2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG NGẮN GỌN -5TH SUNDAY OF LENT-B

  •  
     
     MƠ NGUYỄN
    Fri, Mar 19 at 12:31 AM
     
     
    CẢM NGHIỆM SỐNG LC - A REFLECTION

                                                                                                   FIFTH SUNDAY OF LENT – YEAR B

                                                                                                                   21st March 2021

     

    picture.jfif

     

                                                                                                                                       THE HOUR HAS COME  

     

    A REFLECTION (John 12: 20 – 30)

    THE HOUR HAS COME. Jesus was greatly troubled as the hour of his suffering and death approached. He was tempted to ask the Father to save him from this hour. But he knew that his death would be a source of new life for all. Today’s liturgy invites us to share in Jesus’ self-sacrificing love. For ourselves, as for Jesus, the grain of wheat must die in order to produce a rich harvest.

     

    The Hour Has Come - The Garden of Gethsemane:

    https://www.youtube.com/watch?v=7HoDX6yJOag

     

     

    sing.jfif

     

    Gethsemane- VƯỜN GIÊTSIMANI- VƯỜN CÂY DẦU NƠI CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI CHỊU CHẾT:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=Xe1uOye-ZIo

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TƯ CB4MC-B

  •  
    Hong Nguyen
     
    Tue, Mar 16 at 3:39 PM
     
     

    Thứ Tư 17/03/2021 – Thứ Tư tuần 4 Mùa Chay. – Công Việc Của Cha.

    Lời Chúa: Ga 5, 17-30

    Khi ấy, Chúa Giêsu trả lời dân Do-thái rằng: "Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như vậy". Bởi thế, người Do-thái càng tìm cách giết Người, vì không những Người đã phạm luật nghỉ ngày Sabbat, lại còn gọi Thiên Chúa là Cha mình, coi mình ngang hàng với Thiên Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu trả lời họ rằng:

    "Quả thật, quả thật, Ta nói cho các ngươi biết: Chúa Con không thể tự mình làm gì nếu không thấy Chúa Cha làm. Ðiều gì Chúa Cha làm, thì Chúa Con cũng làm y như vậy. Vì chưng, Chúa Cha yêu Chúa Con và bày tỏ cho Chúa Con biết mọi việc mình làm, và sẽ còn bày tỏ những việc lớn lao hơn thế nữa, đến nỗi các ngươi sẽ phải thán phục.

    Bởi vì, cũng như Chúa Cha cho người chết sống lại và làm cho họ sống thế nào, thì Chúa Con cũng vậy, Ngài làm cho ai sống là tuỳ ý Ngài. Vì hơn nữa, Chúa Cha không xét xử ai cả, mà trao cho Chúa Con trọn quyền xét xử, để cho mọi người tôn trọng Chúa Con cũng như tôn trọng Chúa Cha: ai không tôn trọng Chúa Con thì không tôn trọng Chúa Cha, Ðấng đã sai Ngài.

    Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Ai nghe lời Ta và tin Ðấng đã sai Ta, thì được sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng được từ cõi chết mà qua cõi sống.

    Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi, vì đến giờ và ngay bây giờ, kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa, và ai đã nghe thì sẽ được sống. Cũng như Chúa Cha có sự sống nơi chính mình thế nào, thì Người cũng cho Chúa Con có sự sống nơi mình như vậy, và Người đã ban cho Chúa Con quyền xét xử, vì Ngài là Con Người. Các ngươi đừng ngạc nhiên về điều này, vì đến giờ mọi kẻ trong mồ sẽ nghe tiếng Con Thiên Chúa và ra khỏi mồ; kẻ đã làm việc lành thì sống lại để được sống, còn kẻ đã làm việc dữ thì sống lại để bị xét xử.

    Ta không thể tự mình làm điều gì. Nghe sao, Ta xét xử vậy.

