2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BA CN3MC-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Mar 7 at 10:34 PM
     
     CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    Đời sống đức tin thật.

    08/03 – Thứ Hai tuần 3 Mùa Chay.

    “Như Elia và Elisêô, Chúa Giêsu không phải chỉ được sai đến người Do-thái mà thôi đâu”.

     

    Lời Chúa: Lc 4, 24-30

    (Khi Chúa Giêsu đến thành Nadarét, Ngài nói với dân chúng tụ họp trong hội đường rằng): “Quả thật, Ta bảo các ngươi, chẳng có một tiên tri nào được tiếp đón tử tế ở quê hương mình. Ta bảo các ngươi, chắc hẳn trong thời Elia có nhiều bà goá ở Israel, khi trời hạn hán và một nạn đói lớn hoành hành khắp nước suốt ba năm sáu tháng, nhưng Elia không được sai đến với một người nào trong bọn họ, mà chỉ được sai đến với một bà goá ở Sarépta xứ Siđôn thôi. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, nhưng không một người nào trong bọn họ được chữa lành, mà chỉ có Naaman, người Syria”.

    Vừa nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, đẩy Người ra khỏi thành và dẫn Người đến một triền đồi, nơi họ xây thành, để xô Người xuống vực. Nhưng Người tiến qua giữa họ mà đi.

     

    SUY NIỆM 1: Băng qua giữa họ mà đi

    Suy niệm:

    Trong Mùa Chay Giáo Hội cho chúng ta nghe

    về kết cục khá bất ngờ và đau đớn của Đức Giêsu

    khi Ngài trở về với hội đường của làng Nazareth thân quen.

    Nơi đây Ngài gặp lại những người đồng hương.

    Họ ngỡ ngàng trước những lời Ngài giảng.

    Họ muốn Ngài làm những điều Ngài đã làm ở Caphácnaum (Lc 4, 23).

    Nhưng Đức Giêsu đã đáp lại bằng câu tục ngữ:

    “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận nơi quê nhà của mình” (c. 24).

    Đức Giêsu tự nhận mình là một ngôn sứ.

    Như những ngôn sứ khác trong lịch sử Israel,

    Ngài cũng không được đón nhận và tin tưởng bởi những người cùng quê.

    Họ nghĩ mình đã quá biết Ngài, biết gia tộc, biết nghề nghiệp,

    biết quá khứ từ ấu thơ đến lúc trưởng thành.

    Chính cái biết ấy, đúng nhưng không đủ,

    lại trở thành một chướng ngại cho việc họ nhận ra Ngài thật sự là ai.

    “Ông này không phải là con ông Giuse sao?” (Lc 4, 22).

    Đúng Ngài là con ông Giuse, một người thợ mộc.

    Đúng ngài là ông thợ mộc độc thân người làng Nazareth.

    Giêsu Nazareth là tên được ghi trên thập tự,

    Nazareth sẽ mãi mãi đi với tên Ngài để phân biệt ngài với những Giêsu khác.

    Đức Giêsu chẳng bao giờ coi thường Nazareth, quê nhà của mình.

    Ngài quen biết những khuôn mặt trong hội đường này và yêu mến họ.

    Nhưng sứ mạng của Ngài trải rộng hơn Nazareth nhiều.

    Ngài cho thấy mình không bị trói buộc bởi mối dây làng xã,

    cũng không bị giữ chân bởi những người đồng bào cùng tôn giáo.

    Để biện minh cho thái độ rộng mở của mình,

    Đức Giêsu đã nhắc đến hành động của hai vị ngôn sứ thời Cựu Ước.

    Êlia, vị ngôn sứ đầy quyền năng, được Thiên Chúa sai đến với một bà góa.

    Bà này là một người dân ngoại sống ở Siđôn vùng dân ngoại.

    Êlisa, vị ngôn sứ học trò của Êlia, đã chữa bệnh phong cho Naaman.

    Ông này là người dân ngoại, chỉ huy đạo quân của Syria.

    Như thế các vị ngôn sứ nổi tiếng đã không bị bó hẹp trong dân Do thái.

    Họ đã mở ra với dân ngoại.

    Đức Giêsu cũng chẳng bị giới hạn bởi bất cứ biên cương nào.

    Ngài chẳng dành cho quê nhà Nazareth một ưu tiên nào.

    Phải chăng vì thế mà Ngài làm họ phẫn nộ đến độ muốn xô Ngài xuống vực?

    Nỗi đe dọa lại đến từ chính những người đồng hương.

    Làm sao chúng ta nhận ra và chấp nhận những ngôn sứ bề ngoài rất bình thường

    đang sống trong cộng đoàn chúng ta hôm nay?

     

    Cầu nguyện:

    Lạy Chúa Giêsu,

    dân làng Nazareth đã không tin Chúa

    vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.

    Các môn đệ đã không tin Chúa

    khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.

    Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa

    chỉ vì Chúa sống như một con người,

    Cũng có lúc chúng con không tin Chúa

    hiện diện dưới hình bánh mong manh,

    nơi một linh mục yếu đuối,

    trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.

    Dường như Chúa thích ẩn mình

    nơi những gì thế gian chê bỏ,

    để chúng con tập nhận ra Ngài

    bằng con mắt đức tin.

    Xin thêm đức tin cho chúng con

    để khiêm tốn thấy Ngài

    tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2: ĐỨC TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Đức tin là ánh sáng giúp ta nhìn thấy những gì mắt thường không thấy hay khó thấy.

    Mắt thường chỉ nhìn những gì lớn lao. Mắt đức tin nhìn những gì bé nhỏ. Chúa Giêsu dạy ta hãy biết nhìn những gì bé nhỏ. Như cánh chim sẻ trên bầu trời. Như bông hoa huệ ngoài đồng. Bé nhỏ nhưng lại tuyệt vời nói lên sự quan phong của Chúa Cha.

    Mắt thường chỉ nhìn những gì may mắn. Mắt đức tin mới biết nhìn những gì thiệt thòi. Bá góa Sa-rép-ta đã tin nên dám chấp nhận thiệt thòi. Vì tin tiên tri Ê-li-a nên bà đã dám làm bánh cho vị tiên tri ăn trước. Đây là việc làm nhỏ nhoi nhưng đức tin thật lớn. Dám đánh cuộc cả mạng sống mình.

    Mắt thường chỉ nhìn những gì lạ lùng. Mắt đức tin biết nhìn những gì quen thuộc bình thường trong đời sống. Người ta dễ thần tượng những người xa lạ. Người có đức tin thật sẽ biết thấy Chúa trong những gì quen thuộc bình thường trong đời sống hằng ngày. Dân làng Na-za-reth không tin Chúa Giê-su vì biết rõ gốc gác tầm thường của Người.

    Tướng Na-a-man đã có đức tin. Dám tin người giúp việc cho mình. Đức tin hành động cụ thể. Nên ông không ngại đường xa, mang theo cả lễ vật lớn lao để ra mắt vị tiên tri. Và nhất là ông đã chấp nhận những việc tầm thường. Đó là tắm dưới sông 7 lần.

    Mắt thường không thấy Chúa đâu. Mắt đức tin thấy Chúa trong mọi sự. Ga-ga-rin, khi lên mặt trăng, đã tuyên bố: “Tôi không thấy Thiên Chúa đâu cả”. Trái lại Amstrong, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, đã đọc kinh Lạy Cha để cảm tạ Chúa. Newton, nhà thiên văn học lừng lẫy, khi quan sát bầu trời đầy sao đã thốt lên: Tôi thấy Chúa đi qua viễn vọng kính của tôi.

    Có lẽ chúng ta từng kỳ vọng được có đức tin lớn lao như dám chịu tử đạo, đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi… Nhưng hôm nay Lời Chúa mời gọi tôi hãy có đức tin trong đời thường để nhìn thấy Chúa trong mọi sự và trong mọi người, trong những sự bé nhỏ, những con người tầm thường, trong những khó khăn thử thách ta gặp phải, những thất bại cay chua, những thiệt thòi đau xót. Đó mới là đức tin thật.

     

    SUY NIỆM 3: Đời sống đức tin thật.

    Trong cuốn phim Mỹ do tài tử Marcel Marso thủ diễn có kể câu chuyện sau:

    Một thanh niên đang lim dim đôi mắt tận hưởng ánh nắng tuyệt vời vào một ngày đẹp trời. Nhưng bỗng nhiên niềm vui của anh bị quấy rầy do tiếng ồn ào của đám trẻ, tiếng chó sủa, tiếng chim hót, tiếng người qua lại. Mỗi tiếng động đều có nguyên do và niềm vui riêng của nó, nhưng đối với chàng, tất cả đều trở thành cực hình. Để chống lại sự phiền nhiễu ấy, anh xây quanh mình một bức tường ngăn cách âm thanh. Mỗi tiếng động vọng tới là mỗi lần anh gắng sức xây. Cứ như thế bức tường lớn cao dần, cho đến lúc ngăn cản được hết mọi tiếng động, thì bức tường cũng che mất ánh nắng tuyệt vời, bức tường trở thành chiếc mộ khổng lồ giam hãm anh trong đó.

    Dân Do Thái cũng đã được tắm gội ánh sáng. Đó là niềm tin được trao ban từ Tổ phụ Abraham. Tuy nhiên, vì tự mãn, ích kỷ, họ đã hành động chẳng khác gì chàng thanh niên trên. Không chịu mở lòng đón nhận khiến niềm tin của họ trở nên khô cằn mất sức sống. Xây lên bức tường để bảo vệ mình hoá ra lại tự hại chính mình.

    Chúa Giêsu đã chỉ trích thái độ đó trong bài Tin mừng hôm nay. Người Do Thái trong Hội đường Nazaret đã tìm cách hãm hại Chúa Giêsu khi Ngài lên tiếng chê trách niềm tin của họ. Có lẽ ai trong chúng ta cũng bất bình về việc làm của nhóm người này, nhưng kỳ thực nhiều khi trong cuộc sống chúng ta đã sao chép nguyên bản việc làm ấy. Tự hào là Kitô hữu, là người nắm giữ niềm tin nhưng niềm tin trong chúng ta chỉ còn là ngọn đèn leo lét, chỉ là thân cây mất nhựa sống chờ ngày gẫy đổ. Đó là thứ niềm tin mà tác giả cuốn sách “Đường Hy Vọng” đã nhắc nhở: “Nhiều người nói tôi có đức tin, tôi còn đức tin, có lẽ đức tin của giấy khai sinh, không phải đức tin của đời sống. Ít người sống theo đức tin. Đừng bao giờ mãn nguyện với một đức tin lý thuyết, hình thức, nhưng phải sống một đức tin chân thực, thiết ái, trung thành”.

    Tự mãn với chính mình mà không chịu mở lòng đón nhận khiến người Do Thái đã mất đi Chúa Giêsu –nền tảng của niềm tin. Cũng vậy, nếu Kitô hữu chỉ đóng khung trong một nghi thức, luật lệ, thì sớm muộn gì họ cũng xa cội nguồn sự sống, vì sống là gì nếu không phải là một luân lưu trao đổi. Con người sẽ chết khi hệ tuần hoà không lưu chuyển, hệ thần kinh không vận động. Đời sống đức tin cũng đòi hỏi một sự luân lưu trao đổi với Thiên Chúa và với anh em.

    Đối với người Kitô hữu, tin trước hết là chấp nhận được cứu rỗi, được tha thứ, được yêu thương, Chúa không phải là Đấng bắt con người ta phải kính mến, nói đúng hơn Thiên Chúa là Đấng mà con người phải để cho Ngài yêu thương vô hạn. Tin là chấp nhận Đức Kitô và quyết tâm sống chết cho Ngài.

    Trong Mùa Chay này, xin cho chúng ta biết trở về, trở về trước hết trên căn bản của một đức tin không co cụm trong lý thuyết, trong nghi lễ, nhưng là biết mở rộng lòng đón nhận để tìm được ý nghĩa đích thực của đời sống đức tin.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    SUY NIỆM 4: Không một tiên tri nào

    Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. (Lc. 4, 24)

    Lại thêm một lần đòi dấu lạ. Con người nổi dậy chống Thiên Chúa, họ đòi Ngài phải chứng tỏ sứ vụ tiên tri của Ngài bằng cách làm hài lòng và thỏa mãn họ. Nhưng Thiên Chúa phải cúi phục trước con người sao? Thiên Chúa ban ơn cứu độ, nhưng Ngài chỉ ban cho kẻ tin kính vâng lời Ngài, cho kẻ trông chờ trong kiên nhẫn âm thầm. Ngài đòi có đức tin, vâng lời nhận lãnh biết ơn đối với tất cả tâm tình của họ.

    Dân làng Na-gia-rét không nhận biết Đức Giê-su, vì họ phán đoán hoàn toàn theo sở thích loài người. Đức Giê-su là ngôn sứ, Người hành động theo sứ mạng Thiên Chúa.

    Không phải những đòi hỏi của người trần ấn định cho hành động của các ngôn sứ, của Đức Ki-tô, các ngài không hành động vì lợi riêng cho mình. Các ngài chỉ hành động theo ý Thiên Chúa. Ngôn sứ không được hành động theo quyết định bản thân mình, nhưng luôn luôn theo quyết định của Thiên Chúa, Đấng đã sai mình.

    Thiên Chúa quyết định cho hai ngôn sứ: Ê-li-a và Ê-li-sê đến làm phép lạ cứu giúp những người lương dân, chứ không cứu người đồng hương. Đức Giê-su không hoàn toàn đến thực hiện ơn cứu độ cao cả cho quê hương mình, Người phải đi cứu độ những người dân xa lạ. Thiên Chúa dành cho mình có quyền tự do phân phát ơn cứu độ.

    Không ai có thể đòi quyền được ơn cứu độ. Quả thật như vậy, không ai được phép đòi có quyền đó, phải tin ơn cứu độ mình được là nhưng không. Nước Thiên Chúa mà Đức Giê-su rao giảng và thực hiện ơn cứu độ cho những người Thiên Chúa yêu thương. Ơn cứu độ là một ân huệ chứ không do công lao mình làm. Nhưng đó là ân huệ chúng ta được quyền hưởng vì Đức Giê-su đã chết cho chúng ta, và chúng ta phải sống hoàn toàn theo ý Cha của Người, đó là điều kiện căn bản, còn chúng ta vẫn có tự do đón nhận hay từ chối ơn cứu độ.

    Nhờ Đức Giê-su, Thiên Chúa đến viếng thăm dân Ngài và ban các ân huệ dồi dào, xưa kia Ngài cũng ban cho dân như vậy qua các ngôn sứ, số phận các ngôn sứ thế nào thì số phận Đức Giê-su cũng vậy.

    J.M

    ---------------------------------------

     

    GPLONGXUYEN
     
     
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER -3RD SUNDAY OF LENT-B

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Mar 5 at 2:17 PM
     
     

     

    THIRD SUNDAY OF LENT – YEAR B

    07th March 2021

     

    picture.jfif

     

     LOVE THE LORD YOUR GOD  

     

    BREAKING OPEN THE WORD

                                                                                                                   (John 2: 13-25)

    BEING TURNED UPSIDE DOWN

    Lent has the capacity to shake us from our lethargy and turn our lives upside down. For some people change is exciting but for many it is less than comfortable as we search to find our bearings in a new situation. Today’s readings can challenge us but they also provide a new set of bearings to help our journey in faith. The people of Israel had their world overturned when they were taken into slavery, but in some ways coming out of slavery was even more difficult. Led into the dangers of the desert and an uncertain future they were to find their bearings in the new covenant. Their new identity as God’s people would find its expression in their faithfulness to the Ten Commandments. When Jesus overturned the tables of the money changers in the Temple he called into question the system that had developed around the Temple. His disturbing action was to be a reminder that even as one sign of God’s presence was to pass away, it was soon to be replaced by a new sign of God’s presence, his own Risen body.

    Paul knew that God’s wisdom always has a way of challenging the wisdom of the world. A crucified Christ was seen as madness and scandalous. As disturbing as it may still seem this is the wisdom of God that must become our point of reference. In Jesus crucified all our preconceptions of power and wisdom are called into question as we are invited to make God’s wisdom our own.

     

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

    Love the Lord Your God" Lyrics Video:

    https://www.youtube.com/watch?v=HoJ2SjQtPPY

     

    sing.jfif

    Con Yêu Chúa Hết Lòng Con:

    https://www.youtube.com/watch?v=jW9szTvt8L8

     

CẢM NGHIÊM SỐNG LC- THỨ NĂM CN2MC-B

  •  
    Tinh Cao

    Thứ Năm CN2MC-B

     

    BÁNH SỰ SỐNG Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: Gr 17, 5-10

    "Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời; phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa".

    Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

    Ðây Chúa phán: "Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, còn tâm hồn họ thì sống xa Chúa. Họ như cây cỏ trong hoang địa, không cảm thấy khi được hạnh phúc; họ ở những nơi khô cháy trong hoang địa, vùng đất mặn không người ở. Phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa, và Chúa sẽ là niềm cậy trông của họ. Họ sẽ như cây trồng nơi bờ suối, cây đó đâm rễ vào nơi ẩm ướt, không sợ gì khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi, không lo ngại gì khi nắng hạn mà vẫn sinh hoa kết quả luôn. Lòng người nham hiểm khôn dò, nào ai biết được? Còn Ta, Ta là Chúa, Ta thấu suốt tâm hồn và dò xét tâm can, trả công cho mỗi người tuỳ theo cách sống và hậu quả hành vi của họ".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6

    Ðáp: Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa (Tv 39, 5a).

    Xướng: 1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Ðáp.

    2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Ðáp.

    3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. - Ðáp.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ed 33, 11

    Chúa phán: "Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống".

     

    Phúc Âm: Lc 16, 19-31

    "Con đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:

    "Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này. Abraham nói lại: "Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được".

    Người đó lại nói: "Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này". Abraham đáp rằng: "Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài". Người đó thưa: "Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải". Nhưng Abraham bảo người ấy: "Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu".

     

    Ðó là lời Chúa.


     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

      

    Sự Sống đức tin   

     

    Hôm nay, Thứ Năm trong Tuần 2 Mùa ChayBài Phúc Âm của Thánh ký Luca về dụ ngôn Lazarô và người phú hộ, và theo chiều hướng của chung phụng vụ lời Chúa trong ngày, bao gồm cả Bài Đọc 1, thì Giáo Hội không phải chỉ muốn cảnh giác con cái mình về thái độ của nhà phú hộ mà còn kêu gọi họ sống thân phận theo tinh thần của một Lazarô bất hạnh nữa.

    Trước hết, thái độ dửng dưng lạnh lùng của người phú hộ trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, và tinh thần sống nhẫn nhục của một Lazarô bất hạnh được Thánh ký Luca thuật lại theo lời Chúa Giêsu diễn tả như thế này:

    "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy". 

    Tuy nhiên, dụ ngôn "Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái" ấy không phải chỉ cho thấy những gì xẩy ra ở trên trần gian này mà thôi, mà còn liên quan đến cả đời sau về hậu quả tai hại hay thành quả tốt đẹp của những gì con người đã làm trên đời này nữa:

    "Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài..."

    Ở đây, số phận đời đời, một được rỗi là Lazarô và một bị hư đi là người phú hộ, bất khả cứu vãn, bất khả đổi thay, đúng như lời khẳng định của tổ phụ Abraham đã nói với người phú hộ đang ở trong hỏa ngục: "giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được".

    Số phận đời đời vô cùng quan trọng này hoàn toàn là kết quả từ cuộc sống trên trần gian của từng người, như được tổ phụ Abraham cho người phú hộ biết như sau: "Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ". Câu khẳng định của tổ phụ Abraham về số phận của con người ở trên trần gian liên quan đến số phận đời đời của con người ở đời sau này hoàn toàn phản ảnh một cách khách quan về Lời Chúa Giêsu vừa cảnh giác vừa trấn an về 4 cái khốn lẫn 4 cái phúc được Phúc Âm Thánh Luca ghi lại: Khốn cho các ngươi giầu sang, no đủ, vui cười và đưoọc ca tụng; và phúc cho các con vì nghèo khổ, đói khát, khóc than và bị khinh bỉ (6:20-26).

    Thế nhưng, tất cả những gì được trần gian gọi là "may lành", tự chúng không xấu, nhưng chúng lại dễ trở thành dịp tội cho con người vốn xu hướng sống hưởng thụ và vị kỷ đến chỗ bỏ Chúa và không còn để ý đến anh chị em khốn khổ của mình, thậm chí còn ăn tươi nuốt sống anh chị em của mình bằng lòng tham vô đáy của mình nữa, lợi dụng tình trạng bất hạnh của các nạn nhân thiên tai hay nhân tai để gây quĩ trục lợi, gây chiến tranh tàn khốc để trục lợi kinh tế v.v. như vẫn đang diễn ra trên thế giới ngày nay. Trái lại, những cái "khốn khổ" trên đời này tự chúng là sự dữ, nhưng nếu biết lợi dụng thì chúng là dịp để con người dễ dàng ngườc lên trời cao và trông cậy và sự trợ giúp của trời cao.

    Chính vì thể mà số phận đời đời được rỗi của Lazarô hay hư đi của người phú hộ không phải chỉ ở chỗ "chịu khốn khổ" như Lazarô hay "được toàn sự lành" như người phú hộ. Bởi vì, thực tế cho thấy, không phải ai "được toàn sự lành" trên thế gian này đều hư đi như người phú hộ, và cũng không phải ai "chịu khốn khổ" trên đời này đều tự động được rỗi như Lazarô đâu, mà là ở chỗ họ, trong hoàn cảnh may lành hay khốn khổ của họ, có biết thực hiện nguyên tắc "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6) hay chăng!

    Ở dưới hỏa ngục, nơi chỉ toàn là ghen ghét, giống hệt như tâm trạng bất di bất dịch của ma quỉ và nơi ma quỉ, là tác nhân chết chóc và là cha các thứ dối trá (xem Gioan 8:44), thì cả ma quỉ lẫn các linh hồn hư đi ở đó không muốn ai được cứu rỗi, trái lại, chỉ muốn cho tất cả mọi người xuống hỏa ngục với mình và như mình. 

    Thế mà, người phú hộ ở trong hỏa ngục bấy giờ hình như đã được biến đổi bản tính ghen ghét của hỏa ngục nơi mình, đến độ thay vì ghen ghét lại tỏ ra thương yêu các người thân yêu của mình còn sống trên trần gian này mà lên tiếng van xin cùng tổ phụ Abraham là cha của các kẻ tin (xem Roma 4:11) rằng: "tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này... nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải".

    Cho dù xẩy ra như thế đi nữa, nghĩa là cho dù các linh hồn bị hư đi trong hỏa ngục hay ma quỉ ở đó có biết thương yêu những người còn sống và chỉ muốn cho những người ấy được lên thiên đàng hơn là xuống hỏa ngục như họ và với họ, một sự kiện không thể nào có, không thể nào xẩy ra và không bao giờ xẩy ra chăng nữa, cũng không thể nào cứu được một con người còn sống trên thế gian này, nếu người còn sống ấy không tự mình sống đức tin: "Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài... Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu".

    Như thế có nghĩa là Lazaro được rỗi sau cuộc đời "chịu khốn khổ" trên đời này là nhờ Lazarô đã sống đức tin, và hình ảnh Lazarô ở trong "lòng Abraham" là cha của các kẻ tin đã chứng thực điều này. Bởi vậy, chúng ta đã không thấy chỗ nào trong dụ ngôn Chúa nói ở bài Phúc Âm hôm nay cho thấy một Lazarô kêu ca, than thân trách phận, hay nguyền rủa người phú hộ, trái lại vẫn cam chịu thân phận bị khinh rẻ và bỏ rơi, cho dù chỉ có một ước muốn vô cùng tầm thường song vẫn không được đáp ứng, đó là "ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy".

    Về phần người phú hộ cũng thế, nếu Lazaro "chịu khốn khổ" được cứu rỗi nhờ đức tin của mình thì người phú hộ bị hư đi cũng là do không có đức tin, hay đúng hơn không sống đức tin, một "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6). Bài Phúc Âm không hề đề cập đến bất cứ một cử chỉ hay hành động nào lỗ mãng của người phú hộ đối với Lazarô, chẳng hạn như chửi bới hay đánh đuổi Lazarô đi, mà chỉ tỏ ra lãnh đạm dửng dưng không chịu giúp đỡ Lazarô là một con người hết sức khốn nạn đáng thương "nằm bên cổng nhà ông", không thể nào ông không thấy, và cho dù có thấy ông vẫn không hề động lòng thương, không hề bố thí cho Lazarô một tí nào, trong khi đó người phú hộ này quá ư là giầu sang hoan hưởng dư thừa: "vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình".

    Bài Đọc 1 hôm nay chẳng những thích đáng với một Lazarô khốn khổ mà còn với cả người phú hộ hoan hưởng may lành trong Bài Phúc Âm hôm nay nữa.

    Thật vậy, không phải hay sao, người phú hộ trong Bài Đọc 1 hôm nay là thành phần xuất hiện ở phần đầu với những diễn tả không sai về một con người giầu sang phú quí theo tự nhiên hoàn toàn không có đức tin

    "Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, còn tâm hồn họ thì sống xa Chúa. Họ như cây cỏ trong hoang địa, không cảm thấy khi được hạnh phúc; họ ở những nơi khô cháy trong hoang địa, vùng đất mặn không người ở. 

    Trong khi đó, Lazarô xuất hiện ở phần thứ hai của Bài Đọc 1 này, những diễn tả rất chí lý và chính xác về đời sống của một con người sống đức tin trong cuộc đời bần cùng khốn khổ của mình:

    "Phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa, và Chúa sẽ là niềm cậy trông của họ. Họ sẽ như cây trồng nơi bờ suối, cây đó đâm rễ vào nơi ẩm ướt, không sợ gì khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi, không lo ngại gì khi nắng hạn mà vẫn sinh hoa kết quả luôn. Lòng người nham hiểm khôn dò, nào ai biết được?" 

    Câu cuối cùng của Bài Đọc 1 cũng phản ảnh dụ ngôn có hậu, một cái hậu liên quan đến vấn đề thưởng phạt thích đáng và công minh của việc con người làm trên thế gian này, được Chúa Giêsu cảnh giác trong dụ ngôn của Bài Phúc Âm hôm nay: "Còn Ta, Ta là Chúa, Ta thấu suốt tâm hồn và dò xét tâm can, trả công cho mỗi người tuỳ theo cách sống và hậu quả hành vi của họ".

    Bài Đáp Ca hôm nay cũng tấu lên cùng một lời ca và cùng một nhạc điệu như Bài Đọc 1 về hai thành phần sống trên trần gian này, một theo đức tin và một không theo đức tin, như trường hợp tiêu biểu điển hình là Lazaro và người phú hộ trong Bài Phúc Âm hôm nay:

    1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. 

    2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. 

    3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. 

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    MC-TuanII-5.mp3  

     

     

                                                                  Thánh Casimir (1458-1484) 

    Hoàng tử
    Người trẻ và trái tim yêu thương

     

     

     

    Thánh Casimirô  

     

     

    --

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - REFLECTION 3RD SUNDAY OF LENT-B

  •  
    Mo Nguyen
     
     

    THIRD SUNDAY OF LENT – YEAR B

    07th March 2021

     

    picture.jfif

     

                                                            I AM THE LORD, YOUR GOD  

    A REFLECTION (John 2: 13-25)

    I AM THE LORD, YOUR GOD. The Ten Commandments are as valid today as when they were first given by God to Moses on Mt Sinai. They teach us how to live in right relationship with God and with one another. If we seek to live by the Commandments we will avoid the trap of materialism, of being more concerned with buying, selling, and making money, than with loving God and our neighbour.

