2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TƯ 30-12-2020

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Dec 30 at 12:23 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Bà tiên tri Anna.

    30/12 – Thứ Tư – Ngày thứ sáu tuần Bát Nhật Giáng Sinh.

    "Bà đã nói về Người với tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel".

     

    LỜI CHÚA: Lc 2, 36-40

    Khi ấy, có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.

    Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.

     

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    Suy Niệm 1: Ngày càng lớn lên

    Suy niệm :

    Khi viết sách Tin Mừng, thánh Luca thích nêu bật vai trò của phụ nữ,

    vì trong xã hội Ítraen thời xưa, việc lãnh đạo chủ yếu do đàn ông.

    Luca hay đặt sóng đôi những câu chuyện về các nhân vật nam và nữ.

    Sau trình thuật sứ thần Gabrien truyền tin cho ông Dacaria,

    thì đến trình thuật sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ.

    Sau sự xuất hiện của ông già Simêon nói tiên tri về Hài Nhi,

    thì bà Anna cũng được giới thiệu minh nhiên như một nữ ngôn sứ.

    Làm ngôn sứ đâu phải là đặc quyền dành cho phái nam!

    Khuôn mặt của Simêon và Anna có những nét giống nhau.

    Cả hai đều là những người tuổi cao và đạo hạnh.

    Đời sống của họ gắn bó với Đền thờ.

    Riêng cuộc đời của cụ bà Anna thì thật đáng phục.

    Cụ xuất giá được bảy năm thì ở góa, nay cụ đã tám mươi tư.

    Giả như cụ lấy chồng vào năm mười lăm tuổi,

    thì hẳn cụ đã sống trong cảnh góa bụa hơn sáu mươi năm.

    Một thời gian dài không có chỗ dựa vững chắc của người chồng.

    Nhưng cụ Anna lại tìm thấy một chỗ dựa khác, vững hơn.

    Đó là Thiên Chúa mà cụ đêm ngày thờ phượng (c. 37).

    Đó là Đền thờ mà cụ coi như nhà của mình.

    Đời sống của một góa phụ trẻ, lúc mới ngoài hai mươi, thật không dễ.

    Ăn chay cầu nguyện là cách để cụ làm chủ bản thân và thắng cám dỗ.

    Simêon và Anna đều là những người cao tuổi đã và đang chờ.

    Họ sống để chờ những lời Chúa hứa được thành tựu,

    sống để chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem (c. 38).

    Anna có biết hôm nay nỗi đợi chờ của cụ được đáp ứng không?

    Với trực giác của một ngôn sứ, cụ nhận ra ngay vị Cứu tinh bé nhỏ

    đang được bồng ẵm trên tay của đôi vợ chồng nghèo.

    Như xuất thần, cụ nói về Hài Nhi cho những người chung quanh.

    Không phải chờ nữa, vì ơn cứu chuộc mong mỏi từ lâu nay đã đến.

    Thiên Chúa đã giữ trọn lời hứa của Ngài.

    Chúng ta đang mừng Lễ Giáng sinh, mừng Con Thiên Chúa làm người.

    Chúng ta có ít thời gian để suy niệm về thời gian của Ngài ở Nadarét.

    Hơn ba mươi năm để Hài Nhi từ từ lớn lên, trở nên người trưởng thành.

    Làm người là chấp nhận lớn lên mỗi ngày một chút về mọi mặt.

    Thân xác của cậu Giêsu trở nên mạnh mẽ, trí tuệ cậu đầy khôn ngoan,

    và về mặt tâm linh, ân lộc của Thiên Chúa ở trên cậu (c. 40).

    Hài Nhi Giêsu đã lớn lên một cách quân bình

    để thành Thầy Giêsu đi rao giảng vào lúc ngoài ba mươi.

    Con Thiên Chúa cũng phải chăm chỉ học làm người,

    qua tha nhân và kinh nghiệm, qua lao động và thách đố trong cuộc sống.

    Ngài chia sẻ phận người long đong của chúng ta,

    nên Ngài hiểu gánh nặng của phận người.

    Xin được học nơi Nadarét về chia sẻ và phục vụ, về tha thứ và yêu thương.

    Xin được trở nên người có khả năng dám sống và chết cho người khác.

     

    Cầu nguyện:

    Lạy Chúa,

    xin cho con luôn vui tươi.

    dù có phải lo âu và thống khổ,

    xin cho con đừng bao giờ khép lại với chính mình;

    nhưng biết nghĩ đến những người quanh con,

    những người – cũng như con –

    đang cần một người bạn.

    Nếu như con nên yếu đuối,

    thì xin cho con biết yêu thương và sáng suốt hơn,

    thông cảm và nhân từ hơn.

    Nếu bàn tay con run rẩy,

    thì xin giúp con luôn biết mở ra và cho đi.

    Khi lâm tử,

    xin cho con biết đón nhận khổ đau và bệnh tật

    như một lời kinh.

    Ước chi con sẽ chết trong khiêm hạ và tín thác,

    như một lời xin vâng cuối cùng.

    Và con về nhà Chúa,

    để dự tiệc yêu thương muôn đời. Amen.

    Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

     

    Suy Niệm 2LỚN LÊN TRONG CHÚA

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Sức mạnh của thế gian thật khủng khiếp. Nó hấp dẫn. Nó thúc đẩy. Nó chiếm đoạt. Nó thống trị. Nó giống như con thú dữ vồ lấy, cắn xé, ngấu nghiến và tàn phá con người. Nó là sức mạnh tàn phá. Nhưng ai chạy đuổi theo nó cuối cùng chỉ thấy hư vô. Như thánh Gio-an dậy: “Mọi sự trong thế gian như dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của, tất cả những cái đó không phát xuất từ Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế gian; mà thế gian đang qua đi, cùng với dục vọng của nó”.

    Trái lại sức mạnh của Thiên Chúa thật nhẹ nhàng. Khởi đầu rất mong manh. Như trẻ thơ sơ sinh. Rất yếu ớt. Rất bé nhỏ. Nhưng cứ lớn mãi. Như Chúa Giê-su “ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa”.

    Tiên tri An-na làm chứng về điều đó. Sau 7 năm sống đời hôn nhân ngoài đời, bà càng nhận rõ sự phù du của thế gian. Bà gắn bó với Chúa và với đền thờ suốt cuộc đời. Chuyên chăm hãm mình, ăn chay, cầu nguyện. Từ bỏ cả những gì cần thiết ở đời như việc ăn uống, vui chơi, giải trí. Bà siêu thoát trần gian. Vì bà tìm được niềm vui trong Chúa. Thân xác bà nhỏ bé đi. Nhưng tâm hồn bà lớn mạnh. Bà được mặc khải cho biết khi Chúa Cứu Thế xuất hiện. Vì thế khi Chúa Giê-su được dâng vào đển thờ, lập tức bà nhận ra. “Bà tiến lại gần, cảm tạ Thiên Chúa”. Cảm nghiệm về Chúa quá rõ ràng và phong phú, nên bà, một phụ nữ nghèo nàn tầm thường, có thể “nói về Hài Nhi cho hết thảy những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc giê-ru-sa-lem”.

    Chúa Giê-su chính là mẫu hình lý tưởng của con người. Chúa phát triển mọi mặt. Về thân xác khoẻ mạnh. Để có thể làm việc đêm ngày không ngừng nghỉ. Để có thể chịu cực hình thâu đêm. Sáng vẫn còn vác thánh giá đi lên Núi Sọ. Về trí tuệ thông minh. Kẻ thù nhiều lần gài bẫy. Nhưng không bắt bẻ được điều gì. Trái lại mọi người say mê lời giảng dạy của Chúa. Và Chúa hỏi những câu không ai trả lời được. Đặc biệt về đức hạnh. Không ai chê trách được điều gì. Kẻ thù rình rập đêm ngày. Đến nỗi tuốt một bông lúa họ cũng biết. Vậy mà không tìm được tội nào để kết án Chúa. Chỉ trong Thiên Chúa con người mới có thể phát triển quân bình mọi mặt đến mức thập toàn như thế.

    Xin cho con siêu thoát thế gian. Tìm về bên Chúa. Để con được lớn lên trong Chúa.

    ------------------------------------------

     



 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THE HOLY FAMILY OF JESUS

 

  •  
    Mo Nguyen
     
    Sat, Dec 26 at 12:09 AM
     
     

    THE HOLY FAMILY OF JESUS, MARY AND JOSEPH – YEAR B

                                                 27 DECEMBER 2020

     

    picture.jpg

     

                                      SEE THIS CHILD!

     

    A REFLECTION (Luke 2: 22 – 40)

    SEE THIS CHILD! Many parents have looked at their newborn child and wondered: what will this child turn out to be? Parenting is always a journey in faith in which there will be occasions of joy, and also time of pain, as Abraham and Sarah, and Mary and Joseph, discovered. On this feast of the Holy Family, let us pray for all families.

    What Child Is This with Lyrics | Christmas Carol & Song:

    https://www.youtube.com/watch?v=wJTSVfH45qo

    sing.jpg

    Joy To The World: 

    https://www.youtube.com/watch?v=VDmIddF7DfQ

    Hợp xướng "Vinh danh Thiên Chúa":

    https://www.youtube.com/watch?v=kGb-Z1X9n8w

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM CN4MV-B

CÙNG NHAU QUÉT DỌN HANG ĐÁ ĐỂ CHÀO ĐÓN CHÚA GIÊSU HÀI ĐỒNG

 
Quả cuộc đời con người thì luôn là những bôn ba, bộn bề, lo toan như con thoi không bao giờ được ngừng nghỉ và như những dàn máy khổng lồ của những công ty lớn không bao giờ chúng được Off chỉ trừ khi chúng bị hư. Thiết nghĩ con người thì cần phải có giá trị sống cao hơn những máy móc chứ nhỉ!. Chúng ta vô tình đã để cho mình quay như cái chong chóng đến chóng cả mặt mày, rồi ngã quỵ là sao?.
–*–
Rồi thì có ai suy nghĩ rằng tiền của ấy chúng sẽ đi đâu, sẽ để lại cho ai đó đốt cháy, chi xài cách phung phí?. Nếu trong đời chúng ta có trải qua đau thương, mất mát, bệnh tật mới nhận ra rằng cuộc sống của chính mình mới thật đáng quý, giá trị và nên sống cho có ý nghĩa hơn là cả đời chỉ mải cố công tìm kiếm của cải, danh vọng và quyền hành ở nơi Trần Gian này. Mà mai này không xa, đến một lúc nào đó cái tấm thân chết không ra chết nhưng lại cứ nằm đấy suốt năm tháng dài như thực vật; mà đến cả việc rất nhỏ là đuổi con ruồi đậu trên mặt cũng không thể làm được, v.v…
**
Do đó, thực tế nhất là chúng ta hãy biết tự thương mình, thương gia đình của mình và hãy sống được như Lời Chúa dạy trong kinh Lạy Cha đó là xin cho được “Hằng ngày dùng đủ” mà thôi. Nhất là trong mùa đại Lễ Giáng Sinh này khi mà toàn thể nhân loại trên Thế Giới sống rất tích cực trong công việc làm từ thiện và bác ái. Là dịp để cho người người có cơ hội tiến dâng Chúa những món quà thật có ý nghĩa, có giá trị thiết thực là: Chia sẻ, cho đi; mở rộng tấm lòng, mở rộng trái tim; mở rộng đôi bàn tay và hầu bao để đến với những người không có gì cả. Nghĩa cử và tấm lòng yêu thương ấy sẽ làm Chúa Giêsu rất vui; cảm thấy ấm áp và rất muốn được nhận những món quà thiết thực như thế. Dù là của ít lòng nhiều đều làm cho Chúa Hài Nhi Giêsu vui mừng đón nhận.
**
Là sự cứu đói, cứu trợ cho anh chị em khốn cùng sống ở chung quanh và ở khắp cùng mọi nơi. Có được bữa cơm no, có được áo ấm để mặc, có thuốc men để uống nhưng quan trọng hơn cả vẫn là tình người được sưởi ấm, san sẻ cho nhau trong mùa đông giá rét tuyết phủ dầy. Cùng ý thức rằng món quà có giá trị về tinh thần là yêu thương mà mỗi thành phần trong gia đình nên có để trao cho nhau. Cho nhau yêu thương, vui vẻ thuận hòa, xóa tan mọi hiểu lầm, tha thứ cho nhau cách vô điều kiện để được gần giống như Gia Đình Thánh Gia vậy. Bởi không phải vì Gia Đình Thánh Gia là Thánh mà không gặp những thử thách trong cuộc đời đâu nhưng thực tế thì các ngài còn khổ cực hơn chúng ta rất là nhiều …
**
Minh chứng thực tế nhất là cuộc hành trình của Mẹ Maria và thánh cả Giuse duy chỉ có việc đi tìm một nơi ẩn náu và để sinh hạ Chúa Con Giêsu quả không phải là việc dễ dàng mà không gian lao, khổ cực hay không lo lắng vì Giờ Chúa đã Đến càng lúc càng gần. Cả hai Đức Mẹ và thánh cả Giuse đã bị người đời khước từ, không muốn chứa chấp và nơi sau cùng mà hai ông bà có thể tìm trú ẩn được lại là một Hang Đá lạnh lẽo, giá rét và vô cùng hôi hám.
**
Thế thì hỡi toàn thể nhân loại con người hãy sửa soạn cho mình một Hang Đá sao cho gần giống và ấm áp để mọi người có thể Đón Chúa Hài Nhi Giêsu vào hẳn trong căn nhà tâm hồn đủ sạch và đủ ấm cho Chúa ngự trị!. Cùng xin Ngài sẽ ban phép lành và ban Bình An cho từng người chúng ta.
–*–
Hãy cùng chung nhau gói những gói quà thật có ý nghĩa để ngay ngày Chúa Giêsu Đến Trần Gian chúng ta sẽ đến tận Hang Bêlem mà dâng lên cho Chúa món quà khiêm nhường của mình và hát to lên những bài hát Giáng Sinh trong đêm Chúa sinh ra đời. Amen.
 
**
Y tá con của Chúa,
Tuyết Mai
20 tháng 12, 2020
 
***
Xin bấm vào mã số dưới đây để cùng hát:
(Nào Cùng Vui Lên)
 
 
Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh

Video Player
 
00:00
 
17:31
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LỄ THÁNH GIA THẤT

  •  
    Hong Nguyen
     
    Thu, Dec 24 at 5:22 PM
     
     

    GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA

    Lễ Thánh Gia Thất năm B

    Lời Chúa :Lc 2, 22.39-40

     

        Thánh Gia ít được nói đến. Các thánh sử chỉ nói sơ qua không đề cập đến cuộc sống trong gia đình Nadaret và có lẽ cũng có lý, vì gia đình đó không khác gì các gia đình trong thôn xóm đó. Nhưng rất khác. Vì gia đình nầy là gia đình của Thiên Chúa.

        Gia đình nầy thuộc hạng nghèo, vì Giuse là một anh thợ mộc vườn, có thể nói vừa là một thợ mộc nhưng là người công nhân ai thuê gì làm nấy, như cất nhà hay tạp dịch. Khi dâng của lễ cho Chúa ngày trẻ Giêsu được dâng cho Chúa, hai ông bà không đủ tiền để mua một con chiên con mà chỉ dâng một cặp chim gáy.

        Maria thì chỉ là một bà nội trợ, rảnh thì kéo chỉ quay tơ, kiếm thêm chút ít thu nhập.  Cuộc sống trầm lặng trôi qua. Nhưng quan trọng là trẻ Giêsu ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan và hằng được ơn nghĩa với Thiên Chúa.

        Theo luật Môsê, con trai đầu lòng phải được hiến dâng cho Chúa, nhắc nhớ việc Chúa sát phạt dân Ai Cập xưa bằng cách giết tất cả con trai đầu lòng của dân Ai Cập để buộc vua Ai Cập trả tự do cho dân Do thái.

        Trẻ Giêsu được đưa đến Đền Thờ để làm nghi lễ dâng cho Chúa. Việc nầy được các nhà thần học xem như một biến cố quan trọng  đã được các tiên tri loan báo : Thiên Chúa đã vào Đền Thánh của Ngài dưới hình thức một trẻ em, nhưng Ngài vẫn là Thiên Chúa. Cụ già Simêon đã bồng em bé trên tay và nhìn nhận em là Ánh Sáng muôn dân, là vinh quang của Itraen.

        Nhân vật quan trọng trong gia đình Nadaret chính là trẻ em Giêsu, vì thế thánh sử nói đến trẻ Giêsu nhiều hơn. Chúa Giêsu được lớn lên dưới sự dạy dỗ của Mẹ Maria và thánh Giuse. Ngài chấp nhận mọi điều kiện sống như mọi trẻ em khác, nhưng Ngài vẫn hằng được ân nghĩa của Thiên Chúa.

        Chớ gì mỗi gia đình chúng ta luôn có Chúa và như thế chúng ta mới bảo đảm hạnh phúc gia đình. Chúng ta đang sống trong một thời gian mà gia đình bị tấn công một cách khủng khiếp. Nạn phá thai, đồng tính, hôn nhân thử, nạn ly dị, nếp sống sa đọa làm cho nhiều gia đình tan nát, trẻ em bị thiệt thòi. Một số đông người không cần biết tình yêu là gì, chỉ sống hưởng thụ tối đa.

        Vì thế, chúng ta cần cầu xin Thánh Gia che chở gia đình chúng ta, soi dẫn chúng ta sống theo ý Chúa như Thánh Gia. Các đôi vợ chồng phải củng cố tình yêu gia đình bằng bất cứ giá nào. “ Yêu nhau không chỉ là nhìn nhau, nhưng cùng nhau nhìn về một hướng”, một văn hào người Pháp đã nói như thế. Phải cùng nhau nhìn về Chúa, yêu mến Chúa chân thành và dạy con yêu mến Chúa. Chỉ có tình yêu chân thật mới gìn giữ gia đình giữa những cơn bão táp của trào lưu sa đọa. Phải đặt Chúa vào trung tâm của gia đình như gia đình Mẹ Maria và thánh Giuse.

        Chúng ta có một nơi nương tựa vững chắc đó là Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa đã xuống trần gian làm người, sống trong một gia đình nghèo khó nhưng thánh thiện. Hôm nay, Chúa cũng ở với chúng ta trong gia đình chúng ta khi mỗi người trong gia đình đều đến bàn tiệc của Chúa, mang Chúa vào trong gia đình, sáng tối sống với Ngài, như thế chúng ta không sợ những gian nan khốn khổ vì có Chúa chia xẻ mọi biến cố vui buồn của chúng ta.

     

    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG:

        Hãy nâng đỡ những gia đình khốn khổ vì nghèo đói, bệnh tật. Đừng sợ cho đi vì Chúa đã cho chúng ta tất cả. Tình yêu gia đình phải được lan tỏa quanh ta, vì Chúa muốn chúng ta phải là ánh sáng thế gian.

    Lm Trầm Phúc

    Kính chuyển:

    Hồng

       ---------------------

     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TỨ CN3MV-B

  •  
    Hong Nguyen
     
     
    Tue, Dec 22 at 4:16 PM
     
     


    Suy Niệm Thứ Tư Tuần IV Mùa Vọng B - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Luca (Lc 1: 57-66)
     

    57 Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai.58 Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.59 Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em.60 Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: "Không, phải đặt tên cháu là Gio-an”.61 Họ bảo bà: "Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả”.62 Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì.63 Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: "Tên cháu là Gio-an”. Ai nấy đều bỡ ngỡ.64 Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa.65 Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê.66 Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.



    SUY NIỆM

    Ngày sinh của Gioan đã khiến cho những người bà con hàng xóm láng giềng của gia đình ngài phải để tâm suy nghĩ và tự hỏi rằng: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?".

    Quả thật, trong bối cảnh thời bấy giờ, ngày chào đời của Gioan Tẩy Giả loan báo rằng: thời của Chúa Cứu Thế đã đến, thời của sự câm lặng nơi cha ngài là ông Dacaria đã trở thành lời loan truyền của ơn cứu độ. Vì thế, ngày sinh của Gioan là thời loan báo về ngày cứu độ. Và lời loan báo đó Gioan đã không ngừng hô lớn trong những ngày sau này, ngài chính là tiên tri của Chúa, là đấng tiền hô cho Chúa.

    Khi nhớ lại ngày sinh của Gioan Tẩy Giả, chúng ta được nhắc nhở về sứ vụ tiên tri của mình. Đồng thời, cũng được mời gọi nhớ lại ngày tái sinh của chúng ta.

    Nhờ phép rửa, mà mỗi người Kitô hữu đã trở thành những ngôn sứ để loan báo hồng ân cứu độ của Chúa. Và với ngọn nến chúng ta được nhận lãnh trong ngày chịu phép rửa là biểu trưng cho ánh sáng chúng ta không ngừng chiếu tỏa ra xung quanh. Cho dẫu rằng, có sống trong hoàn cảnh hay trong môi trường sống như thế nào, người Kitô hữu chúng ta cũng phải có sứ mệnh chiếu toả ánh sáng ấy (x. Mt 5,16).

    Có một câu nói thật ý nghĩa và thiết nghĩ cũng đáng để nghĩ suy:
    “Nếu bạn không trở thành sao sáng ở trên trời, thì ít ra bạn hãy trở thành ngọn đèn soi sáng trong nhà bạn”.  Việc nhớ lại ngày sinh của Gioan Tẩy Giả, sẽ giúp chúng ta cũng nhớ lại con đường ngài đã đi qua, con đường đó được ngài tóm gọn trong câu: “Chúa phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” .

    Sống đối với người Kitô hữu là sống cho Chúa, là không ngừng khước bỏ và cắt xén đi những gì là thừa thãi trong cuộc sống, để mỗi ngày được trở nên giống Chúa Giêsu hơn. Và sống đối với người Kitô hữu còn là suy nghĩ và hành động trong Chúa Giêsu, để hình ảnh, để dung mạo của Chúa được chiếu sáng trong chúng ta, và qua đó mà ơn cứu độ của Chúa được loan báo đến hết mọi người. Amen.

     

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng