2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI 04-1-2021

 

  •  
    Hong Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
    Sun, Jan 3 at 3:34 PM
     
     

    Thứ Hai 04/01/2021 – Thứ Hai sau lễ Hiển Linh. – Hãy hối cải, vì nước trời đã gần đến

    LỜI CHÚA: Mt 4, 12-17. 23-25

    Khi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ Nadarét, đến ở miền duyên hải thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nephtali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: "Hỡi đất Giabulon và đất Nephtali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm, đã thấy ánh sáng huy hoàng, ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết".

    Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói: "Hãy hối cải, vì nước trời đã gần đến".

    Và Chúa Giêsu đi rảo quanh khắp xứ Galilêa, dạy dỗ trong các hội đường của họ, rao giảng tin mừng nước trời, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân.

    Tiếng tăm Người đồn ra khắp xứ Syria. Người ta đã đem đến cho Người đủ thứ bệnh nhân, những người mắc phải tật nguyền đau đớn, quỷ ám, kinh phong, bất toại. Người đã chữa họ lành. Dân chúng đông đảo theo Người, họ đến từ xứ Galilêa, miền Thập Tỉnh, Giêsrusalem, Giuđêa và vùng bên kia sông Giođan.

    Suy Niệm 2: ÁNH SÁNG SOI ĐÊM TỐI

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Chúa Giêsu đến chiếu soi luồng ánh sáng mới vào nơi tối tăm. Nơi tối tăm nhất là miền Galilea vì đó là miền dân ngoại, là dân còn ngồi trong bóng tối sự chết.

    Ánh sáng mới của Chúa Giêsu là ánh sáng đổi mới cuộc đời. Lời kêu gọi “Anh em hãy sám hối” chiếu một làn ánh sáng mới vào đời sống chúng ta. Dưới làn ánh sáng này, ta không còn có thể ngồi yên trong bóng tối sự chết, nhưng phải đứng lên mà bước đi. Dưới làn ánh sáng này, ta không thể ngủ yên trong cuộc đời xưa cũ, nhưng phải sám hối, phải dứt lìa tình trạng tội lỗi xưa, phải giã từ con người cũ kỹ ươn lười tội lỗi, phải tỉnh thức trong một cuộc đời tươi mới, thánh thiện, hăng say nhiệt thành.

    Ánh sáng mới của Chúa Giêsu là ánh sáng ban sự sống. Sự sống con người bị tổn thương, bị hao mòn vì bệnh tật, bị kìm kẹp trong vòng vây của ma quỉ. Con người bị bệnh hoạn tật nguyền không thể sống trọn vẹn cuộc sống tự do, không thể phát huy đến mức tối đa năng lực Chúa ban. Chúa Giêsu đến chưa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Nhưng sâu xa bên trong, Chúa giải thoát con người khỏi trói buộc của ma quỉ, đem lại cho con người sự tự do của con cái Chúa, giúp họ sống trọn vẹn cuộc sống, giải phóng năng lực tiềm ẩn để con người có thể phát triển đến mức thập toàn.

    Ánh sáng mới của Chúa Giêsu là ánh sáng soi thấu lương tâm giúp ta phân định trong cuộc sống. Cuộc sống có nhiều giả trá. Những giả len lỏi vào tận thâm tâm khiến con người bị lầm lẫn ngay trong lượng giá, chọn lựa nền tảng. Thánh Gioan cho biết không chỉ có thần lành mà còn có thần dữ chi phối chọn lựa của ta. Ánh sáng của Chúa soi chiếu tâm hồn, giúp ta phân định, giúp ta lựa chọn và giúp ta đi trên con đường ánh sáng, con đường của Chúa, con đường dẫn đến Sự Thật và Sự Sống.

    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG:

    Ánh sáng mới của Chúa Giêsu là ánh sáng thực hành. Không lý luận phức tạp, không vòng vèo quanh co, ánh sáng của Chúa chiếu lên ánh sáng đơn sơ và thực tế để ai đi trong ánh sáng sẽ có chọn lựa và sống đời sống đơn sơ thực tế, đó là tuân giữ điều răn của Chúa. Và “ai tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy”. Người ấy ở trong ánh sáng. Người ấy chan hòa ánh sáng.
    Kính chuyển:
    Hồng
     ----------------------------------------

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER -EPIPHANY OF THE LORD

  •  
    Mo Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
    Fri, Jan 1 at 5:32 AM
     
     

     

    THE EPIPHANY OF THE LORD  

    YEARS A, B, C

    SUNDAY 03rd JANUARY 2021

     

    picture.jpg

     

      SAVIOUR OF ALL PEOPLE  

     

    BREAKING OPEN THE WORD (Matthew 2: 1-12)

    SAVIOUR OF ALL PEOPLE

    Today’s feast of the Epiphany is only Sunday in the three-year cycle in which the readings remain exactly the same. That in itself should lead us to take seriously Isaiah’s summons to lift up our eyes, look around, and see that all people are called to sing God’s praises as equals. Changing our point of view is not always easy, and the process of seeing, understanding and accepting the point of view of the other person is challenging. What is really our attitude to those who see the world differently to ourselves?

    The people of Israel were encouraged to see themselves as the people specially favourer by God. They had suffered much at the hands of foreign nations who were more likely to destroy their Temple than worship in it. Isaiah’s entreaty to see the nations around them as people who were also searching for the living God required a significant change of perspective.

    Paul continues to develop Isaiah’s vision as he seeks to open the eyes of Jewish Christians to the fact that the mystery of God’s plan is now revealed in Jesus Christ. Now the old barriers which had existed between Jews and Gentiles have been torn down. Now all people can share in the same inheritance, promises, and relationship with God. It is Matthew who gives the forceful reminder that the first people to recognize Jesus’ kingship were outsiders. It is not only their presents but their presence that provides a precious gift.

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

     

    Saviour Of The World – Kingdom city Kids:

    https://www.youtube.com/watch?v=m-67tuIqYxU

    sing.jpg

     

    Ca Mừng Ơn Cứu Độ (Sáng tác: Giang Tâm) - Angelo Band | MV LYRICS:

    https://www.youtube.com/watch?v=HTI5Q7S0AYs

     

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM 31-12-2020

  •  
    Hong Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
    Wed, Dec 30 at 7:49 PM
     
     

    Thứ Năm 31/12/2020 – Thứ Năm – Ngày thứ bảy trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh. – Ngôi Lời Ðã LÀM NGƯỜI

    LỜI CHÚA: Ga 1, 1-18

    Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Người vẫn ở với Thiên Chúa ngay từ nguyên thuỷ. Mọi vật đều do Người làm nên, và không có Người, thì chẳng vật chi đã được tác thành trong mọi cái đã được tác thành. Ở nơi Người vẫn có sự sống, và sự sống là sự sáng của nhân loại; sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng.

    Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan. Ông đã đến nhằm việc chứng minh, để ông chứng minh về sự sáng, hầu cho mọi người nhờ ông mà tin. Chính ông không phải là sự sáng, nhưng đến để chứng minh về sự sáng. Vẫn có sự sáng thực, sự sáng soi tỏ cho hết mọi người sinh vào thế gian này. Người vẫn ở trong thế gian, và thế gian đã do Người tác tạo và thế gian đã không nhận biết Người. Người đã đến nhà các gia nhân Người, và các gia nhân Người đã không tiếp nhận Người. Nhưng phàm bao nhiêu kẻ đã tiếp nhận Người, thì Người cho họ được quyền trở nên con Thiên Chúa, tức là cho những ai tin vào danh Người. Những người này không do khí huyết, không do ý muốn xác thịt, cũng không do ý muốn của đàn ông, nhưng do Thiên Chúa mà sinh ra.

    Và Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang Người nhận được bởi Chúa Cha, như của người Con Một đầy ân sủng và chân lý. Gioan làm chứng về Người khi tuyên xưng rằng: "Ðây là Ðấng tôi tiên báo. Người đến sau tôi, nhưng xuất hiện trước tôi, vì Người có trước tôi". Chính do sự sung mãn Người mà chúng ta hết thảy tiếp nhận ơn này tới ơn khác. Bởi vì Chúa ban Lề luật qua Môsê, nhưng ơn thánh và chân lý thì ban qua Ðức Giêsu Kitô. Không ai nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng chính Con Một Chúa, Ðấng ngự trong Chúa Cha, sẽ mạc khải cho chúng ta.

     Suy Niệm 2: LỊCH SỬ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Ngày cuối cùng của năm cũ, thánh Gioan mời ta ngược về khởi thủy. Đến ngọn nguồn của lịch sử. Đến lịch sử của Thiên Chúa. Đó là lịch sử tình yêu.

    Lịch sử khởi nguồn từ tình yêu Thiên Chúa. Ba Ngôi Thiên Chúa hiệp thông trong tình yêu. Ba Ngôi không ngừng hướng về nhau trong một chuyển động tình yêu liên lỉ và phong phú từ đời đời: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa”.

    Từ đó phát sinh lịch sử tình yêu sáng tạo. Tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi tràn trào ra trong sáng tạo muôn loài. Sự sống chính là ánh sáng chói lọi đẹp đẽ nhất phát xuất từ Thiên Chúa: “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành…Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại”.

    Nhưng buồn thay lịch sử bị hoen ố vì tình yêu bị phản bội: “thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người”. Thật đáng buồn. Thánh Gioan cho biết đó là những Phản-Kitô, chẳng phải ai xa lạ, chính là người trong nhà, cùng một nguồn cội yêu thương: “Chúng xuất thân từ hàng ngũ chúng ta, nhưng không phải là người của chúng ta”. Vì chúng đã thay lòng đổi dạ. Đó là tình yêu giả dối, phản bội.

    Tuy nhiên Thiên Chúa vẫn tiếp tục với lịch sử cứu chuộc bằng cách gửi Con Một yêu dấu đến ở với loài người. “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”. Lời tức là những tinh túy nhất của một con người. Lời chính là người. Vì thế Ngôi Lời chính là Thiên Chúa yêu thương đến giữa loài người.

    Và Thiên Chúa lại tiếp tục yêu thương bằng lịch sử ân sủng tuôn đổ dư tràn trên nhân loại qua Con Một yêu dấu: “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác”.

    Thật lạ lùng tình yêu của Thiên Chúa. Với Con Chúa giáng trần, Chúa muốn sinh ra một nhân loại mới, “được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, nhưng do bởi Thiên Chúa”.

    Với con người mới sống theo ơn Chúa Thánh Thần, ta sẽ mở lòng đón nhận Thiên Chúa. Ta sẽ hoàn toàn sống cho tình yêu. Và năm mới sẽ lại tiếp tục với lịch sử tình yêu của Thiên Chúa trong đời ta.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIE65M5 SỐNG LC NGẮN GỌN- REFLECTION

  •  
    Mo Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
    Fri, Jan 1 at 3:38 AM
     
     

    THE EPIPHANY OF THE LORD

    YEARS A, B, C

    SUNDAY 03rd JANUARY 2021

     

    picture.jpg

     

    THEY OFFERED HIM GIFTS

     

    A REFLECTION (Matthew 2: 1-12)

    THEY OFFERED HIM GIFTS. For some Christians the feast of Epiphany is the day on which gifts are exchanged. As we observe the wise men opening their treasures in today’s Gospel and offering gifts to Jesus, we can ask: what precious gifts can we offer to Jesus today? We may not have gold, frankincense and myrrh but we have our love, our fidelity, our time. We can give these to Jesus by giving them to those in need.

     

    We Three Kings with Lyrics | Christmas Carol 2020:

    https://www.youtube.com/watch?v=Cst2_-DEp_c

    https://www.youtube.com/watch?v=ljQBXF3q6VU

     

    sing.jpg

     

    Ba vua đăng trình - Gia Ân [Thánh ca]:

    https://www.youtube.com/watch?v=FqxYlxKcJY4

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TƯ 30-12-2020

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Dec 30 at 12:23 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Bà tiên tri Anna.

    30/12 – Thứ Tư – Ngày thứ sáu tuần Bát Nhật Giáng Sinh.

    "Bà đã nói về Người với tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel".

     

    LỜI CHÚA: Lc 2, 36-40

    Khi ấy, có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.

    Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.

     

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    Suy Niệm 1: Ngày càng lớn lên

    Suy niệm :

    Khi viết sách Tin Mừng, thánh Luca thích nêu bật vai trò của phụ nữ,

    vì trong xã hội Ítraen thời xưa, việc lãnh đạo chủ yếu do đàn ông.

    Luca hay đặt sóng đôi những câu chuyện về các nhân vật nam và nữ.

    Sau trình thuật sứ thần Gabrien truyền tin cho ông Dacaria,

    thì đến trình thuật sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ.

    Sau sự xuất hiện của ông già Simêon nói tiên tri về Hài Nhi,

    thì bà Anna cũng được giới thiệu minh nhiên như một nữ ngôn sứ.

    Làm ngôn sứ đâu phải là đặc quyền dành cho phái nam!

    Khuôn mặt của Simêon và Anna có những nét giống nhau.

    Cả hai đều là những người tuổi cao và đạo hạnh.

    Đời sống của họ gắn bó với Đền thờ.

    Riêng cuộc đời của cụ bà Anna thì thật đáng phục.

    Cụ xuất giá được bảy năm thì ở góa, nay cụ đã tám mươi tư.

    Giả như cụ lấy chồng vào năm mười lăm tuổi,

    thì hẳn cụ đã sống trong cảnh góa bụa hơn sáu mươi năm.

    Một thời gian dài không có chỗ dựa vững chắc của người chồng.

    Nhưng cụ Anna lại tìm thấy một chỗ dựa khác, vững hơn.

    Đó là Thiên Chúa mà cụ đêm ngày thờ phượng (c. 37).

    Đó là Đền thờ mà cụ coi như nhà của mình.

    Đời sống của một góa phụ trẻ, lúc mới ngoài hai mươi, thật không dễ.

    Ăn chay cầu nguyện là cách để cụ làm chủ bản thân và thắng cám dỗ.

    Simêon và Anna đều là những người cao tuổi đã và đang chờ.

    Họ sống để chờ những lời Chúa hứa được thành tựu,

    sống để chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem (c. 38).

    Anna có biết hôm nay nỗi đợi chờ của cụ được đáp ứng không?

    Với trực giác của một ngôn sứ, cụ nhận ra ngay vị Cứu tinh bé nhỏ

    đang được bồng ẵm trên tay của đôi vợ chồng nghèo.

    Như xuất thần, cụ nói về Hài Nhi cho những người chung quanh.

    Không phải chờ nữa, vì ơn cứu chuộc mong mỏi từ lâu nay đã đến.

    Thiên Chúa đã giữ trọn lời hứa của Ngài.

    Chúng ta đang mừng Lễ Giáng sinh, mừng Con Thiên Chúa làm người.

    Chúng ta có ít thời gian để suy niệm về thời gian của Ngài ở Nadarét.

    Hơn ba mươi năm để Hài Nhi từ từ lớn lên, trở nên người trưởng thành.

    Làm người là chấp nhận lớn lên mỗi ngày một chút về mọi mặt.

    Thân xác của cậu Giêsu trở nên mạnh mẽ, trí tuệ cậu đầy khôn ngoan,

    và về mặt tâm linh, ân lộc của Thiên Chúa ở trên cậu (c. 40).

    Hài Nhi Giêsu đã lớn lên một cách quân bình

    để thành Thầy Giêsu đi rao giảng vào lúc ngoài ba mươi.

    Con Thiên Chúa cũng phải chăm chỉ học làm người,

    qua tha nhân và kinh nghiệm, qua lao động và thách đố trong cuộc sống.

    Ngài chia sẻ phận người long đong của chúng ta,

    nên Ngài hiểu gánh nặng của phận người.

    Xin được học nơi Nadarét về chia sẻ và phục vụ, về tha thứ và yêu thương.

    Xin được trở nên người có khả năng dám sống và chết cho người khác.

     

    Cầu nguyện:

    Lạy Chúa,

    xin cho con luôn vui tươi.

    dù có phải lo âu và thống khổ,

    xin cho con đừng bao giờ khép lại với chính mình;

    nhưng biết nghĩ đến những người quanh con,

    những người – cũng như con –

    đang cần một người bạn.

    Nếu như con nên yếu đuối,

    thì xin cho con biết yêu thương và sáng suốt hơn,

    thông cảm và nhân từ hơn.

    Nếu bàn tay con run rẩy,

    thì xin giúp con luôn biết mở ra và cho đi.

    Khi lâm tử,

    xin cho con biết đón nhận khổ đau và bệnh tật

    như một lời kinh.

    Ước chi con sẽ chết trong khiêm hạ và tín thác,

    như một lời xin vâng cuối cùng.

    Và con về nhà Chúa,

    để dự tiệc yêu thương muôn đời. Amen.

    Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

     

    Suy Niệm 2LỚN LÊN TRONG CHÚA

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Sức mạnh của thế gian thật khủng khiếp. Nó hấp dẫn. Nó thúc đẩy. Nó chiếm đoạt. Nó thống trị. Nó giống như con thú dữ vồ lấy, cắn xé, ngấu nghiến và tàn phá con người. Nó là sức mạnh tàn phá. Nhưng ai chạy đuổi theo nó cuối cùng chỉ thấy hư vô. Như thánh Gio-an dậy: “Mọi sự trong thế gian như dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của, tất cả những cái đó không phát xuất từ Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế gian; mà thế gian đang qua đi, cùng với dục vọng của nó”.

    Trái lại sức mạnh của Thiên Chúa thật nhẹ nhàng. Khởi đầu rất mong manh. Như trẻ thơ sơ sinh. Rất yếu ớt. Rất bé nhỏ. Nhưng cứ lớn mãi. Như Chúa Giê-su “ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa”.

    Tiên tri An-na làm chứng về điều đó. Sau 7 năm sống đời hôn nhân ngoài đời, bà càng nhận rõ sự phù du của thế gian. Bà gắn bó với Chúa và với đền thờ suốt cuộc đời. Chuyên chăm hãm mình, ăn chay, cầu nguyện. Từ bỏ cả những gì cần thiết ở đời như việc ăn uống, vui chơi, giải trí. Bà siêu thoát trần gian. Vì bà tìm được niềm vui trong Chúa. Thân xác bà nhỏ bé đi. Nhưng tâm hồn bà lớn mạnh. Bà được mặc khải cho biết khi Chúa Cứu Thế xuất hiện. Vì thế khi Chúa Giê-su được dâng vào đển thờ, lập tức bà nhận ra. “Bà tiến lại gần, cảm tạ Thiên Chúa”. Cảm nghiệm về Chúa quá rõ ràng và phong phú, nên bà, một phụ nữ nghèo nàn tầm thường, có thể “nói về Hài Nhi cho hết thảy những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc giê-ru-sa-lem”.

    Chúa Giê-su chính là mẫu hình lý tưởng của con người. Chúa phát triển mọi mặt. Về thân xác khoẻ mạnh. Để có thể làm việc đêm ngày không ngừng nghỉ. Để có thể chịu cực hình thâu đêm. Sáng vẫn còn vác thánh giá đi lên Núi Sọ. Về trí tuệ thông minh. Kẻ thù nhiều lần gài bẫy. Nhưng không bắt bẻ được điều gì. Trái lại mọi người say mê lời giảng dạy của Chúa. Và Chúa hỏi những câu không ai trả lời được. Đặc biệt về đức hạnh. Không ai chê trách được điều gì. Kẻ thù rình rập đêm ngày. Đến nỗi tuốt một bông lúa họ cũng biết. Vậy mà không tìm được tội nào để kết án Chúa. Chỉ trong Thiên Chúa con người mới có thể phát triển quân bình mọi mặt đến mức thập toàn như thế.

    Xin cho con siêu thoát thế gian. Tìm về bên Chúa. Để con được lớn lên trong Chúa.

    ------------------------------------------