2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH

  •  CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH
     
     
    Thứ Tư, Tuần XII Thường Niên, Năm   Chẵn  -  2 V 22, 8-13; 23, 1-3  -  Mt 7, 15-20
     

    TRỞ VỀ VỚI TRÁI TIM ĐỂ PHÂN ĐỊNH

    “Hãy coi chừng các tiên tri giả. Họ mặc lốt chiên đến cùng các con!”.

    Nói đến các tiên tri giả, Đức Phanxicô nhận xét, “Không chỉ các tiên tri có thể là giả, mà ‘lời tiên tri’ của họ cũng có thể giả! Đó là lý do tại sao chúng ta phải luôn ‘trở về với trái tim để phân định’, một trái tim mà ở đó, có nhiều loại cảm xúc đến và đi như một khu chợ địa phương, nơi bạn tìm thấy mọi thứ. Vì thế, chúng ta phải luôn tỉnh táo để liên tục phân định; từ đó, có thể biết điều gì đẹp lòng Chúa, điều mất lòng Ngài!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Đang sống trong một thế giới đầy dẫy thông tin, tốt có, xấu có; xấu nhiều hơn tốt, giả nhiều hơn thật…, như Cô Bé Khăn Quàng Đỏ ngày xưa, chúng ta có thể bị những con sói đội lốt chiên đánh lừa. Trong đó, không ít điều được rỉ tai, có thể trở nên hiểm hoạ, nếu chúng ta không được hướng dẫn. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta ‘trở về với trái tim để phân định’ dựa vào tiêu chí “Xem quả biết cây” của Chúa Giêsu, một tiêu chí đơn giản nhưng hiệu quả.

    Trước hết, các tiên tri giả. Chúa Giêsu từng nói về họ! Họ là những người chăn thuê, “Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì là kẻ làm thuê, anh không thiết gì đến chiên”; họ là những “Phản Kitô”; cũng như hôm nay, “Họ mặc lốt chiên để đến cùng các con”. Một sự tương phản rõ rệt giữa chiên và sói, con sau là kẻ thù nguy hiểm của con trước; và trong thực tế, sói đội lốt chiên còn dễ nhận ra hơn các tiên tri giả hoặc người chăn thuê!

     

    Thứ đến, các phương tiện truyền thông! Hơn bao giờ hết, công nghệ và truyền thông cống hiến bao điều tuyệt vời; bên cạnh đó, bao điều sai trái với giáo lý đức tin! Truyền thông ru ngủ rằng, phá thai là được, nghiên cứu tế bào gốc trên phôi người là từ bi, hôn nhân đồng giới là khoan dung... Vì thế, một số Kitô hữu đã phớt lờ hoặc xúc phạm giáo huấn của Hội Thánh, “Sẽ đến thời, người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình… hướng về những chuyện hoang đường”. Vậy làm sao tôi có thể đánh giá đúng đắn những gì tôi nghe? Tôi có cố gắng tìm xem Hội Thánh nói gì về vấn đề này? Tôi có biết truyền thông có thể đánh cắp sự bình an nội tâm của tôi đến mức nào không? Nó có thể khiến tôi suy nghĩ một cách rất thế gian! Vì thế, việc ‘trở về với trái tim để phân định’ liên tục là điều tối cần thiết!

    Chúa Giêsu dạy, “Xem quả thì biết cây!”. Đó là những hoa quả của Thánh Thần mà Phaolô đã tiết lộ: “vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, rộng lượng, trung tín, dịu dàng và tiết độ”; là tình yêu Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta. Hoa trái Thánh Thần phát xuất từ tình yêu của một con người thuộc về Chúa. Với những yếu tố đó, chúng ta biết, họ là một mục tử chân chính. Bên cạnh đó, như lời Thánh Vịnh đáp ca, chúng ta còn phải cầu xin ơn phân định, “Lạy Chúa, xin dạy con đường lối thánh chỉ!” . Bài đọc Các Vua cũng cho thấy sự cần thiết của phân định; vua Giuđa nói, “Các ngươi hãy đi hỏi ý Chúa cho trẫm, cho toàn dân và cho nhà Giuđa!”.

    Anh Chị em,

    “Hãy coi chừng các tiên tri giả!”. Lời cảnh tỉnh của Chúa Giêsu vẫn rất nóng bỏng cho thời đại chúng ta. Vậy hãy ‘trở về với trái tim để phân định’ mỗi ngày. Thông thường, những người ổn định nhất trong chúng ta là những người sống một cuộc sống dung dị. Thiên Chúa thường chọn làm việc bên ngoài ánh đèn sân khấu; Ngài làm việc trong những mục tử thánh thiện, những gia đình âm thầm nuôi dạy con cái trong đức tin. Vậy tôi đang sản sinh hoa trái lâu dài nào cho Chúa? Tôi có đáng tin cậy không? Lời Chúa cảnh báo chúng ta vốn không chỉ là những người nghe, nhưng còn là những người có trách nhiệm nói lời của Chúa, những lời vốn phải phát xuất từ một cuộc sống tốt lành của một chứng nhân tốt, chứng nhân phục sinh!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin gìn giữ không chỉ tai con, nhưng cả miệng con. Xin dạy con trở về với trái tim con mỗi ngày; hầu con biết phân định điều gì đẹp lòng Chúa, điều mất lòng Ngài!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - YÊU NHƯ CHÚA YÊU - LM MINH ANH

  •  
    phung phung
     
    Subj.: YÊU NHƯ CHÚA YÊU, YÊU NHƯ CON CÁI THIÊN CHÚA,
    DAWN.jpgYÊU NHƯ CHÚA YÊU, YÊU NHƯ CON CÁI THIÊN CHÚA

    Điều các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế!”.

    Một nhà thần học nói, “Cái chết không dập tắt ánh sáng từ người Kitô hữu; họ như ngọn đèn phải tắt vì bình minh đã đến! Lúc đó, bạn để lại tất cả những gì bạn có, và mang theo tất cả những gì bạn là! Chớ gì, cuộc sống của bạn là một cuộc sống ‘Yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa’; và bạn sẽ từ giã cuộc đời với tư cách là con cái Ngài!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Bạn sẽ từ giã cuộc đời với tư cách là con cái Ngài!”. Để được vậy, xem ra, chúng ta còn phải đi xa hơn những gì Lời Chúa hôm nay gợi ý, Điều các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế!; nói cách khác, ‘Hãy yêu, để được yêu lại!’. Rõ ràng, đó mới chỉ là cấp độ tự nhiên, cấp độ con người; nó còn phải đạt đến một cấp độ cao hơn, cấp độ Giêsu, cấp độ Thiên Chúa, ‘Yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa!’.

    Bạn sẽ làm gì để người khác sẽ “làm gì đó với bạn? Thành thật mà nói, tôi muốn người khác làm nhiều điều cho tôi; tôi muốn được tôn trọng, được đối xử công bằng... nhưng ở một mức độ sâu xa hơn, tôi muốn được yêu, được hiểu, được biết đến và được chăm sóc. Trong thâm sâu, ai trong chúng ta cũng nhận ra nỗi khát khao tự nhiên này, được Chúa người khác yêu; khát khao chính đáng này phát xuất từ trái tim, vì tự bản chất, tôi được tạo dựng cho tình yêu! Tuy nhiên, Lời Chúa còn cho thấy sự cần thiết của một điều ngược lại, chúng ta còn phải cho đi những gì chúng ta mong nhận được; đã có ‘khát khao nhận’, ắt cũng cần ‘khát khao trao!’. Nói cách khác, cần nuôi dưỡng cho mình một khao khát ‘biết yêuở mức độ khao khát ‘được yêu’ cho chính mình. Tắt một lời, ‘Hãy yêu, để được yêu!’, dù ở đây, mới chỉ là cấp độ cơ sở.

    Thật thú vị, ‘Hãy yêu!’, không chỉ áp dụng cho con người, nhưng xem ra cũng có thể áp dụng cho Thiên Chúa. Bài đọc Các Vua cho biết, nhận lá thư đe doạ của vua Assyria, vua Giuđa, đem bức thư lên đền thờ, trải nó trước mặt Chúa; và trong tin yêu, ông trình bày lên Chúa, “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cứu chúng con!”. Chúa đã yêu thương nhận lời, Ngài đã cứu vua, “Ngài củng cố thành đô đến muôn thuở muôn đời”, như Thánh Vịnh đáp ca tiên báo!

    ‘Hãy yêu!’, dẫu ở cấp độ nền tảng, nhưng xem ra cũng thật khó! Xu hướng ích kỷ của chúng ta là đòi hỏi, mong đợi từ người khác, đang khi lại giữ cho mình một tiêu chuẩn thấp hơn nhiều so với những gì cho đi! Điều quan trọng‘Hãy yêu’ trước! Khi xem đây là nghĩa vụ đầu tiên và cố gắng thực hiện nó, chúng ta sẽ khám phá ra rằng, chúng ta sẽ hài lòng khi cho đi, hơn là khi nhận lại; nghĩa là, chúng ta sẽ “làm cho người ta”, bất kể những gì họ “làm cho mình”, vẫn là điều chúng ta thực sự thấy thoả mãn. Và như thế, chúng ta bắt đầu nên giống Chúa Giêsu!

    Anh Chị em,

    Điều các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế!; hoặc, ‘Hãy yêu, để được yêu!’, dù được xem như khuôn vàng thước ngọc; nhưng thực ra, nó chỉ nói lên rằng, nếu sống tốt, bạn sẽ được đối xử tốt. Hãy nhìn lên thập giá! Chúa Giêsu đã nêu gương khi Ngài sống tình yêu ở một chiều kích cao hơn, siêu phàm hơn. Ngài yêu cho đến chết; không phải yêu những kẻ yêu mình, Ngài yêu cả những kẻ thù, những kẻ đóng đinh Ngài. Ngài yêu đến nỗi bất chấp quy tắc vàng của con người, Ngài không ‘yêu để được yêu’ lại. Ngài yêu không tính toán, không cần đền đáp và cũng không cần ăn mày tình yêu của ai. Lý do, Ngài là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Tình yêu. Vì thế, ai yêu như Chúa yêu, người ấy sống đúng với tư cách con cái Thiên Chúa, người ấy được Thiên Chúa yêu thương. Như vậy, Tin Mừng hôm nay còn mời gọi chúng ta đi xa hơn, “Yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa!”.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin giúp con rũ bỏ mọi tầm thường trong đời sống, hầu con có thể đạt đến một cấp độ ‘yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    ----------------------------------


CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH -THỨ BA

  • CẢM NGHIỆM SỐNG LC
     
     
    Thứ Ba, Tuần XII Thường Niên, Năm  Chẵn  -  2 V 19, 9b-11. 14-21. 31-35a. 36  -  Mt 7, 6. 12-14
     

    YÊU NHƯ CHÚA YÊU, YÊU NHƯ CON CÁI THIÊN CHÚA

    Điều các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế!”.

    Một nhà thần học nói, “Cái chết không dập tắt ánh sáng từ người Kitô hữu; họ như ngọn đèn phải tắt vì bình minh đã đến! Lúc đó, bạn để lại tất cả những gì bạn có, và mang theo tất cả những gì bạn là! Chớ gì, cuộc sống của bạn là một cuộc sống ‘Yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa’; và bạn sẽ từ giã cuộc đời với tư cách là con cái Ngài!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Bạn sẽ từ giã cuộc đời với tư cách là con cái Ngài!”. Để được vậy, xem ra, chúng ta còn phải đi xa hơn những gì Lời Chúa hôm nay gợi ý, Điều các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế!; nói cách khác, ‘Hãy yêu, để được yêu lại!’. Rõ ràng, đó mới chỉ là cấp độ tự nhiên, cấp độ con người; nó còn phải đạt đến một cấp độ cao hơn, cấp độ Giêsu, cấp độ Thiên Chúa, ‘Yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa!’.

    Bạn sẽ làm gì để người khác sẽ “làm gì đó với bạn? Thành thật mà nói, tôi muốn người khác làm nhiều điều cho tôi; tôi muốn được tôn trọng, được đối xử công bằng... nhưng ở một mức độ sâu xa hơn, tôi muốn được yêu, được hiểu, được biết đến và được chăm sóc. Trong thâm sâu, ai trong chúng ta cũng nhận ra nỗi khát khao tự nhiên này, được Chúa người khác yêu; khát khao chính đáng này phát xuất từ trái tim, vì tự bản chất, tôi được tạo dựng cho tình yêu! Tuy nhiên, Lời Chúa còn cho thấy sự cần thiết của một điều ngược lại, chúng ta còn phải cho đi những gì chúng ta mong nhận được; đã có ‘khát khao nhận’, ắt cũng cần ‘khát khao trao!’. Nói cách khác, cần nuôi dưỡng cho mình một khao khát ‘biết yêuở mức độ khao khát ‘được yêu’ cho chính mình. Tắt một lời, ‘Hãy yêu, để được yêu!’, dù ở đây, mới chỉ là cấp độ cơ sở.

    Thật thú vị, ‘Hãy yêu!’, không chỉ áp dụng cho con người, nhưng xem ra cũng có thể áp dụng cho Thiên Chúa. Bài đọc Các Vua cho biết, nhận lá thư đe doạ của vua Assyria, vua Giuđa, đem bức thư lên đền thờ, trải nó trước mặt Chúa; và trong tin yêu, ông trình bày lên Chúa, “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cứu chúng con!”. Chúa đã yêu thương nhận lời, Ngài đã cứu vua, “Ngài củng cố thành đô đến muôn thuở muôn đời”, như Thánh Vịnh đáp ca tiên báo!

    ‘Hãy yêu!’, dẫu ở cấp độ nền tảng, nhưng xem ra cũng thật khó! Xu hướng ích kỷ của chúng ta là đòi hỏi, mong đợi từ người khác, đang khi lại giữ cho mình một tiêu chuẩn thấp hơn nhiều so với những gì cho đi! Điều quan trọng‘Hãy yêu’ trước! Khi xem đây là nghĩa vụ đầu tiên và cố gắng thực hiện nó, chúng ta sẽ khám phá ra rằng, chúng ta sẽ hài lòng khi cho đi, hơn là khi nhận lại; nghĩa là, chúng ta sẽ “làm cho người ta”, bất kể những gì họ “làm cho mình”, vẫn là điều chúng ta thực sự thấy thoả mãn. Và như thế, chúng ta bắt đầu nên giống Chúa Giêsu!

    Anh Chị em,

    Điều các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế!; hoặc, ‘Hãy yêu, để được yêu!’, dù được xem như khuôn vàng thước ngọc; nhưng thực ra, nó chỉ nói lên rằng, nếu sống tốt, bạn sẽ được đối xử tốt. Hãy nhìn lên thập giá! Chúa Giêsu đã nêu gương khi Ngài sống tình yêu ở một chiều kích cao hơn, siêu phàm hơn. Ngài yêu cho đến chết; không phải yêu những kẻ yêu mình, Ngài yêu cả những kẻ thù, những kẻ đóng đinh Ngài. Ngài yêu đến nỗi bất chấp quy tắc vàng của con người, Ngài không ‘yêu để được yêu’ lại. Ngài yêu không tính toán, không cần đền đáp và cũng không cần ăn mày tình yêu của ai. Lý do, Ngài là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Tình yêu. Vì thế, ai yêu như Chúa yêu, người ấy sống đúng với tư cách con cái Thiên Chúa, người ấy được Thiên Chúa yêu thương. Như vậy, Tin Mừng hôm nay còn mời gọi chúng ta đi xa hơn, “Yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa!”.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin giúp con rũ bỏ mọi tầm thường trong đời sống, hầu con có thể đạt đến một cấp độ ‘yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THƯ TƯ - TGM NGUYỄN NĂNG

  •  TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Tư tuần 12 Thường niên năm II - Xem quả thì biết cây (Mt 7,15-20)

    Tin mừng: Mt 7, 15-20

    15 “Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi.

    16 Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ?

    17 Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. 18 Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt.

    19 Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa.

    20 Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Xem quả thì biết cây. Định luật đó được Chúa Giêsu áp dụng cho hành vi của con người. Việc làm tốt cho thấy người tốt, việc làm xấu biểu lộ một con người xấu. Thưởng phạt sẽ tùy đó mà định đoạt.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trước mặt Chúa, mọi hành vi của con đều được phơi bày một cách trung thực, hoặc đó là một việc tốt, hoặc đó là một việc xấu. Các việc làm của con đều biểu lộ con người thật của con. Qua ví dụ về cây vả, Chúa muốn con trở nên người tốt, sống tốt, sống ngay lành, để hoa quả cuộc đời con là những trái ngon, quả ngọt.

    Với kinh nghiệm thông thường về trồng cây, con biết rằng muốn có trái ngon, quả ngọt, người làm vườn phải tốn bao công sức để phun thuốc, cuốc xới, bón phân, tưới tắm. Cũng vậy, để cho cuộc đời con được tốt đẹp, con cũng cần rất nhiều công chăm sóc. Là một học sinh, con sẽ phải hy sinh các thú giải trí để chăm chú vào việc học tập. Là người công nhân, con sẽ phải thể hiện tốt vai trò và trách nhiệm của bậc mình. Là người Kitô hữu, con sẽ phải sống tốt ơn gọi của mình theo tinh thần phúc âm.

    Lạy Chúa, tất cả những điều ấy, sao con thấy nặng nề, khó khăn, cực nhọc, và có lúc con đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại phải phấn đấu như vậy ?”. Lời Chúa hôm nay đã đem lại cho con câu trả lời: “Muốn có quả tốt, đòi hỏi cây phải tốt; không thể có quả tốt nơi cây xấu được!”

    Xin Chúa cho con biết xác tín vào Lời Chúa dạy để đời con không ngừng sống tốt trước mặt Chúa. Amen.

    Ghi nhớ: “Hãy xem quả thì các con sẽ biết chúng”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  TGM NGUYỄN NĂNG

    Thứ Ba tuần 12 Thường niên năm II - Hãy qua cửa hẹp (Mt 7,6.12-14)

    Tin mừng: Mt 7, 6.12-14

    6 “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em.”

    12 “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó.”

    13 “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. 14Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.”

     

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Điều ta muốn người khác làm cho mình thì ta hãy làm cho họ. Đó là cửa hẹp và đường chật mà ta phải đi vào để gặp được sự sống.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa luôn sống hạnh phúc viên mãn vì Chúa hoàn toàn sống cho Chúa Cha và cho chúng con. Chúa Cha cũng hạnh phúc viên mãn vì hoàn toàn trao ban chính mình cho Chúa và cho chúng con. Chúa cho con hiểu rằng hạnh phúc hệ tại cuộc sống quên mình và biết sống vì người khác.

    Lạy Chúa, ai trong chúng con cũng muốn coi mình là trung tâm, ai cũng muốn sống cho mình, ai cũng muốn người khác hy sinh cho mình, mà chẳng bao giờ muốn sống cho người khác và hy sinh cho người khác. Chính vì thế nhân loại chẳng bao giờ gặp được hạnh phúc đích thực và lâu bền.

    Chúa dạy con phải biết làm cho người khác điều mà con muốn họ làm cho con. Xin Chúa giúp con đi bước trước. Xin Chúa dạy con biết yêu mến và an ủi người khác hơn là mong được họ yêu mến và an ủi, biết giúp đỡ quan tâm và tế nhị với họ hơn là được họ giúp đỡ, quan tâm. Con mong được người khác tha thứ cảm thông, thì xin Chúa giúp con biết quảng đại tha thứ và cảm thông trước. Và sau đó Chúa sẽ cho con nhận lại tất cả.

    Lạy Chúa, hạnh phúc của con là làm sao cho người khác được hạnh phúc. Con sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc khi chỉ biết chờ đợi người khác hầu hạ khen tụng con, nhưng trái lại hạnh phúc sẽ bắt đầu khi con biết sống cho người khác. Điều này ngược với tính ích kỷ của con. Xin Chúa giúp con biết hy sinh đi vào cửa hẹp và con đường chật như chính Chúa đã dạy và làm gương cho con. Amen.

    Ghi nhớ: “Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì hãy làm cho người ta”.
    Kính chuyển:
    Hồng