     

    I Am The God That Healeth Thee | Don Moen:

    https://www.youtube.com/watch?v=0H2PxM4LmnM

    sing.jfif

    DIỆU THAY LÀ CHÚA TA - ISAAC THÁI (tuyển tập Nhạc Thánh Ca Hay Nhất):

    https://www.youtube.com/watch?v=9AuuOI0msDs

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ HAI CN2MC-B

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sun, Feb 28 at 3:15 PM
     
     

    Thứ Hai 01/03/2021 – Thứ Hai tuần 2 Mùa Chay. – Hãy sống nhân từ

    Lời Chúa: Lc 6, 36-38

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán thì các con khỏi bị xét đoán; đừng kết án thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho thì sẽ cho lại các con: Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con.

    Vì các con đong bằng đấu nào, thì cũng được đong trả lại bằng đấu ấy!”

    SUY NIỆM 2: CON NGƯỜI LÀ CON ĐƯỜNG

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Mùa chay là mùa trở về với Chúa. Đa-ni-ên cho thấy con người thật xấu xa tội lỗi. Cần trở về với Chúa. Cần được Chúa xót thương tha thứ.

    Nhưng muốn về với Chúa phải đi qua con đường. Hôm nay Chúa Giê-su cho biết con đường đó chính là con người. Thái độ của ta đối với đồng loại sẽ quyết định tương lai của ta. Con đường về với Chúa có bằng phẳng hay không là tùy mối quan hệ của ta với đồng loại có êm xuôi hay không.

    Thiên Chúa là Cha nhân từ. Được đến với Chúa ta sẽ được hưởng lòng nhân từ của Chúa. Nhưng để đến được với Chúa ta cũng phải nhân từ như Chúa. Nhân từ vừa là kết quả của việc gặp gỡ kết hiệp với Chúa nhưng đồng thời cũng là điều kiện để được đến gặp gỡ Chúa.

    Là kết quả. Ai đã gặp gỡ kết hiệp với Chúa sẽ trở nên giống Chúa, sẽ biết yêu thương đồng loại. Sẽ biết khoan dung, tha thứ, đối xử nhân từ độ lượng với đồng loại.

    Là điều kiện. Ai muốn được Chúa nhân từ cũng phải nhân từ với anh em. Chúa cho ta tự do được lựa chọn quy luật xét xử. Nếu ta khắc nghiệt với anh em, Chúa cũng dùng sự khắc nghiệt đó để xét xử ta. Nếu ta khoan dung tha thứ đối xử rộng lượng với anh em, Chúa cũng khoan dung tha thứ, đối xử rộng lượng với ta.

    Còn hơn thế nữa. Chúa không chịu thua lòng quảng đại của ta. Ta cho đi một thì Chúa trả lại gấp trăm ngàn lần.

    Mùa Chay, phải tìm đường về với Chúa, chính vì thế phải tìm đường về với anh em. Vì con người chính là con đường Chúa muốn ta đi qua để đến với Chúa. Đường rộng hay hẹp, quanh co hay ngay thẳng, gồ ghề hay phẳng phiu là tùy ta quyết định. Ta tội lỗi xấu xa cần đến lòng thương xót của Chúa. Nhưng lòng thương xót ấy ta phải tự tạo khi ta tỏ lòng thương xót tha thứ cho anh em. Điều ta tìm kiếm ta sẽ gặp được. Ta được tha thứ khi chính trong ta có lòng tha thứ. Ta được thương xót khi lòng ta dâng lên mối cảm thương. Chính khi thương xót tha thứ cho anh em, ta được Chúa ở cùng ta. Ta mang tấm lòng Thiên Chúa. Đó chính là khởi điểm và cũng là đích điểm của mùa Chay. Tìm về với Chúa và đạt được chính Chúa. Xa mà gần biết bao
    Kính chuyển:
    Hồng