2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI CN2TN-B

    •  
      Hong Nguyen
      CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
       
      Sun, Jan 17 at 2:35 PM
       
       

      Thứ Hai 18/01/2021 – Thứ Hai tuần 2 thường niên. – Tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất các Kitô hữu. – Rượu mới trong bầu da mới

      LỜI CHÚA: Mc 2, 18-22

      Khi ấy, môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, họ đến nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, còn môn đồ Ngài lại không ăn chay?"

      Chúa Giêsu nói với họ: "Các khách dự tiệc cưới có thể ăn chay khi tân lang còn ở với họ không? Bao lâu tân lang còn ở với họ, thì họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay.

      Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới".

      Suy Niệm 2: ĐẠO

      (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

      Đạo là con đường. Con đường nối kết con người với Thiên Chúa. Như vậy đạo là mối liên hệ, tương quan. Đạt đến Thiên Chúa. Kết hợp thân mật với Người. Đó là đạt đạo.

      Ăn chay là một phương tiện giúp ta chế ngự xác thịt, siêu thoát trần gian. Để kết hợp với Thiên Chúa. Tuy nhiên đã có nhầm lẫn. Có người coi ăn chay là giữ đạo. Thậm chí còn coi đó là quan trọng không thể thiếu. Tệ hơn người Pha-ri-sêu coi ăn chay là lập công. Là đương nhiên công chính. Không cần đến Thiên Chúa.

      Hôm nay Chúa Giê-su cho ta hiểu biết đạo thật là gì. Ở với Chúa là đạt đạo. Không cần ăn chay. Chỉ khi mất Chúa mới phải ăn chay. Điều quan trọng là được Chúa. Chứ không phải công phúc.

      Sa-un đã dùng lý do chiếm đoạt chiến lợi phẩm dâng cho Chúa để biện minh cho sự bất tuân. Nhưng Sa-mu-en đã vạch rõ sai lầm của Sa-un: “Đức Chúa có ưa thích các lễ toàn thiêu và hy lễ như ưa thích người ta vâng lời Đức Chúa không? Này, vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ, lắng nghe thì tốt hơn là dâng mỡ cừu”. Chúa không cần của lễ. Chúa chỉ muốn tấm lòng. Chỉ muốn tình yêu. Chỉ muốn sự kết hợp. Đó cũng là hạnh phúc của loài người (năm chẵn).

       Chính Chúa Giê-su làm gương cho ta. Chúa đã được Chúa Cha tấn phong làm Thượng Tế khi nói: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-sê-đê”. Chúa Giê-su trở nên thập toàn. Vì Người dâng của lễ đẹp lòng Chúa Cha. Đó là dâng chính mình trong sự vâng phục: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dẫu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (năm lẻ).

      SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG

      Với sự vâng phục hoàn toàn. Vâng phục đến hiến dâng chính mạng sống. Chúa Giê-su mở cho ta con đường sống đạo đích thực. Kết hợp hoàn toàn với Thiên Chúa. Từ bỏ mình hoàn toàn. Để hoàn toàn làm theo ý Chúa. Đó là đạo. Đạo mang đến cho ta hạnh phúc đích thực. Khi dẫn đường ta đến kết hợp hoàn toàn với Thiên Chúa.
      Kính chuyển:
      Hồng
       

  • -----------------------------------------------------

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER -

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Jan 15 at 3:06 PM
     
     

    SECOND SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

    17th JANUARY 2021

     

    picture.jpg

                                  OUR NEED FOR OTHERS 

     

                       BREAKING OPEN THE WORD: 2ND SUNDAY B

                          (John 1:35-42)

     

                       OUR NEED FOR OTHERS

     

    The readings for today reflect the dynamic nature of the life of faith. It is only gradually that we learn who we are called to be. In this process of growth in understanding,  others can help us to appreciate how God is working in our lives and how we are to respond.

     

     

    While Samuel hears the call and responds to it three times, he needs the help of Eli to recognise the meaning of the voice that comes to him in the night. It is John the Baptist who helps Andrew to come to faith by pointing him in the night direction. For his part Peter receives the new name Cephas and the call to follow, but it is his brother Andrew who has brought him to Jesus and shared his understanding that Jesus is the Messiah.

     

    The gradual process of learning who we are as Christians is reflected in Paul’s letter to the Corinthians. Some people in Corinth had come to believe that because they had been baptised, and now shared in the life of the resurrection, whatever they did was acceptable. They even saw casual sex with prostitutes as no impediment to life in the Spirit. While such an attitude may surprise us we need to appreciate that these early Christians, like Paul himself, were learning as they went. As a trustworthy guide Paul sets out to counteract this view by reminding them that their bodies are temples of the Holy Spirit and that their manner of life should reflect this.

     

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

     

    JESUS, (English), Jesus Chooses His Disciples:

    https://www.youtube.com/watch?v=rpG-bDpvtQw

     

    sing.jpg

    Chúa Giêsu kêu gọi 12 tông đồ và sai đi rao giảng:

    https://www.youtube.com/watch?v=MOwB6Y15HMY

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - BỆNH TÂM HỒN-BỆNH THỂ XAC

  •  
    Hong Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
    Thu, Jan 14 at 9:35 PM
     

    Thứ Sáu 15/01/2021 – Thứ Sáu tuần 1 thường niên.

    – Bệnh tật tâm hồn và bệnh tật thể xác.

    LỜI CHÚA: Mc 2, 1-12

    Sau ít ngày, Chúa Giêsu lại trở về Capharnaum; nghe tin Người đang ở trong nhà, nhiều người tuôn đến đông đảo, đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng, và Người giảng dạy họ.

    Người ta mang đến cho Người một kẻ bất toại do bốn người khiêng. Vì dân chúng quá đông, không thể khiêng đến gần Người được, nên họ dỡ mái nhà trên chỗ Người ngồi một lỗ to, rồi thòng chiếc chõng với người bất toại xuống. Thấy lòng tin của họ, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi con, tội lỗi con được tha".

    Lúc ấy, có một ít luật sĩ ngồi đó, họ thầm nghĩ rằng: "Sao ông này lại nói thế? Ông nói phạm thượng. Ai có quyền tha tội, nếu không phải là một mình Thiên Chúa". Chúa Giêsu biết tâm trí họ nghĩ như vậy, liền nói với họ: "Tại sao các ông nghĩ như thế? Nói với người bất toại này: "Tội lỗi con được tha" hay nói: "Hãy chỗi dậy vác chõng mà đi", đàng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất". - Người nói với kẻ bất toại: "Ta truyền cho con hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà".

    Lập tức người ấy đứng dậy, vác chõng ra đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy sửng sốt và ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Chúng tôi chưa từng thấy như thế bao giờ".

    Suy Niệm 2: LẮNG NGHE LỜI CHÚA

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Lời Chúa có hiệu quả khác nhau. Tuỳ cách ta đón nhận. Có lời rơi trên vệ đường. Chim chóc đến tha đi. Có lời rơi vào đất tốt. Sinh hoa kết quả gấp trăm nghìn.

    Lời Chúa tăng cường đức tin cho người bị bại liệt. Đức tin đó ảnh hưởng tới những người thân. Nên họ sẵn sàng khiêng anh tới chỗ Chúa Giê-su. Đức tin của anh càng mãnh liệt hơn khi Chúa nói với anh: “Hãy đứng dậy vác giường mà về”. Nhưng Lời Chúa lại gây bất mãn cho người không tin. Những kinh sư lẩm bẩm: “Ông ta nói phạm thượng. Ai có quyền tha tội nếu không phải là Thiên Chúa”.

    Lời Chúa chữa lành người bệnh. Chữa lành nhanh chóng, hiệu quả tức thì. Người bại liệt không đi nổi nay đã tự mình đứng dậy. Trước kia không mang nổi thân mình nay có thể vác giường đivề. Lời Chúa trái lại khiến các kinh sư sinh bệnh. Lúc người bệnh đứng dậy cũng là lúc các kinh sư ngã gục. Lúc người bại liệt vác giường thì các kinh sư lại liệt giường. Lời Chúa nâng dậy người bệnh và xô ngã người kiêu căng cứng cỏi.

    Lời Chúa khiến người bại liệt bình an thư thái. Những người lắng nghe Chúa được tràn đầy niềm vui. Chúa đưa họ vào nơi an nghỉ. Vì họ đã có niềm tin yêu phó thác. Tâm hồn được thứ tha tội lỗi hưởng nếm sự ngọt ngào của niềm bình an và tình yêu thương được kết hiệp với Chúa. Đặc biệt người bại liệt không chỉ được Lời Chúa chữa lành thân xác mà còn được chữa lành tâm hồn khi Chúa phán: “Tội con đã được tha”. Vì thế tâm hồn ông tràn đầy bình an. Trái lại, Lời Chúa khiến các kinh sư bất an. Họ trở về tâm hồn bực tức và ganh ghét. Họ càng lún sâu trong tội lỗi nên càng bị bóng tối bất hạnh vây phủ.

    Vì thế thánh Phao-lô khuyên nhủ chúng ta “hãy biết sợ rằng trong khi lời hứa được vào chốn yên nghỉ của Thiên Chúa vẫn còn đó, mà có ai trong anh em bị coi đã mất cơ hội”. “Vậy, chúng ta hãy cố gắng vào chốn yên nghỉ này, kẻo có ai cũng theo gương bất tuân đó mà sa ngã”(năm lẻ).

    Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước. Là ánh sáng chỉ đường con đi. Hãy tuân theo Lời Chúa, dù phải bỏ ý riêng. Như Sa-mu-en không muốn dân Do Thái có vua. Ông sợ họ lìa xa Chúa. Và có thể ông mất quyền lợi. Nhưng ông đã tuân theo ý Chúa. Xức dầu phong cho dân Do Thái một vị vua. Dù thâm tâm ông không muốn. Xin cho chúng ta luôn sống theo Lời Chúa. Để Lời Chúa hướng dẫn tư tưởng, lời nói, việc làm của ta (năm chẵn).
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NGẮN GỌN- CN2TN-B

  •  
    Mo Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA NGẮN GỌN
     
     
    Fri, Jan 15 at 12:45 AM
     
     

    SECOND SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

    17th JANUARY 2021

     

    picture.jpg

     

      CALLED BY NAME  

     

    A REFLECTION (John 1: 35 – 42)

     

    CALLED BY NAME. It can be hard to believe that God knows each of us by name. Sometimes we need a wise guide, like the old priest Eli or John the Baptist, to help us recognise the voice of God in our life. Let us try to hear God’s personal call to us in this Mass and in the events of this day, a call which says in different ways, ‘come and dwell with me, share my life’.

     

    Jesus Calls Peter:

    https://www.youtube.com/watch?v=EhIwTU9RbxY

     

    sing.jpg

    CHÚA GIÊSU KITÔ và CÁC MÔN ĐỆ TRÊN BỜ BIỂN GALILÊ:

    https://www.youtube.com/watch?v=oSXq8m0gItY

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI 11-1-2021

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Jan 10 at 3:26 PM
     
     

    Thứ Hai 11-1-2021

    CHÚA KÊU GỌI CÁC MÔN ĐỆ

     

    BÀN TIỆC Lời Chúa

    HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG

     

    Bài Ðọc I: (năm I) Dt 1, 1-6

    "Chúa đã phán dạy chúng ta qua Người Con".

    Khởi đầu thư gửi tín hữu Do-thái.

    Thuở xưa, nhiều lần và dưới nhiều hình thức, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các tiên tri. Trong những ngày sau hết đây, Ngài đã phán dạy chúng ta qua Người Con mà Ngài đã đặt làm vị thừa kế vạn vật, và cũng do bởi Người Con mà Ngài đã tác thành vũ trụ.

    Nguyên vốn là phản ảnh sự vinh quang và là hình tượng bản thể Ngài, Người Con đó nâng giữ vạn vật bằng lời quyền năng của mình, quét sạch tội lỗi chúng ta, và ngự bên hữu Ðấng Oai Nghiêm, trên cõi trời cao thẳm. Tên Người cao trọng hơn các thiên thần bao nhiêu, thì Người cũng vượt trên các thiên thần bấy nhiêu.

    Phải, vì có bao giờ Thiên Chúa đã phán bảo với một vị nào trong các thiên thần rằng: "Con là thái tử của Cha, hôm nay Cha đã sinh hạ Con"? Rồi Chúa lại phán: "Ta sẽ là Cha Người, và Người sẽ là Con Ta". Và khi ban Con Một mình cho thế gian, Chúa lại phán rằng: "Tất cả các thiên thần Chúa hãy thờ lạy Người!"

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 96, 1 và 2b. 6 và 7c. 9

    Ðáp: Bao nhiêu chúa tể hãy cúc cung bái lạy Người (c. 7c).

    Hoặc đọc: Chúa hiển trị, Chúa là Ðấng tối cao trên toàn cõi đất (c. 1a và 9a).

    Xướng: 1) Chúa hiển trị, địa cầu hãy hân hoan, hải đảo muôn ngàn, hãy mừng vui. Công minh chính trực là nền kê ngai báu. - Ðáp.

    2) Trời xanh loan truyền sự công minh Chúa, và chư dân được thấy vinh hiển của Người. Bao nhiêu chúa tể hãy cúc cung bái lạy Người. - Ðáp.

    3) Lạy Chúa, vì Ngài là Ðấng tối cao trên toàn cõi đất, Ngài rất đỗi siêu phàm giữa muôn chúa tể. - Ðáp.

     

    Alleluia: 1 Sm 3, 9

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 1, 14-20

    "Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".

    Ðang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người". Lập tức bỏ lưới, các ông theo Người. Ði xa hơn một chút nữa, Người thấy Gia-côbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người.

    Ðó là lời Chúa.

    Mark 1:14-20 – The Radical Church Militant

     

    CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ

    HÃY THEO TA! - LẬP TỨC CAC ÔNG BỎ LƯỚI THEO CHÚA

    Bài Phúc Âm của Thánh Marco cho Thứ Hai sau Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa được Giáo Hội chọn đọc không liên tục ngay sau bài Phúc Âm Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, mà là cách 2 câu về sự kiện Chúa Kitô chay tịnh trong hoang địa 40 ngày, một sự kiện gắn liền với sự kiện Người lãnh nhận Phép Rửa bởi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở Sông Dược Đăng (Jordan), ở chỗ, một sự kiện liên quan đến phần hồn (đó là việc thống hối qua việc lãnh nhận phép rửa), và một sự kiện liên quan đến phần xác (đó là việc khổ chế các mầm mống nguyên tội nơi bản thân của con người). 

    Cả hai sự kiện mở đầu cho công cuộc cứu chuộc trần gian của Vị Thiên Sai của dân Do Thái này không phải chỉ có tính cách tiêu cực là tội lỗi cần ăn năn thống hối về phần hồn và khổ chế đền bù về phần xác, mà nhất là có tính cách tích cực, ở chỗ Thần Tính của Lời Nhập Thể nhờ những việc làm này có thể tỏ hiện ra một cách công khai và càng tỏ tường hơn nơi nhân tính của Chúa Giêsu, cho đến khi đạt đến tột đỉnh của mạc khải thần linh là Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, một cuộc vượt qua chẳng những cứu con người khỏi tội lỗi và sự chết, một tội lỗi liên quan đến phần hồn và sự chết đặc biệt liên quan đến phần xác, mà còn thông ban cho con người Thánh Linh cùng với sự sống thần linh vô cùng viên mãn của Người. 

    Và đó là lý do ngay câu mở đầu bài Phúc Âm có hai phần hôm nay mới có chi tiết hết sức quan trọng và đầy ý nghĩa mở đầu, một chí tiết cho thấy Thần Tính bắt đầu công khai tỏ mình ra qua nhân tính, đó là chi tiết: "Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: 'Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng'". Và sau chi tiết mở đầu có tính cách chuyển tiếp một cách khéo léo như thế là sự kiện Chúa Giêsu tuyển chọn 2 cặp môn đệ anh em với nhau là Simon-Anre và Giacobe-Gioan, thành phần làm nên tông đồ đoàn để trở thành chứng nhân tiên khởi của Người và là nền tảng cho Giáo Hội Người sẽ thiết lập. 

    Sở dĩ phần đầu của bài Phúc Âm hôm nay có tính cách chuyển tiếp khéo léo là vì chi tiết "sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa". Đúng thế, một khi Mặt Trời Công Chính là Chúa Giêsu lên, một khi "ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12) là Chúa Kitô bắt đầu tỏ hiện thì làm lu mờ đi ngọn đèn Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là nhân vật được tuyển chọn sai đến trước Người để dọn đường cho Người nơi dân Do Thái, hay nói ngược lại, khi thời điểm dọn đường của Vị Tiền Hô Tẩy Giả vừa hoàn thành, nơi việc làm phép rửa cho chính Đấng Đến Sau, Đấng sẽ "làm phép rửa trong Thánh Thần và bằng lửa" (Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa theo Thánh Luca Năm C), thì "Gioan bị bắt", bị tống ngục, nghĩa là đi vào tăm tối, để "Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại" (Phúc Âm Thánh Gioan ngày 12/1, áp Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa). 

    Lời rao giảng tiên khởi của Chúa Kitô trong bài Phúc Âm hôm nay là tổng hợp tất cả mạc khải thần linh sẽ được Con Thiên Chúa làm người tỏ hiện trong suốt 3 năm thi hành sứ vụ thiên sai của mình nơi dân Do Thái của Người: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng". Bởi thế chúng ta thấy ngay trong lời rao giảng tiên khởi này có hai phần rõ ràng: phần đầu liên quan đến Thiên Chúa: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến", và phần sau liên quan đến nhân loại: "hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng". 

    Phần liên quan đến Thiên Chúa: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến". "Thời giờ đã mãn" đây chính là thời điểm cánh chung: "Khi đã đến thời điểm viên trọn, Thiên Chúa đã sai Con Mình đến, được hạ sinh bởi một người nữ, được sinh theo lề luật, để giải cứu khỏi lề luật những ai bị lụy thuộc lề luật, nhờ đó chúng ta được hưởng vị thế làm dưỡng tử" (Galata 4:4). "Và Nước Thiên Chúa đã gần đến" đây ám chỉ Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô nói chung và chính bản thân Người nói riêng, nghĩa là Người đã bắt đầu xuất hiện rồi, và từ từ tỏ mình ra cho nhân loại nơi dân Do Thái của Người vào thời điểm lịch sử nhân loại ấy, cho đến khi Người tỏ hết mình ra trên Thánh Giá và từ Ngôi Mộ Trống. 

    Trong Bài Đọc 1 hôm nay, Thánh Phaolô đã khẳng định về thời điểm cánh chung này với giáo đoàn Do Thái rằng: "Thuở xưa, nhiều lần và dưới nhiều hình thức, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các tiên tri. Trong những ngày sau hết đây, Ngài đã phán dạy chúng ta qua Người Con mà Ngài đã đặt làm vị thừa kế vạn vật, và cũng do bởi Người Con mà Ngài đã tác thành vũ trụ". Nghĩa là vào thời điểm cánh chung, thời điểm cuối cùng khi Con Thiên Chúa xuất hiện nơi Chúa Giêsu Kitô Thiên Sai Cứu Thế, Thiên Chúa tỏ hết mình ra cho nhân loại nói chung và dân Ngài nói riêng, đến độ Chúa Giêsu Kitô là tột đỉnh của mạc khải thần linh và là tất cả mạc khải thần linh: "Ai thấy Thày là thấy Cha" (Gioan 14:9). 

    Phần liên quan đến nhân loại: "hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng". Tuy nhiên, công ơn cứu độ vô cùng quí giá của Con Thiên Chúa làm người dù đã có thể cứu được toàn thể nhân loại, từ nguyên tổ cho đến tận thế, thậm chí cứu được cả muôn ngàn ức triệu thế giới tội lỗi nào khác nếu có, vẫn không thể tác dụng nơi những ai không sẵn sàng chấp nhận ơn cứu độ của Người hay chấp nhận Người là Đấng cứu độ của mình: "Redemptor hominis - Đấng cứu độ nhân trần" (Bức Thông Điệp đầu tay của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 4/3/1979). 

    Trong Bài Đọc thứ 1 hôm nay, Thánh Phaolô cũng cho thấy chẳng những bản thể của Đấng Thiên Sai Cứu Thế mà còn cả sứ vụ cùng quyền năng thế giá vô cùng siêu việt của Người, Đấng chung con người và riêng dân Do Thái cần phải nhận biết và tin tưởng, qua lời xác tín của ngài như sau: "Nguyên vốn là phản ảnh sự vinh quang và là hình tượng bản thể Ngài, Người Con đó nâng giữ vạn vật bằng lời quyền năng của mình, quét sạch tội lỗi chúng ta, và ngự bên hữu Ðấng Oai Nghiêm, trên cõi trời cao thẳm. Tên Người cao trọng hơn các thiên thần bao nhiêu, thì Người cũng vượt trên các thiên thần bấy nhiêu". 

    Và "bất cứ ai chấp nhận Người thì Người ban cho họ quyền làm con cái của Thiên Chúa" (Gioan 1:12) cần phải hội đủ 2 yếu tố bất khả thiếu và bất khả phân ly, đó là "ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng": "ăn năn sám hối" ở chỗ chân nhận mình là tội nhân vô cùng khốn nạn, tuyệt đối bất toàn và bất lực, nên chỉ còn biết tin tưởng vào Lòng Thương Xót Chúa (LTXC) mà thôi: "tin vào Tin Mừng", vì "Tin Mừng" đây chính là Tin Mừng Phục Sinh, Tin Mừng Cứu Độ, Tin Mừng được Chúa Kitô Phục Sinh truyền cho thành phần môn đệ tông đồ của Người rao giảng cho "tất cả mọi tạo vật" (Marco 16:15), cho "tất cả mọi dân nước" (Mathêu 28:19), Tin Mừng là Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể, đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, nên "Đừng sợ, hãy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô - Don't be afraid, open wide the doors for Christ" (Lời hiệu triệu của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong bài giảng khai triều 22/10/1979), một lời hiệu triệu hoàn toàn phản ảnh sứ điệp chính yếu của LTXC được Chúa Kitô nhắn nhủ chung loài người và riêng Kitô hữu trong Thời Điểm Thương Xót: "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa", một sứ điệp được ghi ngay bên dưới tấm Ảnh LTXC, và là sứ điệp phản ảnh ý Chúa Giêsu muốn thiết lập Lễ LTXC vào Chúa Nhật thứ nhất sau Chúa Nhật Phục Sinh. 

    Vì ý nghĩa và hiều hướng của chung Bài Phúc Âm cũng như Bài Đọc 1 về Đấng Thiên Sai Cứu Thế và của riêng lời rao giảng tiên khởi của Chúa Giêsu Kitô trong bài Phúc Âm hôm nay như thế mới có những câu Đáp Ca rất thích đáng và ý nghĩa chúng ta cần phải hợp xướng như sau: 

    1) Chúa hiển trị, địa cầu hãy hân hoan, hải đảo muôn ngàn, hãy mừng vui. Công minh chính trực là nền kê ngai báu.

    2) Trời xanh loan truyền sự công minh Chúa, và chư dân được thấy vinh hiển của Người. Bao nhiêu chúa tể hãy cúc cung bái lạy Người.

    3) Lạy Chúa, vì Ngài là Ðấng tối cao trên toàn cõi đất, Ngài rất đỗi siêu phàm giữa muôn chúa tể.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    TN.Tuan1-Thu2.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqNcZUiPLrQpdVrrXckosOXjq-N49DMUoG37kpTO1r1Vg%40mail.gmail.com.