2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM CN30TN-A

  • Tinh Cao
  • Thứ Năm CN30TN-A
  • CẢM NGHIỆM SỐNG Lời Chúa "Anh em hãy mặc lấy mã giáp của Thiên Chúa để có thể đứng vững".Anh em thân mến, về tương lai, anh em hãy can đảm trong Chúa, và trong quyền năng sức mạnh của Người. Anh em hãy mặc lấy mã giáp của Thiên Chúa, để anh em có thể chống lại được với những mưu chước ma quỷ. Bởi vì chúng ta không những chiến đấu với huyết nhục, mà còn chiến đấu với kẻ chấp chính và quyền thế, với kẻ cai quản thế giới u minh này, và những ác thần trên không gian. Bởi đó, anh em hãy mặc lấy mã giáp của Thiên Chúa, để có thể kháng cự được trong ngày đen tối, và đứng vững sau khi bình định được tất cả. Vậy anh em hãy đứng vững, thắt đai lưng chân lý, mặc áo giáp công chính, và chân mang giày để sẵn sàng truyền bá Tin Mừng hoà bình. Anh em hãy luôn luôn mang khiên thuẫn đức tin, nhờ đó anh em dập tắt được mọi tên lửa kẻ cực ác. Anh em hãy nhận lấy mũ chiến cứu độ và cầm gươm của Thánh Thần, (tức là lời của Thiên Chúa).Ðó là lời Chúa.Ðáp Ca: Tv 143, 1. 2. 9-10Xướng: 1) Ôi Ðá Tảng của con, chúc tụng Chúa, là Ðấng rèn luyện cho tay con biết đấu tranh, cho các ngón tay con thiện nghề chinh chiến. - Ðáp.3) Ôi Thiên Chúa, con sẽ ca mừng Ngài bài ca mới, với cây đàn mười dây con sẽ ca mừng Ngài, vì Ngài đã ban cho các vua chiến thắng, đã giải phóng Ðavít là tôi tớ của Ngài. - Ðáp.
  • Alleluia: x. Ep 1, 17-18 "Không lẽ một tiên tri phải giết chết ngoài thành Giêrusalem?"Trong ngày ấy, có mấy người biệt phái đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: "Xin Thầy lên đường và đi khỏi đây, vì Hêrôđê toan giết Thầy". Người trả lời: "Các ông hãy đi nói với con cáo đó rằng: "Ðây Ta trừ quỷ và chữa lành bệnh tật hôm nay và ngày mai, rồi ngày thứ ba Ta hoàn tất cuộc đời. Nhưng hôm nay, ngày mai và ngày hôm sau nữa, Ta còn phải đi đường, vì không lẽ một tiên tri bị giết chết ngoài thành Giêrusalem".Ðó là lời Chúa.
    Suy Nghiệm SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa:
    Bất chấp con cáo Hêrôđê Hôm nay, Thứ Năm Tuần XXX Thường Niên,
  •  Phúc Âm của Thánh ký Luca thuật lại lời Chúa Giêsu, Đấng đang tiến về giáo đô Giêrusalem, đích điểm của cuộc hành trình cứu độ của Người với tư cách là một Đấng Thiên Sai Cứu Thế, tiên báo cho những người biệt phái biết, (chứ không phải là các môn đệ của Người biết), lần đầu tiên về cuộc tử nạn của Người ở Giêrusalem.Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên Chúa Giêsu ngấm ngầm báo trước về cuộc tử nạn của Người với những người ngoài thành phần môn đệ của Người. Nhưng quả thật là lần đầu tiên với nhóm biệt phái. Ngoài ra, theo Phúc Âm Thánh ký Gioan, ngay từ đầu, Người cũng đã báo trước với chung dân Do Thái nữa ở ngay tại Đền Thờ Giêrusalem, khi Người thách họ "hãy cứ phá đền thờ này đi, nội trong ba ngày Tôi sẽ dựng lại nó" (Gioan 2:19). Ở đây, trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, không biết những người biệt phái báo tin cho Người về âm mưu của quận vương Hêrôđê có hiểu được những gì Người nói liên quan đến cuộc tử nạn của Người sẽ xẩy ra ở giáo đô Giêrusalem hay chăng, tuy nhiên, thành phần biệt phái vẫn âm mưu hại Người nay có một số trong họ lại muốn cứu Người thì phải kể là sự lạ. Về phần Chúa Giêsu, khi nghe tin báo nguy hiểm cho bản thân mình như thế từ những người biệt phái, Người vẫn không hề tỏ ra lo âu sợ hãi và vội vàng tìm cách trốn tránh, trái lại, Người còn bảo những người báo tin ấy hãy đi nói lại với vị quận vương tinh quái như "con cáo" ấy về những gì Người vẫn tiếp tục cần làm và phải làm: "trừ quỷ và chữa lành bệnh tật hôm nay và ngày mai", cho tới khi hoàn tất sứ vụ của Người: "rồi ngày thứ ba Ta hoàn tất cuộc đời". Nếu Đền Thờ Giêrusalem biểu hiệu cho sự hiện diện thần linh của Thiên Chúa thì Thành Giêrusalem biểu hiệu cho dân Chúa, nơi Thiên Chúa muốn ở giữa họ (xem Khải Huyền 21:1-3) như là một Emmanuel - Thiên Chúa ở giữa chúng ta (xem Mathêu 1:23 và Gioan 1:14). "Ôi Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết hại các tiên tri và ném đá những người đã được sai đến cùng ngươi. Ðã bao lần Ta muốn tụ họp con cái ngươi, như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh, thế mà ngươi đã không muốn. Thì đây, nhà các ngươi sẽ bị bỏ hoang vu. Nhưng Ta bảo cho các ngươi hay: Các ngươi sẽ không còn xem thấy Ta, cho đến khi các ngươi sẽ nói rằng: 'Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến!'"Nghĩa là họ luôn tin tưởng vào Thiên Chúa ở mọi nơi, trong mọi lúc và hết mọi sự, như "Đá Tảng của con", theo tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay từ Thánh Vịnh 143 như sau: 2) Chúa là Tình thương và là chiến luỹ, là Ðấng phù trợ và giải phóng con, Chúa là khiên thuẫn, là chỗ con nương náu. Ngài bắt chư dân phải khuất phục con. TN.XXXL-5.mp3  
    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrYg69jP9mPtvy%2Bg_5AnTL7ugDikcRn_fvMyZM1p-neSw%40mail.gmail.com.
  •  
  •  Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên
  • 3) Ôi Thiên Chúa, con sẽ ca mừng Ngài bài ca mới, với cây đàn mười dây con sẽ ca mừng Ngài, vì Ngài đã ban cho các vua chiến thắng, đã giải phóng Ðavít là tôi tớ của Ngài.
  • 1) Ôi Ðá Tảng của con, chúc tụng Chúa, là Ðấng rèn luyện cho tay con biết đấu tranh, cho các ngón tay con thiện nghề chinh chiến.
  • Theo gương Chúa Kitô không hề lo âu sợ hãi hay trốn ẩn nhưng âm mưu của quận vương Hêrôđê, trái lại, Người vẫn cứ tiếp tục hành trình cứu độ của Người cho tới khi đích điểm "Giêrusalem", Kitô hữu giáo đoàn Epheso được Thánh Phaolô khuyên nhủ để chẳng những có thể "chiến đấu với những ác thần", "có thể kháng cự được trong ngày đen tối", có thể "dập tắt được mọi tên lửa kẻ cực ác", đó là họ phải "thắt đai lưng chân lý, mặc áo giáp công chính, và chân mang giày để sẵn sàng truyền bá Tin Mừng hoà bình. Anh em hãy luôn luôn mang khiên thuẫn đức tin, nhờ đó anh em dập tắt được mọi tên lửa kẻ cực ác. Anh em hãy nhận lấy mũ chiến cứu độ và cầm gươm của Thánh Thần, (tức là lời của Thiên Chúa)".
  • Thế nhưng, cho dù Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ luôn ở với họ vẫn liên lỉ ngoại tình bằng việc hiến mình tôn thờ các ngẫu tượng của họ và các thần ngoại bang, bất chấp thành phần được Thiên Chúa sai đến nhắc nhở họ, bao gồm cả chính Con của Ngài, và vì thế họ sẽ phải hứng chịu hậu quả tương xứng cho tới khi họ nhận biết Người là Đấng Thiên Sai của họ, như Chúa Giêsu đã báo trước ở cuối bài Phúc Âm hôm nay:
  • Thậm chí Người cũng chẳng ngần ngại công khai cho biết Người trong thời gian ấy đang ở đâu nữa, cứ việc tìm đến với Người nếu muốn, không hề sợ bị bại lộ tông tích: "Nhưng hôm nay, ngày mai và ngày hôm sau nữa, Ta còn phải đi đường" để tiến về Giêrusalem và chỗ đó mới là nơi định mệnh của Người: "vì không lẽ một tiên tri bị giết chết ngoài thành Giêrusalem hay sao". 
  • Hơn thế nữa, có người trong họ cũng đã mời Người đến nhà dùng bữa, như nhân vật tên Simon (xem Luca 7:36,40) hay nhân vật thủ lãnh nhóm này ở bài Phúc Âm ngày mai (xem Luca 14:1). Thậm chí có nhân vật biệt phái trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái là Nicôđêmô đã lén lút đến gặp Người ban đêm nữa (xem Gioan 3:1). Chính Chúa Giêsu đã chọn một pharisiêu để làm tông đồ cho dân ngoại là chàng Saulê (xem Tông Vụ 23:6). Như thế đủ cho thấy chúng ta đừng bao giờ "vơ đũa cả nắm" theo thành kiến về cá nhân nào hay về một nhóm nào có "con sâu làm rầu nồi canh". 
  • Chưa hết, theo Phúc Âm Thánh ký Mathêu, gần đến giờ của mình, tức là sau khi Người đã vinh quang vào Thánh Giêrusalem và đã thanh tẩy Đền Thờ, Người còn nói với thành phần lãnh đạo dân Do Thái nữa, qua dụ ngôn người con duy nhất của chủ vườn nho là chính bản thân Người bị bọn tá điền sát hại để chiếm gia nghiệp của người con này nữa (xem Mathêu 21:23,37-38).
  • "Trong ngày ấy, có mấy người biệt phái đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: 'Xin Thầy lên đường và đi khỏi đây, vì Hêrôđê toan giết Thầy'. Người trả lời: 'Các ông hãy đi nói với con cáo đó rằng: Ðây Ta trừ quỷ và chữa lành bệnh tật hôm nay và ngày mai, rồi ngày thứ ba Ta hoàn tất cuộc đời. Nhưng hôm nay, ngày mai và ngày hôm sau nữa, Ta còn phải đi đường, vì không lẽ một tiên tri bị giết chết ngoài thành Giêrusalem'".
  •  
  •  
  • "Ôi Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết hại các tiên tri và ném đá những người đã được sai đến cùng ngươi. Ðã bao lần Ta muốn tụ họp con cái ngươi, như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh, thế mà ngươi đã không muốn. Thì đây, nhà các ngươi sẽ bị bỏ hoang vu. Nhưng Ta bảo cho các ngươi hay: Các ngươi sẽ không còn xem thấy Ta, cho đến khi các ngươi sẽ nói rằng: "Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến!"
  • Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
  • Phúc Âm: Lc 13, 31-35
  • Alleluia, alleluia! - Cha của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã soi lòng trí để chúng ta biết thế nào là sự cậy trông Chúa kêu gọi chúng ta. - Alleluia.
  •  
  • 2) Chúa là Tình thương và là chiến luỹ, là Ðấng phù trợ và giải phóng con, Chúa là khiên thuẫn, là chỗ con nương náu. Ngài bắt chư dân phải khuất phục con. - Ðáp.
  • Ðáp: Ôi Ðá Tảng của con, chúc tụng Chúa! (c. 1a).
  •  
  • Bằng mọi lời cầu xin và khẩn nguyện, anh em hãy nguyện cầu mọi lúc trong Thánh Thần. Hãy tỉnh thức ân cần lo việc đó, và cũng hãy cầu nguyện cho tất cả các thánh. Hãy cầu nguyện cho cả tôi nữa, để tôi được lợi khẩu khi mở miệng, và can đảm rao giảng mầu nhiệm Tin Mừng mà tôi là sứ giả ngay trong lúc phải mang xiềng xích, hầu khi rao giảng, tôi mạnh dạn nói năng như tôi phải nói.
  • Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
  • Bài Ðọc I: (Năm II) Ep 6, 10-20
  •  
  •  
  • To:tinh cao
  • Wed, Oct 28 at 4:53 PM

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BA -CN30TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Oct 27 at 1:51 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Nước Thiên Chúa.

    27/10 – Thứ Ba tuần 30 thường niên.

    "Hạt cải mọc lên và trở thành một cây to".

     

    Lời Chúa: Lc 13, 18-21

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Nước Thiên Chúa giống như cái gì? Và Ta sẽ so sánh nước đó với cái gì? Nước đó giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó".

    Người lại phán rằng: "Ta sẽ so sánh Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước đó giống như tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men".

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    Suy Niệm 1: Lớn lên và trở thành

     

    Hai dụ ngôn trên đây tỏ ra lạc quan và hy vọng.

    Nước Thiên Chúa đã được Đức Giêsu khai mở và loan báo.

    Nước ấy cần có thời gian để lớn lên, để tác động trên con người.

    Chắc chắn kết quả cuối cùng sẽ rất tốt đẹp.

    Một người đàn ông ném vào khu vườn của mình một hạt cải nhỏ bé.

    Ông có ước mơ mong mỏi gì không?

    Vậy mà theo thời gian, hạt cải ấy đã lớn lên và trở thành một cây.

    Cây vững đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành của nó được (c. 19).

    Đức Giêsu muốn làm nổi bật sự phát triển mạnh mẽ của Nước Trời.

    “Lớn lên và trở thành” là một tiến trình do Thiên Chúa dẫn dắt.

    Bất chấp những khó khăn trong hiện tại, Nước Trời vẫn cứ lớn lên,

    để rồi sẽ là nơi trú ngụ cho nhiều người ở khắp nơi tìm đến.

    Một phụ nữ lấy men và vùi nó vào một lượng bột rất lớn.

    Men không nhiều, lại được vùi sâu, nên có vẻ như không hiện hữu.

    Nhưng trong thực tế, men đã có đó rồi và đang tác động trên bột.

    Với thời gian, men làm cả khối bột dậy men.

    Bấy giờ sức biến đổi của men mới được mọi người nhận biết.

    Khối bột lên men đã sẵn sàng trở nên những ổ bánh ngon lành.

    Đức Giêsu làm nổi bật sức mạnh của Nước Thiên Chúa

    trong việc biến đổi thế giới này từ bên trong.

    Chính sự tiếp xúc trực tiếp, sự thâm nhập của men vào bột

    đã tạo ra sự biến đổi kỳ diệu ấy.

    Những lời giảng của Đức Giêsu đã vang lên từ hai mươi thế kỷ.

    Nước Thiên Chúa đã được Ngài khai mở và vun trồng mãi đến nay.

    Kitô giáo vẫn là một tôn giáo lớn, chiếm một phần ba dân số thế giới.

    Nhưng có những lúc chúng ta có cảm tưởng như nó bị chựng lại.

    Khi có nhiều nhà thờ phải bán đi vì không có người đi lễ Chúa nhật,

    khi các chủng viện hay dòng tu trở nên vắng vẻ, già nua,

    khi ở nhiều nơi số linh mục thiếu một cách trầm trọng,

    khi tỷ lệ tăng của Kitô hữu không bằng với tỷ lệ tăng của dân số thế giới.

    Kitô giáo có tương lai không?Kitô giáo có thể bị tàn lụi không?

    Những câu hỏi đó làm nhiều người bận tâm và lo lắng.

    Hai dụ ngôn của Đức Giêsu hôm nay đem lại cho ta niềm lạc quan.

    Nhưng đó không phải là thứ lạc quan vô trách nhiệm.

    Làm cho Nước Thiên Chúa lớn lên và thâm nhập vào thế giới hôm nay,

    đó không phải chỉ là chuyện của Thiên Chúa.

    Đó là chuyện của từng Kitô hữu chúng ta.

    Để hạt cải thành cây, cần một chút chăm bón.

    Ai trong chúng ta cũng là một nhúm men nhỏ được vùi trong đống bột,

    đống bột của trường học hay công ty, của một tập thể hay cộng đồng.

    Làm sao để men của chúng ta tạo ra những tác dụng tốt?

    Không cần phải làm những việc lớn lao để thay đổi bộ mặt thế giới.

    Chỉ xin làm một nhúm men nhỏ để đến với những người tôi gặp hôm nay.

     

    Cầu nguyện:

    Lạy Chúa Giêsu,

    xin thương nhìn đến Hội Thánh

    là đàn chiên của Chúa.

    Xin ban cho Hội Thánh

    sự hiệp nhất và yêu thương,

    để làm chứng cho Chúa

    giữa một thế giới đầy chia rẽ.

    Xin cho Hội Thánh

    không ngừng lớn lên như hạt lúa.

    Xin đừng để khó khăn làm chúng con chùn bước,

    đừng để dễ dãi làm chúng con ngủ quên.

    Ước gì Hội Thánh trở nên men

    được vùi sâu trong khối bột loài người

    để bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.

    Ước gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp

    để chim trời muôn phương rủ nhau đến làm tổ.

    Xin cho Hội Thánh

    trở nên bàn tiệc của mọi dân nước,

    nơi mọi người được hưởng niềm vui và tự do.

    Cuối cùng xin cho chúng con

    biết xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,

    nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội Thánh.

    Ước gì khi thấy Hội Thánh ở trần gian,

    nhân loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    Suy Niệm 2: HẠT CẢI VÀ NẮM MEN

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Thật đời thường. Thật kỳ diệu. Nhưng cũng thật thâm sâu. Như hạt cải và nắm men Nước Trời khởi đầu thật bé nhỏ. Hạt cải li ti chẳng ai nhìn thấy. Nắm men nhỏ bé chẳng ai quan tâm. Hạt cải gieo xuống chìm sâu trong đất. Nắm men biến mất trong thúng bột khổng lồ. Tan biến đi. Nhưng không tàn lụi. Mà phát triển mạnh mẽ không ngờ. Cây cải mọc lên cao lớn. Chim chóc tìm đến trú ẩn. Cả thúng bột dậy men. Trở thành bánh thơm ngon cho người đời.

    Có một biến đổi sâu xa. Nhỏ bé trở thành lớn lao. Yếu đuối trở thành mạnh mẽ. Có những đau xót âm thầm. Hạt cải vùi chôn và mục nát. Nắm men phân huỷ tan tành. Không còn là mình nữa.. Mất chính thân mình. Mất căn tính mình. Chẳng còn hiện diện. Không còn hạt cải. Không còn nắm men. Đem lại lợi ích lớn lao. Không cho mình nhưng cho tha nhân. Cho chim chóc đến trú ngụ. Cho người đời có bánh ăn.

    Thư Rô-ma giải nghĩa hiện tượng chuyển hoá bằng thời kỳ người phụ nữ chuyển dạ. Cả thế giới đang chuyển dạ. Muôn vật đang rên siết đau đớn. Hạt cải và nắm men đang mục nát tan biến. Muôn loài phải trải qua kinh nghiệm hư vô. “Cho đến bây giờ, muôn loài htuj tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng”. Hạt cải Thần Khí đã gieo vào lòng ta. Đã gieo vào lòng thế giới. Để con người xác thịt tan biến đi. Để thế giới được Thần Khí hoá. Đau đớn lắm. Nhưng thánh Phao-lô xác quyết “những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (năm lẻ). Qua đau khổ sẽ đến hạnh phúc. Qua tủi nhục sẽ hưởng vinh quang.

    Từ bỏ chính mình vì người khác. Hạt cải tan biến để chim chóc có chỗ nương thân. Nắm men tan biến để con người có tấm bánh thơm ngon. Con người cũng phải sống mầu nhiệm Nước Trời. Huỷ mình vì người khác. “Người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”. Đó là mầu nhiệm tự huỷ mà Chúa Giê-su đã làm gương. Chúa Giê-su đã là hạt cải gieo vào lòng đất. Đã là nắm men vùi vào thúng bột thế giới. Chúa đã trở nên bé nhỏ. Đã tan biến đi. Trở thành cây cao bóng cả cho chúng ta trú ngụ. Trở thành tấm bánh thơm ngon nuôi sống chúng ta (năm chẵn).

    Chúng ta hãy đi theo con đường của Chúa. Hãy chịu rên siết đớn đau. Để sinh ra một thế giới mới. Để Nước Trời ngự trị. Đó là vinh quang ta hằng ngong ngóng đợi chờ.

     

    -----------------------------------

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CN30TN-A

  •  
    Hong Nguyen


    Giới Răn Trọng Nhất - Suy Niệm Chúa Nhật XXX Thường Niên A

    Tin mừng Mt 22: 34-40

    Sau khi thất bại trong việc gài bẫy Chúa Giêsu trong việc nộp thuế cho vua César, nhóm biệt phái muốn tấn công Chúa Giêsu bằng một cú đòn khác. Họ sai một tiến sĩ luật đến hỏi Chúa Giêsu: 

    "Thưa Thầy, trong lề luật điều răn nào trọng nhất”?

    Sở dĩ đặt câu hỏi này là vì một đàng các phe nhóm không đồng ý với nhau về điều răn nào là quan trọng nhất, đàng khác họ muốn thử Chúa Giêsu để gài bẫy Ngài, vì nếu Ngài trả lời điều luật này trọng, điều luật kia không trọng thì chắc chắn Chúa sẽ bị một trong hai phe chống đối.

    Nhưng Chúa Giêsu đã trả lời rằng: ”Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Còn giới răn  thứ hai cũng giống điều răn ấy là ngươi hãy yêu thương tha nhân như chính mình ngươi”. 

    Cả hai điều răn này đều được nói đến trong Lề Luật, và bất cứ người Israel nào cũng đều phải biết và ghi nhớ. 

    Đức Giêsu đã chỉ làm một việc là trích sách Đệ nhị luật (6,4-5) và Lêvi (19,18). Điều đặc biệt ở chỗ là Người đã đặt hai điều răn này ngang hàng với nhau. Có nghĩa là điều răn thứ hai cũng đáng được quan tâm tuân giữ như đối với điều răn thứ nhất, tức là Người nối kết hai điều răn với nhau và dành cho chúng vị trí cao nhất. Hơn nữa, Đức Giêsu còn tuyên bố rằng “tất cả Lề Luật và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”, có nghĩa là hai điều răn này diễn tả trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa trong Kinh Thánh, do đó hàm chứa tất cả mọi điều răn khác. 

    Phải nói đây là hai giới răn rất đặc biệt, bề ngoài như có vẻ là hai giới răn, nhưng thật ra chỉ là hai cách diễn tả của một giới răn duy nhất. Cả hai giới răn chỉ có một động từ duy nhất là «yêu». Đối tượng của động từ «yêu» này có vẻ là hai đối tượng khác nhau: tuy có thể phân biệt rõ rệt trên lý thuyết, nhưng trên thực tế thì dường như không thể phân biệt, và không nên phân biệt. Vì thế, hai điều răn ấy «tuy hai mà một», tương tự như hai mặt của một tờ giấy: tuy là hai mặt khác nhau, nhưng chỉ là một tờ giấy duy nhất. Chính vì thế, thánh Gioan mới nói: «Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy» (1Ga 4,20). Do đó, «ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu thương anh em mình» (4,21)   

    Vậy chúng ta đã thực hiện giới răn “Mến Chúa Yêu Người” như thế nào?

    Có câu chuyện kể rằng: Trên một con đường vắng, một chiếc xe đang phóng nhanh chợt đột ngột thắng gấp và tấp vào lề đường. Ai đó vừa ném một viên đá vào cánh cửa chiếc xe. Bước ra khỏi xe, liếc nhìn chỗ xe bị ném, người lái xe bực tức chạy nhanh đến tóm ngay thằng bé đứng gần đó - chắc chắn nó là tác giả của vết trầy trên chiếc xe. Trước đó anh đã thấy nó vẫy xe, chắc là để đi nhờ. 

    "Không cho đi nhờ mà mày làm như vậy hả?" 

    Anh vừa gằn giọng vừa nắm chặt cổ áo đẩy cậu bé sát vào chiếc xe...

    Cậu bé lắp bắp sợ hãi: "Em xin lỗi! Nhưng em ... em ... không biết làm cách nào khác. Nếu em không ném vào xe của anh thì anh đã không dừng lại...Nãy giờ em đã vẫy biết bao nhiêu xe mà không có ai chịu dừng". 

    Nói đến đó, nước mắt cậu bé lăn dài trên má. Cậu chỉ tay về vệ cỏ phía bên kia đường. 

    "Có một người... anh ấy bị ngã và chiếc xe lăn của anh ấy cũng ngã theo. Em tình cờ đi ngang qua thấy vậy nhưng không thể đỡ nổi anh ấy vì anh ấy nặng quá". Giọng ngắt quãng vì những tiếng nấc liên tục, cậu bé nài nỉ: 

    "Anh có thể giúp em đưa anh ấy lên chiếc xe lăn được không? Anh ấy ngã bị chảy máu, chắc là đau lắm.

    Lời nói của cậu bé khiến anh thanh niên không thể thốt lên được lời nào. Anh thấy cổ mình như nghẹn lại vì  xúc động. Anh đến đỡ người bị ngã lên chiếc xe lăn, băng vết thương và cùng cậu bé kéo xe lên đường. 

    Cậu bé tiếp tục đẩy chiếc xe lăn chở nạn nhân về nhà. Người thanh niên dõi mắt nhìn theo cho đến khi hình ảnh cậu bé và chiếc xe lăn khuất sau rặng cây đường làng. 

    Anh bước thật chậm về phía chiếc xe của mình. Sự giận dữ trong anh biến mất. Anh quyết định không sửa lại vết trầy trên xe. Anh muốn nó sẽ nhắc anh về câu chuyện xúc động hôm nay, về một điều mà trước nay anh không để ý đến và cũng không có thời gian để nghĩ đến. Anh đã không nhận ra, không có được lòng trắc ẩn như cậu bé. 

    Anh đã tiếc thời gian và đi quá nhanh đến nỗi phải có ai đó ném một viên đá vào xe mới làm anh dừng lại. Amen


    Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG- REFLECTION -BRENDAN 30TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
     
    Sat, Oct 24 at 12:45 AM
     
     

                    THIRTEEN SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                           25th OCTOBER 2020

    picture.jpg

     

      THE GREATEST COMMANDMENT  

             REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 22: 34-40)

                               THE GREATEST COMMANDMENT

    When faced with the question in today’s Gospel concerning which of the commandments of the law is the greatest, Jesus has no hesitation in uniting two commandments already found in the scriptures of Israel.

    The command to love God with all one’s heart and soul and mind comes from Deuteronomy (6: 4-5). It is a command that every Israelite is summoned to recite each morning on rising (the ‘Schema’ prayer). So the Christian tradition has inherited from Israel the truth that God is worthy of love, worship and dedication of life simply for God’s sake alone. Love is the supreme factor in the relationship that God desires to have with us.

    The second command, ‘to love one’s neighbour as oneself’, occurs in Leviticus 19:18. It is ‘like’ the first because it flows from the nature of Israel’s God, who has identified so intimately with the situation of human beings. To love God with all one’s heart and soul and mind is to love those whom God loves: one’s fellow human beings, especially the vulnerable and the poor.

    Down the ages there have been many interpretations as to what loving one’s neighbour as oneself might mean. Primarily it would seem to mean putting oneself – at least imaginatively – in the neighbour’s shoes and asking how I would like to be treated in their situation. Better still, perhaps, it means taking pains to find out from the neighbour what exactly their desire might be. All effectively works of charity and justice begin from a similar base: from com-passion (‘feeling with’) in the deepest sense of that term.

    Brendan Byrne, SJ

    Hillsong Kids Jr. - The Greatest Commandment (Crazy Noise):

    https://www.youtube.com/watch?v=M4WygilFuaI

     

    sing.jpg

    Giới Răn Nào Trọng Nhất – Ca đoàn Ngôi Ba:

    https://www.youtube.com/watch?v=GMVKiSH8h3k

     

CẢM NGHIỆM SỐNG - REFLECTION 3OTH SUNDAY-A

 

  •  
    Mo Nguyen
    Fri, Oct 23 at 6:59 AM
     
     

    30TH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A


    picture.jpg

     

      OBSERVE THE SORT OF LIFE WE LIVE  

     

    A REFLECTION (Matthew 22: 34-40)

    OBSERVE THE SORT OF LIFE WE LIVE. In every society people observe the actions of others. When many people ignore a particular law others conclude that it is alright them to do the same. Children often imitate the behaviours of their parents. When we practise the law of love in our lives we benefit not only those who need our help but also those who observe our actions.

    A new commandment:

    https://www.youtube.com/watch?v=TdvH8r_gNsQ