2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CÂY NHO - CN5PS-B

CÂY NHO

CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH 

(Cv 9, 26-31; 1Ga 3, 18-24; Ga 15, 1-8).

Chúa là cây nho và người tín hữu là cành. Hình ảnh cây nho rất quen thuộc vì chúng được trồng trên mọi miền đất Palestine của người Do-thái. Chúa Giêsu nói: Thầy là cây nho, các con là nhành. Chúng ta là nhành nho được liên kết với Chúa Kitô là cây nho. Một ẩn dụ qúa đẹp và ý nghĩa. Chúa Giêsu không chỉ hóa thân làm người trong một nhân vị riêng biệt, nhưng là cùng hòa nhập sự sống với nhân loại. Chúa Giêsu là trung gian của các tạo vật. Ngài là trưởng tử và là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng (Kh 22,13). Ngài đã mời gọi và liên kết những kẻ tin vào Ngài để giúp họ sinh nhiều hoa trái.

Chúa Giêsu phán: Không có Thầy, các con không thể làm được gì. Giống như cành nho không liên kết với thân nho sẽ bị èo uột và khô héo. Không có một kinh sư, sư phụ hay một vĩ nhân nào dám lên tiếng một cách xác tín như Chúa Giêsu. Chúa có uy quyền trong tư tưởng, lời nói và hành động. Chúng ta không chỉ tuyên xưng niềm tin vào Chúa, nhưng điều quan trọng là sống và thực hành lời Chúa dạy: Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ.  

Đôi khi chúng ta hãnh diện và an lòng khi được mang danh Kitô hữu. Nghĩ rằng khi được lãnh nhận các Bí Tích nhập đạo là chúng ta có chứng chỉ để vào Nước Trời. Thực ra, đây mới chỉ là khởi đầu hành trình tiến về Nước Trời. Con đường theo Chúa đòi hỏi nhiều hy sinh và quyết tâm. Chúng ta đã nhập đạo, tin đạo, sống đạo nhưng còn phải hành đạo nữa vì không phải cứ thưa: Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời . Sống kết hợp với Chúa, tìm nguồn ân sủng qua việc nhận lãnh các Bí tích, cử hành phụng vụ và các sinh hoạt cộng đòan dân Chúa. Phải thực hành giới răn và áp dụng lời Chúa truyền dạy trong đời sống cụ thể hằng ngày, nhờ đó, nhành nho mới sinh ra hoa trái.

Các Bí Tích là quà tặng ân sủng cao quý cho ai biết đón nhận. Chúa Giêsu hiện diện qua các Bí Tích để ban ơn thánh sủng. Chúa không thể cứu độ chúng ta, nếu chúng ta nói ‘không’. Sự chuẩn bị tâm hồn tỉnh thức với lòng thống hối ăn năn và ước ao được kết hợp với Chúa sẽ giúp chúng ta đón nhận ân sủng của Người cách hiệu quả. Hình ảnh giàn nho cho chúng ta thấy một sự liên kết kỳ diệu qua tất cả các nhành, lá, hoa và chùm nho. Mọi thành phần chi thể phải gắn chặt với thân  để hưởng nhờ nguồn sống. Tách rời khỏi thân, nhành lá sẽ khô héo. Sống trong nhiệm thể Chúa Kitô cũng thế, mọi thành viên phải luôn liên kết với đầu và mình là Chúa Kitô và Giáo hội. Khi chúng ta tách lìa khỏi gia đình Giáo Hội, chúng ta tự tách lìa ra khỏi nguồn ân sủng siêu nhiên.

Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Chúa Giêsu lập Giáo hội và trao quyền cai quản cho thánh Phêrô và các Tông đồ. Theo truyền thống, Giáo hội Công Giáo gắn bó một cách chặt chẽ với Đầu qua truyền thống của các giáo phụ và các Công Đồng Chung suốt những thế kỷ qua. Nhưng trải dài qua lịch sử, có nhiều thành phần đã tách lìa ra khỏi truyền thống tổ chức Giáo Hội hữu hình. Tuy các nghành, giáo phái hay nhóm hội không tuân phục Giáo hội trong một hệ thống phẩm trật, nhưng các giáo phái vẫn liên kết với Chúa Kitô là đầu. Giáo hội Công giáo luôn có những cuộc liên kết đối thoại với các anh chị em cùng niềm tin trong Chúa Kitô. Chúng ta nhìn Giáo hội như một cây cổ thụ to lớn có rất nhiều nhành và  nhánh. Ước mong sao các nhành luôn kết hợp được với nguồn cội là Chúa Kitô để cùng được chia sẻ nguồn ân sủng từ Thiên Chúa Cha.

Thực hành gia đạo trong đời sống gia đình cũng giống như sự liên kết của cây nho. Cây nho có gốc, có thân, có cành và hoa trái. Các cành kết hợp với gốc thân như con cái cháu chắt qui về ông bà, cha mẹ sẽ tạo niềm vui chung và hạnh phúc. Con cái cháu chắt cùng mang một họ tộc hoặc cùng hòa chung trong một dòng máu, người ta gọi là gia đình. Giây ràng buộc của gia đình xây dựng sự tương quan chia sẻ như vui buồn, thành công thất bại và lo lắng muộn phiền. Sự liên đới giữa các thành viên trong gia đình họ tộc giúp san sẻ niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Hạnh phúc biết bao khi chúng ta có gia đình, anh chị em và con cháu cùng vui vầy xum họp. Gia đình là đơn vị căn bản của Giáo hội và xã hội. Có nhiều gia đình sống thánh thì Giáo hội nên thánh thiện và xã hội sẽ tốt lành.

Lạy Chúa, Chúa đã hứa “Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin và sẽ được” Chúng con xin ơn hiệp nhất và bình an. Xin cho chúng con biết tôn trọng và gắn bó với nhau trong đời sống đạo, vì chúng con đều là anh chị em trong cùng một niềm tin vào Cha trên trời. Nhờ đó, chúng con sẽ sinh hoa kết trái yêu thương trong cuộc sống hằng ngày.

 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York.

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 5 Phục Sinh B

Video Player
 
00:00
 
20:07
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BẢY CN4PS-B

  •  
    Hong Nguyen
     
    Fri, Apr 30 at 7:33 PM
     
     

     

    Thứ Bảy 01/05/2021 – Thứ Bảy đầu tháng, tuần 4 Phục Sinh

    Lời Chúa: Ga 14, 7-14

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, các con biết và đã xem thấy Người".

    Philipphê thưa: "Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho chúng con". Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: "Philipphê, Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là xem thấy Cha. Sao con lại nói: Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha? Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình mà nói, nhưng chính Cha ở trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ít ra các con hãy tin, vì các việc Thầy đã làm.

    Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm được những việc Thầy đã làm; người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha. Và điều gì các con nhân danh Thầy mà xin Cha, Thầy sẽ làm, để Cha được vinh hiển trong Con. Nếu điều gì các con nhân danh Thầy mà xin cùng Thầy, Thầy sẽ làm cho".

    SUY NIỆM 2: TRÀN ĐẦY HOAN LẠC VÀ THÁNH THẦN

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Phi-lip-phê tâm thành muốn biết Đức Chúa Cha. Nhưng câu trả lời của Chúa Giê-su đầy bức xúc, buồn phiền lẫn với trách móc: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh chưa biết Thầy ư”? Hỏi về Cha mà lại trả lời về Con. Vì “Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy”. Vì thế “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”. Hỏi về Cha như thế là chưa hiểu Con. Chưa hiểu vì chưa đi vào tình yêu. Tình yêu không thể định nghĩa. Chỉ có thể cảm nghiệm. Ai chưa yêu thì chưa hiểu được tình yêu.

    Thiên Chúa là tình yêu. Ba Ngôi trong một Chúa. Một tình yêu hoàn hảo. Nên Ba Ngôi kết hợp mật thiết. Vì “Ta và Cha Ta là một”. Chúa Giêsu hoàn toàn kết hợp với Chúa Cha. Đến độ “Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình”. Cuộc kết hợp chặt chẽ đến nỗi Chúa Giêsu “sống nhờ Chúa Cha”. Và vì lương thực của Chúa Giêsu chính là làm theo ý Chúa Cha. Như vậy trọn tấm thân, cuộc sống, mọi tư tưởng, lời nói, việc làm của Chúa Giêsu đều là của Chúa Cha. Tình yêu trong Chúa Thánh Thần khiến Ba Ngôi trở thành nguồn mạch tình yêu, nguồn mạch sự sống, nguồn mạch hạnh phúc.

    Hôm nay Chúa Giê-su cũng hỏi tôi như hỏi Phi-lip-phê: “Thầy ở với con bấy lâu mà con không biết Thầy sao”. Vì biết Chúa Giêsu thì phải đi vào tình yêu. Phải sống nhờ Chúa Giêsu. Và như Chúa Giêsu sống nhờ Chúa Cha, tôi phải để Chúa Giêsu suy nghĩ, nói năng và hành động trong tôi.

    Thánh Phao-lô là người đạt đến trình độ đó. Nên ngài có thể nói: “Tôi đã chịu đóng đinh vào thập giá cùng với Chúa Kitô. Nên nếu tôi sống, không còn là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi”.

    Các tông đồ sau ngày Chúa Phục Sinh cũng đã đi vào tình yêu Chúa Kitô. Các ngài không còn sống theo xác thịt nữa, nhưng sống theo Chúa Thánh Thần. Các ngài sống trong tình yêu. Các ngài thực sự biét Chúa Kitô, biết Chúa Cha và luôn sống theo Chúa Thánh Thần. nên các ngài luôn bình an. Dù gặp gian nan khốn khó, bắt bớ. Nhưng các ngài luôn tràn đầy hoan lạc và Thánh Thần.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG - THỨ NĂM CN4PS-B

  •  
    Hong Nguyen
     
    Wed, Apr 28 at 9:43 PM
     
     

    Thứ Năm 29/04/2021 – Thứ Năm tuần 4 Phục Sinh. – Thánh Catarina Siêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. – Củng cố đức tin.

    Lời Chúa: Ga 13, 16-20

    Sau khi đã rửa chân các môn đệ, Chúa Giêsu phán với các ông: "Thật, Thầy bảo thật các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ, kẻ được sai không trọng hơn đấng đã sai mình. Nếu các con biết điều đó mà thực hành thì có phúc.

    Thầy không nói về tất cả các con, vì Thầy biết những kẻ Thầy đã chọn, nhưng lời Thánh Kinh sau đây phải được ứng nghiệm: Chính kẻ ăn bánh của Ta sẽ giơ gót lên đạp Ta. Thầy nói điều đó với các con ngay từ bây giờ, trước khi sự việc xảy đến, để một khi xảy đến, các con tin rằng: Thầy là ai. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai đón nhận kẻ Thầy sai, là đón nhận Thầy, và ai đón nhận Thầy là đón nhận Đấng đã sai Thầy".

    SUY NIỆM 2: ĐÓN TIẾP CHÚA GIÊ-SU

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Chúa Giê-su là trung tâm lịch sử. Trước Chúa Giê-su, tức thời Cựu Ước, dân chúng mong chờ. Giê-su nghĩa là Thiên Chúa Cứu. Từ ngàn xưa vì con người tội lỗi hư hỏng. Nên phải chịu nhiều đau khổ. Chịu chết. Nhưng vì tình thương yêu, Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Độ. Đấng Cứu Thế phát sinh từ dòng tộc Đa-vít, Vị Thánh Vương lẫy lừng và đạo hạnh. Đã đưa vương quốc Giu-đa đến đỉnh vinh quang. Và toàn dân luôn mong chờ Đấng Cứu Thế mau đến để thực hiện lời Thiên Chúa hứa. Phục hồi vương quốc lẫy lừng. Đấng Cứu Thế chính là Chúa Giê-su Ki-tô. Khi Gio-an Tẩy giả xuất hiện, người ta cứ tưởng đó là Đấng Cứu Thế. Nhưng Gio-an Tẩy giả đã làm chứng về Người khi nói: “Tôi không phải là Đấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Người”.

    Thời Tân Ước chính là thời đón tiếp Chúa Giê-su. Nhưng tiếc là khi Chúa đến người ta đã không đón tiếp Chúa. Trái lại còn trao nộp Chúa. Kết án Chúa. Hành hình Chúa. Và đóng đinh Chúa trên thánh giá. Vì Chúa Giê-su không đến như một vị Quân Vương oai phong lẫy lừng. Nhưng đến như một tôi tớ hèn mọn. Không sinh ra trong hoàng cung lộng lẫy tại thủ đô. Nhưng sinh ra trong chuồng súc vật tại một làng quê nhỏ bé. Không sống trong gia đình quyền quý. Nhưng sống trong gia đình thợ thuyền. Không đến như vị tướng bách chiến bách thắng. Nhưng như một tôi tớ phục vụ. Người đã quỳ xuống rửa chân cho môn đệ.

    Người truyền cho môn đệ phải tiếp tục sứ mạng cứu thế bằng phục vụ như Người: “Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em”. Chúa cho mọi người biết, tuy các môn đệ sống nghèo hèn phục vụ. Nhưng là thừa sai của Chúa. Và “ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy”. Đó là đón tiếp Chúa Cha. Là đón tiếp ơn cứu độ. Là đón tiếp phúc trường sinh.

    Ta hãy rút kinh nghiệm của người Do thái. Đừng mơ tưởng một vị quân vương hiển hách. Người môn đệ hãy biết sống nghèo hèn phục vụ như Chúa. Và mọi người hãy biết đón tiếp người được Chúa sai đến. Có thể đó là Giáo hội, giáo quyền, bề trên. Nhưng có thể đó là những người nghèo hèn bất hạnh trong xã hội. Hãy biết nhận ra Chúa. Hãy đón tiếp người nghèo như đón tiếp chính Chúa. Ta sẽ được hạnh phúc. Ta sẽ được ơn cứu độ.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NGẮN GỌN- CN5PS-B

  •  
    Mo Nguyen
    REFLECTION/CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
     

     

                                                                                                        FIFTH SUNDAY OF EASTER – YEAR B

                                                                                                                            2nd May 2021

     

    picture.jfif

     

                                                                        REMAIN IN ME  

     

    A REFLECTION (John 15: 1-8)

    REMAIN IN ME. The branches of a vine will bear fruit only if they are attached to the vine. It is from the vine that they draw the life-giving nourishment they need. Likewise, we must remain attached to Jesus if we are to receive the life of God and produce the fruits of the Spirit in our world: ‘love, joy, peace, patience, kindness, generosity, faithfulness, gentleness and self-control’ (Gal 5: 22)

     

    Remain In Me (I Am The Vine) – WorshipNOW:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=07nI8uLwmNo

     

     

    sing.jfif

     

    THẦY LÀ CÂY NHO CHÚNG CON LÀ NHÁNH:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=EIhEopdI5RY

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TƯ CN4PS-B

  •  
    Hong Nguyen chuyển
     
    Tue, Apr 27 at 4:13 PM
     
     

    Thứ Tư 28/04/2021 – Thứ Tư tuần 4 Phục Sinh. – Ðức tin là ánh sáng

    Lời Chúa: Ga 12, 44-50

    Khi ấy, Chúa Giêsu lớn tiếng nói rằng: "Ai tin vào Ta thì không phải là tin vào Ta, nhưng là tin vào Đấng đã sai Ta. Và ai thấy Ta là thấy Đấng đã sai Ta.

    Ta là sự sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm. Nếu ai nghe lời Ta mà không tuân giữ, thì không phải chính Ta xét xử người ấy, vì Ta đã đến không phải để xét xử thế gian, nhưng là để cứu độ thế gian. Ai khinh dể Ta, và không chấp nhận lời Ta, thì đã có người xét xử: lời Ta đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết.

    Bởi vì Ta đã không tự mình nói ra, nhưng Cha là Đấng sai Ta, chính Người đã ra lệnh cho Ta phải nói gì và phải công bố gì. Và Ta biết rằng lệnh của Người là sự sống đời đời. Những điều Ta nói, thì Ta nói theo như Cha đã dạy".

    SUY NIỆM 2: LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG SỰ SỐNG

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Chúa Giê-su đi từ hữu hình đến vô hình. Từ lời nói đến ý tưởng. Từ ngọn đến nguồn. Nguồn sự sống. Nguồn sáng. Từ người được sai đi đến Đấng sai đi. Từ Chúa Con đến Chúa Cha. Chúa Cha vô hình nhưng Chúa Con hữu hình. Chúa Con nói nhưng là lời của Chúa Cha. “Ai tin vào tôi, thì không phải là tin vào tôi, nhưng là tin vào Đấng đã sai tôi; ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi”.

    Tất cả phát xuất từ Chúa Cha. Chúa Giê-su phát xuất từ Chúa Cha. Lời Chúa nói, việc Chúa làm, đều phát xuất từ Chúa Cha. “Thật vậy, không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì…Vậy những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi”.

    Mà lời Chúa Cha chính là lời sự sống: “Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời”. Sự sống là ánh sáng. Cái chết là bóng tối. Chúa Giê-su đến đem lời Chúa Cha ban sự sống đời đời. Đem ánh sáng sự sống soi vào bóng tối chết chóc cõi nhân gian. “Tôi là ánh sáng, tôi đã đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối”. Vì thế ai đón nhận Chúa Giê-su là đón nhận Chúa Cha. Là đón nhận ánh sáng. Là đón nhận sự sống.

    Cộng đoàn các môn đệ và các tín hữu đầu tiên đã tin nhận Chúa Giê-su là Thiên Chúa. Vì thế các ngài đón nhận được ánh sáng và sự sống. Vì thế cộng đoàn không ngừng phát triển mạnh mẽ. Khi làm cho lời lan tràn khắp nơi. Bác-na-ba liên tục kêu gọi tăng cường nhân sự. Thoạt tiên là đi đón Phao-lô ở Tác-sô. Nay lại cho vời Gio-an Mác-cô. Cho một sức sống bừng lên mạnh mẽ, tại An-ti-ô-khi-a có một bộ khung hùng hậu: “có những ngôn sứ và thầy dạy, đó là các ông Ba-na-ba, Si-mê-on biệt hiệu là Đen, Lu-ki-ô người Ky-rê-nê, Ma-na-en, bạn thời thơ ấu của tiểu vương Hê-rô-đê, và Sao-lô”.

    Vì phát triển mạnh mẽ, nên phải tách ra: “Một hôm, đang khi họ làm việc thờ phượng Chúa và ăn chay, thì Thánh Thần phán bảo: “Hãy dành riêng Ba-na-ba và Sao-lô cho Ta, để lo công việc Ta đã kêu gọi hai người ấy làm”…Vậy được Thánh Thần sai đi, …. Đến Xa-la-min, hai ông loan báo lời Thiên Chúa trong các hội đường người Do thái”.

    Đón nhận Lời Chúa là ánh sáng ban sự sống, các môn đệ lớn mạnh. Ra đi khắp nơi. Rao giảng Lời Chúa không ngừng. Để soi sáng sự sống vào mọi chân trời trần gian.
    Kính chuyển:
    Hồng
     ------------------------------------------