    Và án Ta xử thì công minh, vì Ta không tìm ý riêng Ta, mà tìm ý Ðấng đã sai Ta"

    SUY NIỆM 2: NHƯ NGƯỜI MẸ

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Từ thời lưu đầy, I-sai-a đã loan báo ngày Thiên Chúa phục hồi dân Người. Giải thoát khỏi ách nô lệ. Con người được chăm sóc bồi bổ. “Như bầy chiên, chúng sẽ được nuôi ăn trên các nẻo đường, sẽ gặp được đồng cỏ trên mọi đồi hoang”. Đất nước được tái thiết. Đến sa mạc cũng trở nên thành thị. “Mọi núi non của Ta, Ta sẽ biến thành đường sá, những con lộ của Ta, Ta sẽ đắp cao”. Vì Thiên Chúa cũng có một trái tim để cảm thương dân Người. Sẽ đến phục hồi dân. “Vì Đức Chúa ủi an dân Người đã chọn và chạnh lòng thương những kẻ nghèo khổ của Người”. Và còn hơn nữa, đó là trái tim của người mẹ. Hiền dịu bao dung. “Xi-on từng nói: ‘Đức Chúa đã bỏ tôi, Chúa Thượng tôi đã quên tôi rồi!’ Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ”.

    Tất cả đã ứng nghiệm nơi Chúa Giê-su. Chúa Giê-su làm người. Đầy quyền năng. Nhưng lại mang trái tim nhân loại. Trái tim người mẹ.

    Trong Chúa Giê-su Thiên Chúa yêu thương. Yêu thương trước hết bằng hành động. Làm việc không ngừng. “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc”. Làm những việc tốt lành. Chữa lành bệnh tật. An ủi con người. Xua trừ ma quỉ. Chính vì chữa bệnh trong ngày sa-bát mà Chúa bị chống đối.

    Trong Chúa Giê-su Thiên Chúa phục hồi con người. Đặc biệt là ban sự sống. “Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý”. Sự sống phần xác chỉ là hình bóng của sự sống linh hồn. sự sống linh hồn bị tổn thương vì tội lỗi. Chúa đến xét xử tội lỗi. Nhưng không lên án. Mà để phục hồi.

    Điều kiện để có sự sống là phải tin vào Chúa Giê-su: “Thật, tôi bảo thật các ông: ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống”. Tin là sống như Chúa. Không làm theo ý riêng. Nhưng luôn theo ý Chúa: “Tôi không làm theo ý riêng tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi”.

    Mùa Chay là mùa thanh luyện đức tin. Ăn chay là làm theo ý Chúa. Chúa sẽ phục hồi chúng ta.
    Kính chuyển:
    Hồng
    ---------------------------------
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TƯ CN3MC-B

  •  
    Hong Nguyen
     
    Tue, Mar 9 at 3:16 PM
     
     

    Thứ Tư 10/03/2021 – Thứ Tư tuần 3 Mùa Chay. – Chu toàn lề luật

    Lời Chúa: Mt 5, 17-19

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành.

    Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời”

    SUY NIỆM 2: HOÀN THIỆN LỀ LUẬT

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Chúa Giêsu cư xử như một người tự do, phóng khoáng với lề luật. Người ta nghĩ rằng Chúa Giêsu đến phá hủy lề luật. Nhưng Người tuyên bố rõ ràng: “Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” lề luật.

    Người kiện toàn bằng xác định thứ tự cho lề luật. Luật Do thái nhiều vô kể. Nhưng điều răn lớn nhất là mến Chúa và yêu người. “Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó.” (Mc 12, 28-31).

    Một trật tự khác: Luật Thiên Chúa phải trọng hơn luật của loài người. (x. Matthêu 15, 1-9). Không được “dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa”.

    Người kiện toàn bằng đưa lề luật vào nội tâm. Phải rửa bên trong để bên ngoài cũng được sạch (Mt 23, 25-26). Ăn chay cầu nguyện và bố thí phải làm cách kín đáo (x. Mt 6, 1-6.16-18). Ý hướng là quan trọng. Vì thế, chưa giết người, nhưng giận ghét đã là có tội; chưa ngoại tình, nhưng trong lòng ham muốn thì đã là phạm tội (x.Mt 5, 21-30).

    Người kiện toàn lề luật bằng đề cao con người. Điển hình là luật nghỉ ngày Sabat. Chúa đã đưa ra định hướng cho luật này: “Ngày Sabat vì con người chứ không phải con người vì ngày sabat” (Mc 2, 27). Vì thế, ngày sabat để cứu sống con người, để giải thoát con người, để làm điều tốt cho con người. (Mc 3, 1-6)

    Người kiện toàn bằng hướng lề luật đến tình yêu. Người Do thái giữ luật vì sợ bị phạt. Chúa Giêsu dạy ta hãy giữ luật vì tình yêu mến. Và tóm tắt mọi luật lệ vào luật mới là yêu thương: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34). Tình bác ái quan trọng vì Chúa hóa thân làm người nghèo. Và trong ngày tận thế chúng ta sẽ bị xét xử về tình yêu.

