2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI CN6PS-B

  •  
     
     
    Sun, May 9 at 3:59 PM
     
     

    Thứ Hai tuần 6 Phục sinh (Ga 15,26-16,4) - Thánh Thần Đấng Bảo Trợ

    Tin mừng: Ga 15,26-16,4

    26Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. 27Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu.

    1Thầy đã nói với anh em các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. 2Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa.

    3Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy. 4Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi.

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Kitô hữu là người được kêu gọi làm chứng cho Đức Kitô trước mặt mọi người trong mọi nơi mọi lúc. Chính Chúa Thánh Thần sẽ nâng đỡ và an ủi chúng ta trong sứ mạng làm chứng này.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, khi Chúa bị bắt và bị đóng đinh, các môn đệ yêu dấu đã bỏ trốn. Các ngài không có đủ can đảm theo Chúa để biện hộ cho Chúa, các ngài đã trở về nhà tìm nơi an thân ẩn náu. Và ngay cả khi Chúa sống lại, hiện ra và cùng ăn uống với các ngài, các ngài vẫn chưa vững vàng tin vào Chúa và làm chứng cho niềm tin ấy.

    Mãi cho tới lúc Chúa ban Thánh Thần xuống, các ngài mới mạnh dạn ra đi làm chứng cho Chúa Phục Sinh. Từ lúc đó, cái chết cũng không thể ngăn cản bước chân rao giảng của các ngài.

    Lạy Chúa, Chúa cũng thương cho con được tham dự vào ba chức năng: tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa như các tông đồ xưa. Xin cho con luôn xác tín rằng con là một ánh đèn chiếu sáng, một sứ giả loan truyền tình thương, một nhân chứng Tin Mừng của Chúa.

    Vậy lạy Chúa, xin tha thứ cho con, vì đã bao lần con sống bê tha, tội lỗi, không những không làm chứng cho Chúa, mà lại làm người khác mất niềm tin vào Chúa. Xin ban cho con sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để cho dù con bé nhỏ, nghèo hèn yếu đuối, con vẫn cố gắng sống thánh thiện hơn, biết quảng đại yêu thương, biết cho đi cách vô vị lợi. Xin giữ con đừng bao giờ kiêu căng cậy vào tài sức của mình, nhưng luôn tin tưởng vào quyền năng hoạt động của Chúa Thánh Thần. Amen.

    Ghi nhớ: “Thần Chân lý sẽ làm chứng về Thầy”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - GM NĂNG -CUỘC SỐNG THẾ GIAN

  •  
    Hong Nguyen
     
    Fri, May 7 at 9:54 PM
     
     

    Thứ Bảy tuần 5 Phục sinh (Ga 15,18-21) - Cuộc sống thế gian

    Tin mừng: Ga 15,18-21

    18Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. 19Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó.

    Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. 20Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà.

    Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ Lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. 21Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Người an phận không thể là môn đệ của Đức Kitô. Muốn là môn đệ của Đức Kitô, con người phải dám chấp nhận bị thế gian thù ghét.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, người ta thường nói “Sự thật mất lòng”. Chúa đã thấm thía kinh nghiệm này, Chúa bị ngược đãi, bị chết trên thánh giá, chẳng phải vì Chúa gian ác, nhưng chính vì Chúa là Đấng công chính.

    Chúa là chân lý và là Đấng công chính, Chúa đã không thỏa hiệp với giả dối, với những bê bối của trần thế, Chúa chết vì lòng thù hận của những kẻ giả dối: vì Chúa dám nói thẳng nói thật những giả hình của nhóm biệt phái và nhóm kinh sư, vì Chúa dám dùng dây thừng dẹp cảnh trục lợi, buôn gian bán lận trước đền thờ Giêrusalem. Chúa chết vì không mị dân: Chúa không chiều theo thị hiếu của dân chúng, không làm phép lạ cho vua Hê-rô-đê được thỏa tính tò mò.

    Lạy Chúa, Chúa dạy con muốn là một Kitô hữu, con không được sống an phận. Muốn nên công chính, con cũng phải bước theo Chúa là chân lý, phải sống thẳng thắn theo gương của Chúa dù có bị thế gian thù ghét loại trừ.

    Có những lúc con thuộc về trần thế. Khi con nịnh bợ người khác để cầu lợi, khi con ngại nhắc nhở nhau vì sợ mất lòng, khi con nể nhau mà làm điều sai trái phiền lòng Chúa... Đó là những lúc con bỏ Chúa mà thỏa hiệp với trần thế.

    Lạy Chúa, dù con còn yếu đuối, xin Chúa vẫn thương đón nhận con vào nhóm môn đệ của Chúa. Từ nay con quyết sống thẳng thắn, nói thật, làm đúng, để đáng là môn đệ của Chúa. Xin thêm sức cho con để con biết sống theo gương thẳng thắn của Chúa, nhất là khi con cố gắng mà không tránh khỏi những phật lòng phiền luỵ. Xin Chúa nâng đỡ con. Amen.

    Ghi nhớ: “Các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ SÁU CN6TN-B

  •  
    Hong Nguyen
     
     

    Thứ Sáu 07/05/2021 – Thứ Sáu đầu tháng, tuần 5 Phục Sinh. – Yêu thương và phục vụ

    Lời Chúa: Ga 15, 12-17

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền.

    Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt, để các con đi, và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con.

    Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau".

    SUY NIỆM 2: NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Đơn sơ, rõ ràng và cụ thể. Đó là Lời Chúa. Là Luật Chúa. Là Luật Mới: Yêu Thương. Đơn sơ vì vắn gọn và tập trung vào một điểm. Rõ ràng vì ai cũng hiểu được và làm được. Cụ thể vì chính Chúa đã thực hành trước khi truyền dạy cho ta. Yêu thương nhưng phải yêu thương như Chúa yêu thương. Có 3 điểm.

    Chúa nâng ta lên. “Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết”. Tôi tớ được nâng lên ngang hàng với chủ nhân. Môn sinh được nâng lên thành bạn hữu của Thầy. Ở mức cao nhất. Vì được cùng Thầy chia sẻ tâm tư tình cảm. Kể cả chương trình hành động.

    Chúa chết vì ta. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Chúa đã làm như vậy.

    Chúa tuyển chọn và sai ta đi. “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái”. Đó là tình bạn ở mức độ cao. Tin tưởng. Đồng hoá. Coi người bạn là đại diện cho mình. Cũng như Chúa Cha và Chúa Con là một.

    Thật đáng mừng. Vì các môn đệ và các tín hữu đầu tiên đã thực hành Giới Luật Yêu Thương của Chúa. Đã coi nhau là bạn hữu. Kể cả người dân ngoại. “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết”. Đã hi sinh tính mạng cho nhau. “Ông Ba-na-ba và ông Phao-lô, những người đã cống hiến cuộc đời vì danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta”. Vì anh em mà chấp nhận hiểm nguy, kể cả hi sinh tính mạng. Đã tin tưởng, cắt đặt và sai đi. Cộng đoàn đặt tay sai Ba-na-ba và Phao-lô đi. “Vì thế, chúng tôi đã đồng tâm nhát trí quyết định chọn một số đại biểu, và phái họ đến với anh em”.

    Các ngài đã thực hành Giới Răn Mới của Chúa. Vì thế cộng đoàn tràn đầy niềm vui: “họ vui mừng vì lời khích lệ đó”. Ta hãy Yêu Thương Như Chúa. Sẽ được niềm vui. Và đem niềm vui cho mọi người.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG NGẮN GỌN -REFLECTION

 

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, May 7 at 1:57 AM
     
     

                                                                                          SIXTH SUNDAY OF EASTER – YEAR B

                                                                                                             9th May 2021

     

    picture.jfif

     

     

                                                                JESUS CALLS ME FRIEND

     

    A REFLECTION (John 15: 9-17)

    I CALL YOU FRIENDS. We often refer to Jesus by honorific titles, such as Lord, but do we also think of him, as he thinks of us, as a friend? The Talmud suggests that we should do two things: acquire a teacher and choose a friend. In Jesus we have both the best teacher and the best friend we could ever hope to have.

     

    RACHAEL OWOJORI: JESUS CALLS ME FRIEND:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=R-IGKtYlu8c

     

    sing.jfif

     

    Cử điệu mẫu : THẦY GỌI ANH EM LÀ BẠN HỮU - LUCKY DANCE TEAM:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=hYx_Poh-kjM

     
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CÂY NHO - CN5PS-B

CÂY NHO

CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH 

(Cv 9, 26-31; 1Ga 3, 18-24; Ga 15, 1-8).

Chúa là cây nho và người tín hữu là cành. Hình ảnh cây nho rất quen thuộc vì chúng được trồng trên mọi miền đất Palestine của người Do-thái. Chúa Giêsu nói: Thầy là cây nho, các con là nhành. Chúng ta là nhành nho được liên kết với Chúa Kitô là cây nho. Một ẩn dụ qúa đẹp và ý nghĩa. Chúa Giêsu không chỉ hóa thân làm người trong một nhân vị riêng biệt, nhưng là cùng hòa nhập sự sống với nhân loại. Chúa Giêsu là trung gian của các tạo vật. Ngài là trưởng tử và là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng (Kh 22,13). Ngài đã mời gọi và liên kết những kẻ tin vào Ngài để giúp họ sinh nhiều hoa trái.

Chúa Giêsu phán: Không có Thầy, các con không thể làm được gì. Giống như cành nho không liên kết với thân nho sẽ bị èo uột và khô héo. Không có một kinh sư, sư phụ hay một vĩ nhân nào dám lên tiếng một cách xác tín như Chúa Giêsu. Chúa có uy quyền trong tư tưởng, lời nói và hành động. Chúng ta không chỉ tuyên xưng niềm tin vào Chúa, nhưng điều quan trọng là sống và thực hành lời Chúa dạy: Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ.  

Đôi khi chúng ta hãnh diện và an lòng khi được mang danh Kitô hữu. Nghĩ rằng khi được lãnh nhận các Bí Tích nhập đạo là chúng ta có chứng chỉ để vào Nước Trời. Thực ra, đây mới chỉ là khởi đầu hành trình tiến về Nước Trời. Con đường theo Chúa đòi hỏi nhiều hy sinh và quyết tâm. Chúng ta đã nhập đạo, tin đạo, sống đạo nhưng còn phải hành đạo nữa vì không phải cứ thưa: Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời . Sống kết hợp với Chúa, tìm nguồn ân sủng qua việc nhận lãnh các Bí tích, cử hành phụng vụ và các sinh hoạt cộng đòan dân Chúa. Phải thực hành giới răn và áp dụng lời Chúa truyền dạy trong đời sống cụ thể hằng ngày, nhờ đó, nhành nho mới sinh ra hoa trái.

Các Bí Tích là quà tặng ân sủng cao quý cho ai biết đón nhận. Chúa Giêsu hiện diện qua các Bí Tích để ban ơn thánh sủng. Chúa không thể cứu độ chúng ta, nếu chúng ta nói ‘không’. Sự chuẩn bị tâm hồn tỉnh thức với lòng thống hối ăn năn và ước ao được kết hợp với Chúa sẽ giúp chúng ta đón nhận ân sủng của Người cách hiệu quả. Hình ảnh giàn nho cho chúng ta thấy một sự liên kết kỳ diệu qua tất cả các nhành, lá, hoa và chùm nho. Mọi thành phần chi thể phải gắn chặt với thân  để hưởng nhờ nguồn sống. Tách rời khỏi thân, nhành lá sẽ khô héo. Sống trong nhiệm thể Chúa Kitô cũng thế, mọi thành viên phải luôn liên kết với đầu và mình là Chúa Kitô và Giáo hội. Khi chúng ta tách lìa khỏi gia đình Giáo Hội, chúng ta tự tách lìa ra khỏi nguồn ân sủng siêu nhiên.

Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Chúa Giêsu lập Giáo hội và trao quyền cai quản cho thánh Phêrô và các Tông đồ. Theo truyền thống, Giáo hội Công Giáo gắn bó một cách chặt chẽ với Đầu qua truyền thống của các giáo phụ và các Công Đồng Chung suốt những thế kỷ qua. Nhưng trải dài qua lịch sử, có nhiều thành phần đã tách lìa ra khỏi truyền thống tổ chức Giáo Hội hữu hình. Tuy các nghành, giáo phái hay nhóm hội không tuân phục Giáo hội trong một hệ thống phẩm trật, nhưng các giáo phái vẫn liên kết với Chúa Kitô là đầu. Giáo hội Công giáo luôn có những cuộc liên kết đối thoại với các anh chị em cùng niềm tin trong Chúa Kitô. Chúng ta nhìn Giáo hội như một cây cổ thụ to lớn có rất nhiều nhành và  nhánh. Ước mong sao các nhành luôn kết hợp được với nguồn cội là Chúa Kitô để cùng được chia sẻ nguồn ân sủng từ Thiên Chúa Cha.

Thực hành gia đạo trong đời sống gia đình cũng giống như sự liên kết của cây nho. Cây nho có gốc, có thân, có cành và hoa trái. Các cành kết hợp với gốc thân như con cái cháu chắt qui về ông bà, cha mẹ sẽ tạo niềm vui chung và hạnh phúc. Con cái cháu chắt cùng mang một họ tộc hoặc cùng hòa chung trong một dòng máu, người ta gọi là gia đình. Giây ràng buộc của gia đình xây dựng sự tương quan chia sẻ như vui buồn, thành công thất bại và lo lắng muộn phiền. Sự liên đới giữa các thành viên trong gia đình họ tộc giúp san sẻ niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Hạnh phúc biết bao khi chúng ta có gia đình, anh chị em và con cháu cùng vui vầy xum họp. Gia đình là đơn vị căn bản của Giáo hội và xã hội. Có nhiều gia đình sống thánh thì Giáo hội nên thánh thiện và xã hội sẽ tốt lành.

Lạy Chúa, Chúa đã hứa “Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin và sẽ được” Chúng con xin ơn hiệp nhất và bình an. Xin cho chúng con biết tôn trọng và gắn bó với nhau trong đời sống đạo, vì chúng con đều là anh chị em trong cùng một niềm tin vào Cha trên trời. Nhờ đó, chúng con sẽ sinh hoa kết trái yêu thương trong cuộc sống hằng ngày.

 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York.

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 5 Phục Sinh B

Video Player
 
00:00
 
20:07
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục