CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THE HOLY FAMILY OF JESUS
- Details
- Category: 2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa
THE HOLY FAMILY OF JESUS, MARY AND JOSEPH – YEAR B
27 DECEMBER 2020
SEE THIS CHILD!
A REFLECTION (Luke 2: 22 – 40)
SEE THIS CHILD! Many parents have looked at their newborn child and wondered: what will this child turn out to be? Parenting is always a journey in faith in which there will be occasions of joy, and also time of pain, as Abraham and Sarah, and Mary and Joseph, discovered. On this feast of the Holy Family, let us pray for all families.
What Child Is This with Lyrics | Christmas Carol & Song:
https://www.youtube.com/watch?v=wJTSVfH45qo
https://www.youtube.com/watch?v=VDmIddF7DfQ
GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA
Lễ Thánh Gia Thất năm B
Lời Chúa :Lc 2, 22.39-40
Thánh Gia ít được nói đến. Các thánh sử chỉ nói sơ qua không đề cập đến cuộc sống trong gia đình Nadaret và có lẽ cũng có lý, vì gia đình đó không khác gì các gia đình trong thôn xóm đó. Nhưng rất khác. Vì gia đình nầy là gia đình của Thiên Chúa.
Gia đình nầy thuộc hạng nghèo, vì Giuse là một anh thợ mộc vườn, có thể nói vừa là một thợ mộc nhưng là người công nhân ai thuê gì làm nấy, như cất nhà hay tạp dịch. Khi dâng của lễ cho Chúa ngày trẻ Giêsu được dâng cho Chúa, hai ông bà không đủ tiền để mua một con chiên con mà chỉ dâng một cặp chim gáy.
Maria thì chỉ là một bà nội trợ, rảnh thì kéo chỉ quay tơ, kiếm thêm chút ít thu nhập. Cuộc sống trầm lặng trôi qua. Nhưng quan trọng là trẻ Giêsu ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan và hằng được ơn nghĩa với Thiên Chúa.
Theo luật Môsê, con trai đầu lòng phải được hiến dâng cho Chúa, nhắc nhớ việc Chúa sát phạt dân Ai Cập xưa bằng cách giết tất cả con trai đầu lòng của dân Ai Cập để buộc vua Ai Cập trả tự do cho dân Do thái.
Trẻ Giêsu được đưa đến Đền Thờ để làm nghi lễ dâng cho Chúa. Việc nầy được các nhà thần học xem như một biến cố quan trọng đã được các tiên tri loan báo : Thiên Chúa đã vào Đền Thánh của Ngài dưới hình thức một trẻ em, nhưng Ngài vẫn là Thiên Chúa. Cụ già Simêon đã bồng em bé trên tay và nhìn nhận em là Ánh Sáng muôn dân, là vinh quang của Itraen.
Nhân vật quan trọng trong gia đình Nadaret chính là trẻ em Giêsu, vì thế thánh sử nói đến trẻ Giêsu nhiều hơn. Chúa Giêsu được lớn lên dưới sự dạy dỗ của Mẹ Maria và thánh Giuse. Ngài chấp nhận mọi điều kiện sống như mọi trẻ em khác, nhưng Ngài vẫn hằng được ân nghĩa của Thiên Chúa.
Chớ gì mỗi gia đình chúng ta luôn có Chúa và như thế chúng ta mới bảo đảm hạnh phúc gia đình. Chúng ta đang sống trong một thời gian mà gia đình bị tấn công một cách khủng khiếp. Nạn phá thai, đồng tính, hôn nhân thử, nạn ly dị, nếp sống sa đọa làm cho nhiều gia đình tan nát, trẻ em bị thiệt thòi. Một số đông người không cần biết tình yêu là gì, chỉ sống hưởng thụ tối đa.
Vì thế, chúng ta cần cầu xin Thánh Gia che chở gia đình chúng ta, soi dẫn chúng ta sống theo ý Chúa như Thánh Gia. Các đôi vợ chồng phải củng cố tình yêu gia đình bằng bất cứ giá nào. “ Yêu nhau không chỉ là nhìn nhau, nhưng cùng nhau nhìn về một hướng”, một văn hào người Pháp đã nói như thế. Phải cùng nhau nhìn về Chúa, yêu mến Chúa chân thành và dạy con yêu mến Chúa. Chỉ có tình yêu chân thật mới gìn giữ gia đình giữa những cơn bão táp của trào lưu sa đọa. Phải đặt Chúa vào trung tâm của gia đình như gia đình Mẹ Maria và thánh Giuse.
Chúng ta có một nơi nương tựa vững chắc đó là Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa đã xuống trần gian làm người, sống trong một gia đình nghèo khó nhưng thánh thiện. Hôm nay, Chúa cũng ở với chúng ta trong gia đình chúng ta khi mỗi người trong gia đình đều đến bàn tiệc của Chúa, mang Chúa vào trong gia đình, sáng tối sống với Ngài, như thế chúng ta không sợ những gian nan khốn khổ vì có Chúa chia xẻ mọi biến cố vui buồn của chúng ta.
*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG:
Hãy nâng đỡ những gia đình khốn khổ vì nghèo đói, bệnh tật. Đừng sợ cho đi vì Chúa đã cho chúng ta tất cả. Tình yêu gia đình phải được lan tỏa quanh ta, vì Chúa muốn chúng ta phải là ánh sáng thế gian.
Lm Trầm Phúc
Kính chuyển:
Hồng
---------------------
Suy Niệm Thứ Tư Tuần IV Mùa Vọng B - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Luca (Lc 1: 57-66)
57 Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai.58 Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.59 Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em.60 Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: "Không, phải đặt tên cháu là Gio-an”.61 Họ bảo bà: "Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả”.62 Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì.63 Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: "Tên cháu là Gio-an”. Ai nấy đều bỡ ngỡ.64 Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa.65 Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê.66 Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.
SUY NIỆM
Ngày sinh của Gioan đã khiến cho những người bà con hàng xóm láng giềng của gia đình ngài phải để tâm suy nghĩ và tự hỏi rằng: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?".
Quả thật, trong bối cảnh thời bấy giờ, ngày chào đời của Gioan Tẩy Giả loan báo rằng: thời của Chúa Cứu Thế đã đến, thời của sự câm lặng nơi cha ngài là ông Dacaria đã trở thành lời loan truyền của ơn cứu độ. Vì thế, ngày sinh của Gioan là thời loan báo về ngày cứu độ. Và lời loan báo đó Gioan đã không ngừng hô lớn trong những ngày sau này, ngài chính là tiên tri của Chúa, là đấng tiền hô cho Chúa.
Khi nhớ lại ngày sinh của Gioan Tẩy Giả, chúng ta được nhắc nhở về sứ vụ tiên tri của mình. Đồng thời, cũng được mời gọi nhớ lại ngày tái sinh của chúng ta.
Nhờ phép rửa, mà mỗi người Kitô hữu đã trở thành những ngôn sứ để loan báo hồng ân cứu độ của Chúa. Và với ngọn nến chúng ta được nhận lãnh trong ngày chịu phép rửa là biểu trưng cho ánh sáng chúng ta không ngừng chiếu tỏa ra xung quanh. Cho dẫu rằng, có sống trong hoàn cảnh hay trong môi trường sống như thế nào, người Kitô hữu chúng ta cũng phải có sứ mệnh chiếu toả ánh sáng ấy (x. Mt 5,16).
Có một câu nói thật ý nghĩa và thiết nghĩ cũng đáng để nghĩ suy: “Nếu bạn không trở thành sao sáng ở trên trời, thì ít ra bạn hãy trở thành ngọn đèn soi sáng trong nhà bạn”. Việc nhớ lại ngày sinh của Gioan Tẩy Giả, sẽ giúp chúng ta cũng nhớ lại con đường ngài đã đi qua, con đường đó được ngài tóm gọn trong câu: “Chúa phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” .
Sống đối với người Kitô hữu là sống cho Chúa, là không ngừng khước bỏ và cắt xén đi những gì là thừa thãi trong cuộc sống, để mỗi ngày được trở nên giống Chúa Giêsu hơn. Và sống đối với người Kitô hữu còn là suy nghĩ và hành động trong Chúa Giêsu, để hình ảnh, để dung mạo của Chúa được chiếu sáng trong chúng ta, và qua đó mà ơn cứu độ của Chúa được loan báo đến hết mọi người. Amen.
FacebookTwitterLinkedInPinterestViber
LỜI CHÚA: Lc 1, 39-45
Ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Giacaria và chào bà Isave, và khi bà Isave nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà; và bà Isave được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng: "Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này, tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện".
Suy Niệm 2: CHÚA LÀ NIỀM VUI
(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Tình yêu làm nên niềm vui. Tội lỗi gây nên nỗi buồn. Vì ngăn cách con người với Thiên Chúa. Biết bao đau thương, buồn tủi, xót xa. Nhưng rồi đến thời của ơn cứu độ. Chúa xuống cứu loài người. Đó là thời điểm của tình yêu.
Sách Diễm ca diễn tả sự náo nức của Thiên Chúa trên đường đến gặp con người. “Tiếng người tôi yêu văng vẳng đâu đây, kìa chàng đang tới, nhảy nhót trên đồi, tung tăng trên núi”. Tình yêu bừng cháy trong lòng khiến cả vũ trụ thay đổi. Chim chóc ca hát. Hoa lá nở tưng bừng. Hương thơm ngào ngạt: “Sơn hà nở rộ hoa tươi và mùa ca hát vang trời về đây. Tiếng chim gáy văng vẳng trên khắp đồng quê ta. Vả kia đã kết trái non, vườn nho hoa nở hương thơm ngạt ngào”.
Sách Xô-phô-ni-a diễn tả niềm vui của con người được gặp Chúa: “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xi-on, hò vang dậy đi nào, nhà Ít-ra-en hỡi! …Đức Vua của Ít-ra-en đang ngự giữa ngươi, chính là Đức Chúa”. Nhưng lạ lùng thay niềm vui của Chúa thật lớn lao khi được gặp con người. Đến nỗi Chúa nhảy lên vui sướng: “Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ, sẽ lấy tình thương của Người mà đổi mới ngươi. Vì ngươi, Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng”.
Tất cả những tiên báo đã ứng nghiệm khi Đức Mẹ đến viếng bà Ê-li-sa-bét. Chúa còn trong bào thai đã đem niềm vui đến cho Gio-an. Đến nỗi ông nhảy mừng trong lòng mẹ. Đó là niềm vui ơn cứu độ. Được tha hết tội khiên, Gio-an vui sướng nhảy mừng. Đó là niềm vui của cả nhân loại. Thời tình yêu đã đến. Thời ân phúc khởi đầu. Sẽ tràn lan cả địa cầu. Niềm vui của Gio-an tràn sang bà mẹ. Khiến bà cất tiếng ca ngợi Thiên Chúa và ca ngợi Đức Mẹ. Đức Mẹ cùng hợp tiếng ca tụng Chúa trong bài Magnificat tuyệt diệu. Đức Mẹ cảm nghiệm được tình yêu thương của Chúa từ ngàn xưa. Và còn mãi đến ngàn sau. “Dành cho tổ phụ Áp-ra-ham. Và cho con cháu đến muôn đời”.