2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI 11-1-2021

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Jan 10 at 3:26 PM
     
     

    Thứ Hai 11-1-2021

    CHÚA KÊU GỌI CÁC MÔN ĐỆ

     

    BÀN TIỆC Lời Chúa

    HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG

     

    Bài Ðọc I: (năm I) Dt 1, 1-6

    "Chúa đã phán dạy chúng ta qua Người Con".

    Khởi đầu thư gửi tín hữu Do-thái.

    Thuở xưa, nhiều lần và dưới nhiều hình thức, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các tiên tri. Trong những ngày sau hết đây, Ngài đã phán dạy chúng ta qua Người Con mà Ngài đã đặt làm vị thừa kế vạn vật, và cũng do bởi Người Con mà Ngài đã tác thành vũ trụ.

    Nguyên vốn là phản ảnh sự vinh quang và là hình tượng bản thể Ngài, Người Con đó nâng giữ vạn vật bằng lời quyền năng của mình, quét sạch tội lỗi chúng ta, và ngự bên hữu Ðấng Oai Nghiêm, trên cõi trời cao thẳm. Tên Người cao trọng hơn các thiên thần bao nhiêu, thì Người cũng vượt trên các thiên thần bấy nhiêu.

    Phải, vì có bao giờ Thiên Chúa đã phán bảo với một vị nào trong các thiên thần rằng: "Con là thái tử của Cha, hôm nay Cha đã sinh hạ Con"? Rồi Chúa lại phán: "Ta sẽ là Cha Người, và Người sẽ là Con Ta". Và khi ban Con Một mình cho thế gian, Chúa lại phán rằng: "Tất cả các thiên thần Chúa hãy thờ lạy Người!"

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 96, 1 và 2b. 6 và 7c. 9

    Ðáp: Bao nhiêu chúa tể hãy cúc cung bái lạy Người (c. 7c).

    Hoặc đọc: Chúa hiển trị, Chúa là Ðấng tối cao trên toàn cõi đất (c. 1a và 9a).

    Xướng: 1) Chúa hiển trị, địa cầu hãy hân hoan, hải đảo muôn ngàn, hãy mừng vui. Công minh chính trực là nền kê ngai báu. - Ðáp.

    2) Trời xanh loan truyền sự công minh Chúa, và chư dân được thấy vinh hiển của Người. Bao nhiêu chúa tể hãy cúc cung bái lạy Người. - Ðáp.

    3) Lạy Chúa, vì Ngài là Ðấng tối cao trên toàn cõi đất, Ngài rất đỗi siêu phàm giữa muôn chúa tể. - Ðáp.

     

    Alleluia: 1 Sm 3, 9

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 1, 14-20

    "Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".

    Ðang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người". Lập tức bỏ lưới, các ông theo Người. Ði xa hơn một chút nữa, Người thấy Gia-côbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người.

    Ðó là lời Chúa.

    Mark 1:14-20 – The Radical Church Militant

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ

    HÃY THEO TA! - LẬP TỨC CAC ÔNG BỎ LƯỚI THEO CHÚA

    Bài Phúc Âm của Thánh Marco cho Thứ Hai sau Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa được Giáo Hội chọn đọc không liên tục ngay sau bài Phúc Âm Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, mà là cách 2 câu về sự kiện Chúa Kitô chay tịnh trong hoang địa 40 ngày, một sự kiện gắn liền với sự kiện Người lãnh nhận Phép Rửa bởi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở Sông Dược Đăng (Jordan), ở chỗ, một sự kiện liên quan đến phần hồn (đó là việc thống hối qua việc lãnh nhận phép rửa), và một sự kiện liên quan đến phần xác (đó là việc khổ chế các mầm mống nguyên tội nơi bản thân của con người). 

    Cả hai sự kiện mở đầu cho công cuộc cứu chuộc trần gian của Vị Thiên Sai của dân Do Thái này không phải chỉ có tính cách tiêu cực là tội lỗi cần ăn năn thống hối về phần hồn và khổ chế đền bù về phần xác, mà nhất là có tính cách tích cực, ở chỗ Thần Tính của Lời Nhập Thể nhờ những việc làm này có thể tỏ hiện ra một cách công khai và càng tỏ tường hơn nơi nhân tính của Chúa Giêsu, cho đến khi đạt đến tột đỉnh của mạc khải thần linh là Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, một cuộc vượt qua chẳng những cứu con người khỏi tội lỗi và sự chết, một tội lỗi liên quan đến phần hồn và sự chết đặc biệt liên quan đến phần xác, mà còn thông ban cho con người Thánh Linh cùng với sự sống thần linh vô cùng viên mãn của Người. 

    Và đó là lý do ngay câu mở đầu bài Phúc Âm có hai phần hôm nay mới có chi tiết hết sức quan trọng và đầy ý nghĩa mở đầu, một chí tiết cho thấy Thần Tính bắt đầu công khai tỏ mình ra qua nhân tính, đó là chi tiết: "Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: 'Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng'". Và sau chi tiết mở đầu có tính cách chuyển tiếp một cách khéo léo như thế là sự kiện Chúa Giêsu tuyển chọn 2 cặp môn đệ anh em với nhau là Simon-Anre và Giacobe-Gioan, thành phần làm nên tông đồ đoàn để trở thành chứng nhân tiên khởi của Người và là nền tảng cho Giáo Hội Người sẽ thiết lập. 

    Sở dĩ phần đầu của bài Phúc Âm hôm nay có tính cách chuyển tiếp khéo léo là vì chi tiết "sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa". Đúng thế, một khi Mặt Trời Công Chính là Chúa Giêsu lên, một khi "ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12) là Chúa Kitô bắt đầu tỏ hiện thì làm lu mờ đi ngọn đèn Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là nhân vật được tuyển chọn sai đến trước Người để dọn đường cho Người nơi dân Do Thái, hay nói ngược lại, khi thời điểm dọn đường của Vị Tiền Hô Tẩy Giả vừa hoàn thành, nơi việc làm phép rửa cho chính Đấng Đến Sau, Đấng sẽ "làm phép rửa trong Thánh Thần và bằng lửa" (Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa theo Thánh Luca Năm C), thì "Gioan bị bắt", bị tống ngục, nghĩa là đi vào tăm tối, để "Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại" (Phúc Âm Thánh Gioan ngày 12/1, áp Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa). 

    Lời rao giảng tiên khởi của Chúa Kitô trong bài Phúc Âm hôm nay là tổng hợp tất cả mạc khải thần linh sẽ được Con Thiên Chúa làm người tỏ hiện trong suốt 3 năm thi hành sứ vụ thiên sai của mình nơi dân Do Thái của Người: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng". Bởi thế chúng ta thấy ngay trong lời rao giảng tiên khởi này có hai phần rõ ràng: phần đầu liên quan đến Thiên Chúa: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến", và phần sau liên quan đến nhân loại: "hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng". 

    Phần liên quan đến Thiên Chúa: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến". "Thời giờ đã mãn" đây chính là thời điểm cánh chung: "Khi đã đến thời điểm viên trọn, Thiên Chúa đã sai Con Mình đến, được hạ sinh bởi một người nữ, được sinh theo lề luật, để giải cứu khỏi lề luật những ai bị lụy thuộc lề luật, nhờ đó chúng ta được hưởng vị thế làm dưỡng tử" (Galata 4:4). "Và Nước Thiên Chúa đã gần đến" đây ám chỉ Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô nói chung và chính bản thân Người nói riêng, nghĩa là Người đã bắt đầu xuất hiện rồi, và từ từ tỏ mình ra cho nhân loại nơi dân Do Thái của Người vào thời điểm lịch sử nhân loại ấy, cho đến khi Người tỏ hết mình ra trên Thánh Giá và từ Ngôi Mộ Trống. 

    Trong Bài Đọc 1 hôm nay, Thánh Phaolô đã khẳng định về thời điểm cánh chung này với giáo đoàn Do Thái rằng: "Thuở xưa, nhiều lần và dưới nhiều hình thức, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các tiên tri. Trong những ngày sau hết đây, Ngài đã phán dạy chúng ta qua Người Con mà Ngài đã đặt làm vị thừa kế vạn vật, và cũng do bởi Người Con mà Ngài đã tác thành vũ trụ". Nghĩa là vào thời điểm cánh chung, thời điểm cuối cùng khi Con Thiên Chúa xuất hiện nơi Chúa Giêsu Kitô Thiên Sai Cứu Thế, Thiên Chúa tỏ hết mình ra cho nhân loại nói chung và dân Ngài nói riêng, đến độ Chúa Giêsu Kitô là tột đỉnh của mạc khải thần linh và là tất cả mạc khải thần linh: "Ai thấy Thày là thấy Cha" (Gioan 14:9). 

    Phần liên quan đến nhân loại: "hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng". Tuy nhiên, công ơn cứu độ vô cùng quí giá của Con Thiên Chúa làm người dù đã có thể cứu được toàn thể nhân loại, từ nguyên tổ cho đến tận thế, thậm chí cứu được cả muôn ngàn ức triệu thế giới tội lỗi nào khác nếu có, vẫn không thể tác dụng nơi những ai không sẵn sàng chấp nhận ơn cứu độ của Người hay chấp nhận Người là Đấng cứu độ của mình: "Redemptor hominis - Đấng cứu độ nhân trần" (Bức Thông Điệp đầu tay của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 4/3/1979). 

    Trong Bài Đọc thứ 1 hôm nay, Thánh Phaolô cũng cho thấy chẳng những bản thể của Đấng Thiên Sai Cứu Thế mà còn cả sứ vụ cùng quyền năng thế giá vô cùng siêu việt của Người, Đấng chung con người và riêng dân Do Thái cần phải nhận biết và tin tưởng, qua lời xác tín của ngài như sau: "Nguyên vốn là phản ảnh sự vinh quang và là hình tượng bản thể Ngài, Người Con đó nâng giữ vạn vật bằng lời quyền năng của mình, quét sạch tội lỗi chúng ta, và ngự bên hữu Ðấng Oai Nghiêm, trên cõi trời cao thẳm. Tên Người cao trọng hơn các thiên thần bao nhiêu, thì Người cũng vượt trên các thiên thần bấy nhiêu". 

    Và "bất cứ ai chấp nhận Người thì Người ban cho họ quyền làm con cái của Thiên Chúa" (Gioan 1:12) cần phải hội đủ 2 yếu tố bất khả thiếu và bất khả phân ly, đó là "ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng": "ăn năn sám hối" ở chỗ chân nhận mình là tội nhân vô cùng khốn nạn, tuyệt đối bất toàn và bất lực, nên chỉ còn biết tin tưởng vào Lòng Thương Xót Chúa (LTXC) mà thôi: "tin vào Tin Mừng", vì "Tin Mừng" đây chính là Tin Mừng Phục Sinh, Tin Mừng Cứu Độ, Tin Mừng được Chúa Kitô Phục Sinh truyền cho thành phần môn đệ tông đồ của Người rao giảng cho "tất cả mọi tạo vật" (Marco 16:15), cho "tất cả mọi dân nước" (Mathêu 28:19), Tin Mừng là Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể, đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, nên "Đừng sợ, hãy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô - Don't be afraid, open wide the doors for Christ" (Lời hiệu triệu của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong bài giảng khai triều 22/10/1979), một lời hiệu triệu hoàn toàn phản ảnh sứ điệp chính yếu của LTXC được Chúa Kitô nhắn nhủ chung loài người và riêng Kitô hữu trong Thời Điểm Thương Xót: "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa", một sứ điệp được ghi ngay bên dưới tấm Ảnh LTXC, và là sứ điệp phản ảnh ý Chúa Giêsu muốn thiết lập Lễ LTXC vào Chúa Nhật thứ nhất sau Chúa Nhật Phục Sinh. 

    Vì ý nghĩa và hiều hướng của chung Bài Phúc Âm cũng như Bài Đọc 1 về Đấng Thiên Sai Cứu Thế và của riêng lời rao giảng tiên khởi của Chúa Giêsu Kitô trong bài Phúc Âm hôm nay như thế mới có những câu Đáp Ca rất thích đáng và ý nghĩa chúng ta cần phải hợp xướng như sau: 

    1) Chúa hiển trị, địa cầu hãy hân hoan, hải đảo muôn ngàn, hãy mừng vui. Công minh chính trực là nền kê ngai báu.

    2) Trời xanh loan truyền sự công minh Chúa, và chư dân được thấy vinh hiển của Người. Bao nhiêu chúa tể hãy cúc cung bái lạy Người.

    3) Lạy Chúa, vì Ngài là Ðấng tối cao trên toàn cõi đất, Ngài rất đỗi siêu phàm giữa muôn chúa tể.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    TN.Tuan1-Thu2.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqNcZUiPLrQpdVrrXckosOXjq-N49DMUoG37kpTO1r1Vg%40mail.gmail.com.
     
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG - CHRISTOPHER -

  •  
    Mo Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
     
    Sat, Jan 9 at 3:44 AM
     
     

                          THE BAPTISM OF THE LORD – YEAR B

                                  SUNDAY 10th JANUARY 2021

     

    picture.jpg

     

                                      SHARING GOD’S GIFT  

     

                                BREAKING OPEN THE WORD

                           SHARING GOD’S GIFT (Mark 1: 7-11)

    One of the great recurring themes of the scriptures is that God’s irrepressible and untiring desire to bring us into the fullness of life. The reading from Isaiah is filled with images of the life God wants to share with us: water, grain, wine and milk without cost, a life-giving and nourishing word that never returns without achieving its purpose. This life is offered freely – all we need do is seek the Lord to share in this banquet.

    For Christians, baptism is a sign of the new life that we have been graciously given through the death and resurrection of Jesus. One of the problems facing John’s community was that of how to deal with false teachings which were dividing and weakening the community and the baptismal promises they had made. John seeks to remind them of the life they share through their baptism and the call to bear witness to it by their love of God and for their sisters and brothers.

    In the birth of Jesus God’s life-giving and nourishing word becomes one with us. His baptism marks a moment of grace for him and us. The heavens are opened and God’s empowering Spirit comes upon him as he begins his ministry. God bears testimony to the life that he is pleased to offer us in the Beloved Son. At Jesus’ baptism the voice from heaven proclaims how a time of new life and growth is beginning. For those with eyes to see the rich harvest is already beginning, and the banquet prepared.

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

    The Gospel - Mark 1:7-11 (The Baptism of the Lord):

    https://www.youtube.com/watch?v=XjoeZivjuA8

     

    sing.jpg

    VMP ICC - Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa:

    https://www.youtube.com/watch?v=xnvPdJth_6Q

     

CẢM NGHIỆM -NGẮN GỌN- MƠ

  •  
    Mo Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
    Fri, Jan 8 at 12:35 AM
     
     

    THE BAPTISM OF THE LORD – YEAR B

                                            SUNDAY 10th JANUARY 2021

     

     

    picture.jpg

     

                        MY FAVOUR RESTS ON YOU  

     

    A REFLECTION (Mark 1: 7-11)

    MY FAVOUR RESTS ON YOU. Through baptism we are members of Christ’s body. God says to us: ‘You are my beloved son (daughter); my favour rests on you.’ Often we don’t hear these words as clearly as Jesus did as his baptism. In this Mass, and in the events of this day, let us listen for God’s assurance that we are loved. Let us listen, that we may have life and joy in God.

     

    My Favour Rests on You:

    https://www.youtube.com/watch?v=WxbJwxfXQpY

     

    sing.jpg

     

    Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm B - Thánh Vịnh Is 12, 2-6 Đấng Cứu Độ Tôi - Kim Long:

    https://www.youtube.com/watch?v=k85OpgmaomQ&list=PLE1zRupeIYSW0MqjtAAfee3bBvxSrxTIk

    Thơ Tuần Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa năm B

     

    Thánh Thần Chúa dáng bồ câu,

    Từ Trời xuất hiện trên đầu Chúa con.

    Ba ngôi Thiên Chúa vẹn toàn,

    Ngay trên dòng nước Jordan ở đời.

    Âm thanh vọng xuống từ Trời:

    “Con ta yêu dấu“ bằng lời vang xa.

    “Con là con đẹp lòng Cha“,

    Mối tương quan kết giao thoa đất trời.

    Nước sông rửa sạch tội đời,

    Mang nguồn hạnh phúc cho người hồi tâm.

    Hoàn vũ.

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BẢY SAU LỄ HIỂN LINH

  •  
    Hong Nguyen
     
    Fri, Jan 8 at 2:39 PM
     
     

    Suy Niệm Thứ Bảy Sau Lễ Hiển Linh B - Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan (3: 22-30)

    CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI (C. 30)

    22 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đi tới miền Giu-đê. Người ở lại nơi ấy với các ông và làm phép rửa.23 Còn ông Gio-an, ông cũng đang làm phép rửa tại Ê-nôn, gần Sa-lim, vì ở đấy có nhiều nước, và người ta thường đến chịu phép rửa.24 Lúc ấy, ông Gio-an chưa bị tống giam. 25 Bấy giờ, có một cuộc tranh luận xảy ra giữa các môn đệ của ông Gio-an và một người Do-thái về việc thanh tẩy.26 Họ đến gặp ông Gio-an và nói: “Thưa thầy, người trước đây đã ở với thầy bên kia sông Gio-đan và được thầy làm chứng cho, bây giờ ông ấy cũng đang làm phép rửa, và thiên hạ đều đến với ông”.27 Ông Gio-an trả lời: “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban.28 Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói: “Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người.29 Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn.30 Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi.


    Suy niệm
    / SỐNG VÀ CHIA SẺ

      Có những diễn đàn không có được kết quả như mong muốn. Có những cuộc thương thuyết chẳng đạt được thỏa thuận nào như mong đợi. Có những cuộc họp, cuộc tranh luận vô ích bởi cũng không đi đến được sự thống nhất, chẳng đạt được lợi ích chung.

    Cuộc tranh luận về việc thanh tẩy giữa người Do Thái với môn đệ Gioan cũng sẽ không thể đạt được tiếng nói chung nếu Gioan không lên tiếng. Trước hết ông nói:
    “chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban”. Tất cả là ơn Chúa ban. Việc ông làm phép rửa kêu gọi dân chúng sám hối để đón chờ Chúa đến. Ông nhắc lại: ông không phải là Đấng Kitô – Đấng được sai đến để cứu chuộc nhân loại, sẽ làm phép rửa trong nước và Thánh Thần. Và hơn thế nữa, điều ông xác tín về thái độ cũng như cách sống với các môn đệ và người Do Thái Người phải nổi bật lên, còn ông phải lu mờ đi. Những điều Gioan dạy cho chúng ta những bài học hữu ích khi chúng ta bàn luận, hội họp, tranh cãi với nhau, nhất là với người mang danh Kitô hữu.

    Rất tiếc ngày nay, chỉ vì cái tôi trong mình quá lớn nên chúng ta đã không nghe những lời góp ý chân thành, không nhận ra những khiếm khuyết để sửa lỗi; chỉ vì không nhận ra những hồng ân Chúa ban cho nên chúng ta dễ tự cao tự đại mỗi khi thành công; và hơn nữa, chỉ vì không để cho Chúa lớn lên trong tâm hồn nên chúng ta luôn cho mình là số một, là
    “chân lý đúng” dẫn đến kiêu ngạo.

    Tất nhiên với những thái độ ấy, chúng ta khó có thể mang lại ích lợi cho gia đình, cộng đoàn, xã hội và cho cả Giáo hội nữa.


    *CẦU NGUYỆN-SỐNG VÀ HÀNH ĐỘNG:
    Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết khiêm tốn để nhận ra tất cả là hồng ân Chúa ban, luôn biết lắng nghe hầu chúng con tích cực hơn trong việc cộng tác và loan báo Tin Mừng làm sáng Danh Chúa. Amen.



    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM 07-1-2021

  •  
    Tinh Cao
     
     

    Thứ Năm sau Chúa Nhật Hiển Linh

     

    Bạn và tôi tham dự tiệc Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: 1 Ga 4, 19 - 5, 4

    "Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải thương yêu anh em mình nữa".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

    Các con thân mến, chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa, vì Người đã thương yêu chúng ta trước. Nếu ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì là người nói dối. Vì người anh em mình xem thấy mà không thương yêu họ được, thì làm sao yêu mến Thiên Chúa là Ðấng mình không thấy được? Ðây là giới răn chúng ta lãnh nhận nơi Thiên Chúa: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng phải thương yêu anh em mình nữa.

    Hễ ai tin Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, thì đã được sinh ra bởi Thiên Chúa. Vì hễ ai yêu mến Chúa là Ðấng đã sinh thành, thì cũng yêu mến những kẻ bởi Người mà sinh ra. Do điều này mà chúng ta biết mình yêu thương con cái Thiên Chúa, là hễ chúng ta yêu mến Thiên Chúa, thì chúng ta phải thực hành giới răn Người. Tình yêu Thiên Chúa là thế này: là chúng ta giữ các giới răn Người, và giới răn Người chẳng có nặng nề đâu. Hễ sự gì bởi Thiên Chúa mà sinh ra, thì thắng được thế gian, và đây là sự chiến thắng thế gian: đó là đức tin của chúng ta. Ai chiến thắng thế gian, nếu không phải kẻ tin Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa?

    Ðó là lời Chúa. 

    Ðáp Ca: Tv 71, 2. 14 và 15bc. 17

    Ðáp: Lạy Chúa, muôn dân khắp mặt đất sẽ thờ lạy Chúa (x. c. 11).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. - Ðáp.

    2) Người sẽ cứu tâm hồn họ khỏi bất công và đàn áp, giá máu của họ đáng kể trước mặt người. Họ sẽ cầu nguyện cho người luôn và sẽ chúc phúc người mãi mãi. - Ðáp.

    3) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người. - Ðáp. 

    Alleluia: Lc 7, 16

    Alleluia, alleluia! - Một Tiên tri cao cả đã xuất hiện giữa chúng ta và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. - Alleluia. 

    Phúc Âm: Lc 4, 14-22a

    "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh này".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Galilêa trong quyền năng của Thánh Thần và danh tiếng Người đồn khắp miền xung quanh. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và ai nấy đều ca tụng Người. Người đến Nadarét là nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, Người vào hội đường ngày Sabbat, và đứng dậy đọc sách. Người ta trao cho Người cuốn sách Tiên tri Isaia. Người mở sách và gặp chỗ có chép rằng: "Thánh Thần Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa".

    Người xếp sách lại, trao cho viên phụ trách, đoạn ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều đưa mắt chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ rằng: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai các ngươi vừa nghe". Và ai nấy đều công nhận lời Người và ngạc nhiên vì những lời hấp dẫn thốt ra từ miệng Người.

    Ðó là lời Chúa. 

     

     

    image.png

     

     

    Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

    Emmanuel Thiên Sai    

     

    Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, vẫn còn trong thời điểm của Mùa Giáng Sinh kéo dài cho tới Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, chủ đề "Lời ở cùng chúng ta" (Gioan 1;14) tiếp tục được phản ảnh nơi phụng vụ Lời Chúa như sau.

     

    Trước hết, trong Bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Luca thuật lại biến cố Chúa Giêsu "đến Nadarét là nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, Người vào hội đường ngày Sabbat, và đứng dậy đọc sách".

     

    Bài Phúc Âm còn tiếp tục cho biết thêm những chi tiết chính yếu và cần thiết liên quan đến chủ đề "Lời ở cùng chúng ta" qua đoạn "sách Tiên tri Isaia" được "Người ta trao cho Người", và khi "Người mở sách" thì "gặp chỗ có chép" về chính bản thân Người, như chính Người đã tự xác nhận ngay trong bài Phúc Âm này: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai các ngươi vừa nghe".

     

    Vậy đoạn Sách Tiên Tri Isaia mà Người bất chợt mở ra và đọc lên cho mọi người trong Hội Đường ở Nazarét nghe thấy đây là gì và như thế nào, Thánh ký Luca đã cho chúng ta biết như sau: 

     

    "Thánh Thần Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa".

     

    Phải, "Lời ở cùng chúng ta", Đấng "đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), chính  Đấng Được Xức Dầu Thánh Linh, bởi Cha của Người, hay được Cha thánh hiến cũng thế (xem Gioan 10:36), tức Người là Đức Kitô Thiên Sai, là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa.

     

    Vậy vai trò và sứ vụ bất khả thiếu và bất khả phân ly với Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa ở đây là gì, đã được Tiên Tri Isaia trong Bài Đọc 1 cho biết và cũng đã được chính Chúa Giêsu công nhận là hoàn toàn ứng nghiệm sau đó trong cùng bài Phúc Âm, đó là Người được "sai đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa".

     

    Đúng thế, "Lời ở cùng chúng ta" chính là Đấng Thiên Sai, Đấng được xức dầu bởi Thánh Linh và được tràn đầy Thánh Linh, được Thánh Linh thúc đẩy thực hiện 3 sứ vụ chính yếu của Người và hợp với Người, đó là "rao giảng" - như một ngôn sứ, "chữa lành" - như một tư tế, và "giải thoát" - như một đế vương. 

     

    Trước hết, "Lời ở cùng chúng ta" như một ngôn sứ để "rao giảng": "rao giảng tin mừng cho người nghèo khó", nghĩa là tin mừng cứu độ của Người chỉ hợp với "người nghèo khó", và Chúa Giêsu cũng chỉ đến để "tìm kiếm và cứu vớt những gì hư hoại" (Luca 18:8), những gì tầm thường đáng khinh trước mặt trần gian, nhưng lại là thành phần không ham mê trần gian, thành phần bản thân không tham vọng, chỉ khao khát thần linh và tìm kiếm sự thật với một lương tâm chân chính, và chỉ có họ mới có thể đón nhận tin mừng cứu độ là chính "Lời ở cùng chúng ta".

     

    Sau nữa,  "Lời ở cùng chúng ta" như một tư tế để "chữa lành": "chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn", bằng tình thương của Người, như Người đã kêu gọi "Hãy đến với Tôi, hỡi những ai mệt mỏi và nặng gánh, Tôi sẽ bổ sức cho" (Mathêu 11:28), ở chỗ, đích thân Người "đã mang lấy thương tích của chúng ta và đã chịu đựng những đau khổ của chúng ta" (Mathêu 8:17; Isaia 53:4), một cách "hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mathêu 11:29), nhất là ở chỗ: "Tuy là con, Người đã biết tuân phục nơi những gì phải chịu, để khi hoàn tất, Người trở nên căn nguyên cứu độ cho những ai tín phục Người" (Do Thái 5:8).

     

    "Nếu ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì là người nói dối. ... Ðây là giới răn chúng ta lãnh nhận nơi Thiên Chúa: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng phải thương yêu anh em mình nữa. Hễ ai tin Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, thì đã được sinh ra bởi Thiên Chúa. Vì hễ ai yêu mến Chúa là Ðấng đã sinh thành, thì cũng yêu mến những kẻ bởi Người mà sinh ra". 

     

    Bài Đáp Ca hôm nay phản ảnh ý nghĩa của bài Phúc Âm nói chung và câu của Tiên Tri Isaia tiên báo về vai trò và sứ vụ chính yếu của Đấng Thiên Sai Cứu Thế nói riêng, một đoạn sách tiên tri đã được chính Chúa Giêsu công nhận là đã ứng nghiệm nơi bản thân của Ngưi là "Lời ở cùng chúng ta": 

     

    1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. 

     

    2) Người sẽ cứu tâm hồn họ khỏi bất công và đàn áp, giá máu của họ đáng kể trước mặt người. Họ sẽ cầu nguyện cho người luôn và sẽ chúc phúc người mãi mãi.

     

    3) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người. 

     

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    GS.ThuNamsauHienLinh.mp3  

     

     

     

    Thánh Raymunđô Miền Penyafort, Linh Mục (1175-1275)

     

     

     

     Thánh Raymunđô miền Penyafort,