2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

 

  •  TGM NGUYỄN NĂNG

    Thứ Ba tuần 11 Thường niên năm II - Yêu thương kẻ thù (Mt 5,43-48)

    Tin mừng: Mt 5,43-48

    43 “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. 44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.

    45 Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.

    46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?

    47 Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?

    48 Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Là người môn đệ Chúa Giêsu, ta yêu thương cả kẻ thù, vì ta phải bắt chước lòng quảng đại của Cha trên trời và phải có lòng yêu thương hơn những người khác.

    Cầu nguyện: Lạy Cha, Cha là tình yêu. Con cảm tạ Cha đã yêu thương con. Nhiều lúc con đã phạm tội chống lại Cha, tự đặt mình làm kẻ thù của Cha. Nhưng dù vậy, Cha cũng vẫn một lòng yêu thương con, tha thứ cho con, vẫn hằng tiếp tục ban phát muôn vàn hồng ân xuống trên con. Cả những người chưa hề biết Cha, cả bao nhiêu người cố tình chối bỏ Cha, cả muôn vàn người tội lỗi bất chính, Cha vẫn yêu thương họ, vẫn cho mặt trời soi sáng và cho mưa xuống trên họ.

    Tình yêu của Cha luôn đi bước trước, luôn quên mình, luôn quảng đại. Chúa Giêsu cũng yêu thương với một tình yêu như vậy. Người tha thứ cho kẻ giết mình, Người cầu nguyện cho kẻ ngược đãi mình, Người yêu thương kẻ giết mình.

    Lạy Cha, Cha đã thông chia tình yêu ấy cho con. Xin dạy con biết quên mình để yêu thương cả kẻ thù, biết cầu nguyện cho kẻ làm hại con, biết quảng đại với kẻ ích kỷ với con, biết làm ơn cho kẻ chơi xấu con, biết vui vẻ với những kẻ mắng chửi hoặc dửng dưng với con, biết nói tốt cho kẻ nói xấu con.

    Xin cho con biết sống trong tình yêu, để con sống trong hạnh phúc. Những lúc con để bụng để dạ giữ lòng hận thù, con cũng chẳng sung sướng gì, mà chính là con tự đày đọa mình. Ích kỷ phát sinh ích kỷ, hận thù lôi kéo hận thù, gian ác sinh ra gian ác. Hận thù như loài vi khuẩn sinh sản thật nhiều, ăn sâu vào lòng mỗi người chúng con và phá hoại hạnh phúc chúng con.

    Lạy Cha, xin cho chúng con biết sống xứng đáng là con cái của Cha, xứng đáng với danh hiệu làm môn đệ Chúa Giêsu. Amen.

    Ghi nhớ: “Các ngươi hãy yêu thương thù địch”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI - LM MINH ANH

  •  CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
    LM MINH ANH - HUẾ
     
     
     
    Thứ Hai, Tuần XI TN, Năm Chẵn   -  1 V 21, 1-16  - Mt 5, 38-42
     

    BẢN NĂNG DÃ TÂM, BẢN NĂNG THÁNH THIỆN

    “Hãy nhượng vườn nho cho ta!”; “Đừng chống cự người ác!”.

    David Seamands nói, “‘Bản năng thánh thiện’ trong mỗi người được Thiên Chúa thiết định cho các mục đích tinh thần mang tính xây dựng! Ai không thể cảm thấy bất bình trước điều ác, người ấy thiếu nhiệt tình với điều thiện. Bạn không có khả năng ghét điều sai, tôi e rằng, ‘bản năng dã tâm’ đã lấn lướt bạn! Và tôi nghi ngờ, bạn có thực sự yêu thích công bình hay không!”.

    Kính thưa anh chị em,

    Sẽ rất thú vị khi cả hai bài đọc hôm nay tiết lộ cho chúng ta cùng lúc hai bản năng mà David Seamands đề cập, ‘bản năng dã tâm, bản năng thánh thiện!’. Một, từ lòng tham bên trong; một, từ ân sủng trên xuống! “Hãy nhượng vườn nho cho ta!”; “Đừng chống cự người ác!”.

    Những người có quyền lực có thể rất muốn chiếm đất đai không thuộc về họ, và điều đó thường gây bao hậu quả khôn lường. Cuộc chiến Ukraine lúc này là một ví dụ, và ‘bản năng dã tâm’ đó, một lần nữa, hiện nguyên hình trong bài đọc Các Vua; Acáp muốn vườn nho của Naboth! Thật dễ hiểu khi Naboth từ chối; vì lẽ, đây là mảnh đất đã gắn bó bao đời với gia đình ông. Cũng thế, Ukraine đang chiến đấu để bảo vệ giang sơn của tổ tiên, vì đó là bổn phận lịch sử đối với đất nước và con cháu họ. Giêzabel, hoàng hậu, ít cẩn trọng hơn; thủ đoạn của bà đã dẫn đến cái chết bất công của Naboth; và ngày nay, điều đó cũng đang lặp lại! Những kẻ quyền lực, bằng mọi giá, tìm cách bịt miệng hoặc dập tắt các đối thủ, đôi khi đó là một số rất đông những người nghèo, người trí thức, hoặc bất đồng chính kiến. Khi đất đai trở nên quan trọng hơn cuộc sống và mạng sống đồng loại, bất cứ điều ác nào cũng có thể xảy ra!

    Giáo lý của Chúa Giêsu hoàn toàn đi ngược với ‘bản năng dã tâm’ đó! Ngài dạy, một sự dữ không thể được đáp trả bằng một sự dữ lớn hơn! Luật “mắt đền mắt, răng đền răng” vốn từng được coi là tiến bộ của một thời, giờ đây không còn phù hợp. Ngài mời chúng ta đạt đến một cấp độ cao hơn của bác ái, yêu như Chúa yêu; Ngài đề nghị chiến thắng điều dữ bằng điều lành. Trong thực tế, có thể sẽ rất khó, đặc biệt là trong chiến tranh; tuy nhiên, nguyên tắc vượt qua cái ác bằng cái thiện vẫn luôn luôn là quy tắc vàng, đặc biệt khi con người bị cám dỗ để đáp lại cái ác bằng một điều ác lớn hơn. Tắt một lời, Chúa Giêsu muốn chúng ta trở về nguồn gốc của mình và cố đào tạo cho mình một ‘bản năng thánh thiện’ như con cái của Thiên Chúa!

    Thánh Phaolô cũng dạy điều tương tự, “Đừng khuất phục điều ác, hãy lấy điều lành để thắng điều ác!”. Bản năng tồi tệ đó đã được phơi trần nơi con người Giêzabel, nó điều khiển bà; đang khi bản năng tốt nhất của con người có tên là ‘bản năng thánh thiện’, ‘bản năng thiêng liêng’, bản năng của Thánh Thần lại là con đường mà Chúa Giêsu đã đi. Hãy nhìn lên thập giá! Ngài sống những gì Ngài nói! Ngài sống và chết để chiến thắng điều ác bằng điều thiện. Đó cũng là những gì Chúa Giêsu muốn chúng ta sống. Và tuyệt vời thay! Đó chính là ‘sự mới mẻ triệt để’ của Tin Mừng, và cũng là ‘hoa trái mới mẻ’ của Thánh Thần!

    Anh Chị em,

    “Đừng chống cự người ác!”; hay “Đưa cả má bên kia!”, Chúa Giêsu không khuyến khích chúng ta sống nhu nhược vốn là điều tối kỵ và ‘không phải cách’ của vô số ‘anh hùng’ màn bạc và đời thường. Bản thân Ngài đã trải nghiệm điều này, Ngài đáp trả sự tấn công ở một đẳng cấp hoàn toàn khác. Không là nạn nhân, nhưng là ‘chủ nhân’; Ngài hoàn toàn tự chủ! Không chọn bạo lực; Ngài chọn ‘bất bạo động chủ động’, vốn hiệu quả hơn, phù hợp hơn với lý tưởng tôn trọng con người và phẩm giá của nó, những con người mà Ngài muốn cứu độ! Trên thập giá, Ngài thua, nhưng Ngài đã phục sinh oai hùng bằng sức mạnh Thánh Thần. Vì thế, là con cái Chúa, chúng ta không sống theo bản năng, nhưng sống bản lĩnh đượm chất Tin Mừng! Chúng ta có quá đủ bằng chứng trong thế giới về ‘sự phá sản’ của một chu kỳ bạo lực và chống lại bạo lực, vốn không bao giờ kết thúc. Bạo lực không hề mặc cả; và sự trả thù cũng không hề ngọt ngào!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin ban cho con một nội tâm kiên định, để con chiến thắng ‘bản năng dã tâm’; dạy con đào tạo cho mình một ‘bản năng thánh thiện’ bằng việc nên giống Chúa mỗi ngày!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH

 

  •  

    BẢN TÍNH THẾ NÀO, HÀNH ĐỘNG THỂ ẤY

    “Lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu!”.

    Leighton Ford nói, “Mỗi khi thất bại, tôi tự hỏi, tôi có nhớ Chúa đã làm một việc vĩ đại nhất cho tôi khi tôi yếu đuối nhất không? Đó không phải là thập giá tình yêu sao? “Bản tính thế nào, hành động thể ấy!”; bản tính của Ngài là tình yêu, nên hành động của Ngài là cứu, là yêu thương!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Bản tính của Ngài là tình yêu, nên hành động của Ngài là cứu, là yêu thương!”; và “Lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu!”. Leighton Ford và Thánh Vịnh đáp ca hôm nay diễn tả tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi như thế đó! Vậy người ta có thể nói gì ý nghĩa về một khái niệm trừu tượng đến thế? Thánh Tôma Aquinô cho rằng, “Nói điều gì không phải là Thiên Chúa thì dễ hơn nhiều!”. Tuy nhiên, với ngài, vẫn có nhiều điều mà chúng ta có thể khám phá về Chúa Ba Ngôi; với ngài, như các thọ tạo, “bản tính thế nào, hành động thể ấy”, Thiên Chúa cũng vậy!

    Với Tôma, một trong những nguyên tắc căn bản là “bản tính thế nào, hành động thể ấy”. Từ cách hoạt động của mọi loài, chúng ta biết điều gì đó về chúng! Chúng ta có thể phân biệt bản chất khác nhau của khoáng thể và các chất không có sự sống; chúng ta biết đời sống thực vật, vi khuẩn và vi rút; chúng ta biết đời sống động vật, con người từ những cách khác nhau mà mỗi loài có thể hoạt động và phản ứng. Và chúng ta nhận ra rằng, mỗi người đều có những khả năng nhất định vốn phát sinh từ cách chúng được cấu thành về căn bản bên trong của chúng.

    Vậy nếu điều đó đúng với những thọ tạo, thì không nên ngạc nhiên khi phải đối mặt với cùng một tình huống khó xử với Đấng Tạo Thành! Thiên Chúa, trong bản tính sâu thẳm của Ngài, là một bí ẩn mà con người không bao giờ hiểu thấu. Đây không phải là một “trốn tránh”; nhưng là một sự thật! Tuy nhiên, dựa trên những gì Thiên Chúa làm, chúng ta có một số chỉ dẫn rất rõ ràng về ‘Ngài là ai’. “Bản tính thế nào, hành động thể ấy” cũng áp dụng cho Thiên Chúa! Bản tính của Ngài là tình yêu, nên hành động của Ngài là yêu thương. Vì yêu thương nên Ngài tạo dựng, thông truyền sự sống; riêng con người giống hình ảnh Ngài, nên nó có sự sống thần linh; vì yêu thương, Ngài cứu chuộc nó và cũng vì yêu thương nên Ngài cho mọi loài được sống sự sống đời đời với Ngài, Đấng tuy là một bản thể, nhưng cũng là Ba Ngôi!

    Thiên Chúa là Cha, một người Cha nhân từ và khôn ngoan, là Đấng Tạo Hoá ban tặng sự sống, bầu trời, không khí, cho mọi loài như bài đọc Châm Ngôn hôm nay miêu tả. Mọi điều tốt đẹp đều đến từ Ngài; trong Ngài, qua Ngài, và với Ngài, mọi thứ tồn tại. Thiên Chúa là Chúa Con, Đấng đã đến sống giữa chúng ta, Đấng mà con người đã giết chết trong một nghịch lý vượt quá trí hiểu; và Ngài đã sống lại, làm Đấng Cứu Độ. Thiên Chúa còn là Chúa Thánh Thần; Ngài đổ ân sủng xuống lòng chúng ta như thư Rôma hôm nay nói đến. Bất cứ nơi nào có yêu thương, nơi đó có Thánh Thần; Ngài là Thần Chân Lý như Tin Mừng hôm nay tiết lộ. Như vậy, mỗi ngày, khi làm dấu thánh giá, chúng ta tuyên xưng Ba Ngôi siêu việt nhưng cũng là Ba Ngôi gần gũi!

    Anh Chị em,

    “Bản tính thế nào, hành động thể ấy!”. Bản tính của Thiên Chúa là tình yêu, nên hành động của Ngài là yêu thương. Đúng thế, Thiên Chúa đã làm tất cả chỉ vì yêu thương. Clément Alexandria, giáo phụ thế kỷ thứ ba viết, “Thật là một bí ẩn đáng kinh ngạc! Tôi có một người Cha, Cha của vũ trụ; tôi có một Logos, Lời của vũ trụ; và tôi còn có một Chúa Thánh Thần, linh hồn của mọi sự. Một Chúa Ba Ngôi ở khắp mọi nơi. Và tôi cũng có một trinh nữ đã trở thành mẹ, và tôi gọi cô ấy là ‘Giáo Hội!’”. Với Chúa Ba Ngôi, thánh Catarina Siena đã cầu nguyện, “Lạy Ba Ngôi vĩnh cửu, Chúa là một bí ẩn sâu như biển cả; con càng tìm kiếm, con càng tìm thấy nhiều hơn! Và càng tìm kiếm, con càng tìm kiếm nhiều hơn nữa! Nhưng con không bao giờ hài lòng; những gì con nhận được sẽ khiến con khao khát nhiều hơn!”. Như vậy, ai khao khát tình yêu, sống trong tình yêu, người ấy có cơ may hiểu được Ba Ngôi, mầu nhiệm tình yêu!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, bản tính của Chúa là tình yêu nên Chúa chỉ biết yêu thương, xin đừng để con chú tâm vào những gì được nhìn thấy, nhưng biết chú tâm những gì không được nhìn thấy; đó là tình yêu của Chúa Ba Ngôi đang hoạt động trong thế giới!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

     

     

 

CAM3 NGHIỆM SỐNG LC - TGM SAIGON

  •  TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, Linh mục, Tiến sĩ Hội thánh -Thứ Hai tuần 11 Thường niên năm II - Sức mạnh của tình thương (Mt 5,38-42)

    Tin mừng: Mt 5,38-42

    38 “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. 39 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa.

    40 Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. 41 Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm.

    42 Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Tha thứ là điều khó khăn nhất và cũng là điều cao cả nhất mà Chúa Giêsu đã cống hiến cho con người. Lòng tha thứ không báo thù chính là tuyệt đỉnh của yêu thương.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trong thế giới hôm nay, con đọc qua báo chí, qua truyền thanh, qua truyền hình và cả thực tế vẫn xảy ra chung quanh con, bao nhiêu là chuyện gây thù báo oán. Người ta ăn miếng trả miếng, và càng ngày con người càng lạc sâu vào cái vòng luẩn quẩn của hận thù ghen ghét.

    Lời Chúa hôm nay mở ra cho con một lối thoát, đó là lấy thiện thắng ác, dùng tình yêu đáp trả hận thù. Chính Chúa đã nêu gương cho con, khi trên thập giá, Chúa đã tha thứ cách tuyệt đối cho những kẻ đang reo hò đắc thắng vì đã giết được Chúa. Và ngày hôm nay, qua bí tích Hòa Giải, Chúa vẫn hằng tha thứ những lỗi lầm con đã phạm, cho dù đã bao lần con sa đi ngã lại. Chúa chỉ đòi con đền đáp ơn Chúa, bằng cách con cũng biết tha thứ cho anh em con, như Chúa đã tha thứ cho con.

    Lạy Chúa, khi tha thứ không những con phải quên đi những lỗi lầm của anh em, mà còn phải xóa sạch những điều ấy trong tư tưởng, trong lời nói và nơi việc làm của con. Tha thứ là biết đối xử tử tế với họ như những người tốt.

    Lạy Chúa, điều này không phải là dễ dàng, bởi vì trao ban tiền của, trao ban thời gian, trao ban chính mạng sống mình, xem ra còn dễ làm hơn là trao ban sự tha thứ. Xin Chúa dạy con biết thực hành bài học yêu thương của Chúa, để nơi đâu có hận thù, con loan báo tình yêu; nơi đâu có bất hòa, con trao ban lòng tha thứ. Xin Chúa biến đổi lòng con trở nên khí cụ bình an của Chúa. Amen.

    Ghi nhớ: “Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     
       
     
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG - CHRISTOPHER

 

  •  
    Mo Nguyen

     

     

                     

                                                                      THE MOST HOLY TRINITY – YEAR C

                                                                                         12 JUNE 2022

                                                                                                                                                    

                                                                             BREAKING OPEN THE WORD

                                                                   

                                                                   UNITY OF LOVE (John 16:12-15)

     

    There is a famous icon of the Trinity by Rublev in which the three persons of the Trinity are depicted gathered around a table. Each of the figures looks toward, the others and while each is painted in different colours each one is difficult to distinguish from the others. Rublev chose this graphic means to depict the uniqueness and unity of the Triune God. Similarly, the New Testament writers sought to express what they understood about the nature of God as Father, Son and Spirit. Each has a particular role in the unfolding of salvation history and yet they are united in a community of love. For Paul, it is through our faith in Jesus that we are judged to be righteous, a righteousness which comes through his death and resurrection and enables us to look forward to the future glory of God the Father. The Spirit, for his part, has poured the love of God into our hearts. Certainly, Paul would not have claimed to have fully plumbed the depths of God, and yet like other first- generation Christians, he knew that you could not speak about God without coming to terms with God as Father, Son and Spirit.

    The unity of Father, Son and Spirit is strongly expressed in the Gospel of John where all that the Father has is also the Son’s, and whatever the Spirit will speak to the Church is an expression of what comes from the Father and the Son.

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

     

                                                Trinity Song:

                                     Trinity Song - Bing video

     

         ALBUM MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI - Jos Đường Trình bày:

       (94) ALBUM MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI - Jos Đường Trình bày - YouTube