2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 08-12

  •  
    Tinh Cao
    Mon, Dec 7 at 9:38 AM
     
     

    Ngày 08 tháng 12

    ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

    lễ trọng

     
    Ngay từ giây phút đầu tiên trong đời, Đức Ma-ri-a đã được gìn giữ khỏi vương bất cứ tội lỗi nào, nhờ ân sủng do cái chết của Con mình. Như vậy, tín điều Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm Nguyên Tội được đặt căn bản trên đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa. Đức Ma-ri-a vô nhiễm nguyên tội, cũng như được cất lên trời là hình ảnh tiên báo Hội Thánh : Thiên Chúa muốn cho Hội Thánh không tỳ ố, không vết nhăn, hoặc bất cứ một khuyết điểm nào.

    Immaculate Conception of the Blessed Virgin Mary – Secular Franciscan Order  – USA

    Thánh thi 

    Mẹ Thiên Chúa trung trinh cao cả,
    Con hát mừng cho thoả hồn thơ,
    Cầu xin Thánh Mẫu nhân từ,
    Hồng ân đổ xuống chan hoà nhân gian.

    Cả dòng giống A-đam hết thảy,
    Kiếp người đều mắc phải tội nguyên,
    Chỉ duy có Mẹ tinh tuyền,
    Chẳng hề vương nợ tiền khiên chút nào.

    Gót sen đạp nát đầu con rắn,
    Từng bao năm thù hận loài người,
    Vinh quang có một không hai,
    Tội nguyên không nhiễm bụi đời chẳng vương.

    Niềm hãnh diện của hàng con cháu,
    Rửa nhục cho tổ mẫu E-và.
    Chúng con thân phận ngã thua,
    Mẹ thương đỡ dậy để mà vươn lên.

    Mưu rắn độc ngày đêm đe doạ,
    Mẹ quyền năng đả phá diệt tan,
    Dẫn đưa về cõi thiên đàng,
    Đoàn con vui hưởng vinh quang đời đời.

    Xin chúc tụng Chúa Trời muôn thuở
    Là Chúa Cha, Thánh Tử, Thánh Thần
    Đã ban cho Mẹ hồng ân
    Vô song thánh đức vẹn toàn khiết trinh.

     

     

    Lạy Đức Trinh Nữ,
    nhờ phúc lành của Mẹ mà muôn loài được chúc phúc

    Phụng Vụ Giờ Kinh Sách 8/12 - Bài đọc 2

    Trích bài giảng của thánh An-xen-mô, giám mục.

    Trời cao và tinh tú, đất thấp với sông ngòi, ngày lẫn đêm cùng bất cứ những gì thuộc quyền cai trị và sử dụng của con người đều hân hoan vì, lạy Mẹ Ma-ri-a là bà chúa, chính nhờ Mẹ mà tất cả đã được sống lại với vẻ đẹp nguyên thuỷ và được ban tặng một hồng ân mới, hồng ân khôn tả. Vì chưng mọi sự ra như đã chết khi đánh mất phẩm giá bẩm sinh của chúng, là được dựng nên cho những người ca tụng Thiên Chúa, để những người đó thống trị và hưởng dùng, nhưng chúng đã bị chà đạp và ra xấu xa vì bị những kẻ tôn thờ ngẫu tượng sử dụng sai trái. Chúng đã được dựng nên không phải cho những hạng người như thế. Nhưng nay chúng vui mừng như được sống lại vì chúng được những người tuyên xưng Thiên Chúa điều khiển và sử dụng vào mục đích tốt đẹp.

    Vậy có thể nói chúng nhảy mừng vì hồng ân mới mẻ và vô giá, không những khi chúng cảm nhận rằng chính Thiên Chúa, chính Đấng sáng tạo ra chúng và điều khiển chúng, đang ngự trên chúng cách vô hình, nhưng còn cả khi chúng thấy rằng Người thánh hoá chúng bằng việc sử dụng chúng cách hữu hình, theo những quy luật riêng của chúng. Những hồng ân lớn lao ấy được ban tặng cho muôn loài nhờ quả phúc từ lòng Mẹ Ma-ri-a đầy ơn phúc.

    Quả vậy, nhờ Mẹ đầy ân phúc mà mọi vật trong âm phủ vui mừng vì được giải thoát, mọi vật trên dương gian vui sướng vì được phục hồi. Nhờ chính người Con vinh hiển do lòng trinh khiết rạng ngời của Mẹ, mọi người công chính đã qua đời trước khi người Con ấy chịu chết để đem lại sức sống, đều hớn hở mừng vui vì được thoát khỏi chốn giam cầm ; các thiên thần cũng hân hoan vì thấy thành trì của mình xưa kia nghiêng ngả, nay lại được tái thiết. Ôi ! Lạy Mẹ chứa chan ơn phúc, nhờ ơn phúc sung mãn của Mẹ mà toàn thể thụ tạo được phục hồi sức sống như thế này. Mẹ là Trinh Nữ được chúc phúc hơn hết mọi người, nhờ phúc lành của Mẹ mà mọi loài mọi vật được chúc lành, không những thụ tạo được Đấng Hoá Công chúc lành nhưng ngược lại, thụ tạo cùng chúc tụng Đấng Hoá Công.

    Thiên Chúa đã trao cho Đức Ma-ri-a chính Con của mình, người Con độc nhất sinh ra từ lòng Thiên Chúa, đồng hàng với Người, người Con mà Người yêu mến như chính mình. Người Con do Đức Ma-ri-a sinh ra, cũng là Con Thiên Chúa, không phải là ai khác mà là chính người Con của Thiên Chúa, để chính người Con độc nhất ấy thật sự vừa là Con của Thiên Chúa vừa là Con của Đức Ma-ri-a. Mọi loài mọi vật đều được Thiên Chúa tạo thành, thế mà Thiên Chúa lại được Đức Ma-ri-a sinh hạ. Thiên Chúa, Đấng đã làm nên mọi sự, lại muốn thành hình nhờ Đức Ma-ri-a, và như thế Người tái tạo mọi sự Người đã tạo thành. Đấng có thể làm nên mọi sự từ hư vô lại không muốn tái tạo muôn loài đã bị hư hỏng mà không có Đức Ma-ri-a.

    Vì thế, Thiên Chúa là Cha muôn vật đã được tạo thành, còn Đức Ma-ri-a là Mẹ muôn loài đã được tái tạo. Thiên Chúa là Cha làm nên muôn loài muôn vật, còn Đức Ma-ri-a là Mẹ của muôn vật muôn loài đã được tái thiết. Vì chưng, Thiên Chúa đã sinh ra Đấng tạo dựng muôn loài, còn Đức Ma-ri-a đã hạ sinh Đấng cứu độ muôn loài. Nếu không có Đấng do Thiên Chúa sinh ra thì chẳng có gì được hiện hữu, và nếu không có Đấng do Đức Ma-ri-a sinh ra thì chẳng có gì là tốt lành.

    Ôi ! Đúng vậy, Chúa ở cùng Mẹ, bởi vì Chúa đã ban cho Mẹ ơn làm cho mọi loài mọi vật phải mắc nợ Mẹ, cũng như đã mắc nợ chính Chúa.

     

    Lời cầu 

    Đấng cứu độ chúng ta đã chẳng nề sinh làm con Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Ta hãy chúc tụng và tha thiết nguyện cầu :

    Lạy Chúa, xin nhậm lời Đức Mẹ chuyển cầu cho chúng con.

    Chúa là Mặt Trời soi đường công chính, đã muốn cho Đức Mẹ xuất hiện tựa hừng đông, - xin cho chúng con biết theo Người mà bước đi trong ánh sáng của ngày cứu độ.

    Lạy Chúa, xin nhậm lời Đức Mẹ chuyển cầu cho chúng con.

    Chúa là Ngôi Lời hằng hữu, Thánh Mẫu Chúa đã chọn phần tuyệt hảo là lắng nghe và tuân giữ lời Chúa, - xin cho chúng con hằng noi gương Thánh Mẫu mà gắn bó cùng Chúa trọn đời.

    Lạy Chúa, xin nhậm lời Đức Mẹ chuyển cầu cho chúng con.

    Chúa là Đấng cứu chuộc chúng con, Chúa đã muốn cho Đức Mẹ đứng kề bên thánh giá, - xin nhậm lời Người chuyển cầu mà cho chúng con hưởng nhờ ơn cứu độ.

    Lạy Chúa, xin nhậm lời Đức Mẹ chuyển cầu cho chúng con.

    Chúa là Con Đức Trinh Nữ, và là anh của chúng con, xưa trên thánh giá, Chúa đã xin Đức Mẹ làm mẹ thánh Gio-an, - xin cho chúng con cũng nhận biết Người là mẹ, và trọn niềm hiếu thảo với Người.

    Lạy Chúa, xin nhậm lời Đức Mẹ chuyển cầu cho chúng con.

     

    Lời nguyện 

    Lạy Chúa, Chúa đã dọn sẵn một cung điện xứng đáng cho Con Chúa giáng trần khi làm cho Đức Trinh Nữ Ma-ri-a khỏi mắc tội tổ tông ngay từ trong lòng mẹ. Chúa cũng gìn giữ Người khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ công nghiệp Con Chúa sẽ chịu chết sau này. Vì lời Đức Trinh Nữ nguyện giúp cầu thay, xin Chúa cũng ban cho chúng con được trở nên công chính thánh thiện mà đón rước Con Chúa là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

    --------------------------------

     

     

     

     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- THỨ HAI CN2MV-B

 

  •  
    Tinh Cao
     
     

    Thứ Hai CN2MV-B

     

    THAM DỰ TIỆC Lời Chúa

     

    Bài Đọc I: Is 35, 1-10

    "Chính Thiên Chúa sẽ đến và cứu thoát các ngươi".

    Bài trích sách Tiên tri Isaia.

    Sa mạc và hoang địa hãy vui mừng, đồng cỏ hoang hãy hoan hỉ và nở hoa; hãy nở hoa như cây thuỷ tiên, hãy tràn đầy hân hoan và niềm vui! Hoang địa sẽ được vinh quang của núi Liban, và vẻ tráng lệ của Carmel và Saron. Chính họ sẽ được thấy vinh quang của Chúa, và vẻ tráng lệ của Thiên Chúa chúng ta.

    Hãy nâng đỡ những bàn tay mỏi mệt, và hãy làm vững mạnh những đầu gối rã rời. Hãy nói với những tâm hồn xao xuyến: Can đảm lên, đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi.

    Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được, vì nước sẽ chảy lên nơi hoang địa, và suối sẽ chảy nơi đồng vắng. Đất khô cạn sẽ trở thành ao hồ, và hoang địa sẽ trở nên suối nước. Hang dã thú nơi chó rừng ẩn náu sẽ trở thành vườn lau vườn sậy.

    Nơi ấy sẽ có những con đường người ta sẽ gọi là thánh lộ, không tội nhân nào được qua đường đó; đường này sẽ thuộc về các ngươi, và những kẻ ngây thơ sẽ không lạc lối. Đường ấy sẽ không có vết chân sư tử, và không ác thú nào đi trên đường này, chỉ những kẻ được giải phóng đi trên đó thôi. Những kẻ được Chúa cứu thoát sẽ trở về, và vào thành Sion với lời ca vang, cùng với triều thiên hân hoan trên đầu họ. Họ sẽ được niềm vui và hoan hỉ; họ không còn đau khổ và than van.

    Đó là lời Chúa.

     

    Đáp Ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14

    Đáp: Này đây Chúa chúng ta sẽ đến và cứu độ chúng ta (Is 35, 4d).

    Xướng: 1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi. - Đáp.

    2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống. - Đáp.

    3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Đức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người. - Đáp.

     

    Alleluia: Lc 3, 4. 6

    Alleluia, alleluia! - Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 5, 17-26

    "Hôm nay chúng tôi đã thấy những việc lạ lùng".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Ngày ấy, Chúa Giêsu đang ngồi giảng, có cả những người biệt phái và tiến sĩ luật từ các làng mạc xứ Galilêa, xứ Giuđêa và Giêrusalem đến nghe Người, và Người dùng quyền lực của Thiên Chúa chữa nhiều người. Người ta khiêng một người bất toại đến, họ tìm cách vào nhà để đặt người bất toại trước mặt Người. Nhưng không tìm được lối vào, vì dân chúng quá đông, họ liền trèo lên sân thượng và thả người bất toại xuống giữa cử toạ trước mặt Chúa Giêsu. Thấy lòng tin của họ, Người nói: "Hỡi người kia, tội ngươi đã được tha!"

    Các luật sĩ và biệt phái bắt đầu lý luận rằng: "Người này là ai mà dám nói phạm thượng? Trừ một mình Chúa, ai có quyền tha tội?" Chúa Giêsu biết rõ điều họ suy tính, liền nói với họ: "Sao các ngươi lại nghĩ trong lòng như vậy? Nói rằng: "Các tội của ngươi đã được tha", hay nói: "Ngươi hãy đứng dậy mà đi", đàng nào dễ hơn? Song (như thế là) để các ngươi biết Con Người có quyền tha tội ở dưới đất". Người nói với người bất toại rằng: "Ta bảo ngươi, hãy chỗi dậy vác giường về nhà".

    Tức thì anh ta chỗi dậy vác giường đi về nhà và ca tụng Thiên Chúa. Ai nấy đều sợ hãi và ngợi khen Thiên Chúa; họ kinh sợ và nói: "Hôm nay chúng ta đã thấy những việc lạ lùng".

     

    Đó là lời Chúa.

     

       

    image.png

     

     

    CẢM nghiệm SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

    nhập thể chính lộ  

     


    H
    ôm nay, ng
    ày Thứ Hai trong Tuần Thứ Hai của Mùa Vọng, bài Phúc Âm của Thánh ký Luca thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành cho một người bất toại để chứng tỏ là Người có quyền tha tội cho con người.

     

    "Người ta khiêng một người bất toại đến, họ tìm cách vào nhà để đặt người bất toại trước mặt Người. Nhưng không tìm được lối vào, vì dân chúng quá đông, họ liền trèo lên sân thượng và thả người bất toại xuống giữa cử toạ trước mặt Chúa Giêsu. Thấy lòng tin của họ, Người nói: 'Hỡi người kia, tội ngươi đã được tha!'"

     

    Cho dù tự mình Chúa Kitô có quyền tha tội, thế nhưng, trước mắt thế gian, Người chỉ là một con người thuần túy, cho dù có quyền năng làm phép lạ, Người vẫn không phải là Thiên Chúa nên không thể nào có quyền tha tội được, như lập luận tự nhiên của các luật sĩ và biệt phái trong Bài Phúc Âm hôm nay: "Người này là ai mà dám nói phạm thượng? Trừ một mình Chúa, ai có quyền tha tội?".

     

    Vậy, để chứng tỏ mình thật sự có quyền tha tội lỗi cho con người, vì tội lỗi là nguồn gốc gây ra mọi hậu quả tai hại cho con người phải chịu, như bệnh nạn tật nguyền và chết chóc, Chúa Giêsu đã chữa lành hậu quả của tội lỗi, tức là phá hủy quyền lực của sự dữ, quyền lực của tội lỗi, một sự dữ về luân lý là những gì con người cần phải được giải thoát trước hết và trên hết. Đó là lý do để chứng tỏ mình có quyền tha tội Chúa Giêsu đã chữa lành hậu quả của tội, như trong cùng bài Phúc Âm hôm nay thuật lại:

     

    "Sao các ngươi lại nghĩ trong lòng như vậy? Nói rằng: 'Các tội của ngươi đã được tha', hay nói: 'Ngươi hãy đứng dậy mà đi', đàng nào dễ hơn? Song để các ngươi biết Con Người có quyền tha tội ở dưới đất. Người nói với người bất toại rằng: 'Ta bảo ngươi, hãy chỗi dậy vác giường về nhà'. Tức thì anh ta chỗi dậy vác giường đi về nhà và ca tụng Thiên Chúa. Ai nấy đều sợ hãi và ngợi khen Thiên Chúa; họ kinh sợ và nói: 'Hôm nay chúng ta đã thấy những việc lạ lùng'".

     

    Ý nghĩa của Bài Phúc Âm hôm nay về việc Chúa Giêsu tỏ mình ra là Đấng có quyền tha thứ tội lỗi cho con người qua việc Người làm phép lạ chữa lành một người bại liệt đối với Mùa Vọng là Mùa đợi trông Ơn Cứu Độ, cũng là trông đợi chính Đấng Thiên Sai Cứu Thế, là ở chỗ: nguyên tội, cũng là tội lỗi, đã làm cho con người trở thành bại liệt, trở nên bất lực không còn làm được việc lành nữa, không còn tự do của những người con cái Thiên Chúa nữa. Bởi thế, họ không thể "tự độ" nếu chính Thiên Chúa không ra tay "cứu độ" họ.

     

    Con người sau nguyên tội và bởi nguyên tội đã thực sự trở thành bất toại, như cảm nghiệm được chính Thánh Tông Đồ Phaolô diễn tả liên quan đến cuộc chiến nội tâm bất khả vượt thoát và chế ngự của ngài trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma (7:14-24) như sau: 

     

    "Vẫn biết rằng Lề Luật là bởi Thần Khí, nhưng tôi thì lại mang tính xác thịt, bị bán làm tôi cho tội lỗi. Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì tức là tôi đồng ý với Lề Luật và nhận rằng Lề Luật là tốt. Vậy thật ra không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi. Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi. Bởi đó tôi khám phá ra luật này : khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa; nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể tôi. Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta!"

     

    Thiên Chúa quả thực đã ra tay cứu độ loài người tội lỗi bất toại khi Ngài tỏ mình ra nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đến không phải chỉ để cứu độ con người khỏi khổ đau và chết chóc về phần xác mà chính là để cứu độ phần hồn của con người cho khỏi tội lỗi và cái chết đời đời, nhờ đó cả thân xác của họ cũng nhờ linh hồn bất tử và công chính hóa mà được cứu độ và phục sinh trong vinh quang.

     


    Ngày 07 tháng 12

    Thánh Am-rô-xi-ô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh

    lễ nhớ bắt buộc

     

    image.png

     


    Thánh Am-rô-xi-ô chào đời ở Trê-vê-rô quãng năm 340 trong một gia đình người Rô-ma. Thánh nhân theo học ở Rô-ma và bắt đầu sự nghiệp hiển hách ở Xiếc-mi-ô. Năm 374, lúc đang ở Mi-la-nô, thánh nhân bất ngờ được bầu làm giám mục và được tấn phong ngày 7 tháng 12. Người trung thành thi hành bổn phận, nổi bật về lòng bác ái đối với mọi người. Đối với các tín hữu, người vừa là mục tử, vừa là tôn sư. Người đã can đảm bênh vực các quyền của Hội Thánh, người vừa viết lách, vừa hoạt động để bênh vực giáo lý đức tin chân thật, chống lại những người theo phái A-ri-ô. Người qua đời thứ Bảy Tuần Thánh, ngày 4 tháng 4 năm 397.

    Bài đọc 2

    Lời lẽ duyên dáng của bạn sẽ làm cho dân chúng say mê

     

    Trích thư của thánh Am-rô-xi-ô, giám mục.

    Bạn đã nhận thừa tác vụ giám mục, và nay từ buồng lái, bạn điều khiển con thuyền Giáo Hội giữa phong ba bão táp. Bạn hãy giữ chặt bánh lái đức tin để dông tố phong ba đời này không làm bạn quay cuồng nao núng. Biển rộng lớn, biển mênh mông, nhưng bạn chẳng có chi phải sợ, vì nền trái đất, Chúa dựng trên biển cả, đặt vững vàng trên làn nước mênh mông.

    Bởi thế không lạ gì, giữa bao dông bão trần gian, Hội Thánh của Chúa vẫn vững vàng không lay chuyển vì đã được xây trên đá tảng Tông Đồ, và vẫn tồn tại trên nền tảng vững chắc trước những đợt sóng dữ dội. Sóng nước ngập tràn nhưng không làm con thuyền lay chuyển, và cho dầu biết bao phen gặp phải sức công phá mãnh liệt của các nguyên tố trần gian, Hội Thánh vẫn là bến cứu độ thật an toàn đón tiếp những người gặp hiểm nguy khốn khó. Và cho dầu có khi phải lao đao trên biển cả, chẳng mấy chốc mà con thuyền Hội Thánh lại lướt nhanh trên sóng nước : bạn hãy hiểu rằng điều này đã được nói tới trong câu : Sóng nước đã gầm lên tiếng thét gào. Vì chưng có những dòng nước chảy ra từ lòng kẻ đón nhận thức uống do Chúa Ki-tô ban và từ Thánh Thần của Thiên Chúa. Vì vậy những dòng nước này, khi đầy tràn ơn thiêng thì đã gầm lên tiếng thét gào.

    Rồi cũng có dòng nước đã tràn trên các thánh của Chúa như thác lũ, khiến tâm hồn các ngài được đầy tràn hoan lạc và bình an. Ai được sung mãn từ dòng nước này, như thánh Gio-an, tác giả sách Tin Mừng, như thánh Phê-rô và thánh Phao-lô, thì cất lên tiếng nói. Và cũng như các Tông Đồ đã lớn tiếng rao giảng Tin Mừng đến tận chân trời góc biển thế nào, thì người ấy cũng bắt đầu loan báo Tin Mừng Chúa Giê-su như vậy.

    Vậy bạn hãy đón nhận lời Đức Ki-tô để tiếng bạn cũng vang lên. Bạn hãy hứng lấy nước của Đức Ki-tô, thứ nước ca tụng Thiên Chúa. Bạn hãy thu tích nước đổ xuống từ nhiều nơi, từ những đám mây, tượng trưng các ngôn sứ.

    Ai hứng nước từ núi non, ai dẫn nước về cho mình hoặc múc nước từ các nguồn mạch, thì chính người ấy cũng đổ mưa xuống tựa đám mây. Vậy bạn hãy để tâm hồn bạn được đầy tràn nước của Thánh Thần, để mảnh đất đời bạn được thấm nhuần và được tưới mát.

    Vì thế ai đọc nhiều, hiểu nhiều thì sẽ được đầy nước. Khi đã được đầy, thì họ sẽ đổ tràn sang những người khác. Chính vì thế Kinh Thánh nói : Mây ứ nước thì mưa rơi xuống đất.

    Vậy ước gì lời bạn giảng có nội dung phong phú, tinh tuyền, trong sáng, để khi giảng dạy luân lý, bạn nói năng ngọt ngào như rót vào tai dân chúng, và lời lẽ duyên dáng của bạn sẽ làm cho dân chúng say mê, từ đó người ta sẽ theo bạn đến nơi bạn muốn.

    Ước gì những lời bạn nói đầy khôn ngoan. Quả vậy, vua Sa-lô-môn đã nói : Môi người khôn ngoan là khí giới của trí tuệ, và ở nơi khác : Ước chi môi bạn gắn liền với hiểu biết, tức là ý nghĩa lời bạn nói phải rõ ràng và sáng sủa. Ước gì lời bạn nói và cách bạn trình bày không cần phải giải thích gì thêm nữa, nhưng lời bạn nói ra phải là vũ khí bảo vệ chính lời nói của bạn. Đừng nói ra một lời nào vô ích chỉ vì thiếu ý nghĩa.

     

    Lời nguyện 

    Lạy Chúa, Chúa đã làm cho thánh Am-rô-xi-ô giám mục trở nên một bậc thầy giảng dạy đức tin Công Giáo, và một tông đồ trung kiên mẫu mực. Xin cho Hội Thánh ngày nay được thêm nhiều mục tử vừa ý Chúa, biết khôn ngoan và dũng cảm chăm sóc đoàn chiên. Chúng con cầu xin

     

    --

 

 

SỐNG TỈNH THỨC - DỌN DƯỜNG CHO CHÚA

  •  
     
     
     

    Thứ Bảy 05/12/2020 – Thứ Bảy đầu tháng, tuần 1 mùa vọng. – Lúa chín đầy đồng, thợ gặt thì ít.

    LỜI CHÚA: Mt 9,35 - 10,1.6-8

    Khi ấy, Chúa Giêsu đi rảo khắp các thành phố làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn, Người liền bảo môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa".

    Và Người triệu tập mười hai môn đệ, ban cho họ quyền năng trên các thần ô uế, để họ xua đuổi chúng, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Người bảo: "Các con hãy đi đến cùng chiên lạc của nhà Israel trước đã, và rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. Hãy chữa lành người liệt, phục sinh kẻ chết, chữa lành người phung, và xua trừ ma quỷ. Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không".

    Suy Niệm 2: THIÊN CHÚA CHẠNH LÒNG THƯƠNG

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Thời lưu đày dân chúng sống trong đau khổ: đói khát, nhục nhã. Chân lý thuộc về kẻ mạnh. Thấp cổ bé miệng chẳng ai lắng nghe. Nhưng Isaia loan báo Đấng Cứu Thế sẽ đến giải phóng dân Người. Sẽ lắng nghe tiếng kêu than. Sẽ ban đủ cơm bánh. Sẽ hướng dẫn sự thật. Thiên Chúa yêu thương đầy tế nhị. Người còn cho mưa để hạt giống mọc lên. Cho súc vật béo tốt. Băng bó vết thương. Chữa lành bệnh tật. Cho cả mặt trời mặt trăng sáng hơn gấp bảy lần. Đúng là yêu nhau yêu cả đường đi.

    Tình yêu tế nhị đó được Matthêu gọi đúng tên là Chạnh Lòng Thương. Vâng đến thời Chúa Giêsu thì ta được thấy rõ Thiên Chúa có trái tim nhân loại. Trái tim đó biết thổn thức bồi hồi xúc động. Trái tim đó biết quặn lên đau đớn. Vì trái tim đó đặt mình vào hoàn cảnh của tha nhân. Đau nỗi đau của họ. Buồn nỗi buồn của họ. Khổ nỗi khổ của họ.

    Vì để lòng mình gần với lòng mọi người. Nên Chúa đã ra tay cứu giúp. Một cứu giúp có kế hoạch lâu dài. Chúa tuyển chọn và sai các tông đồ ra đi tiếp tục công việc Chạnh Lòng Thương của Chúa.

    Nhân loại ngày nay không khác gì thời Isaia. Con người bị lưu đầy, xa cách Thiên Chúa bởi biết bao lý thuyết độc hại. Con người bị áp bức rên xiết chẳng ai nghe. Con người bị nô lệ cho thú tính. Bị giam cầm trong nhu cầu, trong dục vọng, trong hưởng thụ. Con người đang bị thương tích. Xã hội bị thương tích vì những ngăn cách giầu nghèo. Gia đình bị thương tích vì biết bao đổ vỡ. Con người bị thương tích vì những lỗi lầm tự gây ra cho mình. Con người rất cần Lòng Thương Xót của Chúa.

    Chúa sai chúng ta vào trong thế giới hôm nay để rao truyền Lòng Thương Xót của Chúa. Lòng Thương Xót sẽ đưa con người trở lại với Thiên Chúa. Lòng Thương Xót sẽ giải phóng con người. Lòng Thương Xót sẽ chữa lành những vết thương. Lòng Thương Xót sẽ phục hồi nhân phẩm. Lòng Thương Xót sẽ đem đến cho các vấn để của thế giới này một giải pháp tối ưu và rốt ráo.

    Sống mùa Vọng chính là rèn luyện một trái tim biết thương xót. Lạy Chúa, xin tạo cho con một trái tim biết Thương Xót.
    Kính chuyển:
    Hồng
    ---------------------------------
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHIRSTOPHER-REFLECTION 2ND SUNDAY OF ADVENT-B

  •  
    Mo Nguyen
     
     
     

                                         SECOND SUNDAY OF ADVENT – YEAR B

                                                            06 DECEMBER 2020

     

    picture.jpg

     

                        PREPARE THE WAY OF GOD!

                                             BREAKING OPEN THE WORD

                                                           (Mark 1:1-8)  

                                              BELIEF IN GOD’S PROMISES  

    The life of faith is one in which the believer is inevitably called to deal with the tension between God’s promises and our present experience. When the people of Israel were dragged into exile their experience was that their God was powerless to save and that the ancient promises had been forgotten. It is at precisely this moment that Isaiah dares to proclaim a message of hope in the midst of desolation, pardon instead of punishment, and that the God who can subdue all things will again stoop to gather the weak and lead them home. Peter’s Christians were clearly worried by the fact that the Risen Lord had not come back in glory as they expected. How could this be interpreted other than as a sign that God’s plans had somehow changed, or that God no longer cares? Peter’s response is that, despite appearances to the contrary, God’s delay should be seen as an opportunity for us to make ready for the Lord’s return. It is a moment of grace rather than a sign of God’s lack of fruitfulness.

     

    When John the Baptist declared that the longed-for Messiah was near, his contemporaries must have wondered if it was possible. How could this come to pass when the province of Judah was powerless under the rule of the Roman empire?

    Advent is always a reminder that the call to believe comes to us in the midst of the complexity of life. It meets us head-on with a challenge: are we prepared to take the risk of believing in God’s promises?

    Christopher Monaghan CP                                

    Song: God of promise:

    https://www.youtube.com/watch?v=gDJj6W2AyXM

     

    sing.jpg

     Như Lời Ngài Đã Hứa - Thánh Ca Hay Nhất (Isaac Thái):

    https://www.youtube.com/watch?v=IDbNk1T8EdE

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- CHA BRIAN- 2ND SUNDAY OF ADVENT-B

  •  
    Mo Nguyen
     
    Thu, Dec 3 at 10:55 PM
     
     

     

                                      SECOND SUNDAY OF ADVENT – YEAR B

                                                        06 DECEMBER 2020

     

    picture.jpg

     

                   PREPARING THE WAY OF THE LORD  

    PREPARING THE WAY OF THE LORD: 2ND SUNDAY ADVENT B

                                                   (Mark 1:1-8)                                      

    ·      When someone repents of doing wrong, what does it involve?

    ·      What might full repentance include?

    ·      What does it feel like, to receive forgiveness from someone we have wronged, e.g. a friend, a parent, a husband or wife? From God too?

    ·      What does preparation for marriage entail?

    ·      What about preparation for the birth of a new baby?

    ·      How was John the Baptist ‘a voice crying in the desert’?

    ·      What message did he preach, and how did people respond?

    ·      How might we best prepare for the coming to us of Jesus our saviour?

     

    A brand-new priest went to the lectern to preach his first homily after ordination. He was as nervous as a kitten. But when he reached the lectern he broke into a broad smile. Someone had left a note for him. 'What's it to be, man? Will you give us heaven or hell?' Well, I like to give the gospel, i.e. good news from God, news on God's authority, news of hope and encouragement. The news that our God is with us and is changing us for the better, to prepare us for the Second Coming of Jesus!

     

    Of course, for God to be present to us and influence our choices requires our cooperation. John the Baptizer, God’s main messenger to us today, tells us what this includes. It includes repentance, first and foremost. This is more than true sorrow for our sins. True repentance requires change, an about-face in the ways we think about ourselves and in how we relate to other people. True repentance, in fact, requires a thorough-going change in the ways we think, feel, value, speak, act and live. It involves nothing less than taking on the mind and heart of Jesus. True repentance, John also says, demands outward signs of inward change. So, he tells his hearers to show their repentance by getting their sins washed away in the River Jordan, and to get a life, a new life, a new and better way of living.

     

    So, preparing the way of the Lord requires our cooperation with the action of God in us. Unlike me, many of you are mothers and fathers. You know what it's like to prepare for the arrival of a new baby. A room has to be cleaned out of all useless junk. It has to be washed or wiped clean from top to bottom. Usually a new coat of paint has to be applied or new wall-paper. A blind to keep the sun out of Baby's face has to be hung, and pretty curtains put up to decorate the space. A bassinette, a cot, a pram and a stroller, must all be nearby. Fresh, soft baby clothes must greet Baby's arrival. Maybe some soft toys must be added, and some shapes hung from the ceiling to capture Baby's attention and to amuse him or her. There are simply so many things to do.

     

    In ancient times, preparing for the visit of a king to one of his cities or towns would be just as demanding. The king would send a courier to the citizens to tell them to mend their roads, fill in the pot-holes and smooth out the bumps, so that the king's journey in his chariot might be as pleasant and trouble-free as possible.

     

    It’s this image that Mark uses to describe the mission of John the Baptist. To the hundreds of people flocking to him on the banks of the River Jordan from both town and country he says: 'The King is coming, so mend your lives, and mend them now.'

     

    So today, as the days draw closer to our celebration of Christ's first coming into the world at Bethlehem and to that day when he will come to earth again at the end of time, we have a double task: - 1. to rejoice and give thanks that we do not save ourselves, but that Jesus, the Son of God, is coming to save us, and 2. With the help of his powerful presence to us, his grace, to fill in those potholes, level out those bumps, and remove those road-blocks, that are getting in the way of God's saving, transforming, changing and renewing us for the better.

     

    What are those road-blocks, those obstacles to hearing and heeding the messenger of God crying out to us today: ‘Prepare the way of the Lord, make his paths straight’? In your case, surely you know what they are? In my case, I think I know what they are.

     

    So, let our contact with Jesus Christ today be a prayer, a heart-felt prayer for that day of days when he will come fully and finally into our lives, a prayer that echoes the one we are praying together in our Responsorial Psalm today: ‘Lord, let us see your kindness, and grant us your salvation.’

     

    Fr Brian Gleeson

    R&A Psalm Second Sunday Advent 2020, Psalm 85 Cycle B:

    https://www.youtube.com/watch?v=g8VPTM0kuQ0

    The Gospel - Mark 1:1-8 (2nd Sunday of Advent):

    https://www.youtube.com/watch?v=4yIcZQ5Gm0M

    sing.jpg

    Hãy Dọn Đường - Mi Trầm:

    https://www.youtube.com/watch?v=NL00qU