2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM TRẦN NGÀ - CHÚA LÊN TRỜI

HƯỚNG VỀ TRỜI CAO

(Suy niệm Lễ Chúa lên trời)

Có một đàn chim đông đảo bị giam nhốt trong một chiếc lồng khá lớn. Kiếp sống ngục tù trong cảnh “chim lồng cá chậu” làm cho đa số chim trong lồng không có cơ hội cất cánh bay lên, thế nên đôi cánh của chúng gần như tê liệt. Đối với chúng, thế giới chỉ là chiếc lồng chật chội và khoảng không gian nhỏ hẹp chung quanh. Hằng ngày chúng chen chúc trong lồng, an phận sống kiếp gia cầm chờ ngày bị đem đi xào nấu.

Vào một ngày đẹp trời, con chim mẹ trổ được một lỗ hổng trên đỉnh chiếc lồng và thoát ra được bên ngoài, tung cánh bay vút lên cao giữa khung trời cao rộng.

Khi thấy chim mẹ được diễm phúc đó, đoàn chim con tràn đầy hân hoan và hy vọng. Nhiều con chim trong lồng bắt đầu cố gắng luyện tập cho đôi cánh mạnh mẽ lên để có thể bay cao, thoát ra khỏi chiếc lồng chật chội như ngục tù giam hãm đời mình, để bay vút lên trời xanh nối theo chim mẹ.

 

Hướng về trời cao

Qua biến cố sống lại và lên trời, Chúa Giê-su tỏ cho chúng ta thấy rằng kiếp người không phải chỉ giới hạn trên trái đất chật hẹp nầy nhưng còn được nối tiếp trong thế giới thiêng liêng và Ngài đã mở ra cho chúng ta một lối thoát, thoát ra khỏi thế giới tạm bợ để vào thiên quốc.

Sự kiện Chúa Giê-su lên trời hướng tâm hồn chúng ta về trời cao, giúp chúng ta biết cùng đích của đời người không phải là chốn trần gian tạm bợ, không phải là nấm mộ thấp hèn mà là cõi thiên đàng hạnh phúc. Ngài lên trời mở ra cho chúng ta một chân trời mới, một triển vọng mới.

Vì thế, chúng ta đừng bám chặt vào thế giới phù du tạm bợ này, vì không sớm thì muộn, chúng ta cũng phải từ bỏ nó. Vậy thì đừng đắm mình trong nếp sống ươn hèn tội lỗi, đừng ngụp lặn trong lạc thú mau qua, đừng chỉ biết cúi xuống để sống an phận, mà phải biết ngẩng đầu sống siêu thoát và biết hướng tâm hồn lên cao.

Khi đàn chim non thấy chim mẹ bay thoát ra khỏi chiếc lồng giam nhốt mình từ bấy lâu nay thì chúng quyết luyện tập cho đôi cánh được mạnh mẽ để có thể thoát ra khỏi chốn ngục tù, tung cánh bay lên cao như chim mẹ.

Vậy thì chúng ta cũng phải kiên trì luyện tập mỗi ngày, cho đức tin của mình được mạnh mẽ, cho tâm hồn đạo đức được gia tăng, cho lòng mến được dồi dào, nhờ đó, mai đây chúng ta có thể “cất cánh” về với Thiên Chúa là nguồn hoan lạc của chúng ta.

 

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa đã xuống trần để vạch đường chỉ lối cho chúng con về thiên quốc. Chúa đã về trời để dọn sẵn chỗ ở cho chúng con trên thiên đàng như lời Chúa nói: “Thầy đi dọn chỗ cho các con, Thầy lại đến và đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó” (Ga 14, 3).

Xin cho chúng con biết rèn luyện “đôi cánh mến Chúa yêu người” cho mạnh mẽ, để đủ sức “bay” về nơi Chúa đã dọn sẵn cho chúng con trên cõi trời. Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

 

TIN MỪNG LUCA (Lc 24, 46-53)

 

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Như đã ghi chép là Đức Kitô phải chịu khổ hình và ngày thứ ba từ cõi chết sống lại; và nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là nhân chứng những sự việc ấy. Thầy sẽ sai đến với các con Đấng Cha Thầy đã hứa; vậy các con hãy ở lại trong thành cho đến khi mặc lấy quyền lực từ trên cao ban xuống”.

Rồi Người dẫn các ông ra ngoài, đến làng Bêtania, và giơ tay chúc phúc cho các ông. Sự việc xảy ra là đang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời. Các ông thờ lạy Người, và trở về Giêrusalem lòng đầy vui mừng. Các ông luôn luôn ở trong đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa. Amen.

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên C

Video Player
 
00:00
 
31:29
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TS DUYỆT - CHÚA LÊN TRỜI

  •  
    DM Tran
     

    ÁI MỘ NHỮNG SỰ TRÊN TRỜI

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Trong cuộc hành hương dõi theo vết chân Chúa năm 2019, tôi đã đến nơi được cho là ở đó Chúa Giêsu từ giã các môn đệ và lên trời. Tại đây, tôi cũng có dịp nhìn thấy hòn đá có vết chân người, mà theo người hướng dẫn cắt nghĩa, đó là dấu chân của Chúa Giêsu.

     

    Đứng ở nơi này, tôi cũng có cảm giác lâng lâng, bâng khuâng, lưu luyến với tâm trạng Thầy trò ly biệt như các môn đệ năm xưa. Lời thánh sử Luca đã ghi đang lập lại trong tôi:Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.” (Lc 24:50-53) Và tôi cũng cảm nhận được nỗi buồn len lén tâm tư trong các ông, khi tôi nhớ lại những lời trong Tông Đồ Công Vụ: Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.” (1:11) 

     

    Một đàng “Lòng đầy hoan hỷ” vì thấy Thầy về cùng Chúa Cha,  một đàng như lưu luyến, bịn rịn của giây phút biệt ly: “Sao còn đứng nhìn lên trời?” Giữa hai tâm trạng ấy, tôi cảm thấy lời nguyện của Giáo Hội dạy khi suy ngắm mầu nhiệm Chúa về trời có một cái gì khiến ta phải suy nghĩ: “Thứ Năm thì ngắm Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được lòng ái mộ những sự trên trời.”

     

    Trên trời thì có sự gì để “ái mộ”? Thực tế đã có ai lên trời mà biết được trên đó có những gì? Sinh hoạt ra sao? Nếu trời là thiên đàng, thì phải chăng ở trên đó là chốn bồng lai tiên cảnh, miền cực lạc, hoặc nơi sáng láng, vui vẻ vô cùng.

     

    Phi hành gia Nga, Yuri Gagarin được cho là người đã nói câu này sau khi từ quĩ đạo trái đất trở về: “Tôi đã nhìn và đã nhìn và đã nhìn, nhưng tôi không thấy Chúa đâu cả”. Khác với những kẻ vô thần không tin có Chúa, và cũng không nhìn thấy Chúa, thánh Phaolô trong cơn ngất trí, được đưa lên đến tầng trời thứ ba đã viết: “Mắt chưa hề xem, tai chưa hề nghe, lòng trí chưa hề tưởng tượng được những gì Thiên Chúa đã chuẩn bị cho những kẻ Ngài yêu thương.” (1 Cor 2:9)

     

    Ngoài tầng trời thứ ba, còn có bao nhiêu tầng trời khác nữa thuộc cái vũ trụ bao la? Và như vậy, thiên đàng là một cái gì khiến sự hiểu biết của trí khôn con người trở nên bất lực. Tương tự như thánh Augustine trên một bãi biển khi suy về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Ông thành ý, nhưng việc làm của ông cũng không khác gì một em bé lấy chiếc vỏ sò tát nước biển vào một lỗ cáy.

     

    Vậy chúng ta sẽ tìm kiếm gì hôm nay khi suy niệm về cuộc chia ly giữa Chúa Giêsu và các môn đệ lúc Ngài về trời. Tìm kiếm một thiên đàng như một nơi chốn mà ở đó không còn bất công, chiến tranh, và bạo loạn? Đời sống con người sẽ không có chết chóc, khổ sầu, đói khát, nghèo hèn, ốm đau và bệnh tật?  Thật ra, đây không phải là thiên đàng mà Chúa Giêsu đã trở về. Và cũng không phải là thiên đàng mà Ngài đã hứa ban tặng cho những ai trung thành, yêu mến Ngài, và tuân giữ lời Ngài.  

     

    Nhưng qua việc Chúa về trời, qua hình ảnh thánh sử Luca, cũng như thánh Phaolô đã ghi lại, chúng ta biết được điều này, đó là Chúa Giêsu về trời hay về nơi Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị với bản tính nhân loại đã được phục sinh, hòa trộn với bản tính Thiên Chúa trong tình yêu vĩnh cửu. Đây là điều mang lại cho con người niềm hy vọng sau cuộc đời này sẽ được về hưởng vinh quang Thiên Quốc, nhờ bản tính con người đã được thánh hóa, nâng lên hàng thần thánh trong Chúa Kitô.  

     

    Ngoài ra, điều mà con người cần phải suy ngắm mỗi khi nhìn lên trời là nơi đó Thiên Chúa đang ngự trị, đang chờ đón chúng ta bằng một tình yêu vô biên của người Cha. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, một hôm nhìn lên bầu trời, đã chỉ lên đó và nói với cha mình: “Cha coi. Tên con đã được ghi trên trời kìa”. Và cũng ở nơi đó, chúng ta được yêu mến Thiên Chúa một cách thỏa tình mà không bị giới hạn bởi con người thể chất, bởi những nghịch cảnh chung quanh, và nhất là bởi Satan luôn tìm mọi phương cách để phá vỡ tình yêu mà chúng ta muốn dành để kính mến Ngài. “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Gioan 4:8 và 1 Gioan 4:16). Ở nơi đó, chúng ta sẽ được mặt đối mặt nhìn ngắm và yêu mến Thiên Chúa tốt lành. “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ biết hết, như Thiên Chúa biết tôi.” (1 Cor 13:12)

     

    Và đó là những gì chúng ta phải suy ngắm, yêu mến, ái mộ mỗi khi nhìn lên trời. Đặc biệt hôm nay cũng như các môn đệ khi lưu luyến chia tay Thầy mình lúc Ngài về trời.

     

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - - LM MINH ANH - THỨ SÁU CN7PS-C

  •  

     
     
     
    Thứ Sáu tuần VI Phục Sinh - Cv 18, 9-18 - Ga 16, 20-23a
     

    KHÚC DẠO ĐẦU CHO MỘT NIỀM VUI LỚN HƠN

    “Cứ nói đi, đừng làm thinh; vì Ta ở cùng con!”.

    Trong cuốn “A Holy Rebellion”, “Một Cuộc Nổi Loạn Thánh”, Thomas Ice & Robert Dean đặt vấn đề, “Khi nào chúng ta hành động giống như Satan?”. Câu trả lời là, “Khi chúng ta chú ý hơn đến việc, đơn giản là, duy trì tình trạng hiện tại của mình. Khi chúng ta đặt lợi ích bản thân và vật chất trên lợi ích của Chúa Kitô. Và khi chúng ta coi khổ đau và cái chết trong cuộc sống của mình như một thất bại, thay vì là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn’, Niềm Vui Phục Sinh!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Ý tưởng của hai tác giả trên một lần nữa được gặp thấy trong Lời Chúa hôm nay. Quan điểm của Chúa Giêsu hoàn toàn tương đồng với quan điểm của hai ông; rằng, khổ đau, bắt bớ, chỉ là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn!’. Vì thế, thông điệp “Ta ở cùng con” Chúa Giêsu gửi cho Phaolô qua bài đọc Công Vụ Tông Đồ cũng là thông điệp Ngài gửi cho các môn đệ và cả chúng ta qua bài Tin Mừng.

    Khi nói, “Cứ nói đi, đừng làm thinh; vì Ta ở cùng con!”, Chúa Giêsu muốn xác nhận những gì rồi đây, Phaolô sẽ phải chịu và điều đó có thể khiến ông sợ hãi là có thật! Việc người ta sẽ tìm cách bịt miệng Phaolô là có thật! Việc chống đối Phaolô và Phúc Âm Phaolô rao giảng là có thật! Vì vậy, Ngài trấn an, “Ta ở cùng con, không ai tra tay hại được con; vì Ta có một dân đông đảo trong thành này!”. Qua đó, Chúa Giêsu cho biết, bách hại, tù đày… Phaolô sẽ chịu, những gì không thể thiếu của người môn đệ, sẽ chỉ là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn’, “Niềm Vui Phục Sinh”, “Niềm Vui Thiên Chúa được nhận biết”. Dân thành này, rồi ra cũng tuyên xưng, “Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu” như dân các thành khác, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca.

    Với bài Tin Mừng, thông điệp của Chúa Giêsu càng đậm nét hơn. Với những ai theo Ngài, Chúa Giêsu thừa nhận những nỗi đau và u buồn đang ở phía trước họ, “Các con sẽ khóc lóc; còn thế gian, sẽ vui mừng”. Dẫu thế, Ngài kịp trấn an, “Thầy sẽ gặp lại các con!”; nói cách khác, “Thầy sẽ ở cùng các con, ở với các con và ở trong các con!”. Sau đó, không thể tin được, Ngài dùng một hình ảnh sống động, thú vị, tưởng như chính Ngài đã từng trải nghiệm, “Người phụ nữ sinh con rồi, thì không còn nhớ đến gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui”. Như vậy, Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng, sự hiện diện thường xuyên của Ngài bên chúng ta, trong chúng ta, với chúng ta, sẽ giúp chúng ta vượt qua bất cứ nghịch cảnh nào; và mọi hiểm nguy, đòn bọng, hay bất cứ điều gì khác nữa, cũng chỉ là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn!’.

    Anh Chị em,

    “Ta ở cùng con!”. Đó cũng là những gì Thiên Chúa thường hứa với những ai Ngài gọi và trao cho họ một sứ vụ. Khi chọn Môisen, sai ông đi giải phóng dân; ông hỏi một đàng, Chúa trả lời một nẻo, “Con là ai mà dám ra trước Pharaô?”; Ngài trả lời, “Ta sẽ ở cùng ngươi!”. Thật lý thú, vì từ đó, xem ra Môisen có một tên mới, “Ta Sẽ Ở Cùng Ngươi”; trong biến cố Truyền Tin, Gabriel cất lời chào Đức Mẹ, “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, ‘Chúa ở cùng bà’”; mỗi ngày trong Thánh Lễ, chúng ta chào nhau, “Chúa ở cùng anh chị em”, “và ở cùng cha”… Đó là một sự thật đáng vui mừng! Đừng quên, Chúa Giêsu là Emmanuel, “Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta!”. Thiên Chúa ở cùng chúng ta như đã ở với Chúa Giêsu suốt cuộc đời dương thế của Ngài. Vì thế, bao khốn khổ, đớn đau Ngài đã trải qua, kể cả cái chết trên thập giá… tất cả chỉ là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn’, “Niềm Vui Phục Sinh” vốn đã tiềm tàng ở cuối chân trời!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, ước gì con luôn đi qua cuộc đời này với sự duyên dáng và phẩm giá của một người con Chúa; một người con có Chúa ở cùng. Xin cho con biết, triều thiên của con, Chúa đang cầm trên tay; và mọi đau khổ của con chỉ là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn!’”, Amen.

     

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER

  •  
    Mo Nguyen
     

                                                                                         

     

                                     

                                                              THE ASCENSION OF THE LORD

                                                                                       29 MAY 2022

                                                                                                                                                     

                                                                           BREAKING OPEN THE WORLD

                                                              REFLECTING ON OUR CALL (Luke 24: 46-53)

     

    As we celebrate the feast of the Ascension the words of the angels to the disciples can serve as a useful reminder of the meaning of this feast: ‘Why are you standing here looking up at the sky?’ The disciples had just witnessed the departure of their Lord and while their immediate reaction was natural there was work to be done; a mission had been entrusted to them. It was no time for standing still but getting down to the work at hand.

    Firstly, the Lord had given them the mission of preaching the salvation that Jesus offered to the whole world. Secondly, they had to prepare for the gift of the Spirit which would enable and empower them to undertake their task. As the Gospel of Luke concludes we find the disciples in prayer in the temple waiting for the gift of the Spirit, joyfully pondering on what they had experienced.

    The reading from the letter to the Ephesians calls us to share in that journey of reflection into the meaning of not only the life of Jesus but our own life as Christians. As Paul reflected on Jesus’ life, death and resurrection, he came to see that it was truly a cosmic event. Jesus was not just Lord of death but all creation. The Ephesians are invited to reflect on the richness of the gift they have all received as Christians. Today’s feast of the Ascension calls us to rejoice in, and reflect on, our call and mission.

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

     

                                       WE ARE CALLED - Bing video:

             (53) We Are Called - Haas | Notre Dame Folk Choir - YouTube

     

                                  Lễ Chúa Thăng Thiên - Thánh Vịnh 46:

     

                          Lễ Chúa Thăng Thiên - Thánh Vịnh 46 - Bing video

     

     

     

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NỘI NGHUYỄN - CN7PS-C

  •  
    Song Loi Chua
     

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH NĂM C (29/5/2022)

    ---ooOoo---

    CHÚA GIÊSU KITÔ ĐƯỢC CHÚA CHA TÔN VINH

    "Sự việc xảy ra là đang khi Người chúc phúc cho các ông,

    Người rời khỏi các ông mà lên trời”

    TIN MỪNG LUCA 24, 46-53

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Về Lễ Thăng Thiên của Chúa Giêsu mà Hội Thánh mừng kính hôm nay, xét dưới nhiều góc độ thì chúng ta phải thừa nhận rằng biến cố hay sư kiện Chúa Giêsu lên/về trời rất là lô gích: Nếu Chúa Giêsu đã từ trời xuống thì việc Người về trời là lẽ tất nhiên. Nếu Chúa Giêsu đã từ Cha mà đến thì việc Người trở về trời với Cha còn gì hợp lý hợp tình hơn. Nếu Chúa Giêsu đã tự bỏ mình trong cuộc sống hơn 30 năm ở trần gian  và nhất là trong cái chết đau thương trên thập giá thì việc Người được Thiên Chúa tôn vinh và vũ trụ chúc tụng ngợi khen cũng là lẽ công bằng.  Nếu Chúa Giêsu đã chết và phục sinh, đã lên trời thì những ai theo Người cũng phải hướng về trời như lời nhắc nhở của các thiên thần.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 24,46-53:  Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như đã ghi chép là Đức Kitô phải chịu khổ hình và ngày thứ ba từ cõi chết sống lại; và nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là nhân chứng những sự việc ấy. Thầy sẽ sai đến với các con Đấng Cha Thầy đã hứa; vậy các con hãy ở lại trong thành cho đến khi mặc lấy quyền lực từ trên cao ban xuống".

    Rồi Người dẫn các ông ra ngoài, đến làng Bêtania, và giơ tay chúc phúc cho các ông. Sự việc xảy ra là đang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời. Các ông thờ lạy Người, và trở về Giêrusalem lòng đầy vui mừng. Các ông luôn luôn ở trong đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa. Amen.

     

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 24,46-53:  

    3.1 Sự kiện Chúa Giêsu lên trời với Thiên Chùa và với chính Chúa Giêsu: .a) Với Thiên Chúa thì việc Chúa Giêsu lên trời là kết thúc hoàn hảo của Kế Họach Cứu Độ mà Chúa Cha đã vạch ra và Chúa Giêsu đã thực hìện một cách tuyệt với hoàn hảo với sự cộng tác của Chúa Thánh Thần.

    b) Còn với chính Chúa Giêsu thì việc Người lên trời là sự hoàn thành sứ mệnh cứu thế dựợc Cha giao và là phần thưởng tương xứng với công sức và mồ hôi và máu Người đã đổ ra trong quá trình thực hiện Kế Hoạch Cứu Độ của Chúa Cha.

    3.2 Sự kiện Chúa Giêsu lên trời với các môn đệ xưa và nay: a) Chúa Giêsu trước khi lên trời dậy cho các môn đệ thời sơ khai và mọi thời đại mầu nhiệm Khổ Nạn và Phục Sinh của Ngôi Lời Thiên Chúa làm người: "Như đã ghi chép là Đức Kitô phải chịu khổ hình và ngày thứ ba từ cõi chết sống lại”

    b) Chúa Giêsu trước khi lên trời dậy đã chúc lành cho các môn đệ và sai các ông đi rao giảng Tin Mừng của Ơn Cứu Độ mà Người đã thực hiện và làm chứng cho Người: “và nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là nhân chứng những sự việc ấy"

    c) Chúa Giêsu trước khi lên trời dậy đã hứa là sẽ gừi Thánh Thần  đến với các môn đệ đề Người đồng hành vời các ông trong công cuộc rao giảng Tin Mừng Cứu Độ: Thầy sẽ sai đến với các con Đấng Cha Thầy đã hứa; vậy các con hãy ở lại trong thành cho đến khi mặc lấy quyền lực từ trên cao ban xuống".

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 24,46-53:   

    4.1 Chúng ta hãy cúng cố niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô chết, phục sinh và lên trời: Tin Người là Thiên Chúa xuống thế là người - Tin Chúa Giêsu đã chu toàn sứ mệnh mà Chúa Cha giao phó - Tin Người được Chúa Cha tôn vinh và thưởng công - Tin Thánh Thần của Người đang ở với chúng ta.

     

    4.2 Chúng ta hãy làm chứng và rao giảng Ơn Cứu Độ của Chúa Giêsu: Đó là sứ mạng mà Chúa Giêsu giao cho mỗi người chúng ta. - Làm chứng và rao giảng bằng lòi nói, việc làm và cuộc sống. - Làm chứng và rao giảng khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn. - Làm chứng và rao giảng bằng sức mạnh của Thần Khí và nhiệt huyết của người môn đệ.

     

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 24,46-53:  

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con, Cha  đã đem Người về trời. Cha đã tôn vinh Người để dậy chúng con tôn vinh và sống theo gương Người. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

     Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN GIÁO DÂN:

    1.- «Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như đã ghi chép là Đức Kitô phải chịu khổ hình và ngày thứ ba từ cõi chết sống lại»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho càng ngày càng có nhiều người chấp nhận Kế họach Cứu Độ của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Và nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là nhân chứng những sự việc ấy»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy nhiệt thành rao giảng và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa. 

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.-«Thầy sẽ sai đến với các con Đấng Cha Thầy đã hứa; vậy các con hãy ở lại trong thành cho đến khi mặc lấy quyền lực từ trên cao ban xuống»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu được tràn đầy Thánh Thần của Chúa Giêsu Kitô và của Thiên Chúa. 

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Rồi Người dẫn các ông ra ngoài, đến làng Bêtania, và giơ tay chúc phúc cho các ông. Sự việc xảy ra là đang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời. Các ông thờ lạy Người, và trở về Giêrusalem lòng đầy vui mừng. Các ông luôn luôn ở trong đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa»  Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mọi Kitô hữu được Chúa Giêsu Kitô chúc phúc và hàng say lên đường làm chứng cho Người.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho nhân loại chúng con. Người đã hoàn thành công việc Cha giao phó và được Cha cất về trời.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con Thánh Thần của Người dể chúng con làm chứng và rao giảng Chúa là Chúa và là Thầy của loài người chúng con. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha và Chúa chúng con  Amen.

    Sàigòn ngày 27 tháng 5 năm 2022 

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

     

     

    --