21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - LM THÁI HÒA

  •  
    Chi Tran CHUYỂN
     
     


    Tại sao thánh lễ thường bắt đầu bằng một bài hát?

    Ca hát là cách diễn tả thông thường của bất cứ lễ hội nào. Và việc gặp gỡ Thiên Chúa luôn luôn là một lễ hội

    Bài hát nhập lễ nhằm xóa tan sự lạnh lùng của mỗi người chúng ta và kết hợp chúng ta thành một cộng đoàn tình thương và sống động.

    Hát là dấu chỉ niềm hân hoan trong tâm hồn. Chúng ta hát để diễn tả sự hiệp nhất của cộng đoàn tham dự và để nói lên rằng chúng ta vui sướng được gặp lại nhau, như Thánh vịnh 132 đã biểu lộ:

    “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,
    Anh em được sống sum vầy bên nhau!”

    Niềm vui này phải được diễn tả cụ thể trong nghi thức đầu tiên của thánh lễ là sự tập họp của đoàn dân Chúa.
    Tác Giả: Linh Mục Giuse Vũ Thái Hoà 
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CHIM BỒ CÂU BAY

 

  •  
    Hien Do
    Wed, Feb 16 at 5:00 PM
     
     

    Người Sài Gòn lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km

    16/02/2022    04:30 GMT+7

    Sau nhiều tháng huấn luyện, các “chiến binh” bồ câu sẽ tranh đua, vượt qua vô số thử thách, nguy hiểm để trở thành quán quân của chặng đua dài cả ngàn km.

     
     

    Lập “căn cứ”, rèn “chiến binh”

    Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, anh Nguyễn Tân Phong (SN 1979, Quận 8, TP.HCM) lại chăm bẵm, vuốt ve những chú chim bồ câu non. Đó là giống bồ câu đua. Anh Phong dụng công chăm sóc chúng để chuẩn bị cho những giải đua sắp tới.

    Từ những năm 2000, người chơi bồ câu tại TP.HCM đã biết đến thú chơi bồ câu đua. Tuy nhiên, thời điểm ấy, các cuộc đua bồ câu chỉ mang tính tự phát theo kiểu người chơi đem chim của mình đến thi thố, đua với nhau.

    Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
    Thú chơi đua bồ câu đang thu hút nhiều người tại TP.HCM. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)

    Khoảng năm 2009, các nhóm, hội bồ câu đua bắt đầu xuất hiện tại TP.HCM. Từ đây, các giải đua bồ câu chuyên nghiệp hình thành, thu hút vô số người tham gia, trải nghiệm.

    Những người này gọi chim bồ câu đua là "chiến binh", gọi chuồng dành cho các chú chim này là “căn cứ”. Người chơi tự lập căn cứ, tự huấn luyện những chiến binh của mình để tham gia các chặng đua dài hàng ngàn km.

    Anh Phong cho biết: "Căn cứ chỉ là chuồng chim. Tuy nhiên, muốn có căn cứ đẹp, hiệu quả, người chơi cần phải tham khảo nhiều căn cứ khác nhau để thiết kế sao cho phù hợp nhất với nơi ở của mình.

    Căn cứ là nơi chim ở, chim trở về sau những chặng đua mệt mỏi nên cũng rất quan trọng và cần được đầu tư”.

    Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
    Hiện nay, các cuộc đua bồ câu được tổ chức chuyên nghiệp, có đầu tư lớn. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam).

    Sau căn cứ, công việc khó khăn nhất trong thú chơi này là huấn luyện các chiến binh. Anh Tô Chấn, Hội trưởng Hội bồ câu Sài Gòn cho biết, bồ câu đua không phải là bồ câu ta, bồ câu cảnh. Chúng đều là “con cháu” của các giống bồ câu nước ngoài.

    “Trước đây, bồ câu đua chủ yếu là giống của Thái Lan, Trung Quốc... Sau này có thêm các giống bồ câu từ châu Âu. Chúng được tiêm vắc-xin ngừa bệnh từ nhỏ và được chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận chỉ với một mục đích duy nhất là có thể bay về đến căn cứ sau mỗi cuộc đua”, anh Chấn chia sẻ.

    Sau khi đã chọn được giống tốt, ấp nở khoảng 5-7 ngày, người huấn luyện sẽ đeo kiềng vào chân cho bồ câu. Sau một vài tháng, chim mọc đủ lông, đôi cánh cứng cáp, người chơi mới bắt đầu tập bay cho chim.

    Bước đầu, người chơi huấn luyện cho các chiến binh bay vòng vòng trên không trung.

    Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
    Bồ câu đua là giống ngoại nhập có ngoại hình oai vệ, to lớn hơn bồ câu thường. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)

    Mục đích của việc này là giúp cho đôi cánh của các chiến binh thêm vững chắc. Ngoài ra, quá trình huấn luyện này còn giúp chim định vị được căn cứ của mình.

    Anh Phong chia sẻ: “Chim được 6 tháng tuổi là có thể huấn luyện đua. Lúc này, mình có thể huấn luyện theo cự ly 60km, 120km, 200km, 350km, 500km, 600km, 700km, 800km... để nắm bắt độ ổn định của chim”.

    Vượt thử thách, tranh quán quân

    Tuy vậy, công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng, thách thức. Đối với cự ly huấn luyện dài, “huấn luyện viên” phải đem các chiến binh của mình đến tỉnh, thành khác để thả. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, chỉ mới lần đầu thả, chiến binh đã bay mất dạng.

    Đó là do chim gặp thiên địch hoặc sức khỏe chưa đảm bảo khiến chúng mệt, kiệt sức, chết trên đường về lại căn cứ. Những trường hợp như thế, người nuôi buộc phải bắt đầu lại từ việc ấp nở, đợi chim lớn, đem đi huấn luyện.

    Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
    Bồ câu đua được người nuôi gọi là chiến binh và được chăm bẵm, nuôi dưỡng, huấn luyện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)
     

    Anh Phong nói: “Một chú bồ câu đua hay là chú chim bay ổn định, về căn cứ đúng thời gian trong lúc huấn luyện. Tùy giải đua, tôi sẽ chọn giống bồ câu thiên về tốc độ hay sức bền để tham gia”.

    “Khi huấn luyện, chủ chim có thể cho chim bay 1-3 lần/cự ly nhất định để nhận biết chim có đủ thể lực tham gia các cuộc đua hay không. Chi phí cho một chiến binh từ lúc tập huấn cho đến khi bay được 800km trên 1 triệu đồng", anh nói thêm.

    Khi chiến binh đã vượt qua những thử thách trong quá trình huấn luyện bay, “huấn luyện viên” sẽ cho chim tham gia các cuộc đua. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cho phép, đường đua sẽ có cự ly dài, ngắn khác nhau.

    Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
    Người nuôi nô nức đem các "chiến binh" của mình đến đăng ký với ban tổ chức. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)

    Ngày diễn ra các cuộc đua, người chơi nô nức đem các chiến binh của mình đến đăng ký, lập hồ sơ với ban tổ chức. Tại đây, ngoài việc ghi nhận màu lông, màu mắt, cân nặng… ban tổ chức còn dán tem bí mật lên kiềng trên chân chim.

    Sau đó, nài chim sẽ đem các chiến binh đến điểm thả do ban tổ chức đã chuẩn bị trước. Tại đây, đúng giờ quy định, nài chim cùng lúc mở cửa lồng, cho các chiến binh ùa ra, bắt đầu hành trình chinh phục đường đua trên không dài hàng ngàn km.

    Trong khi đó, các huấn luyện viên trở về căn cứ, ngóng đợi chiến binh của mình trở về trong sự hồi hộp, lo âu. Anh Chấn chia sẻ: “Ngày đua còn phụ thuộc vào thời tiết gió thuận, gió ngược, mưa hay sương mù… Vì thế, người nuôi rất khó biết chim có về đúng giờ dự đoán hay không”.

    Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
    Tại đây, các "chiến binh" được đóng mộc đỏ trên cánh...(Ảnh: Bồ Câu Việt Nam)

    “Hơn thế, có thể chim không bao giờ quay về. Trong các cuộc đua, chim bị mất tích là chuyện rất bình thường. Bởi, trên đường đua, chim có thể bị mệt hoặc gặp thiên địch như đại bàng, chim cắt, chim ưng… thậm chí bị con người săn bắn”, anh nói thêm.

    Đối với các chặng đua đường dài, chim mệt quá, có thể hạ cánh, nghỉ ngơi hoặc qua đêm rồi mới tiếp tục đua về căn cứ. Trong hành trình này, những chiến binh không đủ sức khỏe, gặp thời tiết xấu như mưa bão có thể gặp tai nạn hoặc chết dọc đường.

    Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
    Chân chim được đeo kiềng có dán tem chứa mã số bí mật trước khi tham gia cuộc đua dài hàng ngàn km.

    Anh Chấn chia sẻ: “Trên đường bay, các chiến binh phải vượt qua nhiều thử thách, nguy hiểm, mệt mỏi nên những chú chim quay trở về được đều rất đáng tự hào”.

    “Khi về đến căn cứ, chim thường có biểu hiện mệt mỏi, ngủ gật gù, thậm chí xù hết lông hoặc có vết thương trên thân thể... Thấy chú chim của mình trở về bình an sau mỗi cuộc đua là cảm giác hạnh phúc, sung sướng nhất”, anh nói thêm.

    Khi các chiến binh trở về căn cứ, người nuôi sẽ cào, lấy mã số trên tem bí mật được dán trên kiềng của chim trước đó. Sau đó, người nuôi sẽ nhắn tin mã số này đến số điện thoại của ban tổ chức.

    Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km
    Anh Chấn Phong và chú chim đoạt hạng nhất trong cuộc đua bồ câu được tổ chức vào năm 2015. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

    Người nuôi nào nhắn tin sớm nhất đồng nghĩa với việc chiến binh của mình hoàn thành cuộc đua sớm nhất sẽ đoạt giải quán quân.

    Theo anh Chấn, nếu đua ở cự ly ngắn, tốc độ bay của các chiến binh có thể lên đến 70-80km/h. Tuy nhiên, đối với loại đường đua dài, tốc độ bay của chim giảm dần và thường dao động ở mức 40-50km/h.

    “Năm 2017, trong chặng đua từ ga Đức Phố (tỉnh Quảng Ngãi) về TP.HCM đã có một chú chim về đích với tốc độ kỷ lục. Hôm đó, chú chim này chỉ mất hơn 6 giờ đồng hồ để về đích. Đây là một tốc độ kỷ lục. Cho đến bây giờ, chưa có con bồ câu đua nào tại TP.HCM lập lại được thành tích này", anh Chấn chia sẻ.

    Hà Nguyễn

    --------------------------------------------

     


 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN

  •  
    Quyvan Vu
    Fri, Feb 18 at 5:24 AM
     
     
    Vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ đến. 
    Nhưng trước tiên sự phán xét cuối cùng sẽ đến. 
    Sự phán xét cuối cùng là cần thiết, vì chẳng có gì bất khiết hoặc không thánh có thể vào vương quốc của Đức Chúa Trời (1 Cô-rin-tô 6: 9-10).
    Tội nhân sẽ không vào đó. Nhưng người công bình sẽ tỏa sáng như mặt trời trong vương quốc của Cha họ’ (Mat-theu 13: 40-43).
     
    Tuy nhiên, chẳng có người công chính nào hết, dẫu một cũng không. Sứ đồ Phao-lô đã cho biết: (ROMA 3: 9-20). 
     
    Do đó, Chúa Giê-xu là giải pháp duy nhất, nhờ Ngài mà chúng ta ở trong Đức Chúa Jêsus Ki Tô,
    là Đấng đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh (1 Cô-rin-tô 1:30).
    Bằng cách này, Ngài cứu chúng ta khỏi sự lên án trong lần phán xét cuối cùng
     
    Kết quả là sự cứu chuộc hoàn toàn của toàn bộ cõi tạo vật (La mã 8: 18-21). 
    Đó là điểm đến cuối cùng, đích đến của sự vui mừng trọn vẹn.

    Bây giờ mọi thứ có thể trở nên rõ ràng, tại sao niềm hy vọng lớn lao của những tín đồ ban đầu trong Đấng Ki Tô là sự trở lại của Đức Chúa Giê-xu. 
     
    Đức Chúa Trời sẽ lại sở hữu hoàn toàn sự sáng tạo của Ngài. Đấng Ki Tô quan tâm đến điều đó. 
    Bởi vậy, chúng ta hãy cùng cầu nguyện: ‘
    “Maranatha, lạy Chúa Giê-su, xin hãy đến’ (1 Cô-rin-tô 16:22; Khải Huyền 22:20).
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - DÂM Ô - KIẾT TỊNH

  •  
    Chi Tran

     
    KHIÊU DÂM VÀ KHIẾT TỊNH

     

    Vậy khiêu dâm phẩm có gì không ổn? Gần như toàn bộ nó đều không ổn, và không chỉ là vấn đề đạo đức đâu.Sản phẩm khiêu dâm là chứng nghiện nặng nhất của thế giới ngày nay, với mức độ phủ sóng rất rộng. Chủ yếu nó tác hại đàn ông, nhưng cũng gây nghiện cho phụ nữ.

     

      Dĩ nhiên phần nhiều nguyên nhân là do có thể truy cập dễ dàng và miễn phí trên mạng. Hiện giờ, tất cả mọi người (thậm chí là trẻ con) có thể truy cập sản phẩm khiêu dâm một cách ẩn danh và kín đáo trên điện thoại và máy tính. Không còn ai phải tìm đến những nơi hẻo lánh kín đáo trong thành phố để xem văn hóa phẩm bị cấm. Khiêu dâm phẩm ngày nay ngày càng được đón nhận một cách chính thống. Nó có gì nguy hại hay đáng hổ thẹn?

     

    Vậy nó nguy hay hay đáng hổ thẹn ở điểm nào? Ngày càng nhiều người không thấy nó có gì nguy hại hay đáng hổ thẹn. Quan niệm của họ là, bất chấp những mặt có hại nào đó, sản phẩm khiêu dâm là giải phóng khỏi sự áp chế tình dục của tôn giáo trước đây. Thật vậy, nhiều người xem nó là một sự biểu lộ lành mạnh của tình dục (ngạc nhiên là nhiều nhà bảo vệ nữ quyền cũng nghĩ như vậy).  Các nhân vật trên truyền hình chính thống nói đùa về những bộ sưu tập khiêu dâm phẩm của họ, như thể nó chỉ như một bộ sưu tập album nhạc, và nhiều đồng nghiệp của tôi đã nói, chúng ta mà phản đối chuyện đó thì chỉ bị xem là áp chế tình dục. Họ lập luận rằng tình dục thật đẹp, vậy tại sao chúng ta lại ngại xem nó?

     

    Vậy khiêu dâm phẩm có gì không ổn? Gần như toàn bộ nó đều không ổn, và không chỉ là vấn đề đạo đức đâu.

     

    Hãy bắt đầu với lập luận “tình dục thật đẹp, vậy tại sao chúng ta lại ngại xem nó”. Lập luận đó đúng một chuyện, tình dục thật đẹp, chính vì thế nó càng cần được bảo vệ khỏi sức mạnh của chính nó. Nói rằng có thể ngắm nhìn tình dục như ngắm một buổi hoàng hôn, thì quá sức ngây thơ, cả về mặt tôn giáo lẫn tâm lý. Về tôn giáo, chúng ta biết, không ai có thể thấy dung nhan Thiên Chúa mà còn sống. Với tình dục cũng thế. Nó là ánh sáng quá mãnh liệt cần phải được bao bọc lại. Hơn nữa, cũng thật ngây thơ về mặt tâm lý học khi cho rằng sự thân mật sâu sắc này có thể trưng ra cho công chúng xem. Không thể và không được làm thế. Công khai dạng thân mật đó là vi phạm mọi quy luật của lễ phép và sự tôn trọng dành cho cả những người làm và người xem. Như mọi sự thân mật sâu sắc, nó cần được bao bọc lại cho thích đáng.

     

    Tiếp theo, khi nói về vẻ đẹp của tình dục và cơ thể con người, chúng ta cần phân biệt giữa khỏa thân và lõa lồ. Khi một họa sĩ giỏi vẽ cơ thể khỏa thân, thì sự khỏa thân là để nêu bật vẻ đẹp của toàn bộ con người, cả cơ thể và tâm hồn, cả tính dục của người đó. Trong một bức tranh khỏa thân, tình dục được liên kết với toàn bộ con người, với tâm hồn, trái ngược hẳn với lõa lồ. Lõa lồ phơi bày cơ thể con người theo một cách thủ tiêu hết sự toàn vẹn, không liên quan đến tâm hồn và tách hẳn tình dục ra khỏi con người trọn vẹn. Và khi đó, tình dục trở thành một thứ vô hồn, máy móc, không có ý nghĩa sâu đậm, lưỡng cực, một thứ mà ta cần từ bỏ để trở lại với con người thực sự của mình. Và khi đó, sự thâm thúy biến mất, như lời nhà thơ Anh Wystan Hugh Auden đã viết, chúng ta đều biết vài chuyện mà loài có vú chúng ta có thể làm.

     

    Đáng buồn thay, ngày nay, nhiều người trẻ, nhất là các chàng trai, xem sản phẩm khiêu dâm là giáo dục giới tính ban đầu và do đó nó là một trong những thứ có thể để lại dấu ấn vĩnh viễn cho đời họ. Dấu ấn của nó có thể có tác động lâu dài đối với cách hiểu của họ về ý nghĩa của tình dục, cách họ tôn trọng hay xem thường phụ nữ, và cách họ hiểu hay không hiểu mối liên kết sống còn giữa tình dục và tâm hồn. Khiêu dâm phẩm có thể để lại những vết sẹo tâm hồn khó chữa lành. Có người lập luận rằng khiêu dâm phẩm có thể làm méo mó quan điểm của một cậu bé tuổi dậy thì, nhưng chuyện này sẽ thay đổi khi cậu ấy trưởng thành và khi yêu ai đó thật sự. Tôi mong rằng chuyện này đúng, nhưng tôi lo là dấu ấn ban đầu đó có thể làm méo mó cách người ta yêu và nhất là cách người đó hiểu sự tương quan cần có của tình dục trong tình yêu. Khiêu dâm phẩm có sức mạnh tiềm tàng ghê gớm như vậy đấy.

     

    Ngoài ra, một lập luận lớn nữa là sản phẩm khiêu dâm (trong việc sản xuất và xem) là sự xúc phạm phụ nữ và khiêm dâm phẩm thúc đẩy sự xúc phạm phụ nữ (một cách tinh vi hay trắng trợn).

     

    Cuối cùng, trong một nền văn hóa tự hào rằng mình tinh vi và giải phóng hơn bất kỳ ai, bao gồm cả giải phóng khỏi nhiều điều cấm kỵ tôn giáo cũ, hẳn nhiều người sẽ ngại nhắc đến chữ “khiết tịnh”. Có ai dám nói rằng khiêu dâm phẩm là xấu vì nó đối nghịch với đức khiết tịnh không? Có ai dám dùng đức khiết tịnh để tranh luận khi mà phần lớn nền văn hóa chúng ta xem thường sự khiết tịnh, và cực kỳ châm chích cay nghiệt với những nhóm tôn giáo vẫn bảo vệ cho quy tắc xưa “chờ đến khi kết hôn”? Tệ hơn nữa, là họ còn cay nghiệt trước ý niệm giữ khiết tịnh vì Chúa Giêsu.

     

      Nhưng lý tưởng khiết tịnh đưa tình dục vào trong sự lãng mạn, thiêng liêng, cam kết, gắn kết, và linh hồn, còn khiêu dâm phẩm thì thể hiện tình dục một cách vô hồn và riêng tư không lành mạnh. Vậy thì trong hai điều, điều gì khiến cho tình dục trở nên bẩn thỉu?

     

    J.B. Thái Hòa dịch

    Ronald Rolheiser,