2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG - LC - REFLECTION NGẮN GỌN -FIRST SUNDAY OF LENT- B

  •  
    Mo Nguyen
     
    Thu, Feb 18 at 6:09 PM
     
     

                               FIRST SUNDAY OF LENT – YEAR B

                                            21st February 2021

     

    picture.jfif

     

                                          DRIVEN INTO THE WILDERNESS 

     

    A REFLECTION (Mark 1: 12-15)

    DRIVEN INTO THE WILDERNESS. The Spirit of God, who descended on Jesus at his Baptism, drove  him into the wilderness. In the Jewish Scriptures the wilderness is both the place where Israel meets God and the place where it is tempted to worship idols made of stone. The season of Lent is a good time to examine whether we are responding to the Spirit of God in our lives or succumbing to the allurement of false idols.

     

    Temptations of Jesus in the Wilderness:

    https://www.youtube.com/watch?v=L2CZHcfgk_Q

     

    tempted.jfif

     

    DƯỠNG LINH - Cầu Nguyện Xin Chúa Bảo Vệ Trước Những Cám Dỗ:

    https://www.youtube.com/watch?v=yPaWV_9gwv

     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG - COVID VÀ CÁ TẾT TRỞ VỀ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Feb 14 at 12:18 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    COVID VÀ CÁI TẾT TRỞ VỀ

     Thời kỳ mới mở ra sau những năm lạc hậu, sau những năm trì trệ và thời gian dài sống trong cơc ché xin - cho và tem phiếu thì xã hội mở ra theo đà phát triển. Từ ngày phát triển, ta thấy còn người làm cái gì cũng nhanh : ăn nhanh, đi nhanh, ngủ nhanh và thậm chí yêu cũng nhanh nữa.

     
    Nếu như trước đây chuyện lạ lẫm với thức ăn nhanh thì nay không còn như trước. Vì là không còn thời gian nữa nên cái gì cũng nhanh và cũng vội. Vội đến độ người ta không còn giờ dành cho nhau, ở lại với nhau và bên nhau nữa.

     

    Sau nhiều năm xa cách, trở về bên mái ấm gia đình của đôi bạn trẻ học trò giáo lý thân thương, Tình thân vẫn còn đó và có đó dẫu sau nhiều ngày xa cách và đời sống kinh tế thay đổi.

     

    Nhờ ơn Chúa và lao tâm vào công việc, vợ chồng trẻ nay không phải lên lầu 4 ở trong căn phòng mà chính người thầy ngày xưa đến làm phép nữa mà nay "bị" xuống tầng trệt cho dễ đi hơn. Thật ra mà nói là may mắn vì mua được căn nhà dưới đất vừa rộng vừa thoáng và vừa mát hơn. Căn kia vẫn còn đó để đắp đổi qua ngày.

     

    Có lẽ vì mệt nhoài với công việc để rồi ngày tư ngày Tết là ngày họ được nghỉ ngơi. Sau bữa cơm chiều qua vội đó, 3 đôi gia đình trẻ lên đường sang Nhật để nghỉ ngơi.

     

    Thật sự trong lòng tôi không vui lắm ! Có lẽ vì già hay sao đó nên nghĩ đến gia đình nhiều hơn. Cũng muốn nói với các bạn là sao trong năm mình không thu vén ngày khác nghỉ để đi đây đi đó còn ngày Tết dành cho gia đình. Thế nhưng rồi vì mọi chuyện đã lên chương trình trước nên hoàn toàn không thay đổi.

     

    Mới đây về, hai vợ chồng lên cấp nên không còn thời gian dành cho "ông thầy" xưa yêu dấu nữa. Cũng dễ hiểu vì công việc cứ cuốn thời gian đôi bạn trẻ lại.

     

    Năm nay, Covid cũng như công việc của các bạn nhiều nên "thầy già" lặng lẽ hướng về các bạn từ xa. Nhìn gia đình của bạn cũng như nhịp sống của Xã Hội dường như thay đổi. Nếu như ngày này năm trước thì bao nhiêu gia đình trẻ đã mua cho mình những "tua" dài hấp dẫn. Phần là vịn cớ nghỉ giải lao nhưng một phần không nhỏ để xách ba lô lên đường là quẩy để tránh mặt nhau cũng như không muốn ai phiền hà hết.

     

    Thế đó ! Giữa một nhịp sống ồn ào và náo động kèm theo thực dụng, người ta thường tìm đến một giải pháp nào để tránh tổn thất nhiều nhất có thể. Và, chỉ có duy nhất 1 con đường là bay đi nơi khác thì tiện thể đôi đường. Năm nay không như vậy, dù muốn lên đường bay nhảy hay thậm chí về quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn hơi bị khó.

     

    Với những thực tại mà không né tránh được nên con người phải ôm chầm lấy. Dù chỉ muốn đi thăm bạn thăm bè nhưng ngày nay hơi khó. Và, thật buồn cười khi những ngày này vào thời kỳ năm trước thì hàng hàng quán quán chật kín cả người. Nay thì dường như không ai còn mong mình lê rước cái mầm bệnh đó về nhà.

     

    Nếu không có dịch bệnh thì giờ này đây có bao nhiêu chàng trai và vô số cô gái đang quây quần đâu đó ở sàn nhảy, hàng ăn, quán nhậu và những quầy bar. Mà dường như họ ăn chơi đâu ngắn. Họ sẵn sàng lao mình vào những cuộc vui suốt sáng qua đêm. Niềm vui cuốn hút họ để có khi họ quên cả lới về.

     

    Nếu như trước đây, người ta la cà và tìm cho mình nơi nào đó để chén thù chén tạc hay tán gẫu thì nay lại vội về. Ngay cả công sở nơi họ làm ăn kiếm sống nhưng cũng mang trong mình cảm giác lạ ! Ai ai cũng muốn về nhà ngay thức khắc bởi chả biết khi nào Cô vít lại viếng thăm.

     

    Năm nay, có lẽ là cái Tết lạ thường và dị thường hơn bao giờ hết. Ngay cả chuyện đi chúc Tết hay đến nhà nhau để "thành tâm lại quả" e rằng hơi ớn. Đơn giản là không ai biết được mình được nàng đó bám thân tự bao giờ. Chính vì lẽ đó, họ mau mau trở về với gia đình và mái ấm.

     

    Tết năm nay là Tết trở về ! Năm nay con người có cơ may để trở về với Chúa và với nhau.

     

    Căn nhà thờ lớn của Giáo Xứ dần khép lại sau giờ ngọ canh trưa thì chiếc bàn thờ trong gia đình năm nay được chau chuốt cận thận hơn. Có lẽ nhờ Cô vít mà cái bàn thờ bấy lâu nay bụi bặm bám được "khử khuẩn tiệt trùng hơn".

     

    Và những nơi vui chơi giải trí hay những điểm du lịch nước ngoài gần như khép lại để mái ấm gia đình được mở ra để chào đón các thành viên trở về nhà đê quây quần bên nhau.

     

    Tưởng nghĩ đây là dịp thuận tiện, đây là cơ hội để con người "dừng bước giang hồ" để trở về với gia đình, trở về với thân phụ mẫu của mình và nhất là trở về với Chúa một cách thực chất hơn. Tất cả những nơi giải trí, những nơi mà đưa người ta đến vui chơi xem chừng cũng chỉ là mau qua chóng hết để rồi chỉ mình gia đình mình, mình Chúa mới tồn tại mãi mà thôi.

     

    Những ước mong mỗi người nhân cơ hội này trở về bên mái ấm gia đình, trở về với chồng, với vợ, với lũ cháu đàn con để hưởng một mùa Xuân đúng nghĩa, một mùa Xuân đầy tình Chúa và tình người hơn.

     

    Lm. Anmai, CSsR

     

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NGẮN GỌN - 6TH SUNDAY -B

  •  
    Mo Nguyen
     
    Thu, Feb 11 at 11:51 PM
     
     

    SIX SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

                                                   14th February 2021

     

    hinh.jpg

     

                             JESUS TOUCHED HIM

     

    A REFLECTION (Mark 1: 40 – 45)

    JESUS TOUCHED HIM. Jesus included the healing of lepers among the list of miracles which would authenticate his mission. He also communicated this power to his disciples (Mt 10: 8). In today’s Gospel, he not only heals a leper; he lays his hand upon him. It is a gesture of acceptance (and perhaps even of solidarity) with a social outcast.

    Jesus Heals The Leper - The Chosen Sneak Peek:

    https://www.youtube.com/watch?v=VL8DThllZAY

     

    healed.jpg

    Xin Chúa Xót Thương - Nguyện xin Chúa thương cứu giúp chúng con thoát khỏi đại dịch này:

    https://www.youtube.com/watch?v=suQSOOmyfnI

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER 6TN SUNDAY - B

 

  •  
    Mo Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
    Fri, Feb 12 at 1:04 PM
     
     

                                      SIX SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

                                                       14th February 2021

         

    plead.jpg


                     

                 COMPASSION FINDS A WAY   

     

                                    BREAKING OPEN THE WORD (Mark 1: 40 – 45)

     

                                     COMPASSION FINDS A WAY

     

    One of the painful learnings we have had from COVID 19 is just how difficult it is to deal with contagious diseases. In Ancient Israel they had learned that quarantining people suffering from skin diseases was necessary until they could be declared by priests ready to safely return to the community. For lepers and those who loved them, it was a brutally painful experience of fear, isolation, and rejection.

    In the Gospel today a leper has heard about Jesus and in his desperation risks his life, and the health of others, by entering the city. Falling his knees he pleads with Jesus to be healed. In his boundless compassion for the man, Jesus reaches out and touches him. In doing this Jesus takes the extraordinary step of making himself an outsider. Healed by Jesus, the man can now be declared fit to return safely to the community. His life has been returned to him and while Jesus has commanded him to be silent, he simply cannot hold it in – the good news of Jesus cannot be contained. At the end of the episode, an outsider has been brought back home and now Jesus has become an outsider himself, and that’s where everyone can find him.

    Not seeking our own good, but the good of others by not causing them scandal or harm was a lesson Paul was trying to teach the community of Christians in Corinth. Jesus’ compassion leads him to reach out to all those in need. Paul hopes that his Christians will live their lives in the same way.

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

    Jesus, Thy Boundless Love to Me:

    https://www.youtube.com/watch?v=DVc5TrnEwhQ

     

    picture.jpg

    |Karaoke | Tình Ngài Yêu - Nguyễn Hồng Ân:

    https://www.youtube.com/watch?v=fZgKLqzWbOE

    https://www.youtube.com/watch?v=cGQT3XADU3I

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - SỐNG TIN MỪNG ĐẦU XUÂN

ĐI TÌM HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC (LỄ ĐÓN GIAO THỪA ĐẦU XUÂN)

HIỆP SỐNG TIN MỪNG

LỄ ĐÓN GIAO THỪA ĐẦU XUÂN

Mt 5,1-10

  1. LỜI CHÚA: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3)
  2. CÂU CHUYỆN:

PAUL GETTY là ông chủ một hãng dầu lớn nhất tại Anh Quốc. Khu đất ông ở rộng bốn mươi mẫu tây. Tài sản của ông trị giá hàng tỷ mỹ kim. Thế mà mỗi ngày ông đều phải thức dậy làm việc từ lúc ba giờ sáng. Chung quanh ông lúc nào cũng có tới mười cảnh sát bảo vệ. Mỗi ngày, ông nhận được hàng trăm cú điện thoại và những lời đe dọa ám sát… Ông đã phải thốt lên rằng: “Tôi là người chẳng bao giờ biết đến hạnh phúc!”.

  1. THẢO LUẬN:1) Hạnh phúc thực sự là gì? 2) Làm thế nào để đạt được hạnh phúc thực sự trong cuộc sống hiện tại và mai sau?
  2. SUY NIỆM:

1) Lời chúc hạnh phúc đầu Xuân:

Năm cũ Canh Tý sắp qua nhường chỗ cho năm mới Tân Sửu đang tới. Trong dịp này, chúng ta thường chúc cho nhau những điều tốt đẹp. Chẳng hạn: Chúc cho đông con nhiều cháu, phát tài phát lộc, khỏe mạnh sống lâu… Những lời cầu chúc thường qui về năm chữ: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Tóm lại là chúc nhau được hạnh phúc. Nhưng thế nào là hạnh phúc thực sự?

2) Hạnh phúc không ở sự thỏa mãn nhu cầu thể xác:

Hạnh phúc là sự thỏa mãn khi đạt được những điều mình mong ước. Tuy nhiên không nhất thiết cứ có đông con nhiều cháu, cứ sở hữu nhiều nhà cửa tiền bạc, cứ có chức cao quyền trọng hoặc được sống lâu trăm tuổi là hạnh phúc… Vì lòng tham con người vô đáy như người đời thường nói: “Được voi đòi tiên”, “Đứng núi này trông núi nọ” …

Chúng ta cũng thường chúc cho nhau khỏe mạnh, nhưng khỏe mạnh vẫn chưa phải là thứ hạnh phúc đích thực. Vì nếu sức khỏe thực sự là niềm hạnh phúc, thì chắc hẳn những nhà lực sĩ sẽ hạnh phúc nhất. Thế nhưng, không phải luôn như vậy. Bởi vì có những người đau yếu, sức khỏe èo uột, thế mà nụ cười vẫn tươi nở trên đôi môi khô héo của họ, đang khi những người có sức khỏe vô địch lại thường xuyên lo lắng bị kẻ khác soán ngôi vô địch như người ta thường nói: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”.

Rất nhiều người đã mong ước tìm được một việc làm hợp khả năng và kiếm ra được nhiều tiền để sống an nhàn như câu sau đây hay được nhiều người hay lặp đi lặp lại:

“Có tiền mua tiên cũng được: Đồng tiền là Tiên là Phật; Là sức bật của tuổi trẻ; Là sức khỏe của tuổi già; Là cái đà của danh vọng; Là cái lọng để che thân; Là cán cân của công lý; Là triết lý của cuộc đời”.

3) Đi tìm hạnh phúc đích thực:

Hạnh phúc thật sự không nhất thiết do tiền bạc, chức quyền, sắc đẹp, sức khỏe… dù rằng những điều đó đều là ưu điểm có khả năng mang lại cho chúng ta những niềm vui trong một thời gian nào đó. Vậy hạnh phúc đích thật ở đâu?

Thực ra: Con người chúng ta không những gồm có thân xác mà còn có linh hồn. Cơm áo gạo tiền hay tiền bạc vật chất, địa vị chức quyền, sắc đẹp, tài năng, sức khỏe, sống lâu…  chỉ đáp ứng được những nhu cầu về thể xác bên ngoài, nhưng không thỏa mãn được những nhu cầu tinh thần bên trong. Điều quan trọng cần được thỏa mãn để có hạnh phúc thực sự chính là biết tha thứ để có được sự bình an trong tâm hồn, có được niềm vui ơn cứu độ như Đức Ma-ri-a sau khi được ca tụng là diễm phúc, đã dâng lời ca tụng Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1,46-47). Dù thân xác có gặp tai nạn trái ý, nhưng người có đức tin phó thác vào Thiên Chúa vẫn tìm thấy niềm vui hạnh phúc trong sự nhẫn nhịn chịu đựng và quảng đại tha thứ chỏ kẻ bách hại mình như Thánh Tê-pha-nô khi bị ném đá đã cầu xin Thiên Chúa: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60), hoặc như Đức Giê-su đã xin Chúa Cha khi bị treo trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

Như thế, hạnh phúc chúng ta nhận được phải bắt nguồn từ Thiên Chúa là nguồn mạch mang lại hạnh phúc đích thực. Nơi nào có Chúa Giê-su hiện diện thì nơi ấy sẽ có sự bình an hạnh phúc như Người đã hứa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28-29).

4) Phương thế được hạnh phúc thực sự là thực hành Tám Mối Phúc của Chúa Giê-su:

Để luôn có Chúa ở cùng, để có hạnh phúc thực sự trong Nước Trời, mỗi người chúng ta phải quyết tâm thực hành Tám Mối Phúc trong Tin Mừng hôm nay: Sống khiêm hạ nghèo khó, luôn ứng xử hiền lành, chấp nhận con đường qua đau khổ vào vinh quang, luôn khát khao nên người công chính, có lòng chạnh thương những kẻ bất hạnh, có tâm hồn trong sạch, luôn ăn ở thuận hòa, sẵn sàng chịu bách hại vì sống công chính, chấp nhận bị sỉ nhục vì danh Chúa…

Niềm hạnh phúc của một tâm hồn luôn có Chúa ở cùng, cũng chính là niềm hạnh phúc mà chúng ta cần phải cầu chúc cho nhau trong giờ phút đón Giao Thừa và trong Năm Mới này. Dù chúng ta ít nhiều vẫn còn chịu đau khổ và gặp những điều trái ý, nhưng nếu thực sự có Chúa ở cùng, chắc chắn chúng ta vẫn cảm thấy vui mừng và hy vọng, bình an và hạnh phúc như thánh Phao-lô đã chia sẻ kinh nghiệm: “Tâm hồn tôi chứa chan niềm an ủi và tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian nan khốn khó” (2 Cr 7,4b).

  1. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con quyết tâm thực thi tinh thần Tám Mối Phúc của Chúa trong Tin Mừng hôm nay, thể hiện qua cách suy nghĩ, nói năng và cách ứng xử khiêm tốn, vị tha, luôn nhẫn nhịn, tha thứ và từ bi nhân hậu noi gương Chúa khi xưa, để tâm hồn chúng con được bình an, vui tươi ngay từ hôm nay, là dấu chỉ sau này chúng con cũng sẽ được hưởng an bình hạnh phúc trên Thiên Đàng với Chúa Ba ngôi.- AMEN.

LM ĐAN VINH-HHTM

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 5 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
14:33
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục