2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON - THỨ BẢY

  •  TGM  NGUYỄN NĂNG

    Thứ Bảy tuần 14 Thường niên năm II - Đừng sợ! (Mt 10,24-33)

    Tin mừng: Mt 10, 24-33

    24 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Môn đệ không hơn thầy, và tôi tớ không hơn chủ mình.

    25 Môn đệ được bằng thầy, tôi tớ được bằng chủ mình thì đã là khá rồi. Nếu họ đã gọi chủ nhà là Bêelgiêbul thì huống hồ là người nhà của Ngài.

    26 Vậy các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết.

    27 Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà.

    28 “Các con đừng sợ kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn. Các con hãy sợ Đấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục.

    29 Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao ? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến.

    30 Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. 31 Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần.

    32 “Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên trời.

    33 Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng ta phải kính sợ. Xác tín điều đó, ta sẽ can đảm làm chứng cho Chúa, và ta sẽ sống đạo vì Chúa mà thôi.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, chính Chúa đã tạo dựng hồn xác con và làm chủ mạng sống con. Chỉ có Chúa là Đấng con yêu mến và kính sợ trên hết mọi người, mọi sự. Thế nhưng đối với con điều ấy không dễ. Áp lực xã hội và dư luận là rào cản hữu hình, con dễ nhận thấy nên con thường sợ những điều ấy hơn sợ Chúa. Con thường sợ người đời cười chê hơn kính sợ Chúa. Con nể xã hội, bạn bè, cha mẹ, hơn kính nể Chúa. Rất nhiều lúc vì nể nang mà con đã làm điều sai trái. Con mà không đi lễ thì sợ người ta đánh giá con khô khan, con mà gian tham thì sợ người ta khinh ghét con, con không đóng góp việc chung thì sợ người ta coi con là kẻ keo kiệt, ích kỷ. Chúa đang mong con phải tiến xa hơn mức độ đó. Con sống tốt không phải vì sợ ai cho bằng là vì con muốn sống đẹp lòng Chúa. Làm phiền lòng Chúa, đó là điều con đáng sợ nhất mà con phải sợ.

    Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho con để con nhận ra Chúa đang hiện diện bên con và nhìn thấy con, để nhờ đó, trước khi suy nghĩ điều gì, nói câu gì hoặc làm việc gì, con sẽ biết chọn lựa, đắn đo suy nghĩ, nói năng, hành động sao cho đẹp lòng Chúa. Được mọi người đánh giá tốt về con, đó là điều đáng mừng. Nhưng điều đáng mừng nhất và cần thiết nhất là con sống sao để chính Chúa cũng đánh giá tốt về con.

    Xin Chúa cho con biết kính sợ Chúa hết lòng để con can đảm sống theo lời Chúa. Và với lòng kính sợ nhưng tràn ngập tin yêu phó thác, con sẽ can đảm làm chứng về Chúa mà không sợ hãi. Amen.

    Ghi nhớ: “Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NỘI NGUYỄN - CN15TN-C

  •  
    Song Loi Chua
     

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM C (10/7/2022)

    ---ooOoo---

    TỪ

    “AI LÀ ANH EM CỦA TÔI?”

    ĐẾN

    “TÔI LÀ ANH EM CỦA AI?”

    TIN MỪNG LUCA 10, 25-37

    “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết"

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Các tôn giáo chân chính, trorng đó có Kitô giáo, đều là Đạo có không gian hai chiều: chiều cao và chiều rộng. Chiều cao là mối tương quan giữa mỗi người tín hữu với thần linh, với Thiên Chúa. Còn chiều rộng là mối tương quan giữa mỗi người tín hữu với những người xung quanh là đồng loại, là anh em. Nhưng không phải người tín hữu nào cũng nhận thực  được cả hai chiều kích quan trọng của Đa, trong đó có Kitô giáo than yêu của chúng ta.

    Đọc bài Phúc âm Chúa Nhật XV Thường Niên Nam C hôm nay chúng ta thấy Chúa Giêsu đã thật khéo léo giúp cho người thông luật (Do thái) và mọi người chúng ta hiều tầm quan trong của chiều ngang của Đạo Chúa. Đó là cứu giúp người hoạn nạn, khổ đau trong cuộc đời. Chiều ngang này gắn chặt rất mật thiềt với dọc của Đạo. Đó là điều nhiều người dễ quên.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 10,25-37: Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời". Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống". Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?" Chúa Giêsu nói tiếp:

    "Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông'. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy"

     

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 1v0,25-37

    3.1 Từ chiều cao đến chiều rộng của Kitô giáo: Câu hỏi và câu đáp đầu tiên giữa Chúa Giêsu và người thông luẫt liên quan tới chiều cao và chiều rộng của Kitô giáo: “Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời". Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống".

    3.2 Câu chuyện người Samari tốt lành:  Người thông luật muốn bào chữa hay bênh vực cách hiểu hẹp hòi của người Do-thái nên hỏi Chúa Giêsu "Nhưng ai là anh em của tôi?" Để trả lời, Chúa Giêsu kể câu chuyện người Samari tốt lành: "Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông”.

    3.3 Từ “Ai là anh em của tôi?” đến “Tôi là anh em của ai?”: Điều Chúa Giêsu hỏi và mong đợi từ người thông luật là: Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy"

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 10,25-37

    4.1 Tỏ lòng thương xót những ai (hoạn nạn) là chúng ta biến mình thành anh em của những người ấy: Nhìn vào xã hội chúng ta thấy có rất nhiều người nghèo đói, khổ sở, hoạn nạn cần được quan tâm yêu thương và chăm sóc.

    4.2 Chìa tay cứu giúp nhửng anh chị em bất hạnh:  Không chỉ nói xuông các Kitô hữu phải là những người chìa bàn tay, móc tiền trong túi ra, bỏ thời gian công sức cứu giúp người khốn khó. Các vị thừa sai đã đặt cho chúng ta Kinh Thương Người có 14 mối, thương xác 7 mối, thương linh hồn 7 mối. Chúng ta hãy cứ đấy mà thực hiện.

     

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 10,25-37:

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con, Người đã dậy chúng con về hai chiều kích của Đạo. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

     Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN GIÁO DÂN:

    1.- «Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho ngày càng có nhiều người thắc mắc về làm cách nào để được sống đời đời.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy giúp mọi người hiều đầy đủ và sâu sắc về Đạo Chúa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.-«Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu không chỉ biết những đòi hỏi của Đạo Chúa mà còn thực hiện những đòi hỏi ấy của Đạo Chúa. 

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Ông cũng hãy đi và làm như vậy»  Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tất cả các tín hữu biết làm phước cho những người hoạn nạn giống như người Smari tốt lành.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con. Người đã dậy chúng con cách yêu thương người xung quanh. Chúng con xin Cha ban cho chúng con sức mạnh của tình yêu để chúng con dấn thân cứu giúp những người khốn khở. Chúng con cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con Amen.

    Sàigòn ngày 9 tháng 7 năm 2022 

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

     

     

    --

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NGẮN GỌN - MƠ NGUYỄN

  •  
    Mo Nguyen

       

     

     

     

                                                    FIFTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR C

                                                                                    10 JULY 2022

    A REFLECTION (Luck 10: 25-37)

    TO WHOM CAN I BE A NEIGHBOUR? The command to love our neighbour is as broad as our definition of the word ‘neighbour’. Are the people living next door the only ones we consider to be our neighbours? Do we include people in neighbouring streets, towns, or countries, and people of other faiths? Jesus answers these questions by telling the story of the Good Samaritan. As we hear this story we realise that the key question is never, ‘who is my neighbour?’, rather, ‘to whom can I be a neighbour?’

     

        Beginners’ Bible The Good Samaritan Song | NOW WITH LYRICS!!!:

    Beginners’ Bible The Good Samaritan Song | NOW WITH LYRICS!!! - Bing video

                                 Samaritan Người Samari nhân lành 연극:

                                            168) Samaritan Người Samari nhân lành 연극 - YouTube

     

     

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER - CN15TN-C

  •  
    Mo Nguyen
     
     

      

     

     

                                                   FIFTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR C

                                                                                 10 JULY 2022

                                                                    BREAKING OPEN THE WORD

                                                        CREATION BORN ANEW (Luck 10: 25-37)

    The unifying theme of today’s readings is being at peace with God, oneself and others. For Deuteronomy, the call is to find peace through faithfulness to the Mosaic law. While the challenge seems daunting, it is possible. The Gospel expands this by calling us to find true peace by loving our neighbour. The parable of the Good Samaritan challenges us to see that it is not a question of determining who my neighbour is, as much as to whom I can be a neighbour. 

     

    The reading from the letter to Colossians is one of the Church’s earliest hymns and it is a powerful and beautiful reflection on the place of Jesus in God’ saving plan. In the light of the resurrection, the first Christians quickly came to see that what had happened in Jesus of Nazareth could not be limited to his earthly ministry. It had become impossible to speak of God’s plan of salvation without seeing Jesus as its centre and lynchpin. Paul sees Jesus as the unifying and life-giving force behind all of creation. While the hymn stresses the pride of place that Jesus has in God’s saving plan as well as his lordship of all creation, the place and role of the cross in not forgotten. Peace and reconciliation have been achieved through Jesus’ blood. It is on the cross, as nowhere else, that Jesus is Lord of all  creation, and it is here that creation in born anew.

     

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

     

                        The Good Samaritan (Luke 10:25-37):

               The Good Samaritan (Luke 10:25-37) - Bing video

                              NGƯỜI SA-MA-RI NHÂN LÀNH:

                                       (169) NGƯỜI SA-MA-RI NHÂN LÀNH - YouTube

     

     

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -LM MINH ANH - THỨ NĂM

  •  LM MINH ANH
     
     Thứ Năm, tuần XIV Thường Niên, Năm Chẵn  -   Hs 11: 1-4, 8e-9  -  Mt 10, 7-15
     

    KHÔNG CHỈ VÔ GIÁ, NHƯNG CÒN LÀ MIỄN PHÍ

    “Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không!”.

    Richard Baxter nói, “Bạn và tôi không trả gì cho tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha, không trả gì cho sự cứu chuộc của Chúa Con, không trả gì cho bảy nguồn ân huệ của Thánh Thần; và cũng không trả gì cho sự yên nghỉ đời đời của mình! Thật đáng kinh ngạc khi nghĩ về sự khác biệt không thể đo lường giữa những gì chúng ta hưởng nhận và những gì chúng ta đáng chịu. Hãy gắn trên cửa địa ngục tấm bảng “Đáng Chịu”, và gắn trên cửa thiên đàng tấm bảng “Miễn Phí!”. Tình yêu này ‘không chỉ vô giá, nhưng còn là miễn phí!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Tình yêu này ‘không chỉ vô giá, nhưng còn là miễn phí!’”. Cùng với tư tưởng của Richard Baxter, Lời Chúa hôm nay đặt ra câu hỏi, giá phải trả của Tin Mừng là bao nhiêu? Có thể đặt một mức giá đối với Tin Mừng? Thật thú vị, không chỉ một, mà là hai; một giá ‘mua’, một giá ‘bán!’. Phải ‘tốn’ bao nhiêu để ‘nhận được’ Tin Mừng? Và phải ‘tính’ bao nhiêu, để có thể ‘trao tặng’ nó? Kết quả là một câu trả lời kép, Tin Mừng ‘không chỉ vô giá, nhưng còn là miễn phí!’.

    Vậy để có Tin Mừng, chúng ta phải ‘tốn’ bao nhiêu? Câu trả lời là vô giá! Tin Mừng không bao giờ được thanh toán bằng tiền hoặc có thể sở hữu nó bằng một hiện vật. Nó vô giá! Chúa Giêsu nói, “Các con đã lãnh nhận nhưng không”, nghĩa là không phải trả bất cứ một điều gì để có nó. Thật thú vị, ‘Tin Mừng’ vô giá đó cũng được tặng không cho Israel dân Chúa. Bài đọc Hôsê hôm nay tiết lộ, Thiên Chúa nói với dân Ngài những lời không thể ngọt ngào hơn, “Lúc Israel còn niên thiếu, Ta đã yêu thương nó; Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai Cập”; “Ta đã bồng chúng trên cánh tay Ta”; “Quả tim Ta thổn thức trong Ta, ruột gan Ta bồi hồi”. Israel không phải trả gì cả, tuyệt đối không, khi được chọn làm dân riêng của Ngài!

    Thứ đến, phải ‘tính’ bao nhiêu để chúng ta có thể cung cấp Tin Mừng cho người khác? Câu trả lời là “miễn phí!”. Chúng ta không có quyền tính phí hoặc mong đợi bất cứ điều gì để cho đi một cái gì đó mà chúng ta không sở hữu. Sứ điệp cứu rỗi của Phúc Âm thuộc về Chúa Kitô; Ngài đã đến thế gian, tự do trao tặng nó cho mọi người cách nhưng không! “Hãy cho nhưng không!”, chúng ta phải cung cấp miễn phí Tin Mừng cho người khác; hành động cung cấp này hàm chứa một đòi hỏi âm thầm, thúc giục chúng ta hiến dâng chính mình. Vậy đâu là lời biện minh cho việc tự do ‘cho đi’ này? Lời biện minh là, chúng ta đã nhận được mọi thứ “miễn phí!”.

    Anh Chị em,

    “Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không!”. Tại sao? Bởi lẽ, Tin Mừng không là gì khác mà là một con người, Chúa Giêsu. Ngài đến sống giữa chúng ta, sống trong chúng ta; thì đến lượt, chúng ta cũng phải trở thành một món quà miễn phí cho người khác! Mọi sự bạn và tôi có, ơn tự nhiên, ơn siêu nhiên; từ đôi môi biết nói, đôi tai biết nghe; từ hơi thở tự nhiên, hơi thở siêu nhiên; từ sự sống thể xác, sự sống tinh thần; từ những gì thấy được đến những gì vô hình… mọi sự đều miễn phí. Đó là “tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha, sự cứu chuộc của Chúa Con, bảy nguồn ân huệ của Thánh Thần”. Và cụ thể hơn, một cơn mưa giữa hạ, dịch bệnh bay xa… bên cạnh đó, Tin Mừng được ban, Máu Thịt Con Chúa được tặng, giáo huấn Hội Thánh được dạy… Rõ ràng, tất cả ‘không chỉ vô giá, nhưng còn là miễn phí!”. Nếu có đức tin, thấy như Thiên Chúa thấy, chúng ta đã thay đổi cách sống! Chớ gì chúng ta biết trao ban các giá trị Tin Mừng đó một cách nhưng không cho những ai đang cần đến; chỉ cần bắt đầu với một nụ cười, một sự hiện diện cảm thông, một ánh mắt nhân từ, một lời nói yêu thương!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin rộng mở trái tim con, hầu con có thể đón nhận chính Chúa như một Tin Mừng Sống, ‘không chỉ vô giá, nhưng còn là miễn phí’. Đến lượt con, con có thể 'tặng không' Tin Mừng “Giêsu” cho anh chị em con, qua chính cuộc sống con!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng