2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CN17TN-C

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    THIÊN CHÚA CÓ THÍCH THỬ THÁCH CON NGƯỜI KHÔNG?
     
    Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng! Điều quan trọng, chúng ta đối diện với những khó khăn ấy như thế nào.
    Những ngày qua, bệnh dịch đang hoành hành mạnh mẽ ở Việt Nam. Nếu trước đây, chúng ta chỉ nghe nói và chứng kiến trên màn hình tivi về sự tàn phá của bệnh dịch, thì bây giờ, chúng ta đang trải qua những khốn khó nhất trong cơn đại dịch. Giữa vòng vây của đại dịch, chúng ta mới thực sự cảm nhận được thân phận con người yếu đuối mỏng manh và dễ vỡ. Không ít người đã rơi vào sự hoảng loạn và mất hết hy vọng về tương lai.
    Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng! Điều quan trọng, chúng ta đối diện với những khó khăn ấy như thế nào. Bài Tin Mừng hôm nay,[1] cho ta thấy các môn đệ đang đứng trước một khó khăn lớn. Tất nhiên, tình cảnh này không bi đát bằng những điều mà người dân Việt Nam đang phải trải qua trong cơn đại dịch, nhưng ở đây, chúng ta thấy các môn đệ đang ở trong thế bế tắc và bất lực hoàn toàn.
    Bấy giờ, Đức Giê-su hỏi Phi-líp-phê: „Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Người nói thế là để thử[2] ông” (6a). Thánh Gio-an đã khéo léo cho ta biết rằng Đức Giê-su đang „hỏi thử” người môn đệ. Chúng ta nên để ý sự khác biệt giữa thử thách và cám dỗ. Khi thử thách, người thầy hy vọng rằng học sinh sẽ vượt qua bài kiểm tra; Còn khi cám dỗ, người cám dỗ luôn muốn rằng người kia sẽ rơi thất bại và rơi vào cạm bẫy của mình. Ở đây, Đức Giê-su không có chủ ý gài bẫy. Ngài chỉ hỏi thử để hy vọng tìm thấy nơi Phi-líp-phê một đức tin mạnh mẽ hơn. „Vì Người đã biết mình sắp làm gì rồi” (6b). Đức Giê-su đã có một kế hoạch trong tâm trí. Ngài không có ý đòi buộc Phi-líp-phê phải giải quyết một vấn đề quá khó khăn, nhưng Ngài chỉ thăm dò xem, để biết chiều sâu đức tin của Phi-líp-phê thế nào.
    Có lẽ, Phi-líp-phê không nhớ đến phép lạ Đức Giê-su đã thực hiện tại tiệc cưới Ca-na.[3] Phép lạ đánh dấu sự khởi đầu của Đức Giê-su, và khiến các môn đệ tin vào Ngài. Trước đó, Phi-líp-phê đã là môn đệ của Đức Giê-su.[4] Mặc dù chúng ta không được biết cụ thể rằng Phi-líp-phê có hiện diện trong tiệc cưới Ca-na hay là không, nhưng chắc chắn ông đã nghe nói về phép lạ đó. Tuy nhiên lúc này, Phi-líp-phê không mảy may nghĩ đến việc Đức Giê-su có thể thực hiện phép lạ để nuôi dân chúng.
    Không chỉ riêng Phi-líp-phê cảm thấy tình cảnh quá khó khăn, mà một môn đệ khác cũng đã nhận ra tình hình thực tế không có gì khả quan. „Một trong các môn đệ, là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, thưa với Người: Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá.” Ông An-rê thông tin cho biết: có một nguồn lực khiêm tốn – một cậu bé với bữa trưa của mình. Ngay sau đó, ông tán thành chủ nghĩa bi quan của Phi-líp-phê: “nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”” Cả Phi-líp-phê và An-rê đều giúp chúng ta hiểu được thực trạng khó khăn thực sự mà các ông đang phải đối diện.
    Phải chăng Đức Giê-su đang thực sự muốn thử thách Phi-líp-phê và các môn đệ? Hay nói một cách khác, Thiên Chúa có thích thử thách con người không?
    Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là nguồn gốc mọi sự tốt lành. Còn sự dữ và những khó khăn trên thế giới như là một phần của cuộc sống. Và theo cái hiểu thông thường, Thiên Chúa không cần thử thách con người làm chi. Nhưng những thử thách và cám dỗ luôn hiện diện trong đời sống thường ngày, chúng là cơ hội để con người sống gần Thiên Chúa hơn.[5]
    Bài Tin Mừng hôm nay, mời gọi chúng ta tiếp tục đặt niềm tin nơi Thiên Chúa. Trong những tình cảnh khó khăn, tưởng chừng như không thể đối với con người, thì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể. Tất nhiên, chúng ta không nên hiểu lầm là mình cứ ngồi chờ đợi, Thiên Chúa sẽ ra tay cứu. Ngược lại, chúng ta được mời gọi: cố gắng vận dụng tất cả những gì mình có, để đẩy lui bệnh dịch và tin tưởng phó thác nơi Thiên Chúa. Nói một cách khác, Thiên Chúa luôn dành chỗ cho sự cộng tác của con người vào công trình của Ngài. Để phép lạ có thể xảy ra, con người cần đóng góp phần nhỏ bé của mình.
    Trở lại với câu chuyện trong Tin Mừng hôm nay. Điều gì sẽ xảy ra nếu cậu bé không muốn chia sẻ bữa trưa của mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu cậu bé nói: „Tôi cần những thức ăn này cho chính mình”; hoặc chối từ chia sẻ một cách trả lời khéo léo rằng: “Một chút của tôi sẽ không tạo ra sự khác biệt nào cả!” Ngược lại, ở đây cậu bé đã hoàn toàn quảng đại chia sẻ những gì mình có, và được Chúa ban phước lành. Đây là thông điệp chính trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay.
    Nhìn lại lịch sử loài người, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa thường dùng một số ít người tài giỏi và khiêm tốn để thực hiện hầu hết các công việc nhân danh Ngài. Nếu ai trong chúng ta bị cám dỗ và muốn thoái lui, vì nghĩ rằng mình có quá ít để đóng góp, thì cần phải nhớ rằng Chúa đã thực hiện những điều kỳ diệu thế nào từ sự quảng đại đóng góp phần nhỏ bé của con người.
    Niềm hy vọng của chúng ta trong cơn đại dịch này không phải là những hy vọng ảo tưởng vào những lời nói suông, nhưng là niềm hy vọng đặt trên những hành động cụ thể. Dù tình hình thực tế có bi đát đến đâu đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn luôn cậy trông nơi Thiên Chúa và sống liên đới với người khác. Như lời Đức Thánh Cha Phan-xi-cô từng chia sẻ với chúng ta trong cơn đại dịch: Chúng ta nên sống trong đại dịch thế nào?[6] Và cần đối phó với đại dịch bằng tình yêu không biên giới.[7] Với tình yêu ấy, chúng ta thắp lên những ngọn nến hy vọng dìu bước nhau trong đêm tối, và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.
    Xin cho chúng con biết sống yêu thương và quảng đại với anh chị em mình. Amen.
    Giuse Trần Văn Ngữ, SJ(dongten.net)
    Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và văn bản
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     
    2Bạn và Trần Mai
     
     
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NỘI NGUYỆN = CN17TN-C

  •  
    Song Loi Chua

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM C (24/7/2022)

    TIN MỪNG LUCA 11, 1-13

    ---ooOoo---

     LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CÁC KITÔ HỮU

    “Lạy Cha, nguyện xin danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (CÂU 2-4)

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

    Tôn giáo nào cũng xem trọng việc cầu nguyện vì đó là cách thể hiện mối tương quan giữa người tín hữu với thần linh. Các tín hữu Do-thái giáo  cầu nguyện với 150 Thánh Vịnh là những lời chúc tụng,ngợi khen, cảm tạ và xin ơn của cá nhân và cộng đoàn. Các tín hữu Kitô giáo vừa thừa kế cách/lời cầu nguyện của người Hi-pri vừa được Chúa Giêsu Kitô truyền dậy cách/lời cầu nguyễn với Kinh Lạy Cha.

    Ước gi sau khi đọc và suy niệm bài Phúc âm Chúa Nhật XVII Thường Niên Năm C hôm nay, chúng ta sẽ thực hiện cách/lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu Kitô đã dậy các Tông đồ khi các ngài ngỏ lời xin Ngài dậy các ông.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 11,1-13:  Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi kia. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông". Người nói với các ông:  "Khi các con cầu nguyện, hãy nói: 'Lạy Cha, nguyện xin danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ'".

    Và Người còn bảo các ông rằng: "Nếu ai trong các con có người bạn, giữa đêm khuya đến nói với người ấy rằng: 'Anh ơi, xin cho tôi vay ba chiếc bánh, vì tôi có anh bạn đi đường ghé lại nhà tôi, mà tôi không có gì thết đãi anh ấy'. Và từ trong nhà có tiếng người ấy đáp: 'Xin đừng quấy rầy tôi, vì cửa đã đóng, các con tôi và tôi đã lên giường nằm rồi, tôi không thể chỗi dậy lấy bánh cho anh được'. Thầy bảo các con, dù người đó không dậy vì tình bạn để lấy bánh cho người bạn, người đó cũng sẽ dậy, ít nữa là vì sự quấy rầy của người kia mà cho anh ta tất cả những gì anh ta cần.

    "Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho.

    "Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người"

     

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 11,1-13: 

    3.1 Thiên Chúa, Đấng lắng nghe và đón nhận lời cầu nguyện của các Kitô hữu là Cha: Chúa Giêsu mặc khải cho các Tông đồ và mọi Kitô hữu điều cốt yếu nhất của Đạo thánh Chúa: Đó là Thiên Chúa của Kitô giáo, của toàn thể nhân loại là một người CHA. Mọi lời cầu xin, mọi ước nguyện của chúng ta sẽ được dâng lên Cha và đuợc Cha lắng nghe và đón nhận. Cũng có nghĩa là mọi ước nguyện và cầu xin của chúng ta sẽ được thành hiện thực. Vì thế mà Chúa Giêsu mới dậy: ”Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho”. Lý do do chính Chùa Giêsu đưa ra là: "Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người"

    3.2 Các Kitô hữu cầu xin Thiên Chúa thực hiện những điều liên quan tới Thiên Chúa là Cha:  Con người có nhu cầu và ước nguyện của mình, thì Thiên Chúa tuy không có nhu cầu cũng có những có ước nguyện riêng của Người. Đó là Danh Thánh Chúa được nhìn nhận và xưng hô, là Thánh Ý Chúa được thực hiện, là Nước Chúa được rộng mở trong các tâm hồn và trong các cộng đồng xã hội. Chính vì thế mà Chúa Giêsu mới dậy các Tông đồ trước tiên phải cầu xin Thiên Chúa thực hiện những điều mà Thiên Chúa ước muốn: "Nguyện xin Danh Cha cả sáng (Ý Cha được thực hiện) và Nước Cha trị đến" Cầu xin Thiên Chúa thực hiện những điều Thiên Chúa ước muốn có nghĩa là các Kitô hữu thể hiện tình con thảo với THiên Chùa là Cha của mình. Cầu xin Thiên Chúa thực hiện những điều Thiên Chúa ước muốn cũng có nghĩa là các Kitô hữu phải hành động để những điều ấy được thục hiện trong cuộc sống và môi trường của mình: "Nguyện xin Danh Cha cả sáng (Ý Cha được thực hiện) và Nước Cha trị đến"

    3.3 Các Kitô hữu cầu xin Thiên Chúa ban cho mình những điều cần thiết cho đời sống phần hồn phần xác của mình: Vì lả con người yếu đuối và thiếu thốn phần hồn phần xác nên các Kitô hữu có quyền nài xin Thiên Chúa ban cho mình những ơn/điều cần thiết cho cuộc sống tâm linh và thể xác: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ". Theo ý của Chúa Giêsu thì lương thực (hằng ngày), ơn tha thứ (tội/nợ) và không sa chước cám đỗ là những nhu cầu chính đáng nhất của các tín hữu nên chúng ta có quyền nài xin Thiên Chúa ban cho những ơn/điều ấy.

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 11,1-13: 

    4.1 Xác tín Thiên Chúa là Cha: Đó chính là điều cơ bản và quan trọng nhất trong đời sống đức rin của chúng ta. Hãy đọc và suy niệm những đọan văn c3a Thánh Kinh, nhất là của Phúc âm về tình thương của Thiên Chúa, đối với loài người nói chung, với các tín hữu nói riêng. Cũng hãy nhìn lại đời sống của mình để khám phá ra sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa đối với mình.

    4.2 Cầu nguyện với Thiên Chúa với tư cách là con và chờ đợi:  Một khi chúng  ta nhìn nhận Thiên Chúa là Cha thì chúng ta có quyền bày tỏ mọi sự với Người về những nhu cầu tâm linh và vật chất của mình, về những yếu đuối và tội lỗi của mình, về những khó khăn trở ngại cản đường mình yêu mến phụng sự Thiên Chùa và yêu thương phục vụ tha nhân. Chúng ta bày tỏ những điều ấy với lòng tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng và tình thương của Cha là Thiên Chúa.

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 11,1-13: 

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con, Người đã dậy chúng con cầu nguyện cách đẹp lòng Cha và có hiệu quả nhất. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

     Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN GIÁO DÂN:

    1.- «Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi kia. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho ngày càng có nhiều người khát khao được Chúa Giêsu hướng dẫn cách cầu nguyện với Thiên Chúa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Người nói với các ông:  "Khi các con cầu nguyện, hãy nói: 'Lạy Cha, nguyện xin danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho mọi thành phần của Hội Thánh, cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để mọi Kitô hữu biết dâng lên Thiên Chúa là Cha lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dậy.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.-«Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa khi cầu xin Người những ơn cần thiết cho phần hồn phần xác của mình. 

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tất cả mọi người - lương cũng như giáo - biết được Thiên Chúa là Cha tốt lành hơn mọi người cha mà bày tỏ mọi ước nguyện và nhu cầu chính đáng của mình.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xiâu2 nguyệni chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con. Người đã dậy chúng con cách cầu nguyện đẹp lòng Cha và mang lại kết quả  cho chúng con. Xin Cha ban cho chúng con lòng cậy trông và sụ kiên trì trong cầu nguyện. Chúng con cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con Amen.

    Sàigòn ngày 23 tháng 7 năm 2022 

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

     

     

    --

CẢM NGHIỆM SÓNG LC - ĐBĐM - CN17TN-C

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGM SAIGON

  •  TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Bảy tuần 16 Thường niên năm II - Kiên nhẫn và lạc quan (Mt 13,24-30)

    Tin mừng: Mt 13, 24-30

    24 Đức Giê-su trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn khác: “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình.

    25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất.

    26 Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện.27 Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?”

    28 Ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó!” Đầy tớ nói: “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?”

    29 Ông đáp: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa.

    30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Nước Trời ở trần gian lẫn lộn cả người lành kẻ dữ. Lòng Chúa nhân từ và kiên nhẫn đợi chờ để người tội lỗi được cứu độ.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, đã có lúc con thắc mắc: tại sao bao kẻ xấu cứ được ung dung, bao người gian ác gây tai họa cho người khác mà không thấy Chúa trừng phạt.

    Hôm nay, qua dụ ngôn cỏ lùng, tâm trí con như được khai mở. Nếu cỏ lùng bị nhổ ngay tức khắc, chắc chắn lúa tốt sẽ bị ảnh hưởng. Nếu người xấu bị tai họa và kẻ gian ác bị tiêu diệt ngay tức khắc, thì người ta sẽ sống tốt vì sợ hơn là vì yêu mến.

    Lạy Chúa, trần thế này là trường học để tập đức yêu thương và là nơi luyện lòng tin cậy. Chỉ có môi trường tự do và thử thách mới làm cho tình yêu và niềm tin phát triển. Đó là lý do Chúa để cho con được tự do, kể cả tự do chống lại Chúa. Đó là ý nghĩa của những thử thách mà con gặp thường xuyên trong cuộc đời.

    Lạy Chúa, kẻ dữ và người xấu, trước hết là chính con. Con cám ơn Chúa vì dù đã bao lần con làm điều dữ, xúc phạm đến anh em và chống lại cả Chúa, mà Chúa vẫn kiên nhẫn đợi chờ con thống hối. Lòng nhân từ Chúa thật là mầu nhiệm. Chúa chỉ muốn chờ đợi con hối cải để được hạnh phúc. Chỉ có người nào chống lại Chúa và cố tình chống lại mãi mãi, mới làm cho công trình sáng tạo và cứu chuộc nơi người ấy bị thất bại. Chúa luôn hy vọng nơi con, xin cho con biết trông cậy nơi Chúa. Chúa kiên nhẫn với con, xin cho con biết kiên nhẫn với chính mình. Dù con sa đi ngã lại, dù con quá yếu hèn, xin Chúa giúp con biết tin vào tình thương và ơn thánh Chúa. Xin cho con luôn luôn trung thành với Chúa. Amen.

    Ghi nhớ: “Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- CHRISTOPHER - CN17TN-C

  •  
    Mo Nguyen
     

        

     

     

     

                                                    SEVENTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR C

                                                                                    24 JULY 2022

                                                                      BREAKING OPEN THE WORD

                                                          FOUNDATION OF PRAYER (Luke 11: 1-13)

    Like the disciples we find ourselves asking, ‘Lord, teach us to pray’. All people of faith are called to pray but how are we to pray? What attitudes are appropriate? Should we be fearful of the living God or trusting and open? The readings for today provide us with some useful orientations. Abraham’s pleading for Sodom and Gomorrah is not simply a theoretical concern. Abraham is pleading for the survival of Lot and his family, though he does not mention them specifically. He is prepared to push God’s mercy to the limit to save his relatives. His trust in God and his courageous persistence is the very stuff of the life of faith. Those who seek will find, to those who knock the door will be opened. Abraham knew that the living God was a God of justice and mercy; Jesus goes further to show that the living God is also to be seen as a loving parent, a tireless provider, to be addressed as our Father.

    Paul knew that we can have this sort of confidence in God because of what had come about through Jesus’ death. Our baptism enables us to share in his saving death and resurrection. On the cross, Jesus has already graciously paid the debt our sin would normally require us to pay. Because of this gift, we can approach God with confidence and trust because the burden of our past has already been taken up by Jesus.

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

                              The Beautiful Garden of Prayer:

                  (208) The Beautiful Garden of Prayer - YouTube

     

                                   KINH LẠY CHA - Gioakim:

                                      KINH LẠY CHA - Gioakim - Bing video