2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TĨNH CAO

 

  •  
    Tinh Cao
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Theo phụng vụ của Giáo hội, có những thời điểm được Giáo hội cố ý chọn để vừa kết thúc đồng thời cũng vừa khởi đầu.
    Chẳng hạn, Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rừa là thời điểm vừa kết thúc Mùa Giáng Sinh vừa khởi đầu cho Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh;
    Hay Chúa Nhật Lễ Lá là thời điểm vừa kết thúc Mùa Chay vừa mở màn Tuần Thánh;
    Hoặc Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là thời điểm vừa kết thúc Mùa Phục Sinh vừa mở màn cho Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh.
    Tuy nhiên, Đại Lễ Chúa Thánh Thần không phải chỉ là thời điểm kết thúc Mùa Phục Sinh mà còn là tột đỉnh của Mùa Phục Sinh,
    một mùa phụng vụ liên quan đến sự sống thần linh, một sự sống thần linh bắt nguồn từ "Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống".
    Với ý thức và tâm tình như thế, xin mời Cộng đồng theo dõi những cái links bài viết (doc. trên cùng) và các bài nói (mp3 / youtube bên dưới) sau đây.
     
    bé tĩnh
     
     
    (Xin bấm vào hàng chữ trên đây để đọc PVLC và bài chia sẻ)
      
    (Xin bấm vào hàng chữ trên đây để đọc PVLC, bài chia sẻ và hạnh thánh theo ngày)
     

     

    --

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  TGM NGUYỄN NĂNG

    Thứ Ba tuần 10 Thường niên năm II - Muối và Ánh Sáng (Mt 5,12-16)

    Tin mừng: Mt 5, 13-16

    13 “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.”

    14 “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được.

    15 Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà.

    16 Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Người môn đệ Chúa Giêsu phải là muối, là ánh sáng cho trần gian. Đời sống thánh thiện theo Tin Mừng sẽ gìn giữ xã hội khỏi suy thoái và giúp xã hội thăng tiến.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, hàng ngày con nhìn thấy biết bao tội ác diễn ra quanh con. Đời sống luân lý ngày càng suy thoái. Những trào lưu xấu và những lý thuyết lầm lạc, đang lôi kéo và làm hư hỏng nhiều tâm hồn. Đứng trước thực trạng bi đát ấy, người ta đã báo động, la ó. Nhiều người thiện chí đã cố gắng ngăn chặn điều xấu và làm một cái gì đó tích cực để lôi kéo xã hội thăng tiến. Nhưng trái lại, rất nhiều người vẫn thờ ơ, thậm chí còn gieo rắc tội ác để đẩy xã hội xuống vực thẳm.

    Lạy Chúa, con là môn đệ của Chúa. Chúa muốn con hơn ai hết phải tích cực tiêu diệt sự xấu, sự dữ, sự lầm lạc và gieo rắc điều tốt, điều lành, điều đúng. Chúa trao cho con sứ mạng trở thành muối và ánh sáng cho đời. Thế mà nhiều lúc đời sống Kitô hữu nơi con đã xuống cấp. Muối thánh thiện nơi con đã trở nên nhạt nhẽo, ánh sáng nơi con đã lu mờ và đem úp dưới thùng. Thậm chí lắm lúc con đã lôi kéo anh chị em vào con đường tội ác, sai trái.

    Lạy Chúa, xin tha thứ cho con. Xin ướp mặn lại đời con bằng ân sủng và sự thánh thiện của Chúa. Xin Chúa giúp con đừng bao giờ hợp tác với điều xấu, trái lại, xin cho con can đảm tiêu diệt điều xấu bằng cách làm điều tốt, dù có bị thiệt thòi hay bị cười chê. Xin Chúa thúc đẩy con dám nói chân lý, dám sống theo phúc âm, dám lôi kéo người khác đi trên đường ngay nẻo chính. Amen.

    Ghi nhớ: “Các con là sự sáng thế gian”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER - MƠ NGUYỄN

 

  •  
    Mo Nguyen
     
     
     

     

     

                                                                         PENTECOST SUNDAY – YEAR C

                                                                                       05 JUNE 2022

                                                                           BREAKING OPEN THE WORD

                                                         COMMUNICATING OUR FAITH (John 14: 15-16, 23-26)

     

    Through the gift of the outpouring of the Spirit, the first disciples were empowered to preach the message of Jesus in language that could be understood by all. To this day Pentecost remains a model for the continuing life of the Church as we seek to speak meaningfully to the people of our own time.

    One of Paul’s greatest strengths as an apostle was his creativity and tireless search to communicate, in contemporary language, the meaning and consequences of the life, death and resurrection of Jesus. Like a cutter of precious stones, he was always bringing new facets to light, always searching for new ways to explain and communicate what he believed. He knew that Pentecost was experienced by a chosen few and yet all Christians had been baptised into the love of Father, Son and Spirit. The gift of the Spirit enables all of us to call on God as Abba, as Father, sharing in the inheritance and promises of Christ himself. With this gift comes leaving our enslaved past behind. Since the Spirit has made a home in us, we should live accordingly.

    Similarly, the Gospel calls us to actualise the gift of the Spirit we have received through our faithfulness to Jesus’ command to love one another. That first Pentecost the disciples spoke in ways that could be understood by all. The simplest and most powerful language we have is being faithful to Jesus’ command to love one another.

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

     

                             Consuming Fire - A Great Song for Pentecost:

                     https://www.youtube.com/watch?v=UPptwbMXrpo

     

                                                7 Ơn Chúa Thánh Thần:

                       https://www.youtube.com/watch?v=ODglH0aKkT4:

     
     
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH

  •  
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
    Lễ ĐỨC TRINH NỮ MARIA, MẸ GIÁO HỘI, thứ Hai tuần X TN  - St 3,9-15.20 - Ga 19: 25-34 - Lm. Minh Anh, Tgp. Huế
     

    NGÔI NHÀ NGỌT NGÀO

    “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình!”.

    Nhà tâm thần học Turnbull nói, “Trong những ngôi nhà vắng bóng người cha, thái độ của người mẹ đối với đứa con, và mức độ bảo vệ của cô đối với nó, dường như là chìa khoá cho sự phát triển của một cậu bé. Thời điểm quan trọng nhất là từ 30 tháng tuổi đến 5 tuổi, và giai đoạn đầu tuổi vị thành niên. Đó là ‘ngôi nhà ngọt ngào’ nhất của một đời người!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Đó là ‘ngôi nhà ngọt ngào’ nhất của một đời người!”. Thế nhưng, không chỉ ấu thời, mà ở đâu có mẹ, ở đó có sự ngọt ngào! Ngôi nhà có mẹ, là ‘ngôi nhà ngọt ngào’. Tin Mừng ngày lễ “Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh” hôm nay nói đến sự ngọt ngào ấy. Từ chân thập giá, Gioan đón Mẹ Chúa Giêsu về; Gioan viết, “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình!”.

    Năm 2018, khi Đức Phanxicô thiết lập lễ này, Hồng Y Robert Sarah, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự, nói, “Việc cử hành lễ này giúp chúng ta nhớ rằng, sự trưởng thành trong đời sống Kitô hữu phải gắn liền với mầu nhiệm Thập Giá, với sự tôn sùng Chúa Kitô trong Tiệc Thánh Thểvới Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, cũng là Mẹ của Chúa Cứu Thế, Đức Trinh Nữ Maria, người đã làm nên ‘Lễ Dâng’ của mình mà dâng lên Thiên Chúa!”.

    “Hãy thả neo vào Thánh Giá, thả neo vào Thánh Thể và thả neo vào cả Thánh Mẫu”, người vừa là “Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, cũng là Mẹ của Chúa Cứu Thế!”. Thật sâu sắc và đầy cảm hứng khi chúng ta đọc lại tư tưởng của Robert Sarah, vị Hồng Y tốt lành! Tin Mừng ngày lễ hôm nay vẽ lại hình ảnh thánh thiện của Đức Mẹ trước thập giá của Con. Khi đứng đó, Mẹ Maria đã nghe Chúa Giêsu nói những lời sau cùng, “Tôi khát!; người ta cho Ngài một ít giấm trên một miếng bọt biển, và sau đó, Ngài tuyên bố, “Mọi sự đã hoàn tất!”. Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc, đã đứng đó như một nhân chứng khi thập giá Con của Mẹ trở nên nguồn cội của sự cứu chuộc thế giới! Sau khi nếm chút giấm lần cuối, Chúa Giêsu đã hoàn thành việc thiết lập lễ Vượt Qua Mới, Hy Lễ Mới và Giao Ước Mới; Giao Ước Vĩnh Cửu, Bí Tích Thánh Thể!

    Ngoài ra, ngay trước khi Chúa Giêsu “tắt thở”, tuyệt vời thay, các cố ngày xưa không gọi là “tắt thở” nhưng gọi là “sinh thì”, “Chúa Giêsu sinh thì”, nghĩa là trước thời khắc mà “Ngài được sinh lại trong Chúa Cha”, trong sự sống mới… Ngài đã tuyên bố với Mẹ của Ngài rằng, giờ đây Mẹ sẽ là “Mẹ của Đấng Cứu Chuộc”, tức là Mẹ của mỗi thành viên trong Hội Thánh. Món quà này, Mẹ Chúa Giêsu, được tặng trao cho Hội Thánh qua lời của Ngài , “Đây là con của Mẹ”; “Này là Mẹ của con!”. Không thể ngọt ngào hơn! Và “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình!”. Nhà người môn đệ ấy là hình ảnh ngôi nhà Hội Thánh, từ đó, trở nên một ‘ngôi nhà ngọt ngào!’.

    Sự ngọt ngào của ngôi nhà Hội Thánh đưa chúng ta về với sự ngọt ngào của Vườn Địa Đàng, mà ở đó, cũng có một bà mẹ như bài đọc Sáng Thế hôm nay gợi nhớ. Thế nhưng, đó là một sự ngọt ngào bị đánh mất khi nguyên tổ phạm tội. Mẹ Maria, người mà lời hứa ám chỉ ngay từ giây phút đó; giờ đây, như một Evà mới, trả lại sự ngọt ngào cho gia đình nhân loại, gia đình Hội Thánh, một gia đình được Chúa Con cứu chuộc. Gia đình đó nay là Giêrusalem mới, thành đô mới, rất ngọt ngào của Thiên Chúa; một thành được Ngài chúc phúc như Thánh Vịnh đáp ca tiên báo, “Hỡi thành đô của Thiên Chúa, mọi người truyền tụng những điều hiển hách về thành!”.

    Anh Chị em,

    “Hãy thả neo vào Thánh Giá, thả neo vào Thánh Thể và Thánh Mẫu!”. Mừng kính “Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh”, chúng ta hãy suy gẫm về mối quan hệ của mình với Thánh Giá, Thánh Thể và Thánh Mẫu! Nếu chúng ta sẵn sàng đứng bên Thánh Giá, ngắm nhìn nó với Mẹ mình, chứng kiến Chúa Giêsu đổ máu châu báu của Ngài, ít nữa mỗi ngày trong Tiệc Thánh Thể, để cứu rỗi thế giới, thì bạn cũng được đặc ân nghe Chúa Giêsu nói với mình, “Này là Mẹ của con!”. Được ở trong ‘ngôi nhà ngọt ngào’ với Mẹ Chúa Thiên Đàng, bạn hãy tìm kiếm sự chăm sóc và bảo vệ của Mẹ và để lời cầu của Mẹ lôi kéo bạn đến gần Con của ngài hơn!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Mẹ Maria, để linh hồn con luôn là ‘ngôi nhà ngọt ngào’, xin Thánh Mẫu ở lại với con! Cho con biết ôm lấy Thánh Giá đời con nhờ sức mạnh của Thánh Thể mỗi ngày!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH - THỨ BẢY

  •  
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
    LM MINH ANH
     
    Thứ Bảy tuần VII Phục Sinh - Cv 28, 16-20. 30-31 - Ga 21, 20-25
     

    KHAO KHÁT VÀ MONG MUỐN NHIỀU HƠN THẾ

    “Còn nhiều việc khác Chúa Giêsu đã làm, nếu chép lại từng việc một thì tôi thiết tưởng cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra!”.

    Charles Swindoll nói, “Hãy coi Thánh Kinh như một bản đồ chính xác tuyệt đối. Nó cho bạn biết cách đi đến một điểm đến nhất định. Nhưng chỉ nhìn vào bản đồ, sẽ không tự động giúp bạn khám phá Arizona, Anh hoặc Peru. Để đến được đó, khám phá nó, bạn phải nỗ lực, trả chi phí, dành thời gian cho việc di chuyển; ở lại… đồng thời, ‘khao khát và mong muốn nhiều hơn thế!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Ý tưởng ‘Khao khát và mong muốn nhiều hơn thế’ của Charles Swindoll cũng là những gì chúng ta rút ra từ câu nói cuối cùng của Tin Mừng thứ tư hôm nay. Nói đến những việc Chúa Giêsu đã làm, Gioan cho biết, “Cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra!”. Đây là một câu nói không thường xuyên được nghe, nhưng là một câu nói tiết lộ một số hiểu biết rất thiết thực!

    Phúc Âm không bao giờ cung cấp đủ kiến thức về Chúa Giêsu và các mầu nhiệm của Thiên Chúa; nhưng cũng chính lý do đó mà chúng ta cần phải ‘khao khát và mong muốn nhiều hơn thế!’. Tất cả những gì chúng ta biết về cuộc đời của Chúa Giêsu đều có trong các Phúc Âm; nhưng làm thế nào với chỉ bốn cuốn ngắn gọn, lại có thể mô tả toàn bộ con người của Ngài?

    Chắc chắn, đó là điều không thể! Để làm được điều này, như Gioan nói, “Cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra!”. Thực tế này nói lên nhiều điều! Trước hết, sự hiểu biết chúng ta rút ra từ lưu ý của Gioan là, chúng ta biết ‘chỉ một phần rất nhỏ’ về cuộc đời thực sự của Chúa Kitô. Những gì chúng ta biết thật tuyệt vời! Nhưng bên cạnh đó, ‘còn rất nhiều điều’ chúng ta chưa biết!

    Nhận thức này sẽ lấp đầy tâm trí chúng ta bằng những khắc khoải, quan tâm, ‘khao khát và mong muốn nhiều hơn thế!’. Ý thức sự ít ỏi đến mức nào trong việc hiểu biết này đòi buộc chúng ta, thúc bách chúng ta, phải tìm kiếm Chúa Giêsu nhiều hơn, và nhiều hơn nữa!

    Cái nhìn sâu sắc thứ hai có thể rút ra từ nhận định của Gioan là, mặc dù vô số sự kiện trong cuộc đời Chúa Giêsu không thể chứa đựng trong vô vàn cuốn sách; nhưng chúng ta vẫn có thể khám phá Ngài với những gì ẩn chứa trong Thánh Kinh. Có thể chúng ta không biết mọi chi tiết về cuộc đời của Chúa Giêsu; phải!

    Nhưng thật kỳ diệu, chúng ta có thể gặp gỡ Ngài, tiếp xúc Ngôi Lời Thiên Chúa trong Thánh Kinh, trong Thánh Thể! Chúng ta có thể tiếp cận Ngài, và Ngài sẽ ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cần! Điều chúng ta cần, là một kiến thức ‘ngày càng đào sâu hơn’ về Ngài trong cầu nguyện, trong việc sống Lời Chúa, và nhất là trong việc ngày càng nên giống Ngài.

    Đồng thời, với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta tiếp tục công việc của Ngài nơi trần gian với tư cách một chứng nhân. Phaolô, trong bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay, đã đóng một vai trò như thế. Suốt hai năm, “Phaolô tiếp nhận tất cả những ai đến gặp ngài, rao giảng nước Thiên Chúa và dạy dỗ nhiều điều về Chúa Giêsu Kitô cách dạn dĩ”.

    Anh Chị em,

    “Cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra!”. Và cho dù cả thế giới có thể chứa hết các sách viết về Chúa Giêsu thì việc bạn biết Chúa Giêsu sâu sắc đến thế nào? Một câu hỏi hết sức thú vị! Điều quan trọng là chúng ta có dành đủ thời gian để đọc Thánh Kinh và suy gẫm những gì Chúa đang ban cho chúng ta không; và quan trọng hơn, Lời Chúa có tạo nên một sự khác biệt nào nơi chúng ta không?

    Nghĩa là, chúng ta có được biến đổi bởi Lời Ngài không? Đó là những câu hỏi vô cùng quan trọng! Ước gì, chúng ta ngày càng biết khát khao Chúa Giêsu hơn, tìm cách học biết và yêu mến Ngài hơn; ý thức sự hiện diện thường xuyên hơn với Ngài, ‘khao khát và mong muốn nhiều hơn thế!’.

    Tắt một lời, hãy để cho linh hồn bạn được khát khao Chúa Giêsu; và bạn sẽ kinh ngạc khi biết rằng, Ngài cũng đang rất khao khát linh hồn bạn!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin cho con khát khao Chúa nhiều hơn mỗi ngày. Và việc biết Chúa đồng nghĩa với việc con phải biến đổi; hầu con chỉ muốn điều Chúa muốn, làm điều Chúa thích!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng