nhất là tỏ lòng biết ơn Chúa đã cải tử hoàn sinh cho Lazarô. Phần Maria còn đi xa hơn: chị lấy dầu thơm hảo hạng xức chân Chúa và lấy tóc mình mà lau. Qua cử chỉ ấy chúng ta thấy rõ chiều sâu mối tình của chị đối với Chúa Giêsu. Một tình không tính toán khiến chị sử dụng dầu thơm quý giá mà theo ước tính của Giuđa có thể lên tới 300 đồng bạc tức 300 ngày công. Mối tình khiêm nhu, vì theo tục lệ thời đó, chủ nhà hay bất cứ phần tử nào trong gia đình thường xức thuốc thơm trên đầu người khách để tỏ lòng quí mến, nhưng Maria khiêm tốn nghĩ mình chỉ đáng xức dầu thơm vào chân Thày thôi. Mối tình tự hạ, thể hiện qua việc lấy tóc mình để lau chân Chúa. Chúa Giêsu chấp nhận cử chỉ nói lên lòng kính trọng, yêu thương của Maria, cũng như vui lòng ngồi vào bàn tiệc do Marta khoản đãi.

    Với mẫu gương yêu mến của Marta và Maria đối với Chúa Giêsu, Giáo Hội mời gọi chúng ta mở rộng tâm hồn để ôn lại, để chấp nhận và để đáp lại mối tình bao la của Thiên Chúa đã thí ban người Con Một vì phần rỗi nhân loại, cũng như để đáp lại mối tình của Chúa Giêsu đã sẵn lòng đón nhận cái chết ô nhục vì tình yêu đối với Chúa Cha và đối với mỗi người chúng ta.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

    gplongxuyen
     ----------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA- CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI

 

  •  
    Mo Nguyen
    Apr 20 at 5:33 PM
     
     
    Eater Sunday.jpg

     

                                                       HE IS RISEN

     

     

     RISING WITH JESUS TO THE NEW LIFE OF EASTER ( John 20: 1-9)

     

    When my father died quite suddenly when I was in Belgium studying, my mother wrote that she was devastated. and that her life would never be, and could never be, the same again. All of us, facing the death of someone we love face a horrible and indescribable loss, along with feelings of absence and emptiness. One sometimes hears grieving people say: “I’m simply gutted.”

     

    For some persons, their feelings of loss are so great that they actually deny what has happened. They think they hear the footsteps of their loved one on the path outside or coming down the stairs, or turning the key in the front door.

     

    When Mary Magdalene goes to visit the tomb of Jesus, it’s very early on Sunday, the first day of the week. It’s still dark but there’s enough light to see that the stone has already been moved from the entrance to the tomb. But she is not in any kind of denial. She expects to come face to face with death. Not for a moment does she kid herself that Jesus is no longer dead. Instead, surely persons unknown have stolen and hidden his body, and will not let him rest in peace.

     

    She talks about her experience to Simon Peter and the anonymous Beloved Disciple. Together they race to the tomb. When Peter enters the tomb, he sees at first only the burial clothes. But when the disciple Jesus particularly loved enters the tomb he sees more. He sees what faith sees. Jesus is not dead but alive. Maybe he has figured out that if people had stolen the body they would not have taken the trouble to roll up the burial clothes. More likely, it’s simply his belief in the greatness, goodness and uniqueness of Jesus that leaves him convinced that God would not and could not leave him for dead. In any case we are told simply that “he saw and he believed”.

     

    What we are celebrating today in the resurrection, then, is first of all the power of God’s liberating love for his dear Son. His resurrection is God the Father’s answer to all those wicked men who murdered Jesus on the cross, and expected him to stay dead and buried forever.

    In raising Jesus from the dead, God raised and revived every story Jesus told, every truth Jesus taught, every value Jesus stood for, every choice Jesus made, and every purpose he pursued. Everything about him and his history was given new life, new meaning, and new relevance.

     

    So the resurrection of Jesus is not an hysterical invention by people who refused to accept the death of their Leader. After all, his first followers were simply not expecting it. So much so that when they caught sight of him alive again they were gobsmacked. They could hardly believe their eyes and ears. But they had to accept the plain fact that there was Jesus, raised in his body, alive and well before their very eyes, and that all this had happened through the unbounded power of God’s love for his Son.

     

    What we are also celebrating today is our resurrection from the dead, our resurrection from deadly deeds, or at least our resurrection from anything less than the best, the most honest, the most authentic, the most generous, and the most loving ways of living our lives. We are recognising, in fact, that not only is Jesus Christ alive now in himself, but he is also alive in us - alive in us through the presence, power and action of the Holy Spirit, his second self.

     

    After all, It was through the Spirit within him that Jesus “went about doing good and curing all who were in the power [of evil]” (Acts 10:38). It is through that same Spirit, coming from our Risen Lord, that you and I can hope and expect to think like him, act like him, live like him, die like him, and rise like him.

     

    So, here and now on this Easter Day, let us encourage one another to respond to the power of the Holy Spirit among us by renewing our baptismal promises and renewing them sincerely and enthusiastically. Let us reject darkness, evil and sin in every shape and form. Let us promise to follow Jesus in a life of light, goodness and love, a life shaped by his own example. So, with trust in the mighty Spirit of Jesus within us and among us, let us here and now renew our Baptismal Promises, and renew them loudly and clearly!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    He is Risen Easter Song with Lyrics:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=MQerrJKkPak

     

     

             AND WE ARE RAISED WITH HIM

     

    Sống Lại.jpg
     
     
     
     

 

A REFLECTION - HOSANNA TO THE SON OF DAVID

  •  
    Mo Nguyen
    Apr 13 at 5:45 PM
     
    Hosanna.jpg

     

                 Hosanna to the Son of David

     

    A REFLECTION (Luke 19: 28-40)

    THE FORGIVENESS OF SINS. We see ourselves in the crowds who cried ‘Hosanna to the Son of David’ one day and ‘Crucify him’ just a few days later. Like Peter and the other disciples we can be fickle followers of Jesus. We should not, however, imitate Judas and despair at our infidelity. Rather, we should look to Jesus who allowed his blood to be poured out for many ‘for the forgiveness of sins’Let us praise him with grateful hearts.

    Give Thanks with a Grateful Heart with Lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=PPFvGhxXA9c

     

                                                        Crucify him

     

    Crucify him.jpg