    Kiện toàn lề luật, Chúa Giêsu đổi mới cách sống đạo. Sống đạo không còn là hình thức, nhưng là tâm tình bên trong. Tâm tình đó hướng về Thiên Chúa trong tình yêu mến. Vì yêu mến nên giữ lề luật. Và cũng vì yêu mến Thiên Chúa, nên yêu mến con người. Việc giữ đạo như thế trở nên nhẹ nhàng, tự do, tự nguyện, nhưng lại đưa việc giữ lề luật đến mức hoàn hảo.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG NGẮN GỌN -4TH SUNDAY OF LENT-B

  •  
    Mo Nguyen
     
    Thu, Mar 11 at 3:40 PM
     
     

                                                                                          FOURTH SUNDAY OF LENT – YEAR B

                                                                                                            14th March 2021

     

    hinh.jfif

     

                                                 GOD LOVED THE WORLD SO MUCH  

     

     

    A REFLECTION (John 3: 14-21)

    GOD LOVED THE WORLD SO MUCH. During the season of Lent we humbly acknowledge the ways in which we have failed to respond to our Christian vocation. We do this before a God who is infinitely rich in mercy and grace, who sent the Son into the world not to condemn it but to be its saviour. Acknowledging our failings and accepting healing and forgiveness from Christ prepares us to celebrate the feast of Easter with great joy.

    God So Loved Lyric Video - Hillsong Worship:

    https://www.youtube.com/watch?v=sG6yoghwa9A

     

    sing.jpg

     

    Chúa quá thương Con - Lệ Thu:

    https://www.youtube.com/watch?v=syhx4uAxMRA

     

CẢM NGHIỆM SỐNG - MÙA CHAY BỎ KIÊU NGẠO

MÙA CHAY LÀ CƠ HỘI ĐỂ THIÊN CHÚA PHÁ BỎ SỰ KIÊU NGẠO CỦA CHÚNG TA

Constance T. Hull

Tôi là một người có ý chí vô cùng mạnh mẽ. Ý chí mạnh mẽ của tôi hầu như không còn như khi còn trẻ, nhưng đó vẫn là một cuộc chiến đang diễn ra. Đức Chúa của chúng ta, trong lòng thương xót của Ngài, đã nhiều lần phải đập tan tôi ra. Những người có ý chí mạnh mẽ là những người cực kỳ độc lập và chúng ta thường nghĩ rằng mình có thể bước đi một mình hoặc tự mình làm chuyện này chuyện kia. Điều này khiến chúng ta dễ mắc phải những tội lỗi sâu xa liên quan đến sự kiêu ngạo. Kiêu ngạo là tội lỗi nặng nề nhất và là một trở ngại lớn trên con đường nên thánh, đó là lý do tại sao Chúa Giêsu Kitô thực sự phải trấn áp một số linh hồn, kể cả tôi.

Con đường nên thánh không thể đạt được bằng sự kiêu ngạo. Chúng ta chỉ nên thánh nhờ sự khiêm nhường có được khi sẵn sàng đặt Thiên Chúa làm trọng tâm cuộc đời mình và phục tùng ý muốn của Ngài hơn là ý muốn của chúng ta. Đối với những người bướng bình, đây là một cuộc đấu tranh, vì chúng ta thường muốn làm theo cách riêng của mình hoặc muốn biết tại sao Thiên Chúa yêu cầu chúng ta làm điều gì trước khi chúng ta làm điều đó. Chúa Thánh Thần không thể hoạt động tự do bên trong chúng ta và qua chúng ta, chừng nào chúng ta đang tìm cách duy trì quyền kiểm soát và đặt ý chí của chúng ta vào trung tâm mọi sự. Ở một số việc, tất cả chúng ta phải nói, như Chúa chúng ta đã nói trong Vườn Cây Dầu, “Đừng theo ý con, một theo Ý Cha” (Mt 26: 39).

Tất cả chúng ta đều yếu đuối. Mỗi người đều mang trong lòng cái bóng tối đáng kinh ngạc. Lý do khiến chúng ta phán xét tội lỗi của người khác, một phần là do tin tưởng sai lầm rằng chúng ta sẽ không bao giờ phạm những tội lỗi đau đớn mà người khác đã phạm phải. Chúng ta quên rằng trong những hoàn cảnh phù hợp, tất cả chúng ta đều có khả năng phạm những tội lỗi khủng khiếp. Việc tin rằng chúng ta sẽ không bao giờ bước vào bóng tối như vậy xuất phát từ sự kiêu ngạo và xuất phát từ việc tin sai lầm rằng chúng ta đang làm chù được mọi thứ.

Cha Inhaxiô Bên Lòng Chúa Giêsu trong cuốn Trường học của Chúa Giêsu bị đóng đinh có nói:

Hầu như luôn luôn xảy ra chuyện cảm xúc tự kiêu trong lòng báo trước một tội lỗi nặng nề. Phêrô không ý thức được yếu đuối của mình. Ông muốn mình hơn người khác; ông tin tưởng vào bản thân như thể ông không thể phạm tội được, ông huênh hoang rằng không có cám dỗ nào có thể tách ông khỏi Chúa Giêsu. Ông thậm chí không tin lời xác quyết của Thầy Chí Thánh của mình, rằng ông sẽ chối Thầy ba lần. Bị lừa gạt bởi sự tin tưởng hão huyền vào sức mạnh của mình, ông bỏ bê việc cầu nguyện, và bỏ bê việc chạy đến cầu cứu Thiên Chúa; nhưng Thiên Chúa, trong sự công chính của Ngài, đã để cho ông gục ngã, để trừng phạt sự kiêu ngạo của ông. Không có gì nguy hiểm hơn là tự tin vào sức mạnh của chính mình, và tin tưởng vào cảm xúc bồng bột. Chúng ta đầy ác ý và có khả năng phạm những tội ác to lớn nhất, nếu Thiên Chúa không nâng đỡ chúng ta.

Đúng là chúng ta có thể không dễ mắc phải tội lỗi của người khác, nhưng chúng ta vẫn dễ mắc phải tội lỗi của mình. Dựa vào sức mạnh của bản thân và quên đi những yếu đuối của bản thân luôn dẫn đến tội kiêu ngạo, và rồi sao đó tội kiêu ngạo sẽ dẫn chúng ta tới vô số những tội lỗi khác. Sự kiêu ngạo dẫn đến sự mù quáng về thiêng liêng và khiến chúng ta không thể ngoan ngoãn trước công việc của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của chúng ta.

Đây là lý do tại sao Thiên Chúa thực sự là nhân từ và công bằng khi Ngài để cho chúng ta sa ngã bởi tội lỗi của chúng ta, đặc biệt là tội kiêu ngạo. Chỉ khi nhận ra mình đang cắm đầu xuống bụi đất mới giúp chúng ta hướng mặt trở lại Con đường Thập giá và con đường nên thánh mà tất cả chúng ta đều được mời gọi bước đi. Ngay cả khi chúng ta chắc chắn về con đường mà Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta bước đi, chúng ta vẫn rất dễ rơi vào tình trạng tự kiêu khi quyết định làm thế nào để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa cách tốt nhất. Cách chúng ta bước đi trên con đường cũng quan trọng như chính con đường. Đây là lý do tại sao những người có ý chí mạnh mẽ thường phải gục ngã nhiều lần. Mỗi lần sa ngã như vậy có vai trò thanh lọc cần thiết và chúng ta cần buông bỏ ý muốn của chính mình. Mỗi lần vấp ngã đều dẫn đến sự khiêm tốn hơn.

Mùa Chay là cơ hội để xin Thiên Chúa bày tỏ cho chúng ta biết chúng ta không tuân phục ý muốn của Ngài ở những điểm nào. Đó là thời gian để đi vào bóng tối đang tồn tại trong mỗi người chúng ta và để cho Chúa Kitô chiếu ánh sáng chữa lành của Ngài vào những nơi chúng ta tránh né vì sợ hãi và xấu hổ. Các thực hành Mùa Chay như cầu nguyện, ăn chay và cho đi giải thoát chúng ta khỏi những phiền nhiễu hoặc tự lừa dối mà chúng ta thường sử dụng để trốn chạy Thiên Chúa.

Bằng nhiều cách, Mùa Chay cần đập vỡ chúng ta ra. Điều này khó đấy. Mùa Chay là thời gian đương đầu với chính mình và ác thần để chúng ta có thể dâng mình trọn vẹn và bước theo Chúa Kitô. Suốt nhiều năm, tôi đã học được rằng để cho mình bị phá vỡ không phải là chuyện dễ dàng; trong thực tế, chuyện đó thật là dữ dội. Chúng ta thường né tránh quá trình này hoặc làm những điều như giả vờ khiến chúng ta tránh né những khó khăn dù  những khó khăn này cần thiết giúp chúng ta lớn lên trong sự thánh thiện. Tuy nhiên, không có cách nào khác, nếu chúng ta thực sự mong muốn sự thánh thiện và những lời hứa về sự sống vĩnh cửu.

Chúng ta phải sống chết với chính mình và điều đó có nghĩa là – qua sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần – chúng ta trở nên hiểu biết về bản thân mình, đặc biệt là những yếu đuối và khiếm khuyết về nhân cách của chúng ta. Trong trường hợp của tôi, ý chí mạnh mẽ chỉ là một ân huệ tuyệt vời khi nó làm theo lệnh của Thiên Chúa, nếu không, những người có ý chí mạnh mẽ có xu hướng tiêu diệt những người gần gũi nhất với họ. Tất cả chúng ta đều có lúc ngoan cố và chúng ta thấy sự tàn phá mà nó để lại đằng sau. Mặc dù quá trình tự nhận thức là dữ dội, nhưng chúng ta biết nó cần được thực hiện trong ngọn lửa tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta có thể tin tưởng rằng nếu chúng ta tuân phục Thiên Chúa, thì niềm vui sẽ chờ đợi chúng ta ở phía bên kia đêm tối mà chúng ta tạm thời phải trải qua trong một khoảng thời gian.

Một trong những cách tôi đã tìm ra để giúp làm sáng tỏ cách nhìn về bản thân và những trận chiến tâm linh đang diễn ra xung quanh tôi là cầu xin Đức Mẹ Sầu Bi hướng dẫn. Vì chúng ta dành phần lớn Mùa Chay tập trung vào Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, nên bây giờ là lúc để đi vào Trái Tim Sầu Bi và Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, ở đó chúng ta có thể tìm thấy nơi nương tựa và sự hiểu biết thực sự về bản thân và tất cả những gì Thiên Chúa đang đòi hỏi nơi chúng ta. Mẹ đi vào đêm tối với chúng ta. Là Mẹ Đau Khổ của chúng ta, Mẹ ở với chúng ta trong sa mạc. Mẹ là người mẹ khiêm nhường của chúng ta, sẽ giúp dẫn dắt chúng ta thoát khỏi sự kiêu ngạo để phục tùng ý muốn của Thiên Chúa và đường lối của Ngài dành cho cuộc sống của mỗi người chúng ta.

Mùa Chay này là cơ hội để chúng ta loại bỏ sự ngoan cố và kiêu ngạo của chính mình, để chúng ta có thể trở thành những môn đệ trung thành của Chúa Giêsu Kitô. Đó sẽ không phải là một quá trình dễ dàng, nhưng cùng với Mẹ Sầu Bi của chúng ta dẫn dắt chúng ta đi sâu hơn vào sự kết hợp với Thiên Chúa qua đêm tối của chính mình, chúng ta sẽ tìm thấy con đường của niềm vui và bình an. Khi kết thúc Mùa Chay này, chúng ta sẽ được giải thoát khỏi những tội lỗi, những yếu đuối và những khiếm khuyết về tính cách đang đè nặng chúng ta.

Xin Đức Mẹ Sầu Bi dẫn dắt chúng con trên con đường nên thánh hơn trong những vùng sa mạc mà chúng con sẽ gặp thấy vào những tuần tới.

 

Phêrô Phạm Văn Trung, theo catholicexchange.com

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 3 Mùa Chay B

Video Player
 
00:00
 
32:16
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục