2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  TGP NGUYỄN NĂNG

    Thứ Hai tuần 12 Thường niên năm II - Đừng xét đoán (Mt 7,1-5)

    Tin mừng: Mt 7, 1-5

    1 “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, 2 vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.

    3 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?

    4 Sao anh lại nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn”, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh?

    5 Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.

     

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Một trong những đòi hỏi của lòng bác ái là đừng bao giờ xét đoán và lên án anh em mình. Hơn nữa, ta xét đoán anh em thế nào, thì Thiên Chúa cũng xét đoán ta như vậy.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, bản tính tự nhiên của con người là muốn hơn người khác, nên khi thấy ai hơn mình, thì tìm đủ mọi cách để hạ họ xuống: vạch trần những khuyết điểm hay thổi phồng những lỗi lầm của họ.

    Lạy Chúa, bản tính tự nhiên đó cũng tồn tại trong con. Con vẫn nhìn anh em sống chung quanh con bằng một cái nhìn dò xét đầy nghi ngờ. Con đã đóng khung anh em con trong một cái nhìn đầy thành kiến và ghen ghét. Vì quá chủ quan, nên con không thấy cái xà trong mắt con, mà chỉ nhìn thấy cái rác trong mắt anh em. Con đã đeo một cái bị gồm những tật xấu của con ở đàng sau lưng, nên không thấy được những lỗi lầm to lớn của mình, nhưng lại dễ trông thấy những khuyết điểm nhỏ bé của người anh em. Con luôn dễ dãi với chính mình mà lại khắt khe với người khác.

    Lạy Chúa, khi nhìn một sự việc, người ta có nhiều đoán xét khác nhau. Nếu tâm hồn con rộng lượng, con sẽ nhìn người khác với ánh mắt cảm thông. Nếu tâm hồn con xấu xa, con sẽ dễ kết án người khác cách bất công.

    Lạy Chúa, xin Chúa giúp con biết sáng suốt nhận ra những lỗi lầm của mình. Xin ban cho con một tình yêu bao dung để con không bao giờ vạch lá tìm sâu hoặc phê bình người khác một cách ác ý. Xin cho con biết tha thứ để được Chúa thứ tha. Và xin cho con một tâm hồn quảng đại để luôn nghĩ tốt về người khác. Amen.

    Ghi nhớ: “Hãy lấy cái đà khỏi mắt ngươi trước đã”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHA MINH ANH -HUẾ


  •  CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
    Lễ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ, Năm C - St 14, 18-20   -  1 Cr 11, 23-26  -  Lc 9, 11b-17
     

    VƯƠN TỚI TẤT CẢ NHÂN LOẠI, TẤT CẢ TẠO VẬT

    “Mỗi khi ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết!”.

    Mở đầu thông điệp về Thánh Thể, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhớ lại nhiều nơi mà ngài đã dâng Thánh Lễ; bắt đầu từ bàn thờ làng quê Niegowic, nhiệm sở đầu tiên của ngài, “Tôi đã cử hành Thánh Lễ trên triền núi, trên bờ hồ, trên bãi biển, trong các sân vận động, trên công trường các thành phố. Những khung cảnh khác nhau ấy cho tôi cảm nhận mãnh liệt tính phổ quát của Bí Tích này, “tính vũ trụ!”. Đúng thế, vũ trụ! Vì dù được cử hành trên một bàn thờ nhỏ của một nhà nguyện thôn quê, Thánh Thể vẫn được cử hành theo một nghĩa nào đó, trên bàn thờ của thế giới. Thánh Thể, mối dây nối kết trời đất, ‘vươn tới tất cả nhân loại, tất cả tạo vật!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta thử dừng lại chiều kích phổ quát của Bí Tích này, một Bí Tích mà qua đó, tình yêu thương tự làm cho cạn kiệt của Thiên Chúa thể hiện trong cái chết của Con Một Ngài. Qua hy tế tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô, Thiên Chúa tỏ tình yêu thương con người hơn bao giờ hết, một tình yêu ‘vươn tới tất cả nhân loại, tất cả tạo vật!’.

    Bài đọc Côrintô cống hiến một trình thuật sớm nhất của bữa Tiệc Ly; ở đó, Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể. Phaolô viết, “Mỗi khi ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết!”. Như vậy, mỗi lần nhà thờ Côrintô, Rôma; mỗi lần tại đây, nhà thờ của chúng ta, hay bất cứ nơi nào cử hành Thánh Thể, Kitô hữu công bố cái chết của Chúa Kitô, công bố tình yêu Ngài; rằng, Thiên Chúa yêu thương con người cho đến chết! Trong Phúc Âm Gioan, liên quan đến cái chết và sự phục sinh của Ngài, Chúa Giêsu nói, “Một khi được cất lên khỏi đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi”. Đó là tình yêu của Ngài đối với tất cả những gì đang được cử hành trong mỗi Thánh Lễ, tình yêu đó đang bao phủ chúng ta. Theo ý nghĩa đó, đúng như lời vị thánh Giáo Hoàng, “Thánh Thể vẫn được cử hành theo một nghĩa nào đó, trên bàn thờ của thế giới!”.

    Đó là lý do tại sao Thánh Thể sẽ luôn thúc giục chúng ta nhìn ra cộng đồng; cụ thể, những người đang tụ họp để cử hành Bí Tích. Tại Bí Tích Thánh Thể, chúng ta nghĩ đến và cầu nguyện cho toàn thể nhân loại, tất cả tạo vật; chúng ta nhớ đến Giáo Hội, nhớ đến người sống, kẻ chết; lời nguyện của chúng ta mang tính địa phương cũng như toàn cầu. Chúng ta không dâng Thánh Lễ với hai bàn tay trắng, nhưng mang những đau khổ của toàn thể nhân loại và hành tinh này đặt chung vào bánh rượu khi cử hành; trong đó, chúng ta nhớ đến một thế giới đau khổ và tan vỡ. Cũng từ đó, chúng ta nhìn ra thế giới với đôi mắt của Chúa, đôi mắt từ bi và xót thương. Tin Mừng hôm nay cho thấy điều đó khi các môn đệ xin Ngài giải tán hàng ngàn người đang vây quanh Ngài giữa đồng vắng; đang khi Ngài bảo, “Các con hãy cho họ ăn!”. Sau đó, chính Ngài đã làm phép lạ để họ no nê. Tình yêu đó đặc biệt thể hiện khi Ngài hiến mình trên thập giá!

    Anh Chị em,

    “Mỗi khi ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết!”. Chúa Giêsu đã chết một lần duy nhất trên đồi Calvê, nhưng Máu Châu Báu của Ngài vẫn tiếp tục đổ ra rửa sạch tội lỗi nhân loại trên các bàn thờ. Do đó, mỗi lần tham dự Thánh Lễ và rước lấy Mình Thánh Ngài, chúng ta tái hiện cái chết cứu độ ấy. Khắp nơi trên hoàn vũ, ở đâu có Thánh Lễ, ở đó Thiên Chúa đang thể hiện lòng thương xót của Ngài. Và như thế, Mình Máu Chúa Kitô là mối dây nối kết trời đất, toàn thể vũ trụ và con người; qua đó, chúng ta trải nghiệm thế nào là tình yêu tự hiến của Thiên Chúa nơi cái chết của Con mình; rước lấy Mình Ngài, là rước lấy sự sống Thiên Chúa. Ước gì sự sống của Chúa Kitô biến đổi chúng ta nên giống Ngài; biết nhìn thế giới bằng ánh mắt và con tim của Ngài, hầu dám hy sinh như Ngài. Bí Tích Tình Yêu mời gọi chúng ta mở rộng tầm nhìn, nhìn xa hơn chính mình, vượt ra ngoài gia đình, Giáo Xứ, Giáo Phận và ngay cả Giáo Hội. Và như thế, Thánh Lễ sẽ không chỉ diễn ra trong nhà thờ, nhưng kéo dài suốt cả ngày sống và cuộc sống của chúng ta; bởi lẽ, nó ‘vươn tới tất cả nhân loại, tất cả tạo vật!’.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin cho con biết sống Thánh Lễ mỗi ngày khi biết sống cho anh chị em con, không chỉ ở phạm vị nhỏ hẹp, nhưng còn ‘vươn tới tất cả nhân loại, tất cả tạo vật!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH - THỨ BẢY

  •  CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
     
    Thứ Bảy, Tuần XI TN, Năm Chẵn  -  2 Sb 24, 17-25  -  Mt 6, 24-34
     

    SỰ HỒN NHIÊN CỦA TRÁI TIM

    “Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta thử mượn cho mình đôi mắt của trẻ thơ, hầu có thể nhìn xem và thán phục cách Thiên Chúa ‘cho chim trời ăn’, và cách Ngài ‘phục sức’ cho từng đoá huệ ngoài đồng! Với những hình ảnh đơn sơ này, Chúa Giêsu muốn mỗi người chúng ta đào tạo cho mình ‘sự hồn nhiên của trái tim’; để từ đó, có thể nhận ra bàn tay quan phòng của Thiên Chúa trong mọi sự. Bởi lẽ, tất cả đều phát xuất từ tấm lòng từ ái của một hiền phụ nơi Ngài!

    Hãy để cho những thực tế về sự chăm sóc của Cha trên trời đối với những tạo vật phù du này ngấm sâu vào lòng chúng ta! Hãy để cho những bức tranh tuyệt vời này thúc giục đôi mắt tâm hồn chúng ta nhìn ra các tạo vật mà tin cậy vào sự quan phòng yêu thương vô bờ của Ngài! Từ những vật thể cỏn con cho đến những vận hành vĩ đại trong vũ trụ, bàn tay Ngài sắp đặt tất cả một cách trật tự. Điều cần thiết là chúng ta hãy suy gẫm cách thức Ngài chăm chút đến từng sinh vật nhỏ bé vốn chỉ đáng giá một vài đồng xu này! Từ đó, ngẫm xem làm sao Ngài lại không để mắt đến chúng ta, những con trai con gái như những công trình huy hoàng tột bậc của Ngài; những con người mà Ngài sẵn sàng để Con Một đến, đổ máu, chết thay cho họ trên thập giá!

    Chúa Kitô đã thực sự thâm nhập vào ‘nguyên nhân cốt lõi’ của những lắng lo và băn khoăn vốn thường nuốt chửng và vùi dập chúng ta; đó là một đức tin còn quá ít ỏi nơi chúng ta! Không chỉ ít đức tin; thậm chí, chúng ta còn quá hời hợt trước sự quan phòng của Cha trên trời. Hãy cám ơn Chúa vì sự kiên nhẫn của Ngài, hãy cho phép tấm lòng hiền phụ nơi Ngài thấm sâu linh hồn. Chính sự thấm sâu này, nhận thức này, sẽ đào tạo một ‘sự hồn nhiên của trái tim’, hầu chúng ta có được đôi mắt trẻ thơ, vốn luôn kinh ngạc và thán phục trước muôn việc kỳ diệu Ngài làm.

    Thật trùng hợp, sách Biên Niên Sử hôm nay một lần nữa cho thấy sự kiên nhẫn đầy yêu thương và quan phòng của Thiên Chúa. Tư tế Gioiađa mất, các thủ lãnh Giuđa làm xiêu lòng vua, “Họ bỏ phế đền thờ để bái lạy những cây cọc thiêng và các tượng thần”. Thiên Chúa lần lượt sai các ngôn sứ đến để đưa họ về với Ngài; Dacaria bảo họ, “Các ngươi đã bỏ Chúa thì Chúa sẽ bỏ các ngươi!”. Nhưng làm sao Thiên Chúa có thể bỏ dân Ngài! Ngài vẫn hoàn tất lời đã hứa với các tổ phụ, với Đavít. Thánh Vịnh đáp ca tiết lộ, “Ta sẽ yêu thương Người đến muôn thuở!”.

    Anh Chị em,

    “Hãy nhìn xem chim trời!”; “Hãy ngước nhìn cánh huệ!”. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta lắng nghe và đưa mắt ngắm nhìn những thực tại bé bỏng thường nhật này. Những cánh hoa lắc lư trước gió, những chú chim ca hót, múa nhảy đùa vui thật hồn nhiên và vô tư! Mặc cho mưa hay nắng, hạ hay thu; mặc cho bạn vui hay buồn. Cũng thế, nếu mỗi người chúng ta ý thức thực sự rằng, tôi đang được Thiên Chúa yêu thương, canh cánh bên lòng, thì bạn và tôi hẳn cũng sẽ có được ‘sự hồn nhiên của trái tim’ để nhận ra Ngài đang chăm sóc tôi đến từng chi tiết, độc đáo, trên từng chặng đường khác nhau của đời mình. Vì thế, hãy tin tưởng vào sự quan phòng của Ngài, mắt hướng về thập giá Chúa Kitô, níu lấy Ngài, bạn và tôi cứ điềm nhiên bước đi và vui sống!

    Anthony Fortosis nói, “Hãy chiêm ngắm Giêsu, vị Chúa làm người; những gì cao quý nhất, cao cả nhất đã trở thành hiện thân của khiêm tốn và giản dị! Hãy mục kích cách Ngài cư xử với các tội nhân, những người nghèo và các em bé; qua đó, ‘sự hồn nhiên của trái tim’ Ngài thể hiện!”.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin đừng để một ai, một điều gì làm mất sự hồn nhiên trong trái tim con; nhờ đó, con có thể nhìn thấy mọi sự với đôi mắt của trẻ thơ; ở đó, chỉ có ngạc nhiên và thán phục!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NỘI NGUYỄN

  •  
    Song Loi Chua
     
     

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT MÌNH MÁU CHÚA NĂM C (19/6/2022)

    ---ooOoo---

    TẤT CÀ ĐỀU NO NÊ

    “Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, nhìn lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và phân phát cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê”

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Trong Phúc âm không chỉ một lần Chúa Giêsu đã làm cho bánh hóa nhiều để đáp ứng nhu cầu của dân chúng là những người đã đi theo Người để được nghe Người giảng dậy về Nước Thiên Chúa. Nhưng nếu chúng ta chỉ đọc bài Phúc âm của Tin MỪng Lc chương 9 là tường thuật việc  Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều trong ngày Chúa Nhật kính Minh Máu Chúa Kitô thì chúng ta sẽ không khỏi thắc mắc. Chúng ta cần đọc cả hai bài đọc 1 và 2  (St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26) nhát là bài đọc 2 để hiều chính xác hơn ý của Phịng vụ

    Thật ra câu chuyện tường thuật bánh hóa nhiều hôm nay chỉ có đầy đủ ý nghĩa sau khi Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể, biến Mình và Máu Người thành hiến tế cứu chuộc và thành lương thực thiêng liêng cho các tín hữu.

    Cử hành Lễ Minh Máu Chúa Kitô các tín hữu được mời chiêm ngắm tình yêu và quyền phép của Chúa Giêsu. Cử hành Lễ Mình Màu Chúa Kitô các tín hữu còn được mời sống mầu nhiệm Thánh Thể trong đời sống đức tin của mình!

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 9,11b-17: Khi ấy, Chúa Giêsu nói với dân chúng về nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được cứu chữa. Vậy khi đã xế chiều, nhóm mười hai đến thưa Người rằng: "Xin Thầy giải tán dân chúng, để họ đi vào trong các làng mạc và trại quanh đây mà trú ngụ và kiếm thức ăn, vì chúng ta đang ở nơi hoang địa". Nhưng Người nói với các ông: "Các con hãy cho họ ăn đi". Các ông trả lời: "Chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, trừ phi chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám đông này". Số đàn ông độ năm ngàn. Người nói với các môn đệ rằng: "Hãy cho họ ngồi xuống từng nhóm độ năm mươi người". Các ông đã làm như thế, và bảo tất cả ngồi xuống. Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, nhìn lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và phân phát cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê, và người ta thu lượm được mười hai thúng miếng vụn còn dư  lại.

     

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 9,11b-17:    

    3.1 Từ phép lạ hóa bánh ra nhiều đến phép lạ biến Mình và Máu Chha ông họ đượcúa Kitô thành lương thực thiêng liêng:  Trong tường thuật hóa bánh ra nhiều có nhưng yếu tố đáng suy gẫm như sau: Một là nhu cầu chính đáng của dân chúng sau nhiều ngày nhịn đói nghe Chúa Giêsu rao giảng về Nước Thiên Chúa. Hai là không có giải  pháp tự nhiên nào khác để giải quyết tình trạng bụng rỗng cồn cào của tất cả mấy ngàn người. Lc 9,11b-17Như thế thì những người Do-thái và các Kitô hữu thời HộiThánh sơ khai sẽ dễ dàng hiểu về Thánh Thể hơn.

    3.2 Công thức kỳ diệu:  Các Phúc âm đều chép lại công thức kỳ diệu trong tường thuật hóa bánh ra nhiều và  trong nghi thức lập Bí Tích Thánh Thể với chủ ý giúp các tín hữu hiểu mối liên hệ mật thiết giữa hai sự kiện trên: Chúa Giêsu cầm lấy bánh, nhìn lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và phân phát cho các môn đệ.

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 9,11b-17: 

    4.1 Chúng ta hãy tăng cường lòng sùng kính đối với Chúa Giêsu Thánh Thể:  Chúa Giêsu đã thể hiện tình yêu thương tuyệt với với chúng ta trong ThànhThể. Người mong muốn chúng ta sùng kính Tình Yêu của Người, bằng việc siêng năng suy niệm về sự kỳ diệu của Thánh Thể và siêng năng rước Mình và Máu Chúa làm lương thực cho cuộc lữ hành trần thế của chúng ta.

    4.2 Chúng ta hãy tích cực sống Bí Tích Thánh Thể: là sống cống hiến hay cho đi như Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa đã quên mình và hiến mình cho những người Chúa thưong là chúng ta và những người khác, thì Chúa cũng muốn các Kitô sống bác ái vị tha phục vụ. Hình ảnh miếng bánh được bẻ ra, được phân chia và được ăn là hình ảnh của đời sống Kitô hữu của mọi người chúng ta

     

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 9,11b-17:  \

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con, Người đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể để thể hiện hơn nữa Tình Yêu của Người và để cho chúng ta được kết hiệp mật thiết với Người. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

     Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN GIÁO DÂN:

    1.- «Khi ấy, Chúa Giêsu nói với dân chúng về nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được cứu chữa»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho ngày càmg có nhiều người được nghe Chúa Giêsu nói về Nước Thiên Chúa và được Chúa Giêsu chữa lành.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Vậy khi đã xế chiều, nhóm mười hai đến thưa Người rằng: "Xin Thầy giải tán dân chúng, để họ đi vào trong các làng mạc và trại quanh đây mà trú ngụ và kiếm thức ăn, vì chúng ta đang ở nơi hoang địa". Nhưng Người nói với các ông: "Các con hãy cho họ ăn đi"»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy quan tâm đến nhu cầu của dân chúng và cầu bầu cùng Chúa giúp đỡ dân trong cơn khốn khó.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.-«Các ông trả lời: "Chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, trừ phi chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám đông này»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu có được lòng tin tưởng vào quyền năng và tình thương Chúa Giêsu Kitô. 

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin húa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Người nói với các môn đệ rằng: "Hãy cho họ ngồi xuống từng nhóm độ năm mươi người". Các ông đã làm như thế, và bảo tất cả ngồi xuống. Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, nhìn lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và phân phát cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê, và người ta thu lượm được mười hai thúng miếng vụn còn dự lại»  Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các Kitô hữu cảm nghiệm được sự can thiệp tuyệt vời của Chúa Giêsu Thánh Thể trong cộng đòan Hội Thánh và xã hội.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con. Người đã hiến mình trên thập già hầu cứu chuộc chúng con.  Người đã hiến mình trên bàn thờ hầu nuôi dưỡng chúng con trên dường lữ thứ trần gian. Chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, về tất cả những hồng ân vĩ đại ấy.

    Chúng con xin quyết tâm tăng cường lòng yêu mến Thánh Thể và sống bác ái yêu thương hiến dâng phục vụ theo gương Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha và Chúa chúng con  Amen.

    Sàigòn ngày 18 tháng 6 năm 2022 

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

     

     

    --

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH

  •  LM MINH ANH - HUẾ
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
    Thứ Sáu, Tuần XI TN, Năm Chẵn  -  2 V 11, 1-4. 9-18. 20  -  Mt 6, 19-23
     

    MỘT NIỀM VUI KHÔNG CẦN KHỞI ĐẦU, CŨNG CHẲNG CÓ KẾT THÚC

    “Vì kho tàngcon ở đâu, thì lòng con cũng ở đó!”.

    “Niềm vui”, tiếng Anh là “JOY”, có thể mang một ý nghĩa hết sức ý vị! “J”, JESUS, Giêsu; “O”, OTHERS, tha nhân; và “Y”, YOU, bạn! Để có niềm vui đích thực, ưu tiên số một, phải là Giêsu; thứ đến, tha nhân; và sau cùng, mới là bạn!

    Đó là ‘một trật tự bất di bất dịch’ trong hành trình tìm kiếm kho tàng tâm hồn, tìm kiếm niềm vui của người môn đệ, ‘một niềm vui không cần khởi đầu, cũng chẳng có kết thúc!’. Không có trật tự này, niềm vui chỉ là ích kỷ, lạm dụng và thế tục!

    Kính thưa Anh Chị em,

    Tin Mừng hôm nay không trực tiếp nói đến niềm vui, nhưng nói đến kho tàng; một cái gì đó bảo đảm cho con người sống trong hạnh phúc! Thế nhưng, điều quan trọng, kho tàng này là gì, vốn sẽ sản sinh niềm vui nào? Đó là kho tàng tạm bợ cống hiến niềm vui chóng qua; hay kho tàng vĩnh cửu tặng trao niềm vui đời đời, ‘một niềm vui không cần khởi đầu, cũng chẳng có kết thúc!’.  

    Trái tim con người được tạo ra cho những lời hứa về hạnh phúc và về một kho tàng an toàn vì niềm vui mà nó mang lại! Nhưng vấn đề căn bản là, cho loại kho tàng nào mà mỗi người chúng ta sẽ giao phó trái tim và bản thân mình?

    Thông thường, chính “Cái Tôi” bên trong sẽ quyết định phải tìm kiếm kho tàng nào! Theo bản năng, hành trình tìm kiếm hạnh phúc và niềm vui của chúng ta khởi đầu là “Cái Tôi”. Nếu “Tôi” trên hết và trước hết, nó sẽ khiến chúng ta suy nghĩ và hành động theo bản năng!

    Điều này sẽ đảo lộn trật tự của việc tìm kiếm! Chúa Giêsu cảnh báo về những kho tàng giả tạo đang giằng xé trái tim chúng ta; đó là những kho tàng trần gian. Dĩ nhiên, chúng lần lượt sẽ bị tước khỏi tay chúng ta. Lúc chúng ta cần sự giúp đỡ nhất, thời điểm chúng ta đi về cõi vĩnh hằng, những thứ này chẳng giúp gì; đúng hơn, chúng phản bội!

    Người Tây Ban Nha có một ngạn ngữ rất thực tế, “Không có túi nào trong tấm vải liệm!”. Vậy mong muốn sâu sắc nhất của tôi là gì, một kho tàng tạm thời hay vĩnh cửu?

    Chúa Kitô ban cho chúng ta một kho tàng duy nhất xứng với trái tim, một kho tàng sẽ không phản bội, nhưng đồng hành với chúng ta xuống nấm mồ và vượt qua ngưỡng cửa sự chết để đến sự sống vĩnh cửu. Kho tàng đó là gì?

    “Jesus and Others”, “Chúa Kitô và Tha Nhân”, nghĩa là tất cả hành động tốt lành cho tha nhân mà chúng ta làm vì lợi ích của Ngài! Chỉ khi sống cho Chúa Kitô và cho tha nhân, chúng ta mới có thể sở hữu kho tàng Giêsu, vốn đủ phong phú để thoả mãn trái tim và linh hồn.

    Chỉ kho tàng này mới có thể tồn tại cho đến muôn đời, và chúng ta sẽ đắm chìm trong Ngài, ‘một niềm vui không cần khởi đầu, cũng chẳng có kết thúc!”.

    Thật thú vị, bài đọc Các Vua hôm nay cũng nói đến một kho tàng mà Israel đã chọn cho mình, cho dân tộc mình; họ chọn Thiên Chúa! Sau khi tư tế Gioiađa đặt vương miện lên đầu vị tân vương, ấu chúa Gioas, “Ông ký kết giao ước giữa Thiên Chúa với vua và dân, để họ trở nên dân Chúa”. Và thật bất ngờ, Thánh Vịnh đáp ca cho biết một điều ngược lại, không phải họ chọn Chúa, chính Chúa chọn họ, “Chúa đã chọn Sion, đã thích lấy chốn này làm nơi Người ngự!”.

    Anh Chị em,

    “Kho tàng con ở đâu, thì lòng con cũng ở đó!”. Lời Chúa tự vấn lương tâm chúng ta, chúng ta đang chạy theo cái gì? Chúa Giêsu là kiểu mẫu! Cả cuộc sống và cái chết  của Ngài cho biết kho tàng đích thực của Ngài là gì,

    “Thiên Chúa và con người”. Hôm nay, hãy suy gẫm về những điều mà bạn có thể đã coi đó là “kho tàng” quá lớn trong đời mình! Điều gì mà bạn quá lưu luyến trong một thế giới đang ‘tan chậm’ này?

    Đó có phải là tiền của không? Hay là một cái gì khác? Hãy lặng thinh, chìm sâu vào trong, và để Chúa Thánh Thần chỉ cho bạn; sau đó, cho phép Ngài giải thoát bạn khỏi mọi ràng buộc đó. Đây là bước đầu tiên hướng bạn tới một cuộc sống giàu có nhất, hạnh phúc nhất; bởi lẽ, bạn sắp sở hữu một niềm vui lớn nhất có tên Giêsu, ‘một niềm vui không cần khởi đầu, cũng chẳng có kết thúc!’.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, ước gì niềm vui của con luôn theo ‘một trật tự bất di bất dịch’ vốn bắt đầu từ Giêsu; có như thế, con không sống theo bản năng, có chăng, cũng là ‘bản năng thánh thiện!’”, Amen.

     

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng