2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  TGM NGUYỄN NĂNG

    Thứ Ba tuần 14 Thường niên năm II - Chạnh lòng thương (Mt 9,32-38)

    Tin mừng: Mt 9, 32-38

    32 Họ vừa đi ra thì người ta đem đến cho Đức Giê-su một người câm bị quỷ ám. 33 Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm nói được.

    34 Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: “Ở Ít-ra-en, chưa hề thấy thế bao giờ!” Nhưng người Pha-ri-sêu lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.”

    35 Đức Giê-su đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.

    36 Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt.

    37 Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít.

    38 Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Trái tim của Chúa Giêsu là trái tim của người mục tử nhân hậu. Chúa chạnh lòng thương xót và cứu vớt đàn chiên lầm than vất vưởng. Chúa còn dạy ta cầu nguyện để Chúa Cha ban những người nối tiếp sứ mạng mục tử ấy.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa là mục tử nhìn thấy những nỗi lầm than vất vưởng của đàn chiên Chúa, và Chúa đã đến cứu giúp chúng con. Với trái tim giàu lòng thương xót, Chúa đã làm tất cả những gì có thể làm để chúng con được sống và sống sung mãn. Chúa quan tâm chăm sóc từng người chúng con. Con tạ ơn Chúa.

    Lạy Chúa, khi xưa chính Chúa đã tiêu diệt sự thống trị của ma quỷ. Chính Chúa đã rao giảng Tin Mừng Nước Trời, đã đi tìm những con chiên lạc, đã nuôi dưỡng dân chúng trong hoang địa, và chính Chúa đã chữa lành những bệnh nhân.

    Ngày nay, con tin rằng chính Chúa cũng đang yêu thương chăm sóc con qua sự hiện diện của các mục tử. Con tạ ơn Chúa vì qua các mục tử, chính Chúa đang dạy dỗ, an ủi và khích lệ con, chính Chúa tha thứ tội lỗi và vỗ về ôm ấp con như con chiên lạc trở về, chính Chúa quy tụ và nuôi dưỡng con nơi bàn tiệc Thánh Thể. Xin Chúa giúp con cảm nhận được lòng thương xót bao la của Chúa.

    Lạy Chúa, xin Chúa ban cho Hội Thánh có được những mục tử như lòng Chúa mong muốn, những mục tử giàu lòng thương xót và tận tình phục vụ đàn chiên. Đặc biệt xin Chúa thương xót những đàn chiên thiếu vắng mục tử. Xin Chúa an ủi họ và ban cho họ sớm có chủ chăn. Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Xin Chúa ban cho chúng con những thợ gặt. Amen.

    Ghi nhớ: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TS DUYỆT

  •  
    DM Tran

     NGƯỜI SAMARI CHẠNH LÒNG THƯƠNG!

    LUCA 10, 25-37

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Trong một trích đoạn Tin Mừng, Thánh Sử Luca 10, 25-37 đã ghi lại một bức tranh cảm động, diễn tả một người lữ hành giữa đường bị rơi vào tay bọn cướp. Người này bị chúng đánh nửa sống, nửa chết nhưng may nhờ có người hảo tâm cứu sống. Những nét chính của đoạn Phúc Âm này có thể được tóm lại như sau:

     

    Có người thông luật kia đứng lên hỏi Chúa Giêsu để thử Ngài: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp.” Khi biết rõ điều mình phải làm đó là thương yêu anh chị em mình, luật sỹ này còn muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Có lẽ chỉ chờ dịp này, Ngài đã đưa ra một câu truyện thay cho lời giải đáp về một người từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Cuối cùng là một người Samari đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông lại gần, lấy dầu, lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, trước khi tiếp tục cuộc hành trình, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” Kết luận, Chúa Giêsu đã nói với luật sỹ ấy câu này: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.” (10:25-37)

     

    Suy niệm kỹ hơn về đoạn Tin Mừng này, có những điểm mới đọc qua tưởng như nhỏ mọn, không đáng quan tâm, nhưng thực sự nó lại rất quan trọng và gần gũi với đời sống tâm linh của mỗi người, cũng như rất gần gũi với đời sống tâm linh của từng người chúng ta.  

     

    Con đường mà người bị cướp đánh đó dài ba mươi cây số từ Giêrusalem đến Giêricô, băng qua giữa sa mạc, có những khúc quanh đầy trộm cướp. Đó chính là biểu tượng cho hành trình của mỗi người chúng ta từ nơi mình được sinh ra chào đời cho đến khi về đến Giêrusalem trên trời là thiên đàng. Đường đời của mỗi người dài hay ngắn: 20, 30, 50, 70, 90 hay 100 năm, nhưng chắc chắn một điều là trên con đường này bằng cách này hay cách khác, chúng ta sẽ bị bọn cướp (Satan và bè lũ chúng) đón đánh nhiều trận. Đó là những lúc chúng ta bị ma quỉ, thế gian, xác thịt cám dỗ, rồi sa ngã, và phạm tội!     

     

    Nhưng tại sao cho đến hôm nay chúng ta vẫn sống sót, đó phải chăng là chúng ta đã gặp được những người quyền thế, thông thái, giầu có, đạo đức, nhất là thân thiết ra tay giải cứu và giúp đỡ?  Không. Những người như vị tư tế và Lêvi trong câu truyện thường coi những tội nhân, những kẻ yếu đuối, những người nghèo khó là xấu xa, dơ bẩn, và họ sẽ tránh qua một bên không dám động tới.   

     

    Chúng ta được cứu sống là nhờ vào người Samari, một người xa lạ đã ra tay giúp đỡ  chính là Chúa Giêsu. Ngài là người khách lạ đối với toàn thể nhân loại, với thế gian tội lỗi, đau khổ đã bị Satan và bè lũ chúng đón đánh giữa đường về quê trời. Ngài đã băng qua các tầng trời để đến với mỗi người chúng ta. Dầu và rượu Ngài dùng xức trên những vết thương tâm hồn của chúng ta là Máu và Nước từ Trái Tim yêu dấu của Ngài đổ ra trên thánh giá. Ngày nay, Ngài vẫn dùng tòa giải tội làm nơi băng bó những vết thương ấy cho các tội nhân.

     

    Ngôi nhà trọ kia chính là Giáo Hội, nơi Ngài đã cứu chúng ta khỏi chết giữa đường, đem chúng ta vào để tạm thời chữa trị, tĩnh dưỡng, và phục hồi sức khỏe. Các bí tích hằng ngày chúng ta lãnh nhận, nhất là Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể là hai đồng xu Ngài trả trước cho Giáo Hội, hay đúng ra Ngài để lại cho Giáo Hội.

     

    Kết luận của trích đoạn Tin Mừng, Thánh Luca đã viết lại lời Chúa Giêsu nói với người luật sỹ đã vặn hỏi Ngài: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.” Đây cũng là lời mà Chúa muốn nói với mỗi người, là chúng ta phải biết chạnh lòng thương mà theo nguyên ngữ Hy Lạp là phải biết “rung động đến ruột gan” khi chứng kiến những bất hạnh tinh thần cũng như thể xác của cận thân.

     

    Nhưng làm sao chúng ta có thể hiểu được, cảm được những bất hạnh của anh chị em đồng loại trừ khi chính chúng ta nhận ra thân phận nạn nhân của mình. Và Bí Tích Hòa Giải kia chính là nơi mà mình cảm nhận được sự băng bó và săn sóc như thế nào. Tiếp đến, chúng ta đã được bồi bổ, tĩnh dưỡng bằng Bí Tích Thánh Thể. Thánh Thể là nguồn mạch sự sống, là sự phục hồi tâm linh.

     

    Cảm được sự yếu đuối, đau khổ, mất mát và đau xót của mình, chúng ta mới biết “rung động đến ruột gan” trước những mất mát, những lỗi lầm, và những yếu đuối của tha nhân. Cảm nhận được sự săn sóc, chữa trị mà mình đã lãnh nhận sẽ giúp chúng ta hiểu biết để lau lọt, băng bó vết thương cho tha nhân. Được bồi bổ, tăng thêm sức mạnh, chúng ta mới có đủ nghị lực để lo cho những kẻ yếu đuối, xấu số và bất hạnh hơn mình.

    Và chỉ như vậy chúng ta mới thực sự biết cảm, biết thương, biết “rung động đến ruột gan” như Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương đối với thân phận tội nhân của chúng ta trên đường về Giêrusalem vĩnh cửu.

    --------------------------------------------------

       

     

     

     

     

     

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  • TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Bảy tuần 13 Thường niên năm II (Mt 9,14-17)

    Tin mừng: Mt 9, 14-17

    14 Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Giêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: “Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không ?”

    15 Chúa Giêsu nói với họ rằng: “Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay.

    16 Không ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ, vì miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng tệ hơn.

    17 Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, bầu da vỡ, rượu đổ ra, và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu da mới, và cả hai được nguyên vẹn”.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Đi vào giao ước mới thì phải mang lấy tinh thần mới. Đối với Chúa Giêsu, giữ đạo chỉ có giá trị thực sự khi lấy Chúa làm trung tâm và hết lòng yêu mến Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, qua Tin Mừng, con biết Chúa khó chịu lắm khi thấy người Do Thái giữ đạo kiểu hình thức. Chúa thấy họ quên mất rồi những mục đích của luật lệ. Chúa ban luật lệ để nhờ đó con người biết lối biểu lộ lòng mến yêu và trung tín với Chúa. Nhưng họ đã bóp méo đạo Chúa: điều chính hóa ra phụ và điều phụ thành ra chính. Phương tiện trở nên mục đích, còn mục đích lại bị coi thường.

    Lạy Chúa, Chúa đã đến uốn nắn lại những sai lầm trong việc giữ đạo. Chúa thiết lập giao ước mới để kiện toàn giao ước cũ. Chúa muốn chắp lại đôi cánh cho lề luật, để lề luật thật sự trở thành phương tiện chở con đi về với Chúa. Lòng yêu mến chính là đôi cánh cho lề luật. Xin dạy con giữ luật với lòng yêu mến, để luật lệ khỏi biến thành cái ách nặng nề làm khổ con và kéo con đi trệch đường. Xin dạy con đừng bao giờ tự bằng lòng với chính mình trong cách sống đạo chỉ có hình thức bên ngoài, nhưng biết giữ đạo vì lòng mến Chúa chân thành.

    Tuy thế, lạy Chúa, tự nhiên con khó mến Chúa. Đức mến là một ân huệ. Nếu Chúa không ban cho, thì con chẳng thể mến Chúa. Xin Chúa tăng thêm lòng mến cho con để con cảm thấy niềm vui được sống trong lề luật của Chúa. Chúa đã ban rượu mới là giao ước mới cho con, thì xin Chúa cũng giúp con biến đổi tâm hồn mình thành bình da mới đầy tình yêu mới, để đời con mỗi ngày mỗi đẹp lòng Chúa hơn. Amen.

    Ghi nhớ : “Làm sao các phù rể có thể buồn rầu khi tân lang còn đang ở với họ”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  • TGM NGUYỄN NĂNG

    Thứ Hai tuần 14 Thường niên năm II (Mt 9,18-26)

    Tin mừng: Mt 9, 18-26

    18 Khi ấy, Chúa Giêsu đang nói, thì có một vị kỳ mục kia đến lạy Người mà thưa rằng: “Lạy Ngài, con gái tôi vừa mới chết, nhưng xin Ngài đến đặt tay trên nó, thì nó sẽ sống lại”.

    19 Chúa Giêsu chỗi dậy, và cùng với các môn đệ, đi theo ông ấy. 20 Và này có người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã mười hai năm, tiến lại đàng sau Người và chạm đến gấu áo Người.

    21 Vì bà nghĩ thầm rằng: Nếu tôi được chạm đến áo Người thôi, thì tôi sẽ được khỏi. 22 Chúa Giêsu ngoảnh lại, trông thấy bà ta, liền phán rằng: “Này con, hãy vững lòng. 23 Ðức tin của con đã cứu thoát con”. 24 Và người đàn bà được khỏi bệnh.

    25 Khi Chúa Giêsu đến nhà vị kỳ mục, và thấy những người thổi kèn và đám đông đang xôn xao, thì bảo rằng: “Các ngươi hãy lui ra, con bé không có chết đâu, nó ngủ đó thôi”.

    26 Họ liền nhạo cười Người. Và khi đã xua đám đông ra ngoài, Người vào cầm tay đứa bé và nó liền chỗi dậy. Tin này đồn đi khắp cả miền ấy.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Tin vào Đức Kitô là điều kiện duy nhất để được cứu rỗi. Cũng chính do niềm tin này mà một thiếu phụ mắc bệnh băng huyết đã được chữa lành, và người con gái của một vị kỳ mục đã được sống lại.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con cảm phục biết bao lòng tin của người thiếu phụ: giữa một đám đông mất hút, người thiếu phụ bệnh hoạn này vẫn nhận ra Chúa là Thiên Chúa quyền năng. Bà đã tin và được chữa lành.

    Con cũng cảm phục niềm tin của người cha bất hạnh: trong nỗi đớn đau vì vừa mất đứa con thân yêu, ông đã sụp lạy dưới chân Chúa, van xin Chúa cứu giúp và Chúa đã đáp lời.

    Con tự hỏi, trong đời con, có bao giờ con có được một niềm tin sâu sắc như thế chưa. Lạy Chúa, Chúa biết đấy, cuộc đời con đầy những lỗi lầm thiếu sót. Biết bao lần những gánh nặng khổ đau đã vùi dập đời con và làm tê liệt niềm tin yêu vào Chúa. Biết bao lần những đau đớn bệnh tật thân xác và tâm hồn đã xô con rơi vào vực thẳm của tuyệt vọng cô đơn. Con đã muốn buông xuôi tất cả và không còn tin cậy vào Chúa nữa. Biết bao lần tội lỗi đã bào mòn ý chí dấn thân của con, con đã không muốn chỗi dậy vì không còn tin vào tình thương của Chúa.

    Lạy Chúa, con tin Chúa luôn đến với con trong những lúc gian nan thử thách. Xin ban thêm đức tin cho con. Xin giúp con, để trước những khó khăn và đau khổ của ngày hôm nay và ngày mai, con nhìn chúng mà không thất đảm, con mang vác mà không kêu ca, bởi con tin rằng Chúa luôn hiện diện bên con, cùng ghé vai mang vác gánh nặng của đời con. Amen.

    Ghi nhớ: “Con gái tôi vừa mới chết, nhưng xin Ngài đến, nó sẽ sống lại”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER

  •  
    Mo Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - CHRISTOPHER
     
     

        

     

     

                                                          FOURTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME - YEAR C

                                                                                   03 JULY 2022

                                                                    BREAKING OPEN THE WORLD

                                                    MARKS OF A CHRISTIAN (Luke 10: 1-12, 17-20)

     

    As Jesus continues his journey to Jerusalem the time of its visitation and comforting, spoken of by Isaiah, is fast approaching. The dawn of the new age is a time of decision and struggle between Jesus and the forces that would hinder and destroy him. As the battle lines are drawn Jesus is not alone and calls on the seventy-two to share in his ministry. They are instructed on how to undertake their missionary activity. It is a ministry in which possibilities and risks stand side by side. The disciples indeed share in Jesus’ ministry and power, but they are called to humility and service. Their sharing in the life which Jesus gives is of greater value than their power over demons.

    There is no more striking image to convey radical and final change than that of death. To make sure his wavering Christians of Galatia know how they have been radically changed by becoming Christians, Paul speaks of being crucified to the world and the world to him. By this powerful image, he means that we have broken totally with the past through baptism. It is for this reason that Paul sees the argument in Galatia about the need for Christians to follow the Jewish law, and so become circumcised, to be ultimately a fruitless exercise. For Christians, the only real marks worth bearing are those of Jesus, and from this perspective, even the divine command for Jews to be circumcised (cf. Genesis 17: 10-14) has been superseded.

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

     

                                            Peace is Flowing Like a River w Lyrics Michael O'Brien Sounds of Medjugorje:

     

                             Peace is Flowing Like a River w Lyrics Michael O'Brien Sounds of Medjugorje - Bing video

                          Thánh Ca: Dòng Suối Ơn Lành - Trình bày: Thùy Loan - Mai Hương - Minh Nguyệt:

            (153) Thánh Ca: Dòng Suối Ơn Lành - Trình bày: Thùy Loan - Mai Hương - Minh Nguyệt - YouTube