21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GỈA GỞI TỚI - PHONG CACH TRONG THÁNH LỄ

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     
     
     
     


    PHONG CÁCH TRONG THÁNH LỄ 

    Chúng ta nên nhớ:

     
    1. Lễ Misa là linh thánh.
    2. Để ăn mặc phù hợp. (Xin vui lòng xem dưới đây những trang phục thích hợp)
    3. Đi lễ đúng giờ. Bạn đến trễ sẽ làm những người khác chia trí. Nếu bạn bị trì hoãn hoặc đến trễ, hãy nghĩ đến những người khác, bằng cách ngồi ở phía sau để không làm phiền những người đang cầu nguyện trong Thánh Lễ.
    Tuyệt nhiên không nên ngồi ngoài nhà thờ. Dù đi muộn.
    4. Hãy tắt điện thoại di động và máy nhắn tin.
    5. Lấy kẹo cao su từ miệng của bạn và vất bỏ nó một cách thích hợp (không phải trên sàn nhà hoặc trên ghế dài).
    6. Bái gối hướng về phía nhà tạm trước khi ngồi xuống. Bái gối là uốn cong đầu gối phải xuống sàn và đứng lên. Nếu bạn không thể bái gối, bạn nên cúi chào một cách cung kính. Mục đích của việc này là để tỏ lòng tôn kính Đức Vua của chúng ta và để xác nhận sự hiện diện của Ngài trong nhà tạm.
    7. Ngồi yên lặng. Một khi chúng ta đã tìm thấy chỗ ngồi, chúng ta nên ngồi hoặc quỳ xuống lặng lẽ cầu nguyện hay chiêm niệm. Đây không phải là thời gian để giao tiếp với bạn bè. Nếu chúng ta phải nói chuyện lặng lẽ, chúng ta nên làm cho nó ngắn gọn. Mục đích của việc này là một lần nữa thể hiện sự tôn trọng đối với Thánh Thể, và để cho thấy rằng chúng ta tin Chúa thật sự hiện diện Mình và Máu, Linh Hồn và Thần Tính! Nếu chúng ta không tin điều này, chúng ta cần phải quan tâm đến những người khác họ tin, và sử dụng thời gian yên tĩnh để chiêm ngưỡng Chân Lý này.
    8. Tôn trọng ranh giới. Khi đọc Kinh Lạy Cha, ví dụ, chúng ta nên nhạy cảm về nhu cầu của những người bên cạnh, có lẽ, đang nói chuyện với "Cha Chúng Ta", mà có thể bị chia trí bởi những người cần phải nắm tay.
    9. Hãy ở lại cho đến khi kết thúc Thánh Lễ. Giuđa là người đầu tiên rời khỏi buổi lễ sớm trong Bữa Tiệc Ly. Chúng ta không nên theo bước chân của hắn. Thánh lễ kết thúc khi vị linh mục hay phó tế nói: "Thánh Lễ kết thúc, hãy đi trong bình an" và chúng ta thưa: "Tạ ơn Chúa ." Chúng ta nên lịch sự ở lại cho đến khi kết thúc bài thánh ca kết lễ. Đôi khi cũng có những trường hợp khẩn cấp xảy ra, trong những trường hợp như vậy, chúng ta nên càng kín đáo càng tốt để không làm gián đoạn Thánh Lễ vẫn chưa kết thúc.
    10. Hãy cung kính, nhẹ nhàng, và âm thầm ra khỏi nhà thờ. Một lần nữa, điều này là để thể hiện sự tôn trọng của Chúa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Có một số ở lại vài phút sau lễ để cảm tạ Chúa vì Thánh Thể mà họ vừa nhận được, nhà thờ cũng nên yên lặng để tôn trọng sự hiệp nhất sâu xa đang diễn ra. Chúng ta có thể nói chuyện thoải mái khi ra ngoài nhà thờ.
    11. Tuyệt đối không nên vỗ tay trong khi Thánh Lễ đang được cử hành, chẳng hạn như sau khi linh mục hay phó tế giảng, hoặc là sau khi ca đoàn hát một bài thánh ca, bởi vì Thánh Lễ không phải là một buổi trình diễn! Rất tiếc là nhiều bạn trẻ thời nay, vì không hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của Thánh Lễ, nên cứ thấy gì hay là vỗ tay.
     
    Trang phục tham dự Thánh lễ:
    Chúng ta nên mặc những gì chúng ta sẽ mặc nếu một vị vua mời chúng ta đến nhà của ông cho một bữa tiệc. Đó là, chúng ta nên mặc bộ đồ tốt nhất của chúng ta. Tốt nhất của chúng ta không bao giờ nên thu hút sự chú ý với chính bản thân mình, nhưng sự tôn trọng tối đa cho vua (và gia đình của Ngài) trong đó chúng ta là những khách mời đặc biệt.
     
    Những Gì Không Nên Mặc:
    Những trang phục khiếm nhã hoặc mỏng (nhìn thấy da) không bao giờ chấp nhận được.
    Điều không nên đối với phụ nữ ...
    - Bất cứ quần áo giương midriffs hoặc xẻ (chia tách).
    - Quần áo chật có nghĩa là để nổi bật (để thu hút sự chú ý) các bộ phận cơ thể khác nhau mà đối với Thiên Chúa, và rằng chúng ta cũng cần phải coi đó, là thiêng liêng.
    - Váy ngắn (trên đầu gối).
    - Shorts
    - Áo hở nách không có tay (tay áo ngắn thì được).
     
    Điều Không Nên Đối Với Nam giới ...
    - Quần Shorts (ngay cả trong những tháng mùa hè).
    - Quần áo dơ bẩn không bao giờ chấp nhận được.
    - Người bù xù, Lôi thôi lếch thếch, cẩu thả là không bao giờ chấp nhận được.
     
    Tại sao ăn mặc khiêm tốn trong Thánh Lễ là Quan Trọng?
    Những trang phục khiếm nhã (đặc biệt là đối với phụ nữ) làm những người khác chia trí và có thể khiến người ta phạm tội trong tư tưởng.
    * Có những trường hợp bất khả kháng ngoài ý muốn mà chúng ta không có dịp để chuẩn bị, chúng ta cũng không nên vì đó mà bỏ tham dự Thánh Lễ. Chúa sẽ thông cảm cho chúng ta, và cũng không ai có quyền xét đoán chúng ta. Trong mọi trường hợp, hãy đến tham dự Thánh Lễ!
    Tuy nhiên, trang phục khiêm tốn luôn luôn ở trong tầm kiểm soát của chúng ta - nếu chúng ta ăn mặc khiêm tốn mỗi ngày, điều này sẽ không bao giờ là một vấn đề.
    Joseph V. Bùi chuyển dịch
    ************* *************
    TRANG PHỤC ĐỨNG ĐẮN
    Quần áo mặc đi ra ngoài và nhất là khi đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ cần phải đứng đắn. Những tiêu chuẩn về quần áo đứng đắn đã một thời được dán trước cửa các nhà thờ Công Giáo trong nhiều năm, bắt đầu vào năm 1930, dưới triều Đức Giáo Hoàng Piô XI, khi kỹ nghệ phim ảnh đang phát triển đến mức độ đáng lo ngại đối với các nhà giáo dục.
    Thật vậy trong Tập san của các Tu Sĩ Rôma (Bulletin of the Roman Clergy) phát hành tháng 10 năm 1928. Cha Cavanna đã gởi cho chúng ta một bản dịch của văn kiện bao gồm tiêu chuẩn về sự đứng đắn ngày 24 tháng 9 năm 1928. Sự khám phá ra một văn kiện “không còn lưu hành” cho phép chúng ta công bố một tiêu chuẩn lịch sử được xác minh đầy đủ của Rôma. Ðây chỉ là phần tối thiểu chính yếu:
    1. Ngày 15 tháng 8 năm 1928 trong văn phòng tòa án tôn giáo, Ðức Giáo Hoàng Piô XI báo trước một lần nữa sự nguy hiểm (của các ăn mặc không đứng đắn), với sự mê hoặc quyến rũ, đe dọa nhiều linh hồn không cẩn trọng.”
    2. Ngày 23 tháng 8, chỉ sau tám ngày, Ðức Thánh Cha triệu tập Cuộc Họp của Hội Ðồng Tòa Thánh để đề ra một lá thơ lời lẽ rất mạnh mẻ cho tất cả các Giám Mục ở Ý mở đầu một “Chiến Dịch Chống lại Thời Trang Không Ðứng Ðắn.”
    Các Giám Mục đã được truyền đạt huấn thị của lá thơ này thúc giục “tất cả các trường học, trường tư thục, viện hàn lâm, lớp Giáo lý chủ nhật và phòng thí nghiệm điều khiển bởi các nữ tu” phải bảo đảm “tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn giữa tất cả thể chế của các nữ tu trong giáo phận.”
    3. Ðể bảo đảm sự “tuân hành” những chỉ thị, ngày 24 tháng 9 năm 1928, chỉ một tháng sau Ðức Giáo Hoàng Piô XI, ra lệnh triệu tập Hội Ðồng Tòa Thánh cho các Giáo Sĩ để đề ra một lá thơ khác về “Chiến Dịch Chống lại Thời Trang Không Ðứng Ðắn.” Trong lá thơ này những tiêu chuẩn sau đây được mô tả: “Chúng ta nhắc lại là một chiếc áo không gọi là đứng đắn nếu được cắt sâu hơn chiều rộng hai lóng tay dưới hốc cổ, không che kín cánh tay ít nhất là tới cùi tay, và vừa vặn bên trên đầu gối. Hơn nữa, quần áo bằng vải trong suốt là không đứng đắn.”
    Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ có một văn kiện nào tháo gỡ hay nới lỏng những giáo huấn trên đây. Vậy mà ngày nay khi đi tham dự Thánh Lễ chúng ta thấy nhiều phụ nữ đã vi phạm những quy ước này.
    Trong tập sách “Thời Trang Không Đứng Đắn Con Đường Thênh Thang Dẫn Tới Hỏa Ngục” chúng ta còn thấy những nghiên cứu kỹ lưỡng về những tính chất khêu gợi do trang phục và cách trang điểm. Xin kể hầu bạn một số điểm quan trọng ghi nhận như sau:
    - Một khuôn mặt đẹp của một phụ nữ đã gợi cảm rồi. Nếu vẻ đẹp cộng với thái độ, cách ăn nói không đứng đắn thì sẽ gây dịp tội.
    - Nữ giới mặc đồ giống nam giới: một số kiểu quần tay và quần Bermuda (quần lững) cũng có tính cách khêu gợi.
    - Quần áo có màu vải giống màu da người.
    - Quần áo chật bó sát vào da vẻ nên vóc dáng những đường cong.
    - Quần áo quá rộng hay quá chật.
    - Áo cánh tay.
    - Mái tóc đẹp cũng khêu gợi nên ngày xưa người ta phải trùm khăn voan khi đi tham dự Thánh Lễ.
    - Làm da mịn cũng gợi cảm nên ta phải cẩn thận vì nhiều khi người ta thường nói “đó chỉ là da thôi” và mặc quần, váy ngắn và áo cánh tay, áo hở vai, hở lưng.
    - Màu vải sặc sở chói lọi cũng gây lo ra chia trí nơi trang nghiêm.
    Bài nghiên cứu này còn bàn đến việc cần phải ăn mặc đứng đắn ở những nơi công cộng khác như bãi biển, hồ tắm công cộng, shopping mall… Chúng ta cần phải tránh gây dịp tội vì dù là ở nơi đâu hành vi ăn mặc không đứng đắn gây dịp tội cũng đều mắc tội trọng.
    Đức Giáo Hoàng Piô XII còn giáo huấn cha mẹ phải giáo dục con cái về cách ăn mặc:
    “Ôi những người mẹ (cha) Kitô hữu, nếu các con chỉ biết rằng tương lai khó khăn và đau buồn, sự hổ thẹn trong việc khó khăn để ngăn cản, mà các con chuẩn bị cho con trai và con gái, tập cho chúng thói quen nghiêm khắc trong cách ăn mặc mà làm cho chúng mất đi tri giác của sự đứng đắn, các con sẽ phải tự xấu hổ vì những thiệt hại đã làm cho những kẻ bé mọn mà Thiên Ðàng giao phó cho các con săn sóc, và được nuôi nấng với phẩm giá và văn hóa của người Kitô Hữu.”
    Louis ở Granada kể về một người đàn bà bị án phạt không có nguồn sống nào khác hơn là sự phù hoa và ước muốn được thỏa mãn. Bà sống một cuộc sống bình thường, nhưng đam mê thu hút sự chú ý bằng nhan sắc quyến rủ của mình là nguyên nhân dẫn đến mọi sự. Bà ta bị bệnh và chết lãnh nhận đầy đủ các Bí Tích. Trong khi cha linh hướng cầu nguyện cho linh hồn bà, bà đã hiện ra cho ông và nói rằng bà đã bị án phạt đời đời và nguyên nhân là sự phù phiếm. Bà thêm vào, “Tôi chỉ muốn làm vừa mắt đàn ông. Ðam mê này làm cho tôi phạm nhiều tội; nó ngăn cản tôi lãnh nhận Bí Tích tốt đẹp, và đã dẫn tôi đến án phạt đời đời.”
     -------------------------------------------------------
    Cúc Nguyễn dịch thuậ
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL MISSION

  •  
    Kris East
    Thu, May 26 at 6:09 AM
     
     
    Maryknoll Mission Education

    A collaborative effort of  Maryknoll Fathers and Brothers, Sisters, Lay Missioners,  Office for Global Concerns, and Affiliates. 

    Co-creating our common home (1)

    Dear Deacon Dinh,

     

    Since Pope Francis gave us Laudato Si in 2015, we have been more acutely aware of the many ways we have negatively impacted God’s creation. We invite you to discern how we can better collaborate with nature by listening to the most vulnerable and learning from indigenous wisdom.

     

    Please join us for our Advanced Missionary Discipleship Formation Program, "Co-creating our Common Home: Missionary Discipleship during Uncertain Times."

    Meeting Dates:

    Sept 8, 15, 22, 29 - 2022

    Session Times:

    4:30pm - 6pm PT | 5:30pm - 7:00pm MT| 6:30pm - 8pm CT | 7:30pm - 9pm ET 

    Speakers:

     

    Dr. Walter Hidalgo - Mission Educator/Promoter

    Deacon Denny Holley - Maryknoll Deacon Partners

    Karen Bortvedt-Estrada - Maryknoll Lay Missioners

    Susan Gunn - Maryknoll Office for Global Concerns

    Bob Short - Maryknoll Affiliates

    Flavio Rocha Da Silva - Maryknoll Lay Missioners

    Sister Marvie Misolas - Maryknoll Sisters

     

    What a previous participant said about the program:

    "I enjoyed discussing the questions in the small groups. That gave me an opportunity to reflect on my own life/how I view things and ways to move forward with intention."

     

    Click the Register Now button to learn more about this seminar and sign up

    Register Now

    Suggested donation: $150 payable at the time of registration. For additional inquiries, please contact Dr. Walter Hidalgo at: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. or 914-570-4118 ext. 4118.  

     

    In gratitude, 

     

    The Formation Team

    All Entity Logo

    Prerequisite: In order for you to participate you must have completed one of Maryknoll’s Missionary Discipleship Formation Programs, immersion trip, similar formation or experience.

    Maryknoll Vocations | Follow us on Facebook   |  Visit us at www.maryknoll.us 

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - 25 NHÀ KHOA HỌC LỪNG DANH

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    25 NHÀ KHOA HỌC LỪNG DANH NÓI VỀ THIÊN CHÚA
     
    - Dù ai nói rằng khoa học và tôn giáo không hòa hợp với nhau nhưng những người đoạt giải Nobel và các nhà khoa học này thì không.
    Johannes Kepler (1571–1630), Một trong những nhà thiên văn vĩ đại nhất:
    "Thiên Chúa thật vĩ đại. Quyền năng Ngài vĩ đại và sự khôn ngoan thì vô hạn. Hãy ca tụng Ngài bằng ngôn ngữ của mình, hỡi trời và đất, mặt trời và mặt trăng, các tinh tú. Lạy Thiên Chúa và là Đấng Tạo Dựng nên con! Với trí khôn giới hạn của con, con muốn loan báo sự kỳ diệu của các công trình Ngài cho mọi người hiểu được”
    Nicolaus Copernicus (1473–1543), nhà thiên văn học và là người đề xuất thuyết nhật tâm (heliocentrism):
    "Ai có thể sống cận kề với một trật tự hoàn bị nhất và trí năng siêu vượt của Thiên Chúa mà không cảm thấy dâng trào những cảm hứng cao quý? Nào ai không thán phục vị kiến trúc sư của tất cả các công trình này?”
    Isaac Newton (1643–1727), nhà sáng lập vật lý lý thuyết cổ điển:
    "Điều ta biết được chỉ là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương bao la. Những xếp đặt và hài hòa của vũ trụ chỉ có thể xuất phát từ bản vẽ của một Đấng toàn năng và toàn tri”
    Carl Linnaeus (1707–1778), nhà sáng lập môn thực vật học hệ thống:
    "Tôi đã thấy Thiên Chúa toàn năng, vô hạn và vĩnh cửu đi ngang qua rất gần, và tôi quỳ xuống bái lạy Ngài”
    Alessandro Volta (1745–1827), người khám phá ra các ý niệm cơ bản về điện:
    "Tôi tuyên xưng đức tin Công giáo Roma, thánh thiện và tông truyền. Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi đức tin này, nhờ đó mà tôi có một ý hướng vững chắc để sống và chết”
    Andre-Marie Ampere (1775–1836), người khám phá ra các định luật cơ bản về điện:
    "Thiên Chúa vĩ đại biết bao và khoa học của chúng ta chỉ là chuyện vặt vãnh!”
    Augustin Louis Cauchy (1789–1857), nhà toán học kiệt xuất và nhà sáng lập môn Toán phân tích phức tạp (complex analysis):
    "Tôi là Kitô hữu, có nghĩa là tôi tin vào thần tính của Đức Kitô, giống như tất cả các nhà thiên văn vĩ đại khác cũng như các nhà toán học lớn trong quá khứ”
    Carl Friedrich Gauss (1777-1855), được cho là “Ông hoàng của các nhà toán học” vì đã đóng góp nhiều vào lãnh vực toán học và khoa học:
    "Khi giờ cuối cùng đã điểm, chúng ta vui sướng hân hoan vì sẽ nhìn thấy Đấng mà chúng ta chỉ có thể thấy lờ mờ trong tất cả những khám phá của chúng ta”
    Justus von Liebig (1803–1873), nhà hóa học lừng danh:
    "Sự vĩ đại và trí khôn vô tận của Đấng Tạo Hóa sẽ chỉ được nhận thấy bởi những người cố công rút ra những ý tưởng của mình từ cuốn sách vĩ đại mà chúng ta gọi là thiên nhiên”
    Robert Mayer (1814–1878), nhà khoa học tự nhiên (Định luật bảo tồn năng lượng):
    "Tôi đang dần kết thúc cuộc đời mình với sự quả quyết rằng: khoa học thật sự và triết học thật sự không là gì khác ngoài là môn dẫn nhập cho Kitô giáo”
    Angelo Secchi (1803–1895), nhà thiên văn học lừng danh:
    "Từ chiêm ngưỡng đất trời đến Thiên Chúa chỉ là một khoảng cách ngắn”
    Charles Darwin (1809–1882), Thuyết tiến hóa:
    "Tôi không bao giờ từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa. Tôi nghĩ thuyết tiến hóa phù hợp với niềm tin vào Thiên Chúa. Tôi cho rằng bằng chứng mạnh mẽ nhất về sự hiện hữu của Thiên Chúa đó là ta không thể giải thích hay hiểu được vũ trụ mênh mông vượt xa mọi phép tính toán và không thể giải thích được rằng con người là kết quả của ngẫu nhiên”
    Thomas A. Edison (1847–1931), nhà sáng chế nắm giữ 1200 bằng sáng chế:
    "Tôi tôn trọng và ngưỡng mộ tất cả các kỹ sư, đặc biệt là người kỹ sư vĩ đại nhất: Thiên Chúa”
    Carl Ludwig Schleich (1859–1922), nhà phẫu thuật nổi tiếng, người tiên phong của phương pháp gây tê tại chỗ (local anesthesia):
    "Tôi trở thành tín hữu qua kính hiển vi và quan sát thiên nhiên, và tôi muốn đóng góp theo khả năng mình vào sự hòa hợp giữa khoa học và tôn giáo”
    Guglielmo Marconi (1874–1937), nhà sáng chế vô tuyến điện thoại, giải Nobel 1909:
    "Tôi hãnh diện tuyên xưng rằng mình là một tín hữu. Tôi tin vào quyền năng của sự cầu nguyện, và tôi tin không chỉ như là người Công giáo mà còn là một nhà khoa học”
    Robert Millikan (1868–1953), Nhà vật lý Hoa Kỳ, giải Nobel 1923:
    "Tôi có thể khẳng định rằng việc từ chối đức tin là thiếu nền tảng khoa học. Theo quan điểm của tôi, không có bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa đức tin và khoa học”
    Arthur Eddingtong (1882–1946), Nhà thiên văn học người Anh, nhà toán học và vật lý thiên thể:
    "Trong số những người sáng tạo nên thuyết vô thần thì không có ai là nhà tự nhiên học. Tất cả họ đều là những triết gia tồi”
    Albert Einstein (1879–1955), người đặt nền cho vật lý hiện đại (Thuyết tương đối), giải Nobel 1921:
    "Những ai nghiêm túc nghiên cứu khoa học đều chắc một điều là trong tất cả những định luật của vũ trụ đều có bóng dáng của một thần linh siêu vượt lên trên con người và chúng ta phải cảm thấy mình thật thấp kém”
    Max Planck (1858–1947), người sáng tạo nên vật lý lượng tử (quantum physics), giải Nobel 1918:
    "Do xung lượng của kiến thức đòi hỏi, không gì ngăn cản chúng ta liên kết trật tự của vũ trụ với Thiên Chúa của tôn giáo. Đối với người tin, Thiên Chúa đứng ở đầu câu chuyện; đối với nhà vật lý, Thiên chúa ở cuối câu chuyện”
    Erwin Schrödinger (1887–1961), người khám phá ra cơ học sóng (wave mechanics), giải Nobel 1933:
    "Kiệt tác tinh vi nhất là tác phẩm của Thiên Chúa, theo các nguyên tắc cơ học lượng tử (quantum mechanics)…"
    Howard H. Aiken (1900-1973), người tiên phong trong lãnh vực máy tính:
    "Vật lý hiện đại dạy tôi rằng thiên nhiên không thể tự xếp đặt mình theo trật tự. Vũ trụ là một khối trật tự khổng lồ. Vì vậy, nó đòi hỏi một “Nguyên Nhân Đầu Tiên” thật vĩ đại và không phụ thuộc vào đinh luật biến đổi năng lượng hai và vì thế đó là Đấng Siêu Nhiên”
    Wernher von Braun (1912–1977), kỹ sư tên lửa và kiến trúc sư không gian:
    "Trên hết mọi sự là vinh quang Thiên Chúa, Đấng mà con người và khoa học khám phá và tìm kiếm mỗi ngày với sự tôn kính thẳm sâu”
    Charles Townes (1915), Nhà vật lý cùng nhận giải Nobel 1964 Nobel vì đã khám phá ra các nguyên tắc của tia laser:
    "Là người có tôn giáo, tôi cảm thấy được sự hiện diện và can thiệp của Đấng Sáng Tạo ở cách xa tôi nhưng luôn rất gần … một trí năng góp phần sáng tạo nên các định luật của vũ trụ."
    Allan Sandage (1926-2010) Nhà thiên văn Hoa Kỳ, người tính toán tốc độ giãn nở của vũ trụ và tuổi của nó bằng cách quan sát các vì sao xa:
    "Thuở thiếu thời tôi là người vô thần. Khoa học đã đưa tôi đến kết luận rằng thế giới này phức tạp hơn tôi tưởng. Tôi chỉ có thể giải thích mầu nhiệm hiện hữu bằng cách nại vào một Đấng Siêu Nhiên”
    Tấm danh thiếp và sự ngạc nhiên:
    Một sinh viên trẻ ngồi cùng toa xe lửa với một ông già đang lần hạt. Anh mạnh dạn bắt chuyện với ông: “Thay vì lần hạt, tại sao ông không dành thời gian học hỏi và tự đào luyện bản thân đôi chút nhỉ? Tôi có thể gởi cho ông một cuốn sách hướng dẫn” Ông già đáp: “Anh làm ơn gởi cuốn sách đến địa chỉ này”, và ông trao cho anh sinh viên tấm danh thiếp.
    Tấm danh thiếp ghi là: Luis Pasteur, Viện khoa học Paris. Anh sinh viên cảm thấy xấu hổ vô cùng. Ạnh định khuyên nhủ một học giả lừng danh nhất của thời đại mình, nhà sáng chế ra vaccines, được cả thế giới ca tụng và là một người siêng năng lần hạt
    Tác giả Javier Ordovás
    Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ
    2Nguyen Thi Bien và Kieu Doan
     
     
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TS DUYỆT

  •  
    DM Tran
    Wed, May 25 at 6:57 AM
     
     

    SỰ SỐNG CON NGƯỜI BẮT ĐẦU KHI NÀO?

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Chọn phá thai (pro choice) hay chọn phò sự sống (pro life). Ủng hộ phá thai hay ủng hộ sự sống các thai nhi, mỗi bên đều có những lập luận để biện minh cho quyết định và chọn lựa của mình.

     

    Những người chủ trương phá thai cho rằng họ có quyền làm như vậy, vì đó là quyền tự do chọn lựa: my body, my choice. Ngược lại, những người chống phá thai thì coi đó như những chọn lựa chết người, giết chết một bào thai, một mạng sống. Những bào thai cũng có quyền sống, có quyền được làm người, mặc dù không có tiếng nói để tự biện minh cho chính mình. Nhưng “khi nào một sự sống bắt đầu?”

     

    Thomas Aquinas:

     

    Con người một tạo vật đặc biệt, “nhân linh ư vạn vật”, được Thượng Đế tạo dựng bao gồm cả hồn lẫn xác. Nhưng “Khi nào một sự sống bắt đầu?” Đây là chủ đề đã được Nữ Tu Renée Mirkes, Giám Đốc Center for NaProEthics, một phân khoa đạo đức học của Học Viện Thánh Phaolô VI, Omaha, NE trình bày trên The Catholic THING, ngày 18 tháng Năm, 2022, qua tựa đề  Aquinas on When Human Life Begins.  [1]

     

    Đối với những người phò sự sống thì phá thai là loại bỏ một mạng sống. Nhưng sự sống bắt đầu từ lúc nào? Sáu tháng? Sáu tuần? Hoặc sớm hơn? Từ trứng vừa thụ thai. Thời gian bắt đầu sự sống cũng là lý do mà những người ủng hộ phá thai dùng để bênh vực cho quyết định của họ. Tại Hoa Kỳ hiện nay trong những tiếng nói ấy, đặc biệt có tiếng nói của tổng thống Joe Biden, mặc dù trước đó khi còn là một thượng nghị sỹ, chính ông đã đòi thu hồi án lệnh ‘Roe chống Wade’ ồn ào nhất. Ngoài ra, ông cũng còn là một tổng thống Công Giáo!

     

    Theo nữ tu tiến sỹ Mirkes, để có câu trả lời này, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về quan niệm, ý kiến của các vị tiến sỹ bậc thầy như thánh Thomas Aquinas, thánh Augustine, và ngay cả Aristotle bởi vì căn bản của sự sống không chỉ được công nhận dưới cái nhìn vật chất, mà còn phải được nhìn nhận bằng cái nhìn siêu hình, cái nhìn luân lý và đạo đức. Như vậy làm thế nào những nhà khoa bảng theo trường phái Thomas có thể hòa hợp với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về phá thai?

     

    Một mặt, Thomas Aquinas ở thế kỷ thứ 13 dựa trên khoa sinh vật học của Aristotle và Trung Cổ đã cho rằng khoảng 40 ngày cho con trai, và 80 ngày cho con gái là thời gian tương xứng để linh hồn với những quyền năng tinh thần phức tạp có thể nhập vào bào thai sau khi thụ thai (delayed hominization). Theo ngài, ở ngay giây phút thụ tinh “vật chất” (matter) của việc mang thai không tương xứng với khuôn mẫu thực thể (the “substantial form”) của linh hồn. Và dựa trên lý luận của Aristotle khi cho rằng chỉ khi phôi thai đạt đến mức độ hình thành cao hơn mới hoàn chỉnh hình hài con người (organization by a human form) với linh hồn có khả năng suy nghĩ, Thomas Aquinas đã kết luận “Thiên Chúa không hiệp nhất thân xác và linh hồn cho đến khi phôi thai phát triển (God did not unite the body and soul until later in embryonic development.)

     

    Ngược lại với trường phái Plato và Pythagoras cho rằng thân xác là cái “mồ” (tomb) hoặc “nhà tù” (prison) của linh hồn, và rằng linh hồn được trút vào trong thân xác là ngoại lai đối với nó, Aristotle coi linh hồn như một mô thức tự nhiên (natural form) của thân xác. Linh hồn không chỉ là một cái gì đặc biệt, hợp nhất và cộng tác của thân xác con người, nó cũng không bao giờ chống lại, hoặc không có liên quan với thân xác.    

     

    Mặt khác, dưới khám phá mới mẻ về phôi thai học của thế kỷ 21 – thì phôi thai con người là một sinh vật được thành hình ngay lập tức từ sự phân bào của tế bào đơn thuần đầu tiên. Trái tim của nó bắt đầu đập khoảng 21  ngày sau khi thụ tinh. Hoặc 5 tuần lễ sau khi người phụ nữ tắt kinh. [2]

     

    Tóm lại, mặc dù lý thuyết Aristotle /Thomas xây dựng trên khoa sinh vật học không chính xác, nhưng cũng nêu lên được sự thật, đó là có sự xuất hiện của linh hồn. Và điều xảy ra tức thời dựa trên DNA lúc thụ thai, đưa đến kết luận: “Sinh mạng hoặc ‘vật chất’ của một phôi thai được hình thành bởi trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông. Phôi thai (embryo) là con người bởi vì thân xác của nó là con người.” Nó không phải là một mớ những tế bào hỗn mang trong bụng người phụ nữ mà những người cánh tả cực đoan, những người chủ trương phá thai muốn bỏ là bỏ. 

     

    Augustine (354-430)

     

    Trước Thomas Aquinas rất lâu, Augustine qua một số tác phẩm chính của mình cũng đã đề cập đến phôi thai học (embryology), bao gồm Enchridion, On Marriage and Concupiscence, Against Julian, The City of God, the various Dialogues, and Confessions. Augustine cũng xây dựng lý thuyết của mình trên tư tưởng của Aristotle, mặc dù không phân tích sâu hơn một cách chính xác việc xảy ra này, cũng như việc một phôi thai được nhìn nhận như một con người bé nhỏ giá trị ngay từ lúc thụ thai. Tuy nhiên, những tài liệu của Augustine cho thấy ngài đã vật lộn với tư tưởng về giây phút đón nhận linh hồn (ensoulment). Dù linh hồn nhập vào thân xác lúc nào, nhưng với ngài, phá thai là một trọng tội. [3]

     

    Phá thai là giết thai nhi

     

    Sáu tháng? Sáu tuần? Hoặc sớm hơn? Thời gian đó thai nhi đã có sự sống chưa. Và sự sống con người bắt đầu từ lúc nào? Ai biết rõ? Nếu biết thì sao vì đây là “my body! my choice!” – Thân thể của tôi. Chọn lựa của tôi. Đó là lý do mà những người ủng hộ phá thai và chọn lựa phá thai cho là đúng.

     

    Nhưng như Augustine, Thomas Aquinas, và Aristotle thì vấn đề không nằm ở chỗ là khi nào một phôi thai trở thành một bào thai, cũng như phá thai lúc nào là hợp pháp, là được phép. Con người phải được cấu tạo từ giây phút đầu tiên trong bụng mẹ. Cái gọi là một vật thể sống, một phôi thai ấy đã là “người”, đã có “sự sống” ngay từ giây phút đầu tiên giữa sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng.

     

    Thomas Aquinas có thể không đúng dưới cái nhìn của khoa học ngày nay, nhưng đã đúng khi cho rằng “Phôi thai con người là một sinh linh được thành hình ngay lập tức từ một tế bào đơn thuần…” Vì thế dưới cái nhìn về luân lý trước đó, Augustine đã cho rằng phá thai là một trọng tội.

     

    Tóm lại, đây là một trận chiến giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu, giữa cứu người và giết người. Phá thai rõ ràng là một tội ác nghiêm trọng cần được chấm dứt!  Nó không chỉ thuộc phạm vi cá nhân của người mẹ, mà còn ảnh hưởng đến những mạng sống vô tội!..

     

     

     

    _______

     

    Tài liệu tham khảo

     

    1. Renée Mirkes. Aquinas on When Human Life Begins.

    The Catholic THING. Wenesday, May 18, 2022

     

    2. Heart development - Wikipedia

    https://en.wikipedia.org › wiki › Heart_development

     

    3. Katherine Brind'Amour.

    St. Augustine (354-430) | The Embryo Project Encyclopedia

    https://embryo.asu.edu › pages › st-augustine-354-430

     

     

     

     

     

    --

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

  •  
    Chi Tran
    Ảnh cùng dòng
    TÔI TỚ CHÚA MARTHE ROBIN CHỈ RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA KHÔNG ĂN UỐNG HƠN NỬA THẾ KỶ
    (Đấng Sáng Lập cộng Đoàn Bác Ái)
     
    MARTHE ROBIN THỜI NIÊN THIẾU
    Marthe Robin sinh ngày 13-03-1902 tại Châteauneuf -de -Galaure. Chị là con thứ sáu và cũng là con út của ông Joseph Robin và bà Amélie-Célestine Chosson, là một gia đình nông dân. Năm 1903 lúc Marthe mới được hơn một tuổi, thì bị bệnh sốt thương hàn. Cơn bạo bệnh này thời đó tưởng cô bé sẽ không sống nổi, phải hơn 2 tháng sau mới tạm bình phục. Và làm cho cô yếu đi suốt cả thời niên thiếu.
    Marthe Robin được gửi xuống dưới làng Châteuneuf để đi học cho đến năm 13 tuổi nhưng vì đau yếu thường xuyên nên không thi nổi bằng tiểu học. Cô thôi học và ở nhà giúp những công việc gia đình và trang trại. Cô rất thích tham gia vào đời sống của dân làng. Cá tính của của cô rất sinh động, tươi vui, cởi mở với mọi người, quảng đại và sẵn sàng phục vụ. Mặc dù đau yếu nhưng trong lúc ứng xử, cô luôn vui tươi và biết pha vào chút hài hước.
    NGÃ BỆNH VÀ TÊ LIỆT TOÀN THÂN
    Chị bị ngã và phát bệnh vào ngày 01-12-1918 lúc đó cô được 16 tuổi. Một hôm đang làm việc nơi nhà bếp cô bị ngã xuông và hôn mê luôn trong 4 ngày. Tất cả các bác Sĩ khám nghiệm đều cho rằng có một khối u trong não của chị. Sau 4 ngày chị đã từ từ tỉnh lại và gần như bình phục lại trong vài tuần sau đó. Nhưng căn bệnh thì lại phát triển làm một phần cơ thể bị tê liệt. Mắt chị đột nhiên chỉ còn thấy mờ mờ, và một thời gian sau thì hoàn toàn không còn thấy gì nữa. Đến tháng 4 năm 1921 chị cảm nhận như là mình đã được đỡ hơn, nhưng rất chậm. Theo Cha Bernard Peyrous, thì sau đó, chị lại phải lâm vào những cơn đau dữ dội . Bảy năm sau đến đầu tháng 5 năm 1928 thì tất cả những chi thể phía dưới bị liệt hoàn toàn. Đến năm 1930 thì chị liệt hoàn toàn và không thể ăn được nữa.
    VIỆC CHÚA LÀM RẤT KỲ LẠ
    Chúng ta thử tưởng tượng mà xem: Một người liệt tứ chi, mù, không ăn uống được, thân xác đau đớn rã rời, thì còn làm được gì nữa ? Thế mà chị chỉ rước Mình Thánh Chúa mỗi tuần một lần vào ngày thứ tư mà sống và làm việc liên tục 51 năm nữa ! Thì chỉ có Chúa mới làm nên điều kỳ diệu như vậy mà thôi.
    ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
    Song Thân của Chị là những người có đạo nhưng không siêng năng việc đạo. Tuy nhiên Marthe Robin lại có một lòng đạo yêu thích cầu nguyện từ rất sớm: “ Tôi luôn có một lòng yêu mến hết lòng với Chúa như một đứa con nhỏ…Tôi hằng cầu nguyện cật lực trong cuộc sống của mình…”. Chị được Rước Lễ Lần Đầu vào ngày Đức Mẹ Hồn Xác về trời 15-08-1912 .
    Theo như chị kể, đây là ngày vô cùng quan trong đối với Chị. Chị rất thích cầu nguyện, thăm viếng những người đau ốm và chiêm ngưỡng những công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Thử thách về bệnh hoạn bắt đầu vào năm 1918 đồng thời đem chị đến gần Chúa hơn. Mặc dù đau ốm như thế, nhưng Chị đã hết sức kiên nhẫn, cố gắng trở nên người có ích. Vào năm 1925, Marthe đã viết một cam kết Phó thác và Yêu mến Thánh Ý của Thiên Chúa. Chị ao ước được thuộc trọn về Chúa Giêsu và yêu mến Thánh Thể mỗi ngày một hơn.
    KẾT HIỆP MẬT THIẾT VỚI CHÚA GIÊSU
    Cứ mỗi ngày thứ năm sau khi được rước Mình Thánh Chúa là chị bắt đầu đi vào cuộc tử nạn: Mồ hôi bắt đầu từ từ rướm ra trên đầu và hiện ra những dấu như mạo gai đâm mỗi lúc một rõ nét hơn, hằn lên nỗi đau đớn như cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu vậy. Chị cũng bắt đầu lịm dần đi... chìm sâu vào giấc miên trường như là chết đi từ mỗi thứ sáu cho đến sáng chúa nhật mới từ tư tỉnh lại. Trong thời gian này không ai có thể đánh thức chị dậy được ngoại trừ Lih mục linh hướng và Đức Giám Mục giáo phận của chị mà thôi.
    SÁNG LẬP CỘNG ĐOÀN BÁI ÁI
    Vì bệnh tình không thể tiếp xúc với ánh sáng trời, bắt buộc Marthe Robin luôn phải ở lại trong phòng riêng của chị và tấm màn kín được kéo lại chỉ có chút ánh sáng lời mờ mà thôi. Thế nhưng điều ấy không thể cô lập chị với thế giới bên ngoài. Từ năm 1928, chị có một người Lm. thiêng liêng, đó là Đan Viện Phụ Faure, đang quản xứ nơi chị ở. Chị tham gia vào đời sống của Giáo xứ và của làng xóm theo cách của Chị. Và tháng 10 năm 1934, với sự khởi xướng của Marthe Robin, một Trường học cho các thiếu nữ đã được lập ra tại Châteuneuf de-Galaure.
    Trường này đã phát triển rất nhanh. Vào năm 1936, Marthe Robin đã gặp Georges Finet, một Linh Mục người Lyon, và ngài đã trở thành Cha linh hướng của chị, cho đến khi chị qua đời. Ngài đã giúp chị thành lập Cộng Đoàn Bác Ái đầu tiên cũng tại Châteuneuf de-Galaure. Những Giáo dân tham gia vào đời sống của Cộng Đoàn này, dưới sự đặc trách và hướng dẫn của một Linh mục. Chính Lm. đặc trách là người tổ chức những buổi tĩnh tâm 5 ngày tại Cộng Đoàn.
    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐOÀN BÁC ÁI.
    Số người đến tham dự Tĩnh Tâm xong thì cũng mong muốn đến thăm chị rất nhiều. Chẳng bao lâu sau đã lên đến trên 2.000 người. Việc của Chúa làm thì thật diệu kỳ. Trong vòng 50 năm, số người mà Marthe Robin đã gặp riêng lên đến trên 100.000 người.( chưa kể đến những người gặp chung, và những người mà chị vẫn thường phúc đáp những thư từ quan trọng khác).
    Trong số những người gặp riêng này, có hàng bao nhiêu trăm Linh Mục và rất nhiều Giám Mục. Phần đông những người đến thăm Chị là để xin ý kiến và được tư vấn. Theo Cha Bernard Peyrous, thì thường thường Marthe Robin không cho những câu trả lời dứt khoát. Nhưng chị đã đặt những câu hỏi và những gợi ý liên quan đến vấn đề và để cho đương sự tự quyết định.
    Theo Cha Bernard Peyrous và Ông Olivier Landron, chuyên gia nghiên cứu về các Cộng Đoàn mới , thì Marthe Robin đã từng tiếp đón những vị có tầm cỡ như Triết Gia và Nhà Văn Jean Guitton, cha Garrigou. Lagrange, Triết gia Marcel Clément, Estelle Satabin, Cha Perrin, Cha Henri Caffarel …và còn rất nhiều vị khác, trong đó có nhiều vị đã trở thành các Đấng sáng lập các Dòng Tu cũng như các Tu hội và các Cộng Đoàn Bác Ái mới. Các vị này thường rất quý mến và trân trọng những lời khuyên của Marthe Robin.
    NHỮNG CỘNG ĐOÀN BÁC ÁI
    Rất nhiều Cộng Đoàn Bác Ái khác đã được thành hình theo khuôn mẫu của Marthe Robin. Và đến năm 1984, các Cộng Đoàn này đã được Giáo Hội Công nhận là những Hiệp Hội Giáo Dân Quốc Tế, dưới quyền của Thánh Bộ Giáo Dân. Hiện nay có tới 75 Cộng Đoàn Bác ái, và hiện diện trên 44 quốc gia, Việt Nam có 3 Cộng Đoàn.
    NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI VÀ THÁNH LỄ AN TÁNG
    Thứ tư ngày 04-02-1981, Lm. Colon đưa Mình Thánh Chúa đến cho chị rước hàng tuần. Thứ năm, ngày 05-02 chị bị sốt rất cao. Chiều hôm ấy, như hàng tuần, chị cầu nguyện để kết hợp với sự thương khó của Chúa Giêsu. Những thành viên của Cộng Đoàn Bác Ái đến lần chuỗi bên cạnh chị, sau đó , để tôn trọng những giây phút thánh thiêng này, họ đã để chị một mình trong phòng và đi ra . Hôm sau khi Cha Finet vào phòng chị thì đã thấy chị nằm bất động và đã qua đời. Mọi người thương tiếc nhưng đều hiểu rằng: Chúa đã thương đem chị đi về với Ngài.
    Nghi Lễ An Táng của chị Marthe Robin được cử hành vào ngày 12-02-1981 tại Thánh Đường Châteuneuf de-Galaure, với sự hiện diện của 4 Giám Mục và hơn 200 Linh Mục, và khoảng 7000 thành viên của Cộng Đoàn Bác Ái và giáo dân.
    ƠN GỌI ĐẶC BIỆT
    Cha Bernard Peyrous nhận định rằng: Căn tính Ơn Gọi của Marthe Robin là sự "đồng hóa với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu". Chị đã thể hiện sự đồng hóa ấy bằng cách hằng ngày chị dâng hiến cho Chúa tất cả những đau khổ của đời chị. Đức Cha Didier-Léon Marchand, Giám Mục Giáo Phận Valence nhận định rằng: Ơn Gọi của Marthe Robin là "Của Lễ Một Đời" Chị đã Phó Thác, Hiến Dâng Cuộc Đời hoàn toàn cho Chúa.
    HỒ SƠ PHONG CHÂN PHƯỚC
    Chị mất ngày 06-02-1981. Hồ Sơ xin phong Chân Phước cho Người Tôi Tớ Chúa là Marthe Robin đã được mở ra vào năm 1986. Đến năm 1988, hai vị Giám định đã được Giáo Hội ủy thác để lo công việc này, một vị là Thần Học Gia, một vị là Nhà Sử Học. Từ năm 1988 đến năm 1996, đã có hơn 120 Nhân chứng và Giám định giúp tư vấn cho công cuộc thực hiện Hồ Sơ này. Từ năm 1933 cho đến 1995, Bản Tiểu Sử chi tiết về cuộc đời của Chị đã được ghi chép kỹ lưỡng với một Tập Hồ Sơ 17.000 trang. Năm 1996 đã hoàn tất gửi về Ban Phong thánh tại Roma. Vào ngày 24-04-1998, Ban Phong Thánh của Giáo Hội đã đưa ra quyết định công nhận Hồ Sơ Phong Chân Phước cho Marthe Robin của cấp Giáo Phận là chính xác và có giá trị .
    ĐƯỢC NÂNG LÊN HÀNG TÔI TỚ CHÚA
    Đức Ông Bernard Podvin, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Pháp đã tuyên bố với báo chí tin vui là Đức Thánh Cha Phanxicô, hôm mùng 7 tháng 11 vừa qua, đã chuẩn y sắc lệnh do Đức Hồng Y Angelo Amato đệ trình về việc nâng 8 người có những nhân đức anh hùng lên hàng Tôi Tớ Chúa, trong số đó có Đấng Sáng Lập Cộng Đoàn Bác Ái Chị Marthe Robin.