2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM TUẦN THÁNH

  •  
    Hong Nguyen
     
    Wed, Mar 31 at 10:40 PM
     
     

    Thứ Năm 01/04/2021 – THỨ NĂM TUẦN THÁNH. THÁNH LỄ TIỆC LY. – Thánh Thể Bí Tích Phục Vụ

    Lời Chúa: Ga 13, 1-15

    Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa.

    Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?" Chúa Giêsu đáp: "Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu". Phêrô thưa lại: "Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con". Chúa Giêsu bảo: "Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy". Phêrô liền thưa: "Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa". Chúa Giêsu nói: "Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu". Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: "Không phải tất cả các con đều sạch đâu".

    Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: "Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con"

    SUY NIỆM 4: Bí Tích Thánh Thể.

    Bài Giảng của ÐTC Gioan Phaolô II trong Thánh Lễ Tiệc Ly (Thứ năm Tuần Thánh năm 2002)

    1. "Vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng" (Ga 13,1).

    Những lời trong bản văn Tin Mừng vừa được công bố nhấn mạnh rõ ràng bầu khí Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Những lời này cho chúng ta một cái nhìn thấu suốt bên trong điều Ðức Kitô cảm nhận "trong đêm bị phản bội" (1Cor 11,23), và những lời này linh hứng chúng ta tham gia sốt sắng với lòng cảm tạ của mỗi người trong nghi thức long trọng mà chúng ta đang cử hành.

    Chiều nay, chúng ta bắt đầu cuộc Vượt Qua của Ðức Kitô, biến cố hình thành nên giây phút bi đát và chung cuộc cho sự hiện diện trần thế được chuẩn bị và mong đợi từ lâu của Ngôi Lời. Ðức Giêsu đã đến giữa chúng ta không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ, và Ngài mang trên vai những thăng trầm và hy vọng của nhân sinh trong mọi thời đại. Tiên đoán trước cách nhiệm mầu về lễ hy sinh trên Thánh Giá, tại phòng Trên Gác, Ngài muốn ở lại với chúng ta trong hình bánh và rượu, và ký thác cho các môn đệ cũng như những người tiếp bước các ngài sứ mạng và quyền năng để làm sống mãi kỷ niệm sống động và rõ nét về biến cố đó trong bí tích Thánh Thể.

    Việc cử hành này, vì vậy, lôi cuốn cách nhiệm mầu tất cả chúng ta và đưa chúng ta vào Tam Nhật Thánh, thời gian trong đó chúng ta cũng sẽ học từ Ðấng "là Thầy và là Chúa" để "giang cánh tay chúng ta ra" và đi ra bất cứ nơi đâu chúng ta được kêu gọi thực thi di chúc của Cha trên trời.

    2. "Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy" (1Cor 11,24-25)

    Với lệnh truyền thúc giục chúng ta lặp lại cử chỉ của Ngài, Ðức Giêsu hoàn tất việc thiết lập Bí Tích của Bàn Thờ. Khi Ngài rửa chân xong cho các môn đệ, một lần nữa, Ngài mời gọi chúng ta hãy bắt chước Ngài: "Thầy đã nêu gương cho các con, để các con cũng làm như Thầy đã làm cho các con" (Ga 13,15). Bằng cách này, Ngài thiết lập một sự liên kết thân mật giữa bí tích Thánh Thể, bí tích của quà tặng hy sinh của Ngài, và huấn lệnh yêu thương khiến ta chào đón và phục vụ anh chị em mình.

    Việc dự phần vào bàn tiệc của Chúa không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh chị em chung quanh ta. Mỗi lần chúng ta tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng nói "Amen" trước Mình và Máu Thánh Chúa. Khi làm như thế chúng ta cam kết thực hiện điều Ðức Kitô đã làm, là "rửa chân" cho anh chị em mình, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng "đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ" (Phil 2,7).

    Tình yêu là di sản cao quý nhất mà Ðức Kitô để lại cho những ai được Ngài kêu gọi theo Ngài. Chính tình yêu của Ngài, được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng cho tất cả nhân loại trong buổi chiều nay.

    3. "Ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình" (1Cor 11,29).

    Thánh Thể là một ban tặng cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao cho những ai tiếp nhận. Ðứng trước Phêrô, người đã từ chối không chịu để được rửa chân, Ðức Giêsu đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải nên thanh sạch để có thể dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể.

    Truyền thống của Giáo Hội luôn nhấn mạnh đến sự liên kết giữa bí tích Thánh Thể và bí tích Hòa Giải. Tôi cũng muốn tái xác nhận điều này trong Thư Gởi Cho Các Linh Mục Ngày Thứ Năm Tuần Thánh năm nay, bằng cách mời gọi các linh mục trên hết hãy tái khám phá vẻ đẹp của Bí Tích Thứ Tha. Chỉ có cách này các ngài mới có thể giúp các tín hữu, những người được phó thác cho sự chăm sóc mục vụ của các ngài, tái khám phá Bí Tích này.

    Bí tích Hòa Giải tái tạo lại cho những người đã chịu phép rửa tội ân sủng thánh thiện mà họ đánh mất do những tội trọng, và làm cho họ xứng đáng lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Hơn thế nữa, qua cuộc đối thoại trực tiếp xảy ra thông thường khi cữ hành bí tích này, bí tích này còn đáp ứng nhu cầu truyền thông cá nhân, một điều mà ngày nay, càng ngày càng trở nên khó khăn như một hệ quả của bước tiến cuồng nhiệt của xã hội kỹ thuật.

    Qua hành động soi sáng và kiên nhẫn của mình, cha giải tội có thể đem hối nhân vào trong sự hiệp thông sâu sắc với Ðức Kitô, sự hiệp thông do Bí Tích này phục hồi và Bí Tích Thánh Thể đưa đến mức đầy hoa trái.

    Cầu mong sao cho sự tái khám phá Bí Tích Hòa Giải giúp tất cả các tín hữu tiến gần đến bàn tiệc Mình và Máu Thánh Chúa trong niềm kính trọng và với lòng sốt mến.

    4. "Vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng" (Ga 13,1)

    Chúng ta hãy trở lại Phòng Trên Gác trong tinh thần! Nơi đây chúng ta tìm thấy lại chính chúng ta trong đức tin chung quanh Bàn Thờ của Chúa, khi chúng ta cử hành Bữa Tiệc Ly. Lặp lại những cử chỉ của Ðức Kitô, chúng ta công bố rằng cái chết của Ngài đã cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi và tiếp tục mạc khải niềm hy vọng về một tương lai của ơn cứu độ cho những người nam, người nữ của mọi thời đại và của mọi nơi chốn.

    Các linh mục được kêu gọi để tiếp tục nghi thức mà, dưới hình bánh và rượu, thể hiện lễ hy sinh của Ðức Kitô, trung thực, thật sự và thiết thực, cho đến ngày sau hết. Tất cả các Kitô hữu được mời gọi để trở nên những đầy tớ khiêm hạ và tế nhị của anh chị em họ, để hợp tác trong ơn cứu độ của họ. Chính là nhiệm vụ của mỗi tín hữu phải công bố qua chính cuộc sống của họ rằng Con Thiên Chúa đã yêu thương chính họ "đến cùng". Chiều nay, trong sự yên lặng đầy nhiệm mầu, đức tin chúng ta được nuôi dưỡng.

    Hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, chúng con công bố cái chết của Ngài: Lạy Chúa, Ðầy lòng biết ơn, chúng con đã nếm niềm vui sự phục sinh của Ngài. Ðầy lòng tín thác, chúng con cam kết sống trong niềm trông mong Ngài lại đến trong vinh quang. Hôm nay và mãi mãi, Lạy Chúa Kitô, Ðấng Cứu Chuộc chúng con. Amen!

    + Gioan Phaolô II, Giáo Hoàng
    Kính chuyển:
    Hồng
     ---------------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TƯ TUẦN THÁNH

  •  
    Hong Nguyen
     
    Tue, Mar 30 at 11:04 PM
     
     

    Thứ Tư 31/03/2021 – THỨ TƯ TUẦN THÁNH. – Dung mạo kẻ phản bội.

    Lời Chúa: Mt 26, 14-25

    Khi ấy, một trong nhóm Mười Hai tên là Giuđa Iscariô, đi gặp các thượng tế và thưa với họ: "Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?" Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó, hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Người.

    Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn Bánh không men, các môn đệ đến thưa Chúa Giêsu rằng: "Thầy muốn chúng con sửa soạn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua ở đâu?" Chúa Giêsu đáp: "Các con hãy vào thành đến với một người kia, và nói rằng: Thầy bảo, giờ Ta đã gần, Ta sẽ mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ tại nhà ông". Các môn đệ làm như Chúa Giêsu đã truyền và sửa soạn Lễ Vượt Qua.

    Chiều đến, Người ngồi bàn ăn với mười hai môn đệ. Và khi các ông đang ăn, Người nói: "Thầy nói thật với các con: có một người trong các con sẽ nộp Thầy". Môn đệ rất buồn rầu và từng người bắt đầu hỏi Người: "Thưa Thầy, có phải con không?" Người trả lời: "Kẻ giơ tay cùng chấm vào đĩa với Thầy, đó chính là kẻ sẽ nộp Thầy. Thật ra, Con Người sẽ ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nộp Con Người, thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn!"

    Giuđa kẻ phản bội cũng thưa Người rằng: "Thưa Thầy, có phải con chăng?" Chúa đáp: "Ðúng như con nói".

    CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ: NGƯỜI TÔI TRUNG

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Người tôi trung được Thiên Chúa tuyển chọn để lắng nghe thánh ý. Để nói lời Thiên Chúa. Để “lựa lời nâng đỡ những ai rã rời kiệt sức”. Nhưng để thi hành ý Chúa, người tôi trung phải chấp nhận đau khổ: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ”. Trong đau khổ người tôi trung hoàn toàn phó thác tin tưởng. Vì “có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn…Này, có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, ai còn dám kết tội”?

    Hình tượng người tôi trung hoàn thành nơi Chúa Giê-su.

    Chúa Giê-su là Ngôi Lời. Được Chúa Cha sai xuống trần để nói lời Thiên Chúa với nhân loại. Người không nói lời gì ngoài những gì đã nghe nơi Chúa Cha. Để nhân loại biết thánh ý Chúa Cha. Để nhân loại được ơn cứu độ.

    Người đến “nâng đỡ những ai rã rời kiệt sức”. Nên đi tìm con chiên lạc. An ủi những ai sầu khổ. “Bổ sức cho những ai vất vả gồng gánh nặng nề”. Chữa lành bệnh tật. Xua trừ ma quỉ.

    Vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết”. Biết rằng “thời đã đến”. Nên Người chủ động đi vào cuộc khổ nạn. Bằng chủ động chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua. Người trở thành con chiên vượt qua mới. Chịu sát tế để cứu chuộc nhân loại.

    Ngài chịu sát tế bằng những phản bội của môn đệ. Giu-đa vẫn đang “tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su”. Ngài không né tránh. Nhưng trực diện: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy”. Thật đau đớn vì đó chính là kẻ thân tín, cùng ăn, cùng ở với Thầy: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy”. Và nói thẳng với Giu-đa: “Chính anh nói đó”. Trong cuộc hành hình, Người cũng như người tôi trung của I-sai-a, “đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu”. Và còn hơn thế, Người chịu vác thánh giá. Chịu đóng đinh giữa hai tên trộm cướp. Chịu chết tức tưởi. Người trung tín đến cùng. Người yêu thương đến cùng. Người vâng phục đến cùng.

    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG

    Tiến sâu vào cuộc khổ nạn, ta hãy xin Chúa giúp sức. Để ta không phản bội như các môn đệ. Không thay lòng đổi dạ như đám đông. Để ta trung tín với Chúa. Cả trong những khổ sở đau đớn. Để ta cũng trở thành tôi trung của Chúa. Trong xã hội đầy gian dối, lừa lọc hôm nay.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI TUẦN THÁNH

 

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sun, Mar 28 at 2:01 PM
     
     CẢM NGHIÊM SỐNG LỜI CHÚA

    Thứ Hai 29/03/2021 – THỨ HAI TUẦN THÁNH. – Yêu là cho đi.

    Lời Chúa: Ga 12, 1-11

    Sáu ngày trước Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đến làng Bêtania, nơi Ladarô đã chết được Người cho sống lại. Tại đây người ta dọn bữa cho Người ăn. Martha hầu bàn. Còn Ladarô cũng là một trong những kẻ đồng bàn với Người. Bấy giờ Maria lấy một cân dầu thơm, dầu cam tùng hảo hạng, và xức chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mình mà lau. Hương thơm toả đầy nhà.

    Một môn đệ là Giuđa Iscariô, kẻ sẽ phản nộp Người, liền nói: "Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng mà cho người nghèo khó?" Hắn nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo khó đâu, mà vì hắn là tên trộm cắp, lại được giữ túi tiền, nên bớt xén các khoản tiền người ta bỏ vào đó. Vậy Chúa Giêsu nói: "Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta. Vì các ngươi sẽ có người nghèo luôn bên cạnh các ngươi, còn Ta, các ngươi sẽ không gặp Ta mãi đâu".

    Có đám đông người Do-thái biết Người đang ở đó, nên tuôn đến, không những vì Chúa Giêsu, mà còn để thấy Ladarô, kẻ đã chết được Người cho sống lại.

    Thế là các Thượng tế quyết định giết luôn cả Ladarô, vì tại ông mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin theo Chúa Giêsu.

    SỐNG VÀ CHIA SẺ: THẦN KHÍ SỰ SỐNG

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Ngưởi Tôi Trung của Chúa là người tràn đầy Thần Khí. Với các hiệu quả là không phô trương “không kêu to, không nói lớn”. Nhân từ “Không bẻ gẫy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn leo lét”. Nhưng “không yếu hèn, không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu”. Nhờ đó Người “ban sinh khí cho toàn thể cư dân”, cho thế giới được phục hồi và được sống. Sống trong ánh sáng và tự do. Vì Người “mở mắt cho những ai mù lòa, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ”.

    Chúa Giêsu chính là Người Tôi Trung tràn đầy Thần Khí. Tất cả được tỏ hiện tại ngôi nhà Bê-tha-ni-a. Sự sống được thực hiện trong La-za-rô, người đã chết 4 ngày được Chúa cho sống lại. Chết quá 3 ngày là chết thật rồi. Vì thế sống lại là một việc lạ lùng ngoài luật tự nhiên. Là kết quả của Thần Khí.

    Ánh sáng và tự do được thể hiện trong Ma-ri-a. Cô được tràn đầy Thần Khí nên biết phải làm gì. Việc xức dầu vừa loan báo Chúa chịu chết vừa loan báo Chúa Phục Sinh. Ngày Chúa chịu chết được an táng vội vàng nên không kịp xức dầu thơm. Ngày Chúa nhật các phụ nữ mang dầu thơm đến xức thì Chúa đã sống lại rồi. Vì thế Maria làm việc này theo ánh sáng Thần Khí. Và Chúa đã xác nhận.

    Ma-ri-a làm trong tự do của lòng yêu mến. Cô tự do nên không bị ý kiến nào chi phối. Dù việc làm của cô có bị phản đối. Đặc biệt cô tự do với lòng quảng đại. Bình dầu thơm có giá trị lớn bằng cả một năm làm việc. Đó là tất cả sự sống của cô. Nhưng sự sống của cô là bởi Chúa. Nhất là Chúa mới trả lại sự sống cho La-za-rô. Đó là món quà quí nhất. Dù có dâng lại tất cả cũng chưa xứng đáng. Huống hồ một bình dầu thơm.

    Giu-đa không có Thần Khí nên không có ánh sáng và tự do. Ông không biết làm đúng việc ở đúng nơi vào đúng lúc. Hơn nữa ông bị tiền bạc trói buộc nên mọi tư tưởng lời nói việc làm của ông đều mất tự do. Và vì thế không có sự sống. Dẫn đến cái chết thảm khốc.

    Mùi dầu thơm lan tỏa khắp nhà. Hương thơm của sự sống. Của Thần Khí. Xin cho con được tràn đầy Thần Khí Chúa. NHỜ ƠN CHÚA TÁC ĐỘNG cho đời sống con tỏa hương thơm ca tụng Chúa. Bằng ánh sáng và tự do.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG - TRẬN CHIẾN THIÊNG LIÊNG 3

  •  
    Tinh Cao
     
    Tue, Mar 30 at 8:07 AM
     
     
    Trọng Kính Cộng Đồng Dân Chúa, 
     
    Trận Chiến Thiêng Liêng giữa quyền lực sự chết của hỏa ngục và Lòng thương Xót Chúa
    từ 1- Thời Điểm Tàn Phá của Satan, sang 2- Thời Điểm Thương Xót của Thiên Chúa,
    đến 3- Con Tin Hỏa Ngục - Con Mồi Cứu Rỗi hay Con Tin của Satan lại là Con Mồi của LTXC,
    một câu chuyện có thật về một linh hồn ở Giáo Phận Orange California năm 2019,
    như lời chứng của một tâm hồn được LTXC sai đến với em vào lúc em cần đến LTXC hơn:
     
    "Tôi gặp em lúc đó ngoài 30 tuổi, khi em vừa được rửa tội theo nghi thức Công giáo. 
    Vì là tân tòng nên em có nhiều câu hỏi về Chúa rất ngây thơ, 
    khiến tôi tự thấy cần phải nâng đỡ, động viên và củng cố đức tin cho em, 
    bằng những dấu chứng Lòng Thương Xót của Chúa mà Chúa đã cho tôi được trải nghiệm.

    "Khoảng cuối tháng 1-2020, sau gần 5 năm, bịnh ung thư của em đã qua giai đoạn cuối. 
    Sau nhiều lần mổ và hơn 120 lần Chemo, vẫn không control được vi trùng ung thư đang hành hạ thân xác em... 
    Em đã nằm liệt giường. Em không còn hy vọng vào khoa học, thuốc men và các bác sỹ giỏi nữa.

    "Tạ ơn Hồng Ân Chúa đã cho tôi được kề cận bên em trong lúc này, được nối kết em với Chúa. 
    Mẹ em (người ngoại giáo) và em đã cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa qua những kinh, 
    cầu nguyện của quý anh chị em nhóm TĐCTT và mọi người ... 
    Em và mẹ em nói về Chúa với tâm tình phó thác nhiều hơn.

    "Nhất là khi những cơn đau, và những cơn động kinh liên tục hành hạ thân xác của em... 
    Khi thuốc Morphine và thuốc trị động kinh được đưa vào cơ thể em nhiều hơn bình thường, 
    gấp mấy chục lần vẫn vô dụng, thì Sự Mầu Nhiệm của Chúa được tỏ hiện, 
    khi vài người chúng tôi, trong đó có chị y tá người Công giáo, 
    bắt đầu đọc kinh với Danh Thánh Cực Trọng Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, k
    ết hợp với Nước Thánh, thì cơn đau và động kinh lập tức biến mất, như bong bóng bị chọc thủng.

    "Lạy Thiên Chúa của con ... 
    con xin cảm tạ Chúa đã cho chúng con cảm nghiệm được Tình Yêu và Quyền Năng vô biên của Chúa, 
    qua những đau đớn thân xác của em, để dạy chúng con. 
    Xin Chúa ban hạnh phúc bên Chúa cho em trên Thiên Đàng. Amen"   
     
     
     
     
    TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL
     
     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqQh%3D3WrrNNf%2Bn1LjcobgsL33Ki-WJJSeLN_etAw5%2BvYw%40mail.gmail.com.
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHÚA NHẬT LỄ LÁ VÀ TUẦN THÁNH

  •  
    Tinh Cao
     
    Sat, Mar 27 at 7:53 AM
     
     
    Trọng Kính Cộng Đồng Dân Chúa,
     
     
    Nếu phụng vụ Lời Chúa chính yếu là bài Phúc Âm thì các yếu tố làm nên hay cấu tạo nên cuộc khổ giá của Chúa Kitô hầu như tương tự như nhau,
    được thuật lại bởi các Phúc Âm Nhất Lãm tùy chu kỳ phụng niên A-B-C cho Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh (bao giờ cũng theo Phúc Âm Gioan)  
    với các diễn tiến trước sau cùng với các nhân vật trong cuộc: bị bắt, trước tòa giáo quyền, trước tòa dân quyền, bị hành hình, vác thập giá, bị đónh đanh...
     
    Ngoài ra, nếu theo dõi diễn tiến của các bài Phúc Âm, chúng ta thấy 2 tuần cuối của Mùa Chay là Tuần IV và V, 
    Chúa Giêsu càng tỏ mình ra, như chính Người biết về bản thân Người: là ai và từ đâu tới, bằng chính lời của Người cho dân Do Thái ở Giêrusalem là giáo đô Do Thái giáo,
    thì tình trạng bị lẫn lộn xẩy ra nơi từng người họ và chia rẽ nơi chung cộng đồng của họ, như 2 bài Phúc Âm Thứ 7 Tuần IV và V cho thấy, cho đến khi họ bày mưu giết Người;
    để rồi khi vào Tuần Thánh vai trò nội công của Giuđa bắt đầu xuất hiện ở từng bài Phúc Âm từ Thứ Hai đến hết Thứ Sáu Tuần Thánh.
     
    Đó là lý do, chúng ta cần phải theo dõi toàn bộ và toàn cảnh Tuần Thánh ngay từ đầu như ở cái link bài viết dưới đây.
    Riêng bài Phúc Âm tiêu biểu cho chung cuộc khổ giá của Chúa Kitô cũng được chia sẻ theo cảm nhận tổng quan ở cái link mp3 kèm theo.
     

    Xin Mẹ Maria đầy ơn phúc đã vượt qua ngay từ lúc hoài thai nhờ Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội Chúa ban cho Mẹ,

    giúp chúng con xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô trong Tuần Thánh, nhất là Tam Nhật Vượt Qua,

    để chúng con tiếp tục vượt qua trần gian tội lỗi mau qua tạm gửi này mà vào thực tại hiệp thông thần linh với Ba Ngôi Chí Thánh trên Thiên Đàng. Amen.

      
     
    PVLC  CN Lễ Lá và Tuần Thánh (bài viết)
     
     
    TuanThanhCNLeLaNamB.mp3 (bài chia sẻ Phúc Âm được thâu âm)
     
     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrrqE314nkqzoi%2Bs4Vr28fF_Trn4ZcgOmZ6Rj0mY1dw4Q%40mail.gmail